Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp
lượt xem 9
download
Luận văn được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp để từ đó tìm ra những hạn chế, bất cập, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập, yếu kém đó trong giai đoạn hiện nay; Đề xuất giải pháp nhằm đổi mới tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ............./............. ......./....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA MAI XUÂN THÀNH TỔ CHỨC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ HẢI QUAN CHO DOANH NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ............./............. ......./....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA MAI XUÂN THÀNH TỔ CHỨC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ HẢI QUAN CHO DOANH NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 34 30 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LƯƠNG THANH CƯỜNG HÀ NỘI - 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu đảm bảo theo đúng các quy định, hướng dẫn. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và website theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tác giả luận văn Mai Xuân Thành
- LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đối với PGS.TS. Lương Thanh Cường - Phó Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia về những hướng dẫn chi tiết và tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và viết Luận văn này. Nhân đây, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ đã trực tiếp giảng dạy lớp Cao học Quản lý công - HC25.B6, Học viện Hành chính Quốc gia. Tôi cũng vô cùng cảm ơn các đồng nghiệp và các bạn học viên lớp Cao học Quản lý công - HC25.B6, Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi về thời gian, tài liệu tham khảo, trao đổi thông tin góp phần cho việc hoàn thiện Luận văn này. Tác giả đặc biệt không quên những người thân trong gia đình đã luôn luôn cảm thông, động viên và khích lệ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa học. Một lần nữa tác giả xin cảm ơn tất các các Thầy, Cô, bạn học, đồng nghiệp và gia đình. Tác giả luận văn Mai Xuân Thành
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các biểu MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ HẢI QUAN CHO DOANH NGHIỆP 8 1.1. Tổng quan pháp luật về hải quan 8 1.2. Khái quát về tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp 16 1.3. Các yếu tố tác động đến tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp 31 1.4. Kinh nghiệm của hải quan một số nước trên thế giới và cơ quan, đơn vị trong nước về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và giá trị tham khảo 33 Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ HẢI QUAN CHO DOANH NGHIỆP 40 2.1. Phân tích thực trạng tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp 40 2.2. Phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp 57 2.3. Nhận xét về tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp 61 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐỐI MỚI TỔ CHỨC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ HẢI QUAN CHO DOANH NGHIỆP 73 3.1. Phương hướng đổi mới tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp 73 3.2. Giải pháp đổi mới tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp 78 KẾT LUẬN 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 PHỤ LỤC 107
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1. CNTT Công nghệ thông tin 2. Công ước Kyoto Công ước quốc tế về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan 3. Công ước HS Harmonized Commodity description and coding system - Công ước Quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa 4. Hiệp định GATT General Agreement on Tariffs and Trade - Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch 5. NK Nhập khẩu 6. NKHQ Người khai hải quan 7. NNT Người nộp thuế 8. NSNN Ngân sách nhà nước 9. QLRR Quản lý rủi ro 10. QPPL Quy phạm pháp luật 11. TCHQ Tổng cục Hải quan 12. WCO Tổ chức Hải quan Thế giới 13. XK Xuất khẩu 14. XNK Xuất nhập khẩu
- DANH MỤC CÁC BIỂU STT Tên Nội dung Trang 1 Biểu 2.1. Một số kết quả cụ thể đã đạt được của cơ quan Hải quan 44 2 Biểu 2.2. Kết quả cụ thể một số hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp của cơ quan Hải quan 63
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về hải quan được Luật Hải quan năm 2014 quy định là “tuyên truyền pháp luật về hải quan”. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật về hải quan nói riêng đóng góp vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã xác định. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật là một trong những điều kiện đảm bảo thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, là cầu nối giữa hoạt động xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật trong thực tiễn. Cùng với đó là xu thế hội nhập và mở cửa hiện nay của nền kinh tế đất nước mang đến cho Việt Nam thời cơ, vận hội mới, song cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức. Do vậy, việc đảm bảo quyền được thông tin pháp luật của doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng, đóng góp cho sự ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Đảng và nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt, chú trọng đến công tác này. Trong nhiều văn kiện của Đảng và pháp luật của nhà nước đã đề cập đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó trọng tâm là Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Trong thời gian qua, công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, góp phần
- 2 nâng cao hiệu lực của pháp luật, hiệu quả quản lý của nhà nước về hải quan. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhận được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, xã hội. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo có nhiều đổi mới theo hướng tích cực và cụ thể hơn. Việc ban hành các văn bản chỉ đạo, xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan được thực hiện một cách chủ động, đầy đủ. Cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật từng bước được quan tâm đầu tư. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật về hải quan được kiện toàn từng bước. Hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật khá phong phú, các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan và các lĩnh vực có liên quan được tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ và liên tục đến doanh nghiệp. Từ đó góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cả cán bộ, công chức hải quan và doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, góp phần hạn chế vi phạm pháp luật về hải quan, tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ chung của cơ quan Hải quan. Trước yêu cầu ngày càng cao về tính đầy đủ, chính xác và kịp thời của thông tin, đặc biệt là thông tin pháp luật về hải quan đối với doanh nghiệp, đồng thời việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần thực hiện mọi lúc, mọi nơi, trên mọi phương tiện mà doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng, thuận lợi đang là vấn đề cấp bách hiện nay, đòi hỏi nhà nước, xã hội mà trực tiếp là cơ quan Hải quan phải nỗ lực hơn nữa trong thực hiện công tác này cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, nhằm bắt kịp xu thế thay đổi của phương pháp quản lý hải quan theo mô hình mới. Vì vậy, đề tài “Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp” được lựa chọn nhằm làm rõ thêm những vấn đề lý luận, thực tiễn của tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp trong thời gian qua, để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm đổi mới tổ
