Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường công tác quản lý chất lượng đào tạo Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao - PFIEV tại trường đại học Xây dựng
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo hiện nay tại trường đại học Xây dựng để chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của công tác này, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý chất lượng Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao tại trường đại học Xây dựng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường công tác quản lý chất lượng đào tạo Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao - PFIEV tại trường đại học Xây dựng
- LỜI CAM ðOAN Tác giả xin cam ñoan Luận văn thạc sĩ ñề tài “Tăng cường công tác quản lý chất lượng ñào tạo “Chương trình ñào tạo kỹ sư chất lượng cao - PFIEV” tại trường ðại học Xây dựng” là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu ñã ñược thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo ñúng quy ñịnh. Tác giả luận văn Trần Thị Bích Vân i
- LỜI CẢM ƠN ðề tài: “Tăng cường công tác quản lý chất lượng ñào tạo “Chương trình ñào tạo kỹ sư chất lượng cao - PFIEV” tại trường ðại học Xây dựng” ñược hoàn thành tại trường ðại học Thuỷ lợi - Hà Nội. Trong suốt quá trình nghiên cứu, ngoài sự phấn ñấu nỗ lực của bản thân, tác giả ñã nhận ñược sự chỉ bảo, giúp ñỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo, của bạn bè và ñồng nghiệp. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo Phòng ðào tạo ðại học và Sau ñại học, thầy cô giáo các bộ môn trong Trường ðại học Thuỷ lợi. Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Trương ðức Toàn ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường ðại học Xây dựng ñã tạo ñiều kiện thuận lợi về cung cấp số liệu, cơ sở vật chất ñể tác giả hoàn thành các nội dung của ñề tài. Xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc ñến bạn bè, ñồng nghiệp ñã có những ý kiến góp ý cho tôi hoàn chỉnh luận văn. Cuối cùng, xin cảm ơn tấm lòng của những người thân trong gia ñình ñã ñộng viên, góp ý tạo mọi ñiều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tác giả luận văn Trần Thị Bích Vân ii
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..............................................................................vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... 1 PHẦN MỞ ðẦU ......................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ðÀO TẠO BẬC ðẠI HỌC .......................................................................... 6 1.1 Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................... 6 1.1.1 Chất lượng .................................................................................................... 6 1.1.2 Chất lượng trong giáo dục ñào tạo ................................................................ 9 1.1.3 Chất lượng trong ñào tạo ñại học ................................................................ 11 1.1.4 Quản lý giáo dục ñại học và quản lý chất lượng ñào tạo ñại học ................. 13 1.1.5 Quản lý chất lượng và công tác quản lý chất lượng ñào tạo ñại học ............ 19 1.2 Nội dung cơ bản của quản lý chất lượng ñào tạo ñại học ................................... 21 1.3 Mục tiêu của quản lý chất lượng ñào tạo ở các trường ñại học ........................... 22 1.4 Nguyên tắc của quản lý chất lượng ở trường ñại học ......................................... 23 1.5 Các tiêu chí ñánh giá công tác quản lý chất lượng ñào tạo ................................. 24 1.5.1 Tiêu chí về quản lý người học (sinh viên) ................................................... 24 1.5.2 Tiêu chí về quản lý chương trình ñào tạo và các hoạt ñộng ñào tạo ............. 25 1.5.3 Tiêu chí về quản lý ñội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên .......... 26 1.5.4 Tiêu chí về tổ chức và quản lý ñào tạo ........................................................ 27 1.5.5 Tiêu chí về quản lý trang thiết bị, cơ sở vật chất ......................................... 29 1.5.6 Tiêu chí về tài chính và quản lý tài chính .................................................... 29 1.6 Các nhân tố ảnh hưởng ñến công tác quản lý chất lượng ñào tạo ñại học ........... 30 1.6.1 Nhân tố khách quan .................................................................................... 30 1.6.2 Nhân tố chủ quan ........................................................................................ 30 1.7 Kinh nghiệm về quản lý chất lượng ñào tạo ñại học ........................................... 32 1.7.1 Kinh nghiệm quốc tế................................................................................... 32 1.7.2 Kinh nghiệm trong nước ............................................................................. 34 1.7.3 Bài học kinh nghiệm cho ñề tài nghiên cứu................................................. 35 iii
