intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

139
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương" được nghiên cứu với mục tiêu nhằm tìm giải pháp nhằm đẩy mạnh XHH DVC về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng ĐKĐĐ, Sở TN&MT tỉnh Bình Dương nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THÀNH CHƢƠNG XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG VỀ ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ TẠI VĂN PHÕNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH BÌNH DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THÀNH CHƢƠNG XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG VỀ ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ TẠI VĂN PHÕNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH BÌNH DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI HUY KHIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. HỌC VIÊN Nguyễn Thành Chƣơng I
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................... VII DANH MỤC BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ .......................................................................... VIII DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... IX MỞ DẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn ................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ........................................... 6 3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ............................................ 6 4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 7 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................... 7 5.1. Phương pháp luận ..................................................................................... 7 5.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ...................................................... 7 6.1. Về mặt lý luận ............................................................................................ 7 6.2. Về mặt thực tiễn ........................................................................................ 7 7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 8 II
  5. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG VỀ ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ 1.1. Các khái niệm chủ yếu trong hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ. ......................................................................................................... 9 1.1.1. Dịch vụ công .............................................................................................. 9 1.1.1.1. Khái niệm dịch vụ công ............................................................................ 9 1.1.1.2. Đặc điểm dịch vụ công ............................................................................ 10 1.1.2. Xã hội hóa dịch vụ công ......................................................................... 11 1.1.2.1. Khái niệm xã hội hóa dịch vụ công ........................................................ 11 1.1.2.2. Vai trò xã hội hóa dịch vụ công .............................................................. 14 1.1.2.3. Điều kiện để xã hội hóa dịch vụ công .................................................... 18 1.2. Sự cần thiết của xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ ........................................................................................................ 20 1.2.1. Yêu cầu khách quan ................................................................................ 20 1.2.2. Yêu cầu chủ quan .................................................................................... 22 1.3. Nội dung xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ 25 1.3.1. Khái quát về đo đạc và bản đồ ................................................................ 25 1.3.2. Các loại sản phẩm hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ 27 1.3.3. Nội dung xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ………. ....................................................................................................... 30 1.4. Bài học kinh nghiệm xã hội hóa dịch vụ công ..................................... 30 1.4.1. Kinh nghiệm một số địa phương ............................................................ 30 III
  6. 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bình Dương .......................................... 34 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................ 36 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG VỀ ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ TẠI VĂN PHÕNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH BÌNH DƢƠNG 2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dƣơng ........................ 37 2.1.1. Về kinh tế ................................................................................................. 37 2.1.2. Về văn hóa - xã hội ................................................................................. 38 2.2. Thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng ............................................................................. 40 2.2.1. Thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ ..... 40 2.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ 44 2.3. Thực trạng tổ chức và hoạt động mô hình Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng........................................................ 47 2.3.1. Chức năng, nhiệm vụ Văn phòng Đăng ký đất đai ............................... 48 2.3.2. Năng lực hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai ........................... 49 2.3.3. Nhận xét, đánh giá .................................................................................. 52 2.4. Đánh giá ƣu điểm và hạn chế hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng .................................................... 55 2.4.1. Ưu điểm.................................................................................................... 55 2.4.2. Hạn chế .................................................................................................... 57 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................ 61 IV
  7. Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG VỀ ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ TẠI VĂN PHÕNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH BÌNH DƢƠNG 3.1. Phƣơng hƣớng đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ ..................………………………………………..62 3.2. Giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Bình Dƣơng...................................................................................... 64 3.2.1. Giải pháp chung ...................................................................................... 65 3.2.2. Giải pháp cụ thể ...................................................................................... 68 3.2.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ ............................................... 68 3.2.2.2. Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư để xã hội hoạt động cung ứng dịch vụ công về vụ đo đạc và bản đồ ................................................... 70 3.2.2.3. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp ......... 72 3.2.2.4. Triển khai thực hiện mô hình hợp tác công - tư trong đo đạc và bản đồ . 75 3.2.2.5. Tăng cường quản lý chất lượng hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ…………………........................................................................ 78 3.3. Kiến nghị ................................................................................................. 81 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................ 81 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 83 V
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 85 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 90 PHỤ LỤC 1: MẨU PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN KHÁCH HÀNG ..................... 90 PHỤ LỤC 2: BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ ...................................................... 92 PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN KHÁCH HÀNG ...................................................... 92 PHỤ LỤC 3: DANH MỤC BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ ..................................................... 97 PHỤ LỤC 4: DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................ 104 VI
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 CCHC Cải cách hành chính 2 CCVCNLĐ Công chức, viên chức, người lao động 3 CSDL Cơ sở dữ liệu 4 BVMT Bảo vệ môi trường 5 DVC Dịch vụ công 6 ĐKĐĐ Đăng ký đất đai Geographic Information System - hệ thống thông tin địa 7 GIS lý Global Navigation Satellite System - Hệ thống vệ tinh 8 GNSS định vị toàn cầu 9 GPS Global Positioning System-Hệ thống định vị toàn cầu 10 HĐND Hội đồng nhân dân 11 KT-XH Kinh tế - xã hội 12 Nxb Nhà xuất bản 13 PPP Public Private Partnership – Hợp tác công - tư 14 QP-AN Quốc phòng – An ninh Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác 15 QSDĐ gắn liền với đất 16 RTK Real Time Kinematic-Đo động thời gian thực 17 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 18 TN&MT Tài nguyên và Môi trường 19 UBND Uỷ ban nhân dân 20 XHCN Xã hội chủ nghĩa 21 XHH Xã hội hóa VII
  10. DANH MỤC BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ Hình 1. 1: Bản đồ số 106, quyển số 2 Atlas thế giới của Philippe Vandermaelen ........................... 97 Hình 1. 2 Atlas điện tử tỉnh Bình Dương ......................................................................................... 97 Hình 2. 1: Bản đồ Hành chính tỉnh Bình Dương (tỷ lệ 1:280.000) .................................................. 98 Hình 2. 2: Bản đồ địa hình số C-48-21-(124-b) trong CSDL nền thông tin địa lý .......................... 99 Hình 2. 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy Văn phòng ĐKĐĐ một cấp tỉnh Bình Dương ......................... 100 Hình 2.4: Hệ thống máy chủ CSDL đặt tại Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh Bình Dương ......................... 100 Hình 2.5: Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất .......................................................................... 101 Hình 2. 6: Mảnh trích lục địa chính có đo đạc chỉnh lý số TL 07-2016 ........................................ 103 Hình 3. 1: Kỹ thuật đo đạc bằng công nghệ RTK .......................................................................... 102 Hình 3. 2: Giao diện CSDL hệ thống thông tin đất đai tỉnh Bình Dương ...................................... 102 VIII
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1: Đồ thị chỉ số cải cách hành chính tỉnh Bình Dương ..................................................... 104 Bảng 2. 2: Biến động các loại đất giai đoạn 2010-2015 ................................................................ 104 IX
  12. MỞ DẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế. Hội nhập diễn ra dưới nhiều hình thức, trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Sự phát triển DVC là một tất yếu khi một quốc gia đã chuyển sang nền kinh tế thị trường và chuyển sang nhà nước pháp quyền. Vì vậy, mức độ phát triển DVC phản ánh mức độ phát triển, tính chất xã hội của kinh tế thị trường, tính chất nhân dân của nhà nước pháp quyền. Cung ứng DVC là những hoạt động của cơ quan nhà nước trong chức năng quản lý hành chính và chức năng cung ứng các hàng hóa công cộng phục vụ nhu cầu chung và thiết yếu cho xã hội. Hiệu quả DVC phản ánh vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, chức năng phục vụ ngày càng được đề cao và chức năng quản lý ngày càng gọn nhẹ và hiệu quả. Nhà nước thực hiện hai chức năng cơ bản là chức năng quản lý và chức năng phục vụ. Chức năng thứ hai được thể hiện qua hoạt động cung ứng DVC cho xã hội, do Nhà nước hay các chủ thể được Nhà nước ủy quyền đứng ra thực hiện. Vì vậy, có thể phân DVC ra hai loại cơ bản là dịch vụ hành chính công và dịch vụ công cộng (gồm dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ công ích)[34]. Trong khi dịch vụ hành chính công thể hiện vai trò quản lý nhà nước thì dịch vụ công cộng thể hiện vai trò phục vụ, tính xã hội của nhà nước. Nước ta đang trên con đường xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN thì xã hội hóa DVC như một tất yếu của sự phát triển. Thời bao cấp ở nước ta là để chỉ một giai đoạn mà hầu hết hoạt động kinh KT- XH diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, theo đó thì kinh tế tư nhân dần bị xóa bỏ, nhường chỗ cho kinh tế do Nhà nước chỉ huy. Nhà nước là chủ thể duy nhất cung ứng dịch vụ cho xã hội. Nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng, đói nghèo diễn ra khắp mọi nơi, nhu cầu thiết yếu của xã hội không được đảm bảo. “Đổi mới” là một hướng đi đứng đắn của Đảng ta, là chương trình cải cách kinh tế và một số mặt xã hội do Đảng ta khởi xướng vào thập niên 1980. Chính sách đổi mới được 1
  13. chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản lần VI, năm 1986. Nhà nước dần dần không còn giữ vị thế độc quyền trong một số lĩnh vực cung ứng DVC, thay vào đó, Nhà nước đã chuyển dần cho khu vực tư nhân cung ứng. XHH DVC được nhắc tới ngày một nhiều hơn như một công cụ thúc đẩy sự phát triển KT-XH. Nhà nước chuyển vai trò từ người “chèo thuyền” sang người “lái thuyền”. XHH hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ đã được Đảng và Nhà nước quan tâm trong những năm vừa qua. Ngày 27 tháng 02 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 33/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành đo đạc và bản đồ Việt Nam đến năm 2020. Trong Quyết định này Thủ tướng đã yêu cầu các địa phương phải từng bước XHH hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ, thương mại hóa thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ. Sau đó, Chính phủ đã giao Bộ TN&MT nghiên cứu để xây dựng Luật Đo đạc và Bản đồ để trình Quốc hội thông qua. Dự kiến ban hành luật này trong giai đoạn năm 2008-2009. Nhưng thực tế đến nay, Luật Đo đạc và Bản đồ vẫn chưa được trình cho Quốc hội. Điều này cho thấy mức độ phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trong xã hội của ngành này. Khi mà chưa có luật thì ngành đo đạc và bản đồ chỉ mới được Nhà nước điều chỉnh dừng lại ở tầm “Nghị định” chưa phải là văn bản pháp lý cao nhất, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân. Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08-11-2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, xác định mục tiêu của chương trình này là “XHH theo hướng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung ứng các dịch vụ trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh”. Theo một nghiên cứu được Ngân hàng Thế giới công bố ngày 12-12-2014 tại Hà Nội cho thấy, ở Việt Nam tham nhũng liên quan đến đất đai chỉ đứng sau tham nhũng trong ngành cảnh sát giao thông. Do đó lĩnh vực đất đai cũng là một trong những lĩnh vực cần phải tập trung cải cách. 2
  14. Tỉnh Bình Dương là một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ của đồng bằng Đông Nam Bộ. Tỉnh có nhiều điều kiện cho sự phát triển KT-XH với nhiều loại hình dịch vụ phong phú, là tiền đề thúc đẩy XHH DVC trên địa bàn tỉnh phát triển. Bình Dương là tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp, phát triển đa dạng về các loại hình dịch vụ và có điều kiện để thực hiện XHH các DVC. Tại Bình Dương, theo thông tin do Văn phòng đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) cung ứng năm 2016 thì có đến gần 99% hồ sơ đo đạc và bản đồ phục vụ giấy chứng nhận QSDĐ là do Văn phòng ĐKĐĐ thực hiện; trong khi đó Văn phòng ĐKĐĐ cũng là đơn vị tham mưu Sở TN&MT cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho tổ chức và cá nhân. Nói cách khác Văn phòng ĐKĐĐ vừa là cơ quan “đo đất” đồng thời cũng là cơ quan “cấp đất”. Thực tế này dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Với những lý do trên học viên chọn vấn đề “Xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương” làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành Quản lý công. Nghiên cứu đề tài này không chỉ tạo cơ sở lý luận để nhận thức đầy đủ về DVC và XHH DVC tại một tỉnh năng động và phát triển của khu vực Đông Nam Bộ mà còn góp phần cung ứng luận cứ khoa học cho việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả XHH DVC trên địa bàn tỉnh Bình Dương phù hợp với mục đích và nội dung CCHC hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trên bước đường hội nhập quốc tế, Nhà nước phải tiến hành XHH một số ngành, lĩnh vực mà khu vực tư nhân có thể làm được, thậm chí còn làm tốt hơn khu vực công. Trong đó, XHH hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ cũng là một xu thế tất yếu khách quan.  Nghiên cứu về DVC, xã hội hóa DVC đã được nhiều học giả quan tâm. Chúng ta có thể nêu một số công trình nghiên cứu khoa học xuất bản thành sách của các các tác giả sau: - PGS.TS. Lê Chi Mai (2002), chuyển giao dịch vụ công cho các cơ sở ngoài nhà nước vấn đề và giải pháp, Nxb. Lao động - Xã hội. Đây là cuốn sách chuyên khảo trình bày khá tổng quát về DVC và việc tổ chức cung ứng; tình hình cung ứng 3
  15. và chuyển giao DVC cho các cơ sở ngoài nhà nước ở nước ta; cũng như hoàn thiện quản lý nhà nước đối với chuyển giao dịch vụ cho các cơ sở ngoài nhà nước. - Đỗ Thị Hải Hà (2007), Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật. Đây là cuốn sách chuyên khảo trình bày lý luận chung quản lý nhà nước đối với cung ứng DVC; quản lý nhà nước đối với cung ứng DVC của một số nước trên thế giới; thực trạng quản lý nhà nước đối với cung ứng DVC ở Việt Nam. Từ lý luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cung ứng DVC ở Việt Nam. - TS. Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa (2007): Đổi mới cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam, Nxb. Thống kê. Đây là cuốn sách tham khảo trình bày những vấn đề chung về DVC, đánh giá thực trạng cung ứng DVC và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh XHH cung ứng các DVC ở Việt Nam. Cuốn sách nhấn mạnh các giải pháp đơn giản hóa các TTHC trong thành lập các đơn vị cung ứng DVC.  Ngoài các sách chuyên khảo trên, một số nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu các đề tài khoa học về DVC, cải cách và XHH DVC. Tiêu biểu là các đề tài khoa học sau: - Trương Văn Huyền (2010), Hoàn thiện quản lý DVC ở Việt Nam hiện nay, đề tài cấp bộ B.10-25. Trên cơ sở lý luận về DVC và quản lý DVC; thực trạng quản lý DVC ở Việt Nam hiện nay, tác giả đề tài đã trình bày quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý DVC ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, ở phần thực trạng quản lý DVC ở Việt Nam hiện nay, tác giả đề tài mới chỉ phân tích một yếu tố ảnh hưởng đến quản lý DVC là hệ thống thể chế nhà nước mà chưa chú ý đến những yếu tố khác. - PGS.TS. Lê Chi Mai (2003), Cải cách dịch vụ hành chính công ở Việt Nam, đề tài cấp bộ 2001-54-057. Đề tài này đã trình bày hai mô hình cung ứng dịch vụ hành chính công nổi bật là mô hình Một cửa và mô hình Trung tâm dịch vụ hành chính công tại Hà Nội. 4
  16.  Đã có một số tác giả nghiên cứu về cải cách DVC và XHH DVC đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Chúng ta có thể nêu một số bài viết sau: - PGS.TS. Phạm Thị Hồng Điệp (2013), Quản lý nhà nước đối với DVC, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam, số 3 Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong bài viết này tác giả đã nêu lên tầm quan trọng của quản lý nhà nước đối với DVC một số nước trên thế giới, từ đó đề xuất các giải pháp có thể áp dụng cho Việt Nam. - Trong bài viết “Xã hội hóa dịch vụ công: Quan điểm tiếp cận và kinh nghiệm từ một số nước” của GS.TS. Trần Ngọc Hiên, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, đăng trong Tạp chí Cộng sản ngày 18/6/2012 đã đề cập đến tính tất yếu phải XHH DVC trong nền kinh tế thị trường. Tác giả nhấn mạnh, để nâng cao chất lượng cung ứng DVC nhất định Việt Nam phải đổi mới cung ứng DVC và đẩy mạnh XHH DVC. Tuy nhiên, bài viết chưa khẳng định được vai trò quan trọng của Nhà nước trong khuyến khích và quản lý XHH DVC. - PGS.TS. Đặng Khắc Ánh (2015), Hợp tác công – tư trong khu vực công ở Việt Nam, số 229 Tạp chí Quản lý nhà nước. Trong bài viết này, tác giả đã trình bày ý nghĩa của hợp tác công - tư (PPP) là một trong những phương thức huy động sự tham gia của khu vực tư nhân vào việc thực hiện các nhiệm vụ công đã được triển khai áp dụng phổ biến trong thực tế ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Trong bài viết này tác giả đã trình bày các nội dung về tái cấu trúc khu vực công trong tiến trình đối mới; PPP trong XHH; thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai mô hình PPP ở Việt Nam; những định hướng cơ bản triển khai PPP ở Việt Nam trong tương lai. - Thanh Bình (2015), Kinh nghiệm quản lý đất đai ở Úc, số 18 Tạp chí Tài nguyên và Môi trường. Trong bài viết, tác giả đã trình bày kinh nghiệm quản lý đất đai ở một số Bang của nước Úc, một điểm chung của các Bang này là họ đều xây dụng CSDL đất đai khá hoàn thiện, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước về đất đai. - Nguyễn Tuấn Hùng (2013), Đẩy mạnh XHH hoạt động đo đạc và bản đồ, số 3+4 Tạp chí Tài nguyên và Môi trường. Trong bài viết, tác giả đã trình bày những 5
  17. kết quả bước đầu mà ngành đo đạc và bản đồ đạt được những nhiệm vụ mà ngành cần thực hiện để đẩy mạnh XHH hoạt động đo đạc và bản đồ. - GS.TS. Phạm Ngọc Quang (2004), Xã hội hóa DVC - Một nội dung trong đổi mới phương thức hoạt động của Chính phủ, số 4 Tạp chí Triết học. Bài viết này đề cập đến một số vấn đề liên quan tới việc đổi mới quan niệm về vai trò của Nhà nước trong cung ứng DVC và phương thức thực hiện cung ứng DVC như là một nội dung trong CCHC nhà nước. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về cải cách cung ứng DVC, XHH DVC ở một số lĩnh vực. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu về XHH hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung và tại Văn phòng ĐKĐĐ, Sở TN&MT tỉnh Bình Dương nói riêng. Vì vậy, học viên nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm giải pháp nhằm đẩy mạnh XHH DVC về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng ĐKĐĐ, Sở TN&MT tỉnh Bình Dương nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Xây dựng khung lý thuyết về XHH hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ. Qua đó, phân tích thực trạng hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng ĐKĐĐ, Sở TN&MT tỉnh Bình Dương. Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh XHH hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương trong những năm tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện XHH DVC đo đạc và bản đồ tại Văn phòng ĐKĐĐ, Sở TN&MT tỉnh Bình Dương. 6
  18. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: chủ yếu là tại tỉnh Bình Dương, ngoài tỉnh Bình Dương luận văn còn nghiên cứu, thanh khảo kinh nghiệm ở một số địa phương. Về thời gian: Chủ yếu từ năm 2010 đến nay. Về nội dung: XHH hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Trong quá trình nghiên cứu, học viên dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: * Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: - Phương pháp quan sát thực tế; - Phương pháp thống kê; * Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: - Phương pháp điều tra xã hội học. * Phương pháp xử lý thông tin: - Phương pháp phân tích – tổng hợp: thông qua các nguồn thông tin thu thập thứ cấp và thông tin sơ cấp, tác giả đã phân tích thông tin, tổng hợp số liệu. Qua đó tác giả minh họa cho dẫn chứng, rút ra kết luận, kiến nghị trong luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về mặt lý luận Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về DVC, xã hội hóa DVC, sự cần thiết và điều kiện xã hội hóa DVC. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận văn là tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu về XHH hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ. Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh XHH hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng 7
  19. Đăng ký đất đai, Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương. Luận văn có ý nghĩa quan trọng đối với cơ quan quản lý nhà nước về TN&MT, tạo ra và duy trì được sự cạnh tranh giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ về đo đạc và bản đồ. Luận văn là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu XHH ở một lĩnh vực cụ thể và cũng là tài liệu giúp các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh XHH ở các lĩnh vực dịch vụ khác. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ Chương 2: Thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương Chương 3: Phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương 8
  20. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG VỀ ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ 1.1. Các khái niệm chủ yếu trong hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ. 1.1.1. Dịch vụ công 1.1.1.1. Khái niệm dịch vụ công Theo từ điển tiếng Việt thông dụng của Nguyễn Như Ý (chủ biên) thì “dịch vụ” được hiểu là công tác hoạt động sinh hoạt thường ngày cho đông đảo dân chúng. Thuật ngữ DVC hiện nay được hiểu với nhiều khái niệm khác nhau, chưa có một khái niệm chung duy nhất, cụ thể như: Theo từ điển Petit Larousse của Pháp xuất bản năm 1992 đã định nghĩa: “DVC là hoạt động vì lợi ích chung, do cơ quan Nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm”. Khái niệm “Dịch vụ công - public Service” được sử dụng phổ biến rộng rãi ở châu Âu sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Theo quan niệm của nhiều nước, DVC luôn gắn với vai trò của Nhà nước trong việc cung ứng các dịch vụ này. Từ góc độ chủ thể quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu hành chính cho rằng DVC là những hoạt động của cơ quan Nhà nước trong việc thực thi chức năng quản lý hành chính Nhà nước và đảm bảo cung ứng các hàng hóa công cộng phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của xã hội. Cách hiểu này nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của Nhà nước đối với những hoạt động cung ứng hàng hóa công cộng. Cách tiếp cận khác xuất phát từ đối tượng được hưởng chủ yếu của DVC là hoạt động đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội và cộng đồng, còn việc tiến hành hoạt động ấy có thể do Nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm. DVC là những hoạt động và bảo đảm phục vụ cho lợi ích chung tối cần thiết của xã hội, do các cơ quan công quyền hay các chủ thể được cơ quan công quyền ủy nhiệm đứng ra thực hiện[57]. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2