- 3 chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu tình hình hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn Liên quan đến tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đến nay đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu, cụ thể: - Nguyễn Thành Duyên (2017), Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. - Phạm Thị Đam, Vũ Hồng Vân (2020), “Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”, Tạp chí Giáo dục xã hội, (số chuyên đề). - Nguyễn Thị Bích Phượng (2017), Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. - Các bài viết của Hoàng Thị Kim Quế (2011), “Bàn về hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (số 4); “Nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật trong nhà trường”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (số chuyên đề), 2015. - Lò Châu Thỏa (2020), Phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. - Hoàng Thị Thanh Thủy (2016), Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Vân Đồn - Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. - Nguyễn Tất Viễn (chủ biên) (2015), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phổ biến, giáo dục pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội. - Phan Hoài Vũ (2017), Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
- 4 Tuy nhiên, cho tới nay chưa có đề tài luận văn nào nghiên cứu thực sự chuyên sâu về cách thức, phương pháp cũng như đánh giá cụ thể thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho cộng đồng doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại trong bối cảnh hiện nay. Nội dung luận văn nghiên cứu “Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp” là đề tài luận văn mới trong lĩnh vực nghiên cứu của cơ quan Hải quan. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Đưa ra các khuyến nghị khoa học nhằm góp phần đổi mới tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu tình hình hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu về cơ sở lý luận của tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp; - Đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp để từ đó tìm ra những hạn chế, bất cập, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập, yếu kém đó trong giai đoạn hiện nay; - Đề xuất giải pháp nhằm đổi mới tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về phạm vi thời gian: Nghiên cứu đánh giá thực trạng, phương thức tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu từ năm 2017 đến năm 2022.
- 5 - Về phạm vi không gian: Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan đối với doanh nghiệp hoạt động XK, NK, quá cảnh hàng hóa. - Về chủ thể tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Tổng cục Hải quan Việt Nam. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Quá trình thực hiện đề tài luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Ngoài các phương pháp mang tính truyền thống, luận văn được áp dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, so sánh những tài liệu thứ cấp và sơ cấp để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu trong luận văn. 5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu Các số liệu và thông tin về nhân sự tham gia tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp, các quy định và nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung, cũng như đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp được thu thập từ hai nguồn thứ cấp và sơ cấp. - Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ báo cáo tổng kết các năm từ 2017 đến năm 2022 của Tổng cục Hải quan và các văn bản có liên quan. Ngoài ra, luận văn còn kế thừa hợp lý kết quả của các công trình nghiên cứu trong nước về lĩnh vực có liên quan đến đề tài. - Nguồn số liệu sơ cấp: Để tiến hành phân tích đánh giá về chất lượng tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp, đề tài sử dụng nguồn số liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra khảo sát, dựa trên phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua một số buổi hội thảo, hội nghị đối thoại với doanh nghiệp hoặc trong quá trình doanh nghiệp làm thủ tục hải quan. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở Chương 2.
- 6 5.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Để đạt được mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ đề ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp tổng hợp, phân tích, hệ thống hoá để làm rõ cơ sở lý luận về tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp, tổng kết, đánh giá thực trạng. Trên cơ sở đó thấy được nguyên nhân, kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm liên quan đến chất lượng tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng lượng tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở Chương 3. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần làm rõ thêm lý luận về tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan do đơn vị cấp Tổng cục Hải quan trực tiếp thực hiện. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn có thể được các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan sử dụng làm tài liệu tham khảo để triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp. - Là tài liệu phục vụ cho hoạt động đào tạo nghiệp vụ tổng hợp cho cán bộ, công chức hải quan. - Là tài liệu tham khảo bổ sung các luận cứ về lý luận và thực tiễn khi trình các cấp có thẩm quyền về đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp trong thời gian tới. - Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để Tổng cục Hải quan tiếp tục triển khai tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời tham mưu, kiến nghị các cấp có thẩm quyền kịp thời ban hành, sửa đổi các quy định về tuyên truyền, phổ biến pháp luật sao cho phù hợp nhất với thực tế hoạt động quản lý nhà
- 7 nước về hải quan, phát huy hiệu quả của công tác này, và là đòn bẩy trợ giúp cho doanh nghiệp chủ động, tích cực khi tham gia hoạt động XK, NK. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục thì luận văn gồm các phần chính sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp. Chương 3: Phương hướng, giải pháp đổi mới tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp.