- 1.8 Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan ñến ñề tài ........................................ 35 Kết luận Chương 1 .................................................................................................... 36 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ðÀO TẠO KỸ SƯ CHẤT LƯỢNG CAO TẠI TRƯỜNG ðẠI HỌC XÂY DỰNG ...................................................................................................................... 38 2.1 Tổng quan về Chương trình ñào tạo kỹ sư chất lượng cao tại Việt Nam ............ 38 2.1.1 Sự hình thành của Chương trình ñào tạo kỹ sư chất lượng cao tại Việt Nam 38 2.1.2 Mục tiêu của Chương trình ñào tạo kỹ sư chất lượng cao ............................. 40 2.1.3 Quan ñiểm về tuyển sinh và ñào tạo ............................................................. 41 2.1.4 ðặc ñiểm của sinh viên theo học Chương trình ............................................ 41 2.1.5 Nội dung chương trình ñào tạo ..................................................................... 42 2.1.6 Kiểm ñịnh chất lượng chương trình ñào tạo ................................................. 44 2.1.7 ðánh giá, kiểm tra, văn bằng........................................................................ 45 2.1.8 Tài chính ...................................................................................................... 47 2.2 Khái quát về Chương trình ñào tạo kỹ sư chất lượng cao tại trường ðại học Xây dựng ........................................................................................................................ 47 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................ 48 2.2.2 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức ........................................................ 48 2.2.3 Nội dung ñào tạo.......................................................................................... 52 2.2.4 Quy mô ñào tạo và cơ sở vật chất................................................................. 54 2.3 Thực trạng công tác quản lý chất lượng ñào tạo Chương trình PFIEV tại trường ðại học Xây dựng ................................................................................................... 56 2.3.1 Thực trạng quản lý chất lượng tuyển sinh ñầu vào ....................................... 58 2.3.2 Thực trạng quản lý Chương trình ñào tạo ..................................................... 59 2.3.3 Thực trạng quản lý ñội ngũ và chất lượng giảng dạy của giảng viên ............ 60 2.3.4 Thực trạng quản lý chất lượng học tập của sinh viên .................................... 63 2.3.5 Thực trạng quản lý chất lượng kiểm tra – ñánh giá kết quả học tập .............. 65 2.3.6 Thực trạng quản lý chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ............ 69 2.3.7 Thực trạng quản lý tài chính......................................................................... 71 2.3.8 ðánh giá mức ñộ ñáp ứng công việc của sinh viên PFIEV sau khi tốt nghiệp71 2.3.9 Kỹ năng cần ñạt ñược khi kết thúc ñào tạo ................................................... 76 iv
- 2.4 ðánh giá chung về công tác quản lý chất lượng ñào tạo Chương trình PFIEV tại ðại học Xây dựng .................................................................................................... 77 2.4.1 Kết quả ñạt ñược ............................................................................................... 77 2.4.2 Hạn chế ............................................................................................................. 78 2.4.3 Nguyên nhân ..................................................................................................... 79 2.4.4 Cơ hội và thách thức ......................................................................................... 79 Kết luận Chương 2..................................................................................................... 80 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ðÀO TẠO KỸ SƯ CHẤT LƯỢNG CAO TẠI TRƯỜNG ðẠI HỌC XÂY DỰNG ....................................................................................................................... 81 3.1 ðịnh hướng phát triển của trường ðại học Xây dựng ......................................... 81 3.1.1 ðịnh hướng phát triển chung ........................................................................ 81 3.1.2 ðịnh hướng phát triển chương trình ñào tạo kỹ sư chất lượng cao ................ 86 3.2 Các nguyên tắc ñề xuất giải pháp tăng cường chất lượng chương trình ñào tạo .. 88 3.2.1 ðảm bảo tính thực tiễn ................................................................................. 88 3.2.2 ðảm bảo tính hiệu quả .................................................................................. 88 3.2.3 ðảm bảo tính ñồng bộ................................................................................... 89 3.2.4 ðảm bảo tính phát triển ................................................................................ 89 3.3 Các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng ñào tạo Chương trình - PFIEV trường ðại học Xây dựng ............................................................................ 90 3.3.1 Tăng cường quản lý chất lượng giảng dạy của giảng viên ............................. 90 3.3.2 Tăng cường quản lý chất lượng học tập của sinh viên ................................... 91 3.3.3 ðẩy mạnh công tác kiểm tra – ñánh giá kết quả học tập ................................ 92 3.3.4 ðảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy, học................................ 93 3.3.5 Các giải pháp phụ trợ khác ........................................................................... 94 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp tăng cường công tác quản lý nâng cao chất lượng ñào tạo ..................................................................................................................... 95 Kết luận Chương 3..................................................................................................... 95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 100 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 103 v
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Sơ ñồ quá trình ñào tạo trình ñộ ñại học ............................................................ 16 Hình 2.1 Mô hình hoạt ñộng PFIEV ................................................................................ 40 Hình 2.2 Sơ ñồ thiết kế chương trình ñào tạo................................................................... 43 Hình 2.3 Sơ ñồ tổ chức PFIEV – ðHXD (BAN KSCLC) ................................................ 51 vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Danh sách chuyên ngành học PFIEV ................................................................ 44 Bảng 2.2 ðiều kiện nhận bằng kỹ sư chất lượng cao (Bằng PFIEV) ................................ 46 Bảng 2.3 Phân bố khối lượng kiến thức trong chương trình của các ngành ...................... 54 Bảng 2.4 Tổng hợp số sinh viên tuyển ñầu vào và tốt nghiệp từ năm 1999 tới nay........... 55 Bảng 2.5 Tổng hợp ñánh giá của cựu sinh viên về chương trình ñào tạo .......................... 59 Bảng 2.7 ðánh giá của cựu sinh viên về ñội ngũ giảng viên, hoạt ñộng giảng dạy ........... 62 Bảng 2.8 Tổng hợp ñánh giá về công tác tư vấn và hỗ trợ sinh viên................................. 65 Bảng 2.9 Bảng tính ñiểm trung bình học kỳ chung tích lũy.............................................. 67 Bảng 2.10 Thống kê số lượng sinh viên tốt nghiệp các khóa gần ñây............................... 68 Bảng 2.12 ðánh giá của cựu sinh viên về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ............... 70 Bảng 2.13 Thống kê tỉ lệ việc làm của sinh viên PFIEV-ðHXD ...................................... 72 Bảng 2.14 Thống kê việc làm sinh viên tốt nghiệp PFIEV-ðHXD .................................. 73 Bảng 2.15 Tổng hợp ñánh giá của cựu sinh viên về kết quả ñạt ñược và cảm nhận về chương trình ñào tạo ..................................................................................................................... 74 Bảng 2.16 Tổng hợp khảo sát của cựu sinh viên về tình trạng việc làm ........................... 75 vii
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung ñầy ñủ Bộ GD&ðT Bộ Giáo dục và ñào tạo CTI Ủy ban bằng Kỹ sư Pháp ðVHT ðơn vị học trình European Credits Transfer System (Hệ thống chuyển ñổi tín ECTS chỉ châu Âu) KSCLC Kỹ sư chất lượng cao MCA Maître de conférences associé (Phó giáo sư cộng tác) Proramme de Formation d’Ingénieur d’Exellence au Vietnam PFIEV (Chương trình ñào tạo Kỹ sư chất lượng cao) Chương trình ñào tạo Kỹ sư chất lượng cao của trường ðại học PFIEV - ðHXD Xây dựng ThS, TS, PGS, GS Thạc sỹ, Tiến sỹ, Phó giáo sư, Giáo sư 1
- PHẦN MỞ ðẦU 1.1 Tính cấp thiết của ñề tài ðất nước ta ñang bước vào thời kỳ hội nhập mạnh mẽ, việc cạnh tranh toàn cầu ñòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ tiến trình hội nhập toàn diện của ñất nước. Trong ñó giáo dục ñại học ñóng vai trò vô cùng quan trọng cho việc cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ñất nước. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa ñó, chất lượng ñào tạo cũng ñược xem là yếu tố sống còn của bất kỳ cơ sở giáo dục ñào tạo nào. Chất lượng ñào tạo không chỉ là ñiều kiện cho sự tồn tại mà còn là cơ sở cho việc xác ñịnh uy tín, thương hiệu của một cơ sở giáo dục và ñào tạo, là niềm tin của người sử dụng sản phẩm ñược ñào tạo và là ñộng lực của người học. Chương trình ñào tạo Kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) trường ðại học Xây dựng ñược hoạt ñộng từ năm 1997 theo Nghị ñinh thư ký ngày 12/11/1997 giữa Chính phủ Cộng hòa Pháp và Chính phủ Việt Nam. Trường ðại học Xây dựng cùng ba trường kỹ thuật hàng ñầu Việt Nam tham gia dự án ngay từ ngày ñầu cùng với sự cộng tác của các trường ñại học danh tiếng của Pháp như: Ponts ParisTech, INSA-Lyon, Ecole Central de Paris và Lycée Louis le Grand,… Tính ñến thời ñiểm hiện tại, ñã tuyển sinh ñược 1449 sinh viên trong ñó có 797 sinh viên ñã tốt nghiệp với 3 chuyên ngành ñào tạo: Cơ sở hạ tầng giao thông; Kỹ thuật ñô thị; và Kỹ thuật công trình thủy. Chương trình ñào tạo ñã ñược Ủy ban bằng Kỹ sư Pháp (CTI) công nhận chất lượng Châu Âu giai ñoạn 2010-2016; 2016-2022. ðể phát huy chất lượng ñào tạo như hiện nay và xu thế hội nhập cạnh tranh với nhiều trường ñại học trong và ngoài nước ñòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng ñào tạo của chương trình. Chính vì vậy, sau 19 khóa tuyển sinh ñã có 14 khóa tốt nghiệp cần thiết phải ñánh giá công tác quản lý chất lượng ñào tạo của chương trình nhằm kế thừa và phát huy, hội nhập ñể không ngừng nâng cao chất lượng của chương trình ñào tạo trên. ðó là cơ sở cho học viên chọn ñề tài “Tăng cường công tác quản lý chất lượng ñào tạo “Chương trình ñào tạo kỹ sư chất lượng cao - PFIEV” tại trường ðại học 2
- Xây dựng” với mong muốn ñưa ra một số giải pháp tăng cường công tác quản lý góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng ñào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với bối cảnh trong nước. 1.2 Mục ñích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, ñánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng ñào tạo hiện nay tại trường ðại học Xây dựng ñể chỉ ra những ñiểm mạnh, ñiểm yếu của công tác này, từ ñó ñề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý chất lượng Chương trình ñào tạo kỹ sư chất lượng cao tại trường ðại học Xây dựng. 1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 ðối tượng nghiên cứu Công tác quản lý chất lượng ñào tạo PFIEV tại trường ðại học Xây dựng. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng ñào tạo tại các trường ñại học ở nước ta hiện nay ñối với bậc ñại học, với sự tập trung vào Chương trình ñào tạo kỹ sư chất lượng cao PFIEV tại trường ðại học Xây dựng. Về không gian: Công tác quản lý chất lượng ñào tạo Chương trình ñào tạo kỹ sư chất lượng cao PFIEV tại trường ðại học Xây dựng. Về mặt thời gian: Hiện trạng của công tác quản lý chất lượng ñào tạo 5 năm gần ñây (2012-2017) và kế hoạch cho 5 năm tiếp theo (2018-2022). 1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 1.4.1 Ý nghĩa khoa học Làm rõ cơ sở lý luận của công tác quản lý chất lượng ñào tạo tại các trường ñại học nước ta hiện nay. Do vậy, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung vào hệ thống cơ sở lý luận về công tác quản lý chất lượng Chương trình ñào tạo kỹ sư chất lượng cao tại Việt Nam. 3
- 1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn Các giải pháp ñề xuất nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng ñào tạo có thể áp dụng cho Chương trình PFIEV tại trường ðại học Xây dựng. 1.5 Phương pháp nghiên cứu ðể ñạt ñược mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau ñây: Phương pháp kế thừa; Phương pháp ñiều tra, khảo sát; Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh; Phương pháp ñịnh tính, ñịnh lượng. 1.6 Kết quả dự kiến ñạt ñược - Hệ thống hóa ñược các vấn ñề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý chất lượng ñào tạo ñại học. - Phân tích, ñánh giá ñược thực trạng công tác quản lý chất lượng ñào tạo PFIEV hiện nay tại trường ðại học Xây dựng, làm rõ những kết quả ñạt ñược, những tồn tại, hạn chế cần tìm giải pháp khắc phục. - ðề xuất ñược một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng ñào tạo PFIEV hiện nay tại trường ðại học Xây dựng. 1.7 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở ñầu, kết luận và kiến nghị, và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương chính sau ñây: - Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý chất lượng ñào tạo bậc ñại học. 4
- - Chương 2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng Chương trình ñào tạo kỹ sư chất lượng cao tại trường ðại học Xây dựng. - Chương 3 Giải pháp tăng cường quản lý chất lượng Chương trình ñào tạo kỹ sư chất lượng cao tại trường ðại học Xây dựng. 5
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ðÀO TẠO BẬC ðẠI HỌC 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Chất lượng Chất lượng là một khái niệm quen thuộc với loài người từ thời cổ ñại và chất lượng (quality) bắt nguồn từ từ ‘qualis’ trong tiếng Latin, có nghĩa là “loại gì”. ðây là một từ ña nghĩa với nhiều hàm ý và là một khái niệm khó nắm bắt. Theo quan niệm triết học, có nhiều cách ñịnh nghĩa khác nhau và ở mỗi cách nó phản ánh quan niệm cá nhân và xã hội khác nhau, và không có một ñịnh nghĩa nào hoàn toàn ñúng về chất lượng. Rất khó có thể nói ñến chất lượng như một khái niệm ñơn nhất mà nó nên ñược ñịnh nghĩa theo một loạt các khái niệm chất lượng. Về bản chất, khái niệm chất lượng là một khái niệm mang tính tương ñối. Theo Từ ñiển tiếng Việt thông dụng thì có một số cách hiểu sau ñây: “Chất lượng là cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật hoặc là cái tạo nên bản chất sự vật, làm sự vật này khác sự vật kia” [23, tr. 305]; “Chất lượng là mức hoàn thiện, là ñặc trưng so sánh hay ñặc trưng tuyệt ñối, dấu hiệu ñặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản” [11, tr. 1094]; “Chất lượng là mức ñộ ñáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các ñặc tính vốn có trong ñó yêu cầu ñược hiểu là các nhu cầu hay mong ñợi ñã ñược công bố, ngầm hiểu hay bắt buộc” [5, tr. 1034]; Chất lượng là “tập hợp các ñặc tính của một thực thể (ñối tượng) tạo cho thực thể (ñối tượng) ñó khả năng thỏa mãn những nhu cầu ñã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn” [6, tr. 257]. Theo Viện tiêu chuẩn Anh Quốc (British Standards Institution) ñịnh nghĩa chất lượng là “toàn bộ các ñặc trưng cũng như tính chất của một sản phẩm hoặc một dịch vụ giúp nó có khả năng ñáp ứng những yêu cầu ñược xác ñịnh rõ hoặc ngầm hiểu” (BSI, 1991). Tác giả Green và Harvey (1993) ñã ñưa ra năm cách tiếp cận khác nhau ñể ñịnh nghĩa chất lượng như sau [17, tr. 34]: - Chất lượng là sự vượt trội (ñạt tiêu chuẩn cao và vượt quá yêu cầu); - Chất lượng là tính ổn ñịnh (thể hiện qua tình trạng “không có khiếm khuyết” và tinh thần “làm ñúng ngay từ ñầu”, biến chất lượng thành một văn hóa); 6
- - Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu (tức sản phẩm hoặc dịch vụ ñáp ứng ñúng những mục ñích ñã ñề ra, theo ñúng các ñặc tả và sự hài lòng của khách hàng); - Chất lượng là ñáng giá ñồng tiền (có hiệu quả và hiệu suất cao); - Chất lượng là tạo sự thay ñổi (những thay ñổi về chất lượng). Từ các khái niệm cơ bản trên, có nhiều cách tiếp cận về chất lượng như sau: a. Chất lượng ñược hiểu theo quan niệm truyền thống Một sản phẩm có chất lượng là sản phẩm ñược làm ra và hoàn thiện bằng các vật liệu quý hiếm và ñắt tiền. Sản phẩm ñó nổi tiếng và tôn vinh thêm cho người sở hữu nó. Với khái niệm về chất lượng như vậy khó có thể dùng ñể ñánh giá chất lượng giảng dạy ñại học nói riêng và toàn bộ hệ thống giáo dục ñào tạo nói chung. Chất lượng với nghĩa này có thể tương ñồng với chất lượng ñào tạo của các trường ñại học danh tiếng thế giới như Havard, Oxford, Cambridge. Nếu mỗi trường ñại học ñược ñánh giá bằng các tiêu chuẩn như ñã sử dụng cho các trường trên thì ña số các trường ñại học còn lại ñều là những trường chất lượng kém. Như vậy có nghĩa là tất cả các trường ñại học ñều phải ñạt ñược chất lượng như Havard, Oxford, Cambridge. Cách tiếp cận này ñã tuyệt ñối hóa khái niệm chất lượng. b. Chất lượng là sự phù hợp giữa các tiêu chuẩn (thông số kỹ thuật) Cách tiếp cận này xuất phát từ thực tế kiểm soát chất lượng trong các ngành sản xuất dịch vụ. Trong bối cảnh này tiêu chuẩn ñược xem như là công cụ ño lường hoặc bộ thước ño, một phương tiện trung gian ñể miêu tả ñặc tính cần có của một sản phẩm hay dịch vụ. Trong giáo dục ñại học cách tiếp cận này tạo cơ hội cho các trường ñại học muốn nâng cao chất lượng ñào tạo có thể ñề ra các tiêu chuẩn nhất ñịnh về các lĩnh vực trong quá trình ñào tạo và nghiên cứu khoa học và phấn ñấu theo các tiêu chuẩn ñó. Nhược ñiểm của cách tiếp cận này là không nêu rõ các tiêu chuẩn ñược xây dựng trên cơ sở nào. Trong một số trường hợp tiêu chuẩn trong giáo dục ñại học ñược hiểu là những thành tựu của sinh viên khi tốt nghiệp là chất lượng trong giáo dục ñại học. Tức là ñược sử dụng ñể nói ñến ñầu ra của giáo dục ñại học với ý nghĩa là trình ñộ, kiến thức, kỹ năng ñạt ñược của sinh viên sau 4 - 5 năm học tập tại trường. 7
- c. Chất lượng là sự ñáp ứng nhu cầu của khách hàng (người sử dụng lao ñộng ñược ñào tạo) Trong 2 thập kỉ gần ñây, người ta không chỉ nói tới việc sản phẩm phải phù hợp với các thông số kĩ thuật hay tiêu chuẩn cho trước, mà còn nói tới sự ñáp ứng nhu cầu của người sử dụng sản phẩm ñó. Vì vậy khi thiết kế một sản phẩm hay với giáo dục ñại học, ñịnh nghĩa này gây ra một số khó khăn trong việc xác ñịnh khái niệm khách hàng. Ai là khách hàng trong giáo dục ñại học? Sinh viên (người sử dụng các dịch vụ thư viện, ký túc xá, phòng thí nghiệm,....), chính phủ, các nhà doanh nghiệp, cán bộ giảng dạy hay cha mẹ sinh viên? Hơn nữa khi xác ñịnh sinh viên là khách hàng ñầu tiên trong giáo dục ñại học, lại nảy sinh thêm một khó khăn mới là liệu sinh viên có khả năng xác ñịnh ñược nhu cầu ñích thực, dài hạn của họ hay không? Liệu các nhà quản lý có phân biệt ñược ñâu là nhu cầu còn ñâu là ý thích nhất thời của họ? d. Chất lượng với tư cách là hiệu quả của việc ñạt mục ñích của trường học Theo cách hiểu này, một trường ñại học có chất lượng cao là trường tuyên bố rõ sứ mạng (mục ñích) của mình và ñạt ñược mục ñích ñó một cách hiệu quả và năng suất nhất. Cách tiếp cận này cho phép các trường tự quyết ñịnh các tiêu chuẩn chất lượng và mục tiêu ñào tạo của trường mình. Thông qua kiểm tra, thanh tra chất lượng các tổ chức hữu quan sẽ xem xét, ñánh giá hệ thống ñảm bảo chất lượng của trường ñó có khả năng giúp nhà trường hoàn thành sứ mạng một cách có hiệu quả và năng suất nhất không? Mô hình này ñặc biệt quan trọng ñối với các trường có nguồn lực hạn chế, giúp các nhà quản lý có ñược cơ chế sử dụng hợp lý, an toàn những nguồn lực của mình ñể ñạt tới mục tiêu ñã ñịnh trước một cách có hiệu quả nhất. Tóm lại, chất lượng là thuật ngữ khó ñịnh nghĩa vì tính trừu tượng và ña diện, ña chiều của nó. Thừa nhận rằng những cuộc tranh luận “Chất lượng giáo dục ñại học là gì” sẽ không bao giờ kết thúc. Chúng ta không thể nói về một thứ chất lượng xác ñịnh mà chúng ta nói về “những thứ chất lượng” và phải phân biệt những yêu cầu về chất lượng ñược ñặt ra bởi sinh viên, giới học thuật và thị trường lao ñộng (các nhà tuyển dụng), xã hội và chính phủ. Như vậy sẽ không có một ñịnh nghĩa tuyệt ñối nào về chất lượng. Do vậy, mỗi cá nhân tham gia vào quá trình này ñều có quan ñiểm riêng về chất lượng, 8
- vì thế cần có một ñịnh nghĩa về chất lượng sao cho phù hợp với nhiều người, bao trùm ñược mong ñợi của số ñông. ðiều này có nghĩa chất lượng không phải là một khái niệm tĩnh, tùy theo sự phát triển mà khuynh hướng về chất lượng sẽ thay ñổi, cùng với sự tham gia của nhiều ñối tượng liên quan, có thể nói rằng chất lượng là sự thỏa thuận giữa các bên liên quan, trong quá trình thỏa thuận các bên liên quan cần thiết lập càng rõ ràng càng tốt những yêu cầu của mình. Trong ñó nhà trường ñóng vai trò ñiều phối cuối cùng, hòa giải những ước muốn và yêu cầu khác nhau của các ñối tượng có liên quan, ñôi khi có những quan niệm tương ñồng nhưng cũng có thể có mâu thuẫn. Ngay khi có thể, các yêu cầu của các ñối tượng liên quan nên chuyển thành sứ mạng và mục tiêu của nhà trường. Như vậy trong luận văn này học viên cho rằng “Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” là một ñịnh nghĩa có thể ñược xem là phù hợp nhất. Mục tiêu trong ñịnh nghĩa này ñược hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm sứ mạng, các mục ñích, ñặc ñiểm,... của mỗi trường ñại học hay của từng ngành ñào tạo trong mỗi trường ñại học. Mục tiêu phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phù hợp với mục tiêu có thể bao gồm cả việc ñáp ứng ñòi hỏi của những người quan tâm như các nhà quản lý, nhà giáo dục hay các nhà nghiên cứu giáo dục ñại học. Sự phù hợp với mục tiêu còn bao gồm cả sự ñáp ứng hay vượt qua các chuẩn mực ñã ñược ñặt ra. Sự phù hợp với mục tiêu cũng ñề cập ñến những yêu cầu về sự hoàn thiện của ñầu ra, hiệu quả của ñầu tư. Mỗi một trường ñại học cần xác ñịnh nội dung của sự phù hợp mục tiêu trên cơ sở bối cảnh cụ thể của nhà trường. Sau ñó, vấn ñề còn lại là làm sao ñể ñạt ñược các mục tiêu ñó. 1.1.2 Chất lượng trong giáo dục ñào tạo Chất lượng ñào tạo ñã và ñang là một trong những vấn ñề ñược quan tâm trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục ñại học nói riêng, ñặc biệt là trong giai ñoạn phát triển mới của khoa học – công nghệ và ñời sống xã hội hiện ñại. Trong lĩnh vực giáo dục ñào tạo từ lâu nay chúng ta thường nói chất lượng thế này, chất lượng thế khác, phải không ngừng nâng cao chất lượng ñào tạo,… nhất là ñối với các nhà trường, các cơ sở giáo dục khi mà họ ñang phấn ñấu ñể nâng cao chất lượng ñào tạo. Chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng ñược coi là nhiệm vụ quan trọng hàng ñầu và có ý nghĩa sống còn ñến sự tồn tại và phát triển của mỗi nhà trường, 9
- ñó cũng chính là thước ño ñể ñánh giá, so sánh trường này với trường kia, cơ sở giáo dục này với cơ sở giáo dục khác. Chất lượng ñào tạo còn là cơ sở giúp các nhà quản lý giáo dục và cả cộng ñồng xã hội ñánh giá, phân loại giữa các nhà trường. Mặc dù có tầm quan trọng như vậy nhưng chất lượng trong giáo dục ñào tạo vẫn là một khái niệm khó ñịnh nghĩa, khó xác ñịnh, khó ño lường vì cách hiểu, cách quan niệm và tiếp cận ở mỗi con người có sự khác nhau, không thống nhất. Không giống như trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ, chất lượng trong giáo dục ñào tạo là một khái niệm rất trừu tượng, khó xác ñịnh nên khi tiếp cận ở góc ñộ này thì có cách hiểu chất lượng thế này, còn khi tiếp cận ở góc ñộ khác lại có cách hiểu và chất lượng khác ñi. Một số quan niệm về chất lượng trong giáo dục ñào tạo: Chất lượng ñào tạo ñược ñánh giá qua mức ñộ ñạt ñược mục tiêu ñào tạo ñã ñề ra ñối với một chương trình ñào tạo. Chất lượng ñào tạo là kết quả của các quá trình ñào tạo ñược phản ánh ở các ñặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao ñộng hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình ñào tạo theo các ngành nghề cụ thể [15]. Có thể nói mỗi ñơn vị ñào tạo luôn luôn xác ñịnh cho mình các mục tiêu ñào tạo sao cho phù hợp với nhu cầu thiết yếu của xã hội ñể ñạt ñược “chất lượng bên ngoài”, ñồng thời cơ sở ñào tạo ñó luôn phải có các hoạt ñộng ñể hướng vào nhằm thực hiện mục tiêu ñề ra “ñạt chất lượng bên trong” [15, tr. 31]. Trong lĩnh vực ñào tạo, chất lượng ñào tạo với ñặc trưng sản phẩm là “con người lao ñộng”, có thể hiểu là kết quả (ñầu ra) của quá trình ñào tạo và ñược thể hiện cụ thể ở các phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao ñộng hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu ñào tạo của từng ngành ñào tạo trong hệ thống ñào tạo. Với yêu cầu ñáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao ñộng, quan niệm về chất lượng ñào tạo không chỉ dừng ở kết quả của quá trình ñào tạo trong nhà trường với những ñiều kiện ñảm bảo nhất ñịnh như cơ sở vật chất, ñội ngũ giảng viên,… và còn phải tính ñến mức ñộ phù hợp và thích ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao ñộng như tỉ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp, năng lực hành nghề tại các vị 10
- trí làm việc, cụ thể ở các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sản xuất, dịch vụ, khả năng phát triển nghề nghiệp. Chất lượng ñào tạo trước hết phải là kết quả của quá trình ñào tạo và ñược thể hiện trong hoạt ñộng nghề nghiệp của người tốt nghiệp. Quá trình thích ứng với thị trường lao ñộng không chỉ phụ thuộc vào chất lượng ñào tạo mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác của thị trường, như qua hệ cung cầu, giá cả sức lao ñộng, chính sách sử dụng và bố trí công việc của nhà nước và người sử dụng lao ñộng. Do ñó, khả năng thích ứng còn phản ảnh cả về hiệu quả ñào tạo ngoài xã hội và thị trường lao ñộng. Qua việc phân tích nội hàm từ các quan ñiểm và những cách tiếp cận trên, chúng ta có thể ñưa ra khái niệm “chất lượng” trong giáo dục ñào tạo như sau: Chất lượng giáo dục của một nhà trường hay một cơ sở giáo dục phải ñược tuân thủ theo một quy trình chặt chẽ, nhằm ñạt ñược các chuẩn mực ñề ra. Khi ñánh giá chất lượng của một nhà trường hay một cơ sở giáo dục thông thường có 3 cấp ñộ: (1) Chất lượng tốt: Thực hiện theo ñúng các chuẩn mực, quy ñịnh và hoàn thành một cách xuất sắc, vượt mức các chỉ tiêu ñã ñặt ra. (2) Chất lượng ñạt yêu cầu: Là mức ñộ thực hiện các quy ñịnh và hoàn thành ñược các chỉ tiêu ñã ñặt ra. (3) Chất lượng không ñạt yêu cầu: Là mức ñộ thực hiện các quy ñịnh và không ñạt ñược các chỉ tiêu ñã ñặt ra. 1.1.3 Chất lượng trong ñào tạo ñại học Cũng giống như khái niệm chất lượng trong giáo dục ñã ñề cập ở trên, chất lượng trong giáo dục ñại học là một khái niệm phức tạp, khó xác ñịnh và ñánh giá. Tuy nhiên, ñiều quan trọng hơn hết chính là “Sinh viên ñã học như thế nào, họ có thể làm ñược gì và phẩm chất của họ ra sao nhờ kết quả tương tác giữa họ với giáo chức và nhà trường ñại học” [16, tr. 114]. Trong quy ñịnh về tiêu chuẩn ñánh giá chất lượng giáo dục trường ñại học do Bộ Giáo dục ðào tạo quy ñịnh thì chất lượng giáo dục trường ñại học là sự ñáp ứng mục tiêu do nhà trường ñề ra, ñảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục ñại học của Luật Giáo 11
- dục, phù hợp với yêu cầu ñào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của ñịa phương và cả nước [4, ðiều 2 Chương 1]. Trong tài liệu Kiểm ñịnh chất lượng giáo dục ñại học do GS.TS. Nguyễn ðức Chính làm chủ biên, ñã ñưa ra 6 quan ñiểm về chất lượng trong giáo dục ñại học như sau: 1) Chất lượng ñược ñánh giá bằng “ñầu vào”; 2) Chất lượng ñược ñánh giá bằng “ñầu ra”; 3) Chất lượng ñược ñánh giá bằng “giá trị gia tăng”; 4) Chất lượng ñược ñánh giá bằng “giá trị học thuật”; 5) Chất lượng ñược ñánh giá bằng “văn hoá tổ chức riêng”; 6) Chất lượng ñược ñánh giá bằng “kiểm toán” [14, tr. 39]. Như vậy có thể thấy rằng ngay bản thân những người làm công tác giáo dục, các nhà quản lý cũng có cách nhìn nhận, quan niệm về chất lượng giáo dục ñại học không thống nhất. Chất lượng giáo dục ñại học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung như ñã phân tích trên cho thấy: ñây là một khái niệm ñộng, ña chiều và gắn với các yếu tố chủ quan thông qua mối liên hệ giữa người với người. ðể ñánh giá và ño lường chất lượng của một trường ñại học nào ñó, thông thường người ta sử dụng bộ công cụ, hay bộ thước ño có những tiêu chuẩn với các tiêu chí tương ứng. Các tiêu chí này có thể là tiêu chí ñịnh lượng, tức là ñánh giá và ño ñược bằng con số cụ thể. Ngược lại, các tiêu chí cũng có thể là ñịnh tính, tức là ñánh giá bằng nhận xét chủ quan của người ñánh giá. Việc ñánh giá và ño lường có thể ñược tiến hành bởi chính các lực lượng trong nhà trường như: cán bộ, giáo viên, sinh viên hoặc do các cơ quan hữu trách bên ngoài ñánh giá. Như vậy ñể có thể ñảm bảo chất lượng giáo dục ñào tạo ñại học cần phải có bộ tiêu chí chuẩn cho giáo dục ñại học về tất cả các lĩnh vực và kiểm ñịnh chất lượng một trường ñại học sẽ dựa vào bộ tiêu chí chuẩn ñó. Khi không có bộ tiêu chí chuẩn việc kiểm ñịnh chất lượng giáo dục ñại học sẽ dựa trên mục tiêu của từng lĩnh vực ñể ñánh giá. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 300 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 227 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 97 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn