intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh Thái Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

29
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiệm vụ của đề tài là hệ thống hóa các lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý hoạt động khai thác thủy sản bền vững. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động khai thác thủy sản ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010 - 2016 và hướng tới năm 2020. Xác định phương hướng và các giải pháp quản lý hoạt động khai thác thủy sản tỉnh Thái Bình theo hướng bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh Thái Bình

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- HOÀNG XUÂN HIẾU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN CỦA TỈNH THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội - 2018 TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o---------
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HOÀNG XUÂN HIẾU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢNCỦA TỈNH THÁI BÌNH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN ĐỨC THÀNH XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh Thái Bình” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung trong đề tài được hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành. Số liệu thu thập, kết quả có được trong đề tài nghiên cứu là trung thực và sát với tình hình thực tiễn tại địa phương. Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hoàng Xuân Hiếu i i
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức quý báu, tạo cho tôi những nền tảng kiến thức. Chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế chính trị đã tạo điều kiện trong suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu khoa học. Chân thành cảm ơn Cục Thống kê; Phòng Kế hoạch tài chính, Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình đã cung cấp thông tin, tài liệu và hợp tác trong quá trình thực hiện luận văn. Cảm ơn những đồng nghiệp, những người bạn đã hỗ trợ kỹ thuật, góp phần giúp tôi hoàn thành đề tài. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắcthầy Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, người hướng dẫn khoa học của luận văn đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ mọi mặt trong suốt quá trình nghiên cứu. Sự quan tâm của thầy đã tạo động lực cho tôi hoàn thành nghiên cứu này. Hà Nội,ngày 25 tháng 01 năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hoàng Xuân Hiếu ii ii
  5. TÓM TẮT Trong quá trình thực hiện Luận văn, tác giả thu thập số liệu giai đoạn năm 2010 – 2016, nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động khai thác thủy sản và công tác quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên các tiêu chí về tính bền vững, tính hợp pháp, thu nhập và mức sống của ngư dân, tình hình triển khai các chính sách quản lý hoạt động khai thác thủy sản của Trung ương và tỉnh Thái Bình, từ đó đề ra các giải pháp quản lý bền vững hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh Thái Bình. Tác giả sử dụng phần mềm E Views trong Kinh tế lượng để tìm các ước lượng tốt nhất trong mô hình của Schaefer (1954) nhằm tính toán điểm tham chiếu phổ biến trong khai thác bền vững thủy sản – MSY (sản lượng khai thác thủy sản bền vững tối đa). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cường lực khai thác thủy sản hiện tại chưa đem lại sự bền vững. Trên cơ sở đó đưa ra các nhóm giải pháp: (1) Giải pháp về quy hoạch (2) Giải pháp điều chỉnh năng lực khai thác (3) Giải pháp tổ chức sản xuất và quản lý khai thác (4) Giải pháp cơ chế chính sách (5) Giải pháp khoa học công nghệ (6) Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (7) Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng và hậu cần, dịch vụ khai thác thủy sản (8) Giải pháp phát triển kinh tế kết hợp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới vùng biển, đảo (9) Giải pháp tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế. Trong các nhóm giải pháp trên đáng chú ý là hai nhóm giải pháp. Giải pháp điều chỉnh năng lực khai thácmà cụ thể là điều chỉnh cường lực khai thác: Giảm số lượng tàu khai thác ven bờ và vùng lộng, phát triển đội tàu có công suất lớn hơn và bằng 90 CV để khai thác xa bờ. Đặc biệt là nhóm giải pháp tổ chức sản xuất và quản lý khai thác, cần phải thành lập các doanh nghiệp khai thác thủy sản có tiềm lực kinh tế mạnh, tham gia hội nhập kinh tế biển trên thế giới. iii iii
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN TÓM TẮT DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... i DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. i DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2 5. Đóng góp của luận văn ............................................................................................3 6. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN .............4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................4 1.2. Những vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động khai thác thủy sản theo hướng bền vững .............................................................................................................................7 1.2.1. Các khái niệm về quản lý hoạt động khai thác thủy sản ...................................7 1.2.2. Nội dung cơ bản của quản lý hoạt động khai thác thủy sản theo hướng bền vững ...........................................................................................................................16 1.2.3. Tiêu chí đánh giá tính bền vững trong quản lý hoạt động khai thác thủy sản ...19 1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động khai thác thủy sản theo hướng bền vững ...........................................................................................................................22 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................23 2.1. Nguồn tài liệu và dữ liệu ....................................................................................23 2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu ......................................................24 iv iv
  7. 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................24 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁCTHỦY SẢN CỦA TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2010 -2016 .....................................28 3.1. Các nhân tốảnh hưởng đến quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh Thái Bình ...........................................................................................................................28 3.2. Thực trạng các hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh Thái Bình ............................34 3.2.1. Hoạt động của tàu thuyền khai thác thủy sản trên biển .................................34 3.2.2. Sản lượng khai thác thủy sản ..........................................................................36 3.2.3. Công nghệ trong khai thác thủy sản ...............................................................39 3.2.4.Cơ sở hậu cần và dịch vụ khai thác thủy sản ...................................................41 3.2.5. Tình hình lao động khai thác thủy sản và mức sống của ngư dân ..................48 3.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động khai thác thủy sản của Chi cục Thủy sản Thái Bình ...........................................................................................................................49 3.3.1. Tổng quan cơ cấu tổ chức tại chi cục Thủy sản tỉnh Thái Bình............................49 3.3.2. Công tác quy hoạch khai thác thủy sản ..........................................................52 3.3.3. Tình hình thực hiện chính sách quản lý hoạt động khai thác thủy sản ...........54 3.3.4. Tổ chức hoạt động sản xuất ............................................................................57 3.3.5. Công tác bảo vệ, duy trì và tái tạo nguồn lợi thủy sản ...................................60 3.3.6. Công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động khai thác thủy sản .....................61 3.4. Một số kết quả và hạn chế trong công tác quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh Thái Bình .....................................................................................................62 3.4.1. Một số kết quả đạt được ..................................................................................62 3.4.2. Một số hạn chế, tồn tại ....................................................................................63 Chƣơng 4:MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN CỦA TỈNH THÁI BÌNH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG..............................................................................................................67 4.1. Quan điểm và phương hướng .............................................................................67 4.1.1. Quan điểm .......................................................................................................67 4.1.2. Phương hướng .................................................................................................67 v v
  8. 4.2. Đề xuất giải pháp quản lý hoạt động khai thác thủy sản tỉnh Thái Bình theo hướng bền vững .........................................................................................................68 4.2.1. Giải pháp về quy hoạch...................................................................................68 4.2.2. Giải pháp điều chỉnh năng lực khai thác ........................................................75 4.2.3. Giải pháp tổ chức sản xuất và quản lý khai thác ............................................75 4.2.4. Giải pháp cơ chế chính sách ...........................................................................79 4.2.5. Giải pháp khoa học công nghệ .......................................................................81 4.2.6. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ............................................82 4.2.7. Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng và hậu cần, dịch vụ khai thác thủy sản 82 4.2.8. Giải pháp phát triển kinh tế biển kết hợp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới vùng biển đảo ............................................................................................................84 4.2.9. Giải pháp tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế ....................................85 4.3. Kiến nghị ............................................................................................................86 4.3.1. Kiến nghị đối với Trung ương .........................................................................86 4.3.2. Kiến nghị đối với chính quyền tỉnh Thái Bình ................................................86 4.3.3. Kiến nghị đối với chính quyền hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy ..................88 4.3.4. Kiến nghị đối với chính quyền các xã .............................................................89 KẾT LUẬN ..............................................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92 PHỤ LỤC ...................................................................................................................1 vi vi
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CNH Công nghiệp hóa 2 CP Chính phủ 3 ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội 4 EViews Econometric Views- phần mềm thống kê chạy trên Windows 5 FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc 6 HĐH Hiện đại hóa 7 GDP Tổng sản phẩm quốc dân 8 MSY Sản lượng bền vững tối đa 9 NQ Nghị quyết 10 NLTS Nguồn lợi thủy sản 11 NXB Nhà Xuất bản 12 PTNT Phát triển nông thôn 13 QĐ Quyết định 14 SLKT Sản lượng khai thác 15 Stt Số thứ tự 16 Tp Thành phố 17 TTBQ Tăng trưởng bình quân 18 TW Trung ương 19 Tx Thị xã 20 UBND Ủy ban nhân dân 19 UN CDS Ủy ban Phát triển bền vững Liên Hợp Quốc vii
  10. DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Bộ tiêu đánh giá tính bền vững trong quản lý 19 2 Bảng 3.1 Hiện trạng dân số tỉnh Thái Bình năm 2010 - 2016 29 3 Bảng 3.2 Hiện trạng lao động tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011– 2016 29 4 Bảng 3.3 Tàu thuyền theo công suất tỉnh giai đoạn 2010-2016 34 5 Bảng 3.4 Tàu thuyền theo địa phương giai đoạn 2010-2016 35 6 Bảng 3.5 Cơ cấu nghề khai thác thủy sản thác giai đoạn 2010-2016 35 7 Sản lượng, năng suất khai thác thủy sản tỉnh giai đoạn 36 Bảng 3.6 2010-2016 8 Sản lượng khai thác thủy sản theo địa phương giai đoạn 38 Bảng 3.7 2010-2016 9 Bảng 3.8 Cảng cá, bến cá nằm trong quy hoạch 40 10 Bảng 3.9 Các điểm lên cá nhân dân hiện có trong tỉnh 42 11 Bảng 3.10 Khu neo đậu tránh trú bão nằm trong quy hoạch 42 12 Bảng 3.11 Khu neo đậu tránh trú bão nhân dân 43 13 Bảng 3.12 Hiện trạng lao động khai thác thủy sản 2010-2016 45 14 Bảng 3.13 Số liệu thống kê cho việc chạy mô hình Schaefer-Fox 54 DANH MỤC HÌNH STT Bảng Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Mô hình phát triển bền vững của WB 9 2 Hình 1.2 Mô hình phát triển bền vững của Villen (1990) 9 3 Mô hình phát triển của Hội đồng về Môi trường và Phát 10 Hình 1.3 triển bền vững Thế giới (1987) viii ii
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia có biển lớn trong vùng Biển Đông, với bờ biển dài hơn 3200 km và diện tích vùng biển rộng gấp 3 lần diện tích đất liền cùng với khoảng 3000 hòn đảo lớn, nhỏ; có 28/63 tỉnh, thành phố nằm ven biển… Biển Việt Nam chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng với trữ lượng, quy mô thuộc loại khá, là điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế biển với nhiều lĩnh vực quan trọng. Phát triển kinh tế biển là một trong những chính sách lớn của nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, nhằm khai thác lợi thế về vị trí địa lý kinh tế - chính trị và các tiềm năng, nguồn lực của các tỉnh thành ven biển. Kinh tế biển đã đóng góp rất lớn cho nền kinh tế quốc gia và thực sự là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, là bộ phận của tam giác châu thổ sông Hồng, thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ. Có thể nói cả một quá trình dài Thái Bình là tỉnh thuần nông. Nhưng thế mạnh của tỉnh Thái Bình là địa phương có biển. Cụ thể tỉnh Thái Bình có hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy nằm ven biển, với hơn 50 km bờ biển,cùng với hệ thống lớn sông ngòi, ao, hồ đầm nên đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển khá mạnh lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biển thủy hải sản. Nhìn chung, bước đầu địa phương đã khai thác khá hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh về kinh tế biển của tỉnh và cải tạo ao, hồ, đầm theo xu hướng tập trung thành quy mô trang trại để nuôi tôm cá theo quy trình bán công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là các vùng nuôi tôm ở các ao đầm ven biển (tôm sú, tôm rảo..). Để việc nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản theo hướng bền vững và gìn giữ môi trường đòi hỏi công tác quản lý phải được tăng cường và thường xuyên chặt chẽ nhằm không ngừng phát huy thế mạnh và mang lại nguồn lợi lớn cho tỉnh. Thời gian qua việc khai thác và phát triển kinh tế biển, trong đó có khai thác thủy sản của Thái Bình đã đạt những kết quả tích cực và khả quan, góp phần quan trọng đưa Thái Bình trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển của vùng nam đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, kinh tế biển tỉnh Thái Bình cũng như việc khai thác, nuôi trồng thủy sản nhìn chung phát triển chưa vững chắc, tỷ trọng còn khiêm tốn trong nền kinh tế, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương có biển và 1
  12. nhiều sông lớn cùng hệ thống ao hồ, dầm dày đặc… Trong nhiều nguyên nhân làm hạn chế kết quả có nguyên nhân về quản lý đối với việc khai thác thủy sản của tỉnh. Vì vậy, với những kiến thức lĩnh hội về phát triển bền vững, với các dữ liệu thu thập được về tình hình quản lý hoạt động khai thác thủy sản ở tỉnh Thái Bình thời gian qua, tác giả chọn đề tài luận văn “Quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh Thái Bình” có tính cấp thiết và phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu. 2. Câu hỏi nghiên cứu Chi cục Thủy sản Thái bình cần làm gì để hoàn thiện công tác quản lý hoạt động khai thác thủy sản ? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về quản lý khai thác thủy sản, và lý luận về phát triển bền vững, luận văn tập trung đánh giá thực trạng quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh Thái Bình thời gian qua. Đồng thời, xây dựng phương hướng và đề xuất giải pháp quản lý khai thác thủy sản ở tỉnh Thái Bình theo hướng bền vững. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa các lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý hoạt động khai thác thủy sản bền vững. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động khai thác thủy sản ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010 -2016 và hướng tới năm 2020. Xác định phương hướng và các giải pháp quản lý hoạt động khai thác thủy sản tỉnh Thái Bình theo hướng bền vững 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu Hoạt động khai thác thủy sản và các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động khai thác thủy sản theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2016và hướng tới năm 2020. Địa điểm: Tại các địa phương ven biển thuộc tỉnh Thái Bình Nội dung: Công tác quản lý hoạt động khai thác thủy sản ở biển đối với những loại thủy sản có sẵn trong thiên nhiên, mà không bao gồm việc khai thác loại thủy sản có được từ hoạt động nuôi trồng thủy sản trong hệ thống sông ngòi, ao hồ, đầm. 2
  13. 5. Đóng góp của luận văn Hệ thống hóa các lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý bền vững trong hoạt động khai thác thủy sản. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động khai thác thủy sản ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010 -2016. Đưa ra các giải pháp quản lý hoạt động khai thác thủy sản củatỉnh Thái Bình theo hướng bền vững. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài danh mục các ký hiệu viết tắt, danh mục các bảng, danh mục các hình vẽ, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động khai thác thủy sản theo hướng bền vững Chương 2: Thiết kế và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010 -2016 Chương 4 : Một số giải pháp và kiến nghị đối với quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh Thái Bình theo hướng bền vững. 3
  14. Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hiện nay có nhiều tài liệu nghiên cứu về hiện trạng khai thác thủy sản ở Việt Nam và tỉnh Thái Bình, điển hình là nghiên cứu “Tổng quan nguồn lợi thủy sản, chiến lược và chính sách phát triển ngành thủy sản Việt Nam” của tác giả Nguyễn Duy Chinh (2008). Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Chinh chỉ ra, sản lượng thủy sản năm 1997 tăng không mạnh nguyên nhân do đánh bắt các đối tượng gần bờ, có giá trị thấp ngày càng nhiều, khả năng tận dụng sản phẩm khai thác trong các mẻ lưới ngày càng tăng. Bên cạnh đó mặc dù tỷ lệ số lượng tàu khai thác xa bờ tăng nhưng khả năng đánh bắt với sản lượng lớn là không cao. Có nghĩa là, mỗi chuyến đi sản lượng khai thác có chiều hướng tăng, nhưng do nâng cấp công suất tàu thuyền và ngày nay việc chọn lọc ngày càng giảm với mỗi mẻ lưới được đánh lên họ khai thác triệt để các đối tượng đã được đánh bắt lên thuyền. Ngoài những nghiên cứu mang tính chất tổng quan, có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả khai thác nguồn lợi thủy sản. Theo luận văn Thạc sĩ “Giải pháp phát triển khai thác hải sản xa bờ của thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Ngọc Oai (2011). Nghiên cứu này kết luận rằng số lượng và công suất tàu cá hàng năm tại Đà Nẵng đều tăng. Tuy nhiên số lượng tàu cá có công suất nhỏ (
  15. biển hiệu quả chưa cao và chính sách nhà nước nhiều bất cập, khó khăn áp dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu “Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản” của tác giả Tô Văn Phương cùng các cộng sự (2014). Nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra để khai thác hợp lý NLTS có thể đưa ra hai nhóm hệ thống giải pháp là nhóm giải pháp ngăn cản động cơ kinh tế và nhóm giải pháp điều chỉnh động cơ kinh tế. Các giải pháp tiếp cận vấn đề đảm bảo khai thác nguồn lợi thủy sản phải tính đến cả trong ngành và ngoài ngành thủy sản. Đòi hỏi sự hợp tác liên bộ chặt chẽ và giữa cơ quan trung ương và địa phương để đảm bảo hợp tác và phối hợp trong lập kế hoạch và thực hiện mục tiêu quản lý nghề cá hướng tới phát triển bền vững Trong tương lai, việc duy trì sản lượng khai thác bền vững ngoài đảm bảo NLTS được bền vững thì cần cắt giảm cường lực khai thác. Qua nghiên cứu của tác giả Thái Ngọc Chiến (2009) chỉ ra nguồn lợi hải sản ven bờ đã bị khai thác quá mức và cường lực khai thác cần giảm khoảng hơn 30% để duy trì sản lượng khai thác bền vững tối đa. Tuy nhiên, đối với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Kháng (2011) mức độ cắt giảm cường lực khai thác lại khác. Nghiên cứu chỉ ra rằng số lượng tàu thuyền khai thác ở khu vực miền Trung cần cắt giảm đến 38% để duy trì sản lượng khai thác bền vững tối đa. Chỉ số đánh giá tính bền vững trong nghề cá có thể nhắc đến đó chính là cường lực khai thác và sản lượng khai thác bền vững tối đa (MSY). Trong đó, MSY là điểm tham chiếu sự phát triển bền vững về sản lượng khai thác, trở thành tiêu chuẩn quốc tế (FAO, 1999). Để xác định ngưỡng cường lực khai thác tối đa chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp tính toán khác nhau như công thức Gulland (1983), DEA (1978), Schaefer (1954), Fox (1970). Nhưng tùy thuộc vào điều kiện, mục đích nghiên cứu để lựa chọn công thức sử dụng cho phù hợp. Công thức Gulland (1983) là công thức sử dụng các tiếp cận sinh học quần thể làm cơ sở để xây dựng dựa trên sản lượng thặng dư của quần thể. Tuy nhiên, công thức Gulland (1983) thường chỉ dùng để tính sản lượng khai thác tối đa cho những quần thể chưa khai thác, còn với Schaefer (1954) và Fox (1970) được dùng để tính cho những quần thể đang bị khai thác. Không những vậy, hai mô hình này cũng sử dụng trong đánh giá nghề cá đa loài 5
  16. bằng việc xác định sản lượng khai thác tối đa cho từng loại trong cùng phạm vi rồi chọn lấy giá trị an toàn. Nguồn số liệu sử dụng trong mô hình này chủ yếu là số liệu phụ thuộc nghề cá như năng suất khai thác, sản lượng khai thác, cường lực khai thác…Những số liệu này dễ dàng thu thập được từ các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc từ điều tra thực tế. Với những số liệu nêu trên và trong điều kiện hoàn cảnh nước ta hiện nay, việc áp dụng mô hình toán của Schaefer (1954) và Fox (1970) tính toán MSY và fMSY trong đề tài là hoàn toàn hợp lý về mặt khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên, mô hình này dựa trên những các tiếp cận sinh học quần thể và nghề cá nước ta là đa nghề nên nhìn chung bài toán được đặt ra là khá phức tạp. Để có thể tính toán sản lượng khai thác bền vững tối đa và cường lực khai thác tối ưu làm cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh cường lực khai thác của các đội tàu, ngoài việc sử dụng các mô hình này cho từng loài được lựa chọn, việc chuẩn hóa cường lực khai thác là vô cùng cần thiết. Nhìn chung, các công trình đã nghiên cứu ở các góc độ, địa bàn khác nhau với những phương pháp khác nhau, đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến sự bền vững về thủy sản nói chung và lĩnh vực khai thác thủy sản nói riêng để từ đó đề ra các giải pháp phù hợp, tối ưu. Các kết quả nghiên cứu trên có một số nội dung có giá trị, phù hợp với đặc điểm, thực trạng khai thác thủy sản hiện nay mà tỉnh Thái Bình có thể vận dụng. Và theo tìm hiểu thực tiễn của tác giả đến nay chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về quản lý bền vững trong hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Đề tài mà tác giả lựa chọn nghiên cứu không trùng với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã được công bố trước đó. Trong luận văn này, ngoài việc kế thừa những kết luận từ các công trình đã nghiên cứu. Bản thân tôi trong quá trình tìm hiểu thực tế và nghiên cứu về những thực trạng, nguyên nhân gây ảnh hưởng đến lĩnh vực khai thác thủy sản của tỉnh Thái Bình và các chính sách tại địa phương. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm quản lý năng lực khai thác thủy sản một cách hiệu quả, không để tình trạng tàu thuyền nằm bờ quá nhiều, hạn chế số lượng tàu thuyền khai thai thác ven bờ và tăng số lượng tàu thuyền khai thác xa bờ. Bên cạnh đó, việc khai thác thủy sản cần đảm bảo không hủy diệt nguồn lợi, khai thác thân thiện với môi trường. Ngoài ra, việc 6
  17. khai thác thủy sản trên biển sau khi về đất liền cần có công nghệ bảo quản sau thu hoạch hiệu quả. Cuối cùng, cần phải nâng cao trình độ và thu thập của lao động tại địa phương cũng như hạn chế giảm thiểu rủi ro, tai nạn trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. 1.2. Những vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động khai thác thủy sản theo hƣớng bền vững 1.2.1. Các khái niệm về quản lý hoạt động khai thác thủy sản - Phát triển bền vững Sau Hội nghị Thượng đỉnh của Trái đất, họp tại Reo de Janeiro, Brazil từ ngày 03/06 -14/06/1992: Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã trở thành đặc trưng cơ bản của thời đại và là quốc sách của mọi quốc gia: Phát triển đất nước phải theo hướng phát triển bền vững,nghĩa là môi trường và phát triển kinh tế xã hội phải được gắn chặt với nhau. Theo định nghĩa của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển bền vững được trình bày trong tài liệu “Tương lai chung của chúng ta” (1987) thì: “Phát triển bền vững là một quá trình của sự thay đổi mà trong nó sự khai thác tài nguyên, phương hướng đầu tư, định hướng phát triển kỹ thuật và sự thay đổi về luật pháp đều làm hài hoà và gia tăng khả năng đáp ứng nhu cầu và khát vọng của nhân loại trong cả hiện tại và tương lai”. Hay: “Phát triển bền vững đòi hỏi làm ra nhiều hơn, tiêu phí ít hơn: tài nguyên ít hơn, tiêu thụ năng lượng ít hơn, phát sinh chất thải ít hơn. Điều đó đòi hỏi sự hình thành quá trình sản xuất và thiết bị mới, mở rộng sử dụng vật liệu và khả năng tái chế, phát triển các sản phẩm có khả năng tái sinh. Phát triển bền vững đòi hỏi tập trung vào phát triển công nghệ sạch để khống chế ô nhiễm đầu nguồn hơn là xử lý cuối đường ống”. Phát triển kinh tế phải dựa trên nền tảng xã hội tiến bộ và một môi trường lành mạnh (cả tự nhiên và xã hội). Sự phát triển kinh tế phải quay lại phục vụ cho con người, tạo cơ hội cho con người phát triển, sản xuất xã hội có khả năng bù đắp những sản phẩm không tái tạo và tạo ra nhiều sản phẩm thay thế đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của con người. Xã hội phát triển phải dựa trên một nền kinh tế vững chắc có sức sản xuất cao, chất lượng cuộc sống luôn được nâng cao, con người được tự do phát triển năng lực 7
  18. của bản thân trong một môi trường lành mạnh, không độc hại, không bạo lực và phong phú về tính đa dạng sinh học. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của loài người nhưng không gây tổn hại đến sự thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai. Phát triển bền vững là một phương hướng phát triển được các quốc gia trên thế giới ngày nay hướng tới. Đó là xu thế tất yếu và là niềm hy vọng của con người. Theo nhà kinh tế học Herman Daly (làm việc ở Ngân hàng Thế giới) thì: “Một thế giới bền vững là một thế giới không sử dụng các tài nguyên tái tạo (như nước, thổ nhưỡng, sinh vật) nhanh hơn khả năng tự tái tạo của chúng. Một xã hội bền vững cũng không sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo (như khoáng sản, nhiên liệu hóa thạch, quặng mỏ…) nhanh hơn quá trình tìm ra những loại thay thế chúng và không thải ra môi trường các chất độc hại nhanh hơn quá trình trái đất hấp thụ và vô hiệu hóa chúng”. Trong báo cáo của Brundtland về môi trường và phát triển đã đưa ra định nghĩa như sau:“Phát triển bền vững là một loại phát triển lành mạnh vừa đáp ứng được nhu cầu hiện tại của con người, lại vừa không xâm phạm đến lợi ích và làm tổn hại đến sự thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Như vậy, có thể thấy:“Phát triển bền vững là một sự phát triển lành mạnh, trong đó sự phát triển của cá nhân này không làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác, sự phát triển của cá nhân không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng, sự phát triển của cộng đồng người này không làm thiệt hại đến lợi ích cộng đồng người khác, sự phát triển của thế hệ hôm nay không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ mai sau và sự phát triển của loài người không đe dọa sự sống hoặc làm suy giảm nơi sinh sống của các loài khác trên hành tinh (các loài cộng sinh). Bởi vì sự sống còn của con người là dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng của các loài khác, dựa trên cơ sở duy trì được sản lượng, năng suất tự nhiên, khả năng phục hồi và sự đa dạng của sinh quyển”. Để xây dựng một xã hội phát triển bền vững, chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc đã đề ra 9 nguyên tắc sau: 1- Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng 2- Cải thiện chất lượng cuộc sống con người 8
  19. 3- Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất 4- Quản lý những nguồn tài nguyên không tái tạo 5- Tôn trọng khả năng chịu đựng của Trái đất 6- Thay đổi thói quen và tập tục cá nhân 7- Cộng đồng nâng cao tính trách nhiệm quản lý môi trường 8- Thống nhất hành động quốc gia về phát triển và bảo vệ môi trường 9- Xây dựng khối liên minh toàn cầu. Một số mô hình phát triển bền vững a. Mô hình phát triển bền vững của ngân hàngThế giới (WB) Hình 1.1 Mô hình phát triển bền vững (WB) b. Mô hình phát triển bền vững của Villen (1990) 9
  20. Hình 1. 2: Mô hình phát triển bền vững của Villen (1990) 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2