- 8 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ HẢI QUAN CHO DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan pháp luật về hải quan 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về hải quan Với tư cách là một thuật ngữ tại Công ước Kyoto thì “Pháp luật về hải quan” được hiểu “là các quy định pháp luật hoặc pháp quy liên quan đến NK, XK, vận chuyển hay lưu giữ hàng hoá mà việc thực thi đã được giao cụ thể cho cơ quan Hải quan đảm trách và tất cả các quy chế khác do cơ quan Hải quan ban hành trên cơ sở thẩm quyền luật định của mình”. Tuỳ theo mỗi quốc gia, mà ở đó cơ quan nhà nước được trao thẩm quyền ban hành các hình thức, cấp độ văn bản QPPL, như luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư… Chẳng hạn, ở Việt Nam chỉ Quốc hội có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật ở hình thức luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thẩm quyền ban hành văn bản pháp lệnh; Chính phủ có thẩm quyền ban hành nghị định; Bộ trưởng có thẩm quyền ban hành thông tư để quy định chi tiết thi hành luật, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ… Tuy nhiên, theo định nghĩa “pháp luật về hải quan” tại Công ước Kyoto (sửa đổi) đã được nêu trên đây, thì các văn bản được cơ quan Hải quan ban hành dưới hình thức “quy chế” theo thẩm quyền do Luật định cũng được coi là “pháp luật về hải quan”. Thực tiễn pháp lý cho thấy, ở Việt Nam, cơ quan Hải quan không có thẩm quyền ban hành các văn bản QPPL mà chỉ được trao thẩm quyền thực thi các văn bản QPPL do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành về quản lý lĩnh vực XK, NK hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải; về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; hoạt động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; các văn bản QPPL khác để hỗ trợ cho các hoạt động quản lý nhà nước lĩnh vực hải quan. Như vậy, ở định nghĩa
- 9 này, một phần nội dung của nó không phù hợp với quy tắc pháp lý về văn bản QPPL ở Việt Nam. Do vậy, các quy chế do cơ quan Hải quan ban hành không thuộc phạm vi văn bản QPPL, mà chỉ có tính chất là văn bản điều chỉnh, hướng dẫn nội bộ các hoạt động trong cơ quan Hải quan. Dưới góc độ pháp lý, pháp luật về hải quan là tổng thể các QPPL điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội trong lĩnh vực hải quan và các QPPL điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội liên quan đến lĩnh vực hải quan. Như vậy, hiểu theo nghĩa này, về hình thức thể hiện pháp luật về hải quan bao gồm hệ thống các văn bản QPPL hải quan và hệ thống các văn bản QPPL liên quan đến lĩnh vực hải quan. Các văn bản QPPL này bao gồm: các văn bản QPPL do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ liên quan, đặc biệt là Bộ Tài chính ban hành. Pháp luật về hải quan chính là tổng thể các QPPL quy định về quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hoá được XK, NK, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong khu vực kiểm soát hải quan. Có thể đề cập đến một số nguồn chủ yếu như: - Luật Hải quan năm 2014; - Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; - Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP; - Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; - Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;
- 10 - Nghị định số 67/2020/NĐ-CP ngày 15/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ; - Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; - Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hải quan, gồm: - Pháp luật về chính sách hàng hoá XK, NK, trong đó quy định về chế độ, chính sách quản lý, điều hành hoạt động XK, NK, quá cảnh hàng hóa; về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các loại pháp nhân, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế kinh doanh XK, NK; về thẩm quyền quản lý nhà nước đối với các pháp nhân, cá nhân kinh doanh XK, NK, quá cảnh; về chế độ kinh doanh XK, NK, tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập, quá cảnh, chuyển cửa khẩu, chuyển cảng…; về các loại hàng hóa được XK, NK, quá cảnh theo loại hình mậu dịch - loại có hợp đồng ngoại thương và phi mậu dịch - loại không có hợp đồng (quà biếu, quà tặng, cho, hành lý, tài sản di chuyển, thừa kế, hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới, hàng hóa là phế liệu, phế phẩm của các hợp đồng gia công nước ngoài...); về danh mục hàng hóa cấm XK, cấm NK, hàng hóa XK, NK phải có hạn ngạch, giấy phép, kinh doanh có điều kiện, phải được giám định nhà nước trước khi XK, NK, hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành. Pháp luật về chính sách hàng hoá XK, NK gồm một số văn bản sau: + Luật Quản lý ngoại thương năm 2017; + Luật Thương mại năm 2005; + Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý ngoại thương. - Pháp luật về thuế đối với hàng hóa XK, NK quy định về chính sách và thủ tục về thuế đối với hàng hóa XK, NK: chính sách miễn thuế, giảm thuế,
- 11 hoàn thuế đối với hàng hóa XK, NK; nguyên tắc khai thuế, tính thuế; thủ tục nộp thuế, xử lý tiền thuế nộp thừa, thủ tục không thu thuế; Biểu thuế, danh mục hàng hóa phải chịu các sắc thuế khi XK, NK và thuế suất các loại: thông thường, ưu đãi, ưu đãi đặc biệt; danh mục hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế, được miễn các loại thuế XNK; danh mục hàng hóa áp dụng giá tối thiểu; danh mục hàng hóa áp dụng thuế hạn ngạch, thuế tuyệt đối. Pháp luật về thuế đối với hàng hóa XK, NK gồm một số văn bản sau: + Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016; + Luật Quản lý thuế năm 2019; + Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế XK, thuế NK; + Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ. - Pháp luật về chính sách quản lý tiền tệ, vàng, ngoại hối quy định về chính sách đối với tiền tệ, vàng, ngoại hối. Gồm một số văn bản sau: + Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010; + Thông tư số 15/2011/TT-NHNN ngày 12/8/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung liên quan đến việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh. - Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ quy định về: biện pháp kiểm soát hàng hóa XK, NK liên quan đến sở hữu trí tuệ, nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa XK, NK liên quan đến sở hữu trí tuệ, thủ tục áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan. Gồm một số văn bản sau: + Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009; + Nghị định số 22/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ
- 12 sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan. - Pháp luật về chính sách quản lý chất lượng hàng hóa quy định về mặt hàng, thủ tục, phương pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm dịch. Gồm một số văn bản sau: + Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; + Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường; + Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; + Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ. - Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định về nguyên tắc xử phạt, thủ tục xử phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; trình tự, thủ tục, thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Gồm một số văn bản sau: + Luật Xử lý vi phạm hành chính; + Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. - Pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại, tố tụng hành chính quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố tụng hành chính. - Điều ước quốc tế, bao gồm từ các điều ước mang tính toàn cầu (ví dụ: Công ước Kyoto, Hiệp định GATT 1994, Công ước HS), các điều ước khu vực ASEAN (ví dụ: Các cam kết trong ASEAN về thủ tục hải quan; Hiệp định giữa Chính phủ các nước Việt Nam, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào,
- 13 Vương quốc Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Trung Quốc về tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hoá và người qua lại biên giới trong khuôn khổ Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (Hiệp định GSM)...); các Hiệp định về hợp tác và hỗ trợ hành chính lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước (ví dụ: với Hàn Quốc (1995); Mông Cổ (2003); Belarus (2008); Ucraina (2010); Nga (2010)); Các Thỏa thuận hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan giữa TCHQ Việt Nam và Hải quan các nước (ví dụ như với Hải quan Trung Quốc (1993); Campuchia (2007), Pháp (2009), New Zealand (2010), Australia (2010); Italia (2012), Xu đăng (2012), Ác-hen-ti-na (2012), Hong Kong - Trung Quốc (2013), Cuba (2013)). Xét chung, hệ thống pháp luật về hải quan của Việt Nam hiện đã tương đối đầy đủ, đồng bộ, điều chỉnh bao quát tất cả những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hải quan. Thủ tục hải quan từng bước được đơn giản hóa, hoạt động quản lý nhà nước về hải quan chuyên nghiệp, hiện đại, chuyển một bước từ phương thức quản lý thủ công sang phương thức quản lý hiện đại dựa trên ứng dụng CNTT và thủ tục hải quan điện tử. Pháp luật về hải quan cũng đã tạo cơ sở xây dựng, kiện toàn tổ chức, bộ máy, lực lượng Hải quan Việt Nam từng bước hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả; cán bộ, công chức Hải quan được nâng cao về trình độ, năng lực, phẩm chất, với định hướng phát triển nhằm ngang tầm với cơ quan hải quan các nước trong khu vực và trên thế giới. Pháp luật về hải quan là cơ sở pháp lý giúp cơ quan Hải quan nâng cao hiệu quả công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh chủ quyền đất nước. Hơn thế nữa, pháp luật về hải quan đã tạo lập một môi trường minh bạch, bình đẳng cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 305 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 75 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 118 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Ban quản lý dự án quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
115 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 73 | 10
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 23 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 62 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 31 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 107 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 9 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn