intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa "Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu" nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý di tích cấp quốc gia và tổng quan về di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

  1. UBND TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA Đỗ Phƣơng Thái QUẢN LÝ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Thanh Hóa, 2023
  2. UBND TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA Đỗ Phƣơng Thái QUẢN LÝ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 8229042 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Thảo Thanh Hóa, 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những vấn đề được trình bày trong luận văn “Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ” là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Thị Thảo. Các số liệu, kết quả nghiên cứu và các dẫn chứng là hoàn toàn trung thực, có sự tham khảo, sưu tầm, thừa kế những nghiên cứu của các tác giả đi trước. Bên cạnh đó những trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc hoặc chỉ rõ trong phần tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nội dung đã được trình bày trong luận văn. Tác giả Đỗ Phƣơng Thái
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i MỤC LỤC ........................................................................................................ ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 6 6. Những đóng góp của luận văn .............................................................. 7 7. Bố cục của Luận văn ............................................................................. 7 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA VÀ TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU ............................................................................................ 8 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý di tích cấp quốc gia .................................... 8 1.1.1. Một số khái niệm ........................................................................................ 8 1.1.2. Nội dung quản lý di tích cấp quốc quốc gia...........................................12 1.2. Tổng quan về vùng đất Bạc Liêu và di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu .................................................................................................. 16 1.2.1. Không gian lịch sử - văn hóa ...................................................................16 1.2.2. Số lượng, phân bố và loại hình................................................................19 1.2.3. Tình trạng kỹ thuật ...................................................................................22 1.2.4. Giá trị lịch sử - văn hóa ............................................................................24 1.2.5. Một số di tích quốc gia tiêu biểu .............................................................24 Tiểu kết chương 1 ................................................................................... 32
  5. iii Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU ........................................................................ 33 2.1. Chủ thể và bộ máy quản lý .............................................................. 33 2.1.1. Chủ thể quản lý gián tiếp .........................................................................33 2.1.2. Chủ thể quản lý trực tiếp ..........................................................................33 2.1.3. Chủ thể tham gia phối hợp quản lý .........................................................38 2.2. Các hoạt động quản lý ...................................................................... 39 2.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật ......39 2.2.2. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích .......41 2.2.3. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn ...............................................................................51 2.2.4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di tích ...............................................................................................................56 2.2.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến di tích ......................................58 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý ............................................................. 60 2.3.1. Ưu điểm .....................................................................................................60 2.3.2. Hạn chế ......................................................................................................61 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế ...............................................................................65 Tiểu kết chương 2 ................................................................................... 67 Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DI TÍCH QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU..................... 68 3.1. Một số quan điểm về quản lý di tích cấp quốc gia .......................... 68 3.1.1. Quan điểm quản lý di tích quốc gia gắn với phát triển bền vững ........68 3.1.2. Quan điểm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể gắn với các giá trị văn hoá phi vật thể ...................................................................................71 3.1.3. Quan điểm bảo tồn, phát huy di tích gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ..............................................................................................72
  6. iv 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ............................................... 72 3.2.1. Nâng cao công tác chỉ đạo, lãnh đạo quản lý .........................................72 3.2.2. Xây dựng chính sách, kế hoạch chiến lược quản lý cho từng giai đoạn ...74 3.2.3. Nâng cao chất lượng tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích..................................................................................................75 3.2.4. Đẩy mạnh tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn .............................................................................................77 3.2.5. Tăng cường huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị tích..............................................................................................78 3.2.6. Đa dạng hóa các hình thức khen thưởng, kỷ luật trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích .........................................................................................81 3.2.7. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn và phát huy giá trị di tích ...............................................83 3.2.8. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hoá .....................85 Tiểu kết chương 3 ................................................................................... 88 KẾT LUẬN .................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 98
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BQL Ban quản lý BVHTT Bộ Văn hoá - Thông tin CNH - HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa DSVH Di sản văn hóa ĐTH Đô thị hóa GS Giáo sư DT Di tích LS -VH Lịch sử - Văn hoá Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư PTBV Phát triển bền vững TL Tỉnh lộ Tr. Trang TS Tiến sĩ TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân Tổ chức Giáo dục, Khoa học và UNESCO Văn hóa Liên hợp quốc VHTT&DL Văn hoá, Thể thao và Du lịch
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Danh mục di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (tính đến tháng 8/2023) .......................................................................... 19 Bảng 1.2. Phân bố các di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (tính đến tháng 8/2023) ................................................................. 21 Bảng 1.3. Loại hình của các cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (tính đến tháng 8/2023) .......................................................................... 22 Bảng 2.1. Quá trình xếp hạng di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu .. 42 Bảng 2.2. Một số hạng mục di tích cấp quốc gia được tu bổ, tôn tạo giai đoạn 2017-2023 ............................................................................. 45
  9. vii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ các chủ thể quản lý trực tiếp di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ........................................................................ 37
  10. 1 MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài Bạc Liêu là vùng đất cần kề điểm cuối của đất nước, thuộc duyên hải đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một vùng đất mới, có tuổi đời mới trên 300 năm. Những xóm làng đầu tiên đã được hình thành từ thế kỷ XVII và tồn tại, phát triển cho đến ngày nay. Tuy nhiên, lịch sử, văn hóa của vùng đất này có không ít các dấu ấn đậm nét. Khi người Pháp sang xâm lược Việt Nam đã coi Bạc Liêu là vùng đất có vị trí quan trọng trọng chiến lược khai thác và xây dựng Đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy, Pháp đã lên kế hoạch xây dựng Bạc Liêu thành trung tâm hành chính của miền Tây Nam Bộ. Hơn nữa, các cộng đồng người Việt, người Hoa và người Khmer chung sống lâu đời trên vùng đất này đã tạo nên nhiều hiện tượng văn hóa thú vị. Đặc trưng lịch sử văn hóa đó của Bạc Liêu đã hình thành nên hệ thống di tích lịch sử văn hóa khá dày đặc, với 55 di tích đã xếp hạng, trong đó có 01 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 13 di tích cấp quốc gia, 41 di tích cấp tỉnh. Các di tích ở Bạc Liêu thuộc mọi loại hình di tích đã được phân loại theo Luật Di sản văn hóa, phản ánh khá đậm nét tâm hồn, tính cách của con người và truyền thống văn hóa của Bạc Liêu. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các di tích này được bảo tồn và phát huy giá trị một cách hiệu quả nhất, vừa đáp ứng được nhu cầu thưởng thức văn hóa của công chúng và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu. Đối với mỗi địa phương, các di tích cấp quốc gia là những di tích có những giá trị nổi bật, thể hiện đặc sắc các vấn đề của lịch sử - văn hóa địa phương và dân tộc, đồng thời cũng là điểm thu hút người dân đến tham quan, chiêm bái, do đó có khả năng tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội.
  11. 2 Công tác quản lý các di tích cấp quốc gia ở Bạc Liêu trong những năm qua đã được quan tâm, đầu tư và việc thực hiện đã có có nhiều chuyển biến góp phần đáp ứng nhu cầu giáo dục truyền thống, tìm hiểu lịch sử - văn hóa của cộng đồng. Tuy nhiên công tác quản lý di tích vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như bộ máu và phân cấp quản lý chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn; các bên liên quan chưa được đánh giá đúng vai trò của mình, trong quản lý còn có sự chồng chéo, trong các di tích vẫn còn hiện tượng xuống cấp, lấn chiếm đất đai, công tác thanh, kiểm tra chưa được đẩy mạnh thường xuyên. Trước thực trạng đó, công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát huy giá trị các di tích cấp quốc gia của tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn hiện nay cần có những giải pháp phù hợp để phát huy giá trị của di tích, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, hưởng thụ văn hóa, nghiên cứu của nhân dân, qua đó góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Cho đến nay đã có nhiều bài viết riêng lẻ về từng di tích cấp quốc gia ở tỉnh Bạc Liêu, chủ yếu dưới góc độ đánh giá giá trị, các sự kiện có liên quan đến di tích. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới cho người đọc thấy được sự phong phú, đa dạng và giá trị của các di tích cấp quốc gia ở tỉnh Bạc Liêu, nhưng chưa có một công trình khoa học chuyên biệt nào tập trung đi sâu nghiên cứu về quản lý di tích nói chung và di tích quốc gia ở địa phương này. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý văn hóa, với mong muốn thông qua đó có thể góp một phần nhỏ vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa tỉnh Bạc Liêu. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu về quản lý di tích không phải là vấn đề mới mà đã có nhiều học giả quan tâm. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu đi vào tìm
  12. 3 hiểu những vấn đề chung trong công tác quản lý nhà nước, trong khi mỗi địa phương đều có những đặc điểm riêng, cần phải có những biện pháp phù hợp. Một số công trình đề cập đến những nội dung liên quan của đề tài là: 2.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý di tích lịch sử - văn hóa Một số công trình nghiên cứu hiện nay đề cập đến vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của DSVH, làm cơ sở tham khảo cho việc quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Bạc Liêu. Có thể kể đến: Các sách xuất bản thuộc lĩnh vực bảo tồn - bảo tàng như: “Sổ tay công tác bảo tàng” của Lâm Bình Tường, Đặng Văn Bài, Mai Khắc Ứng, Phạm Xanh năm 1980; “Sổ tay công tác bảo tồn” Lâm Bình Tường năm 1986; “Bảo tồn di tích lịch sử -văn hóa” của Nguyễn Đăng Duy, Trịnh Minh Đức năm 1993; “Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc” của tác giả Hoàng Vinh năm 1997… bước đầu đã bàn về một trong những lĩnh vực tương đối quan trọng của công tác quản lý văn hóa từ sau thập kỷ 60 đến nay - lĩnh vực bảo tồn DSVH. Tuy không đề cập cụ thể về công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Bạc Liêu, nhưng những công trình nghiên cứu này có thể được xem như là những tham khảo có giá trị khoa học về mặt phương pháp và kỹ thuật. Về lĩnh vực phát huy DSVH trong hoạt động du lịch, GS Thế Đạt trong công trình Tài nguyên du lịch Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005) đã giới thiệu các loại tài nguyên du lịch với bạn đọc, du khách trong nước và quốc tế. Cuốn tài liệu được chia thành 6 chương, chương 1 bao quát toàn bộ tình hình chung về tài nguyên du lịch của Việt Nam; các chương sau giới thiệu tài nguyên du lịch theo địa hình (đồng bằng, núi - rừng, biển đảo, lễ hội...). Đây là một công trình cho thấy rõ diện mạo và tính đặc trưng về tài nguyên du lịch Việt Nam theo địa hình. Tuy công trình không đề cập trực tiếp đến di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Bạc Liêu, nhưng sự phân chia tiềm năng của các vùng cho phép
  13. 4 các công trình nghiên cứu tiếp theo lựa chọn loại hình du lịch, sản phẩm du lịch phải mang tính đặc trưng của vùng, tạo ra nét khác biệt, hấp dẫn riêng. Một số công trình nghiên cứu đề cập đến việc quản lý một di tích lịch sử - văn hóa hay di tích lịch sử - văn hóa ở một địa phương cụ thể, là tài liệu tham khảo quan trọng cho đề tài. Tác giả Nguyễn Chí Bền trong Công trình nghiên cứu Bảo tồn, phát huy giá trị DSVH vật thể Thăng Long - Hà Nội (2009), đã trình bày, phân tích khá rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn, những kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể Thăng Long - Hà Nội. Công trình đã chỉ ra và tiếp thu những quan điểm mới về quản lý di sản của nhiều nước trên thế giới và lựa chọn những kinh nghiệm có thể áp dụng vào thực tiễn ở nước ta. Công trình nghiên cứu đã đề xuất các nhóm giải pháp phù hợp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của các DSVH vật thể của Hà Nội. Đây là một nguồn thông tin quan trọng cho các địa phương khác nhau trong cả nước tham khảo. * Một số công trình nghiên cứu về quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Bạc Liêu Bạc Liêu là vùng đất mới được hình thành trên 300 năm, nên các tài liệu về địa phương này không nhiều như các tỉnh thành có bề dày lịch sử - văn hóa khác. Tuy nhiên, có nhiều giá trị văn hóa độc đáo, cùng với cộng đồng cư dân phong phú về sắc tộc, đã có một một số công trình tiêu biểu đề cập đến hệ thống di tích lịch sử - văn hóa và vấn đề quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị như sau: Đáng chú ý là công trình Địa phương chí tỉnh Bạc Liêu của tác giả Nguyễn Lộc Tấn (1974). Tuy sách có dung lượng mỏng, chỉ 63 trang nhưng đã giới thiệu được khái quát về lịch sử - văn hóa Bạc Liêu qua 2 phần: 1- Sử lược và Diện tích, 2-Địa lý, 3-Nhân sinh, 4-Tổ chức hành chính, 5-Chính trị, 6-Tài chính và kinh tế, 7-giáo dục, y tế, lao động, xã hội, 8-Kết luận. Các di tích, danh lam thắng cảnh chỉ được đề cập đến theo dạng thống kê tên gọi, địa
  14. 5 điểm, tuy nhiên đã giúp tác giả luận văn có một cái nhìn khái quát về đối tượng nghiên cứu. Công trình Bạc Liêu - thế và lực trong thế kỷ XXI của tác giả Chu Viết Luân xuất bản năm 2006 đã khái quát các nguồn lực phát triển của Bạc Liêu, trong đó có các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là hệ thống di tích lịch sử - văn hóa. Đây là tài liệu cung cấp cái nhìn tổng quan về khả năng khai thác, phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa ở Bạc Liêu. Các di tích ở Bạc Liêu cũng được nhắc đến và giới thiệu khái quát ở một số công trình khác như: Bạc Liêu xưa (Huỳnh Minh, Nxb Thanh niên, 2002), Văn học dân gian Bạc Liêu (Nguyễn Văn Thanh, Nxb Hội Nhà văn, 2009). Một số công trình, bài viết đã đề cập khá chi tiết đến phương diện giá trị của một số di tích, loại hình di tích, như: tác giả Trần Thuận với bài viết Bước đầu tìm hiểu những ngôi chùa ở Bạc Liêu trong các thế kỷ XVII - XIX, Hội thảo “Nam bộ và Nam Trung bộ những vấn đề lịch sử thế kỷ XVII - XIX”, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh; Công trình Văn học dân gian Bạc Liêu của tác giả Nguyễn Văn Thanh (Nxb Hội Nhà văn, 2009). Tuy nhiên, những công trình như này còn ít ỏi và chưa đề cập đến vấn đề quản lý di tích ở Bạc Liêu. Tư liệu chi tiết nhất về các di tích lịch sử - văn hóa ở Bạc Liêu cho đến nay vẫn là các Hồ sơ di tích được Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu tổ chức xây dựng qua các năm phục vụ cho công tác xếp hạng di tích. Tư liệu này cung cấp những thông tin khá phong phú và quý giá cho luận văn trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, tư liệu này vẫn đang ở dạng hồ sơ, chưa phải là công trình khoa học được công bố. Tóm lại, mặc dù cho đến nay đã có một số công trình đã công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn, nhưng chưa có công trình nào đề
  15. 6 cập trực tiếp và có hệ thống về quản lý di tích cấp quốc gia ở tỉnh Bạc Liêu, cho nên đề tài luận văn không trùng lặp với các công trình đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý di tích cấp quốc gia và tổng quan về di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. - Nghiên cứu thực trạng quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, phân tích rõ những ưu điểm và hạn chế. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý đối với di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: tỉnh Bạc Liêu, tập trung nghiên cứu 14 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia. Về thời gian: từ năm 2001 (khi Luật Di sản văn hóa được ban hành) cho đến nay (2023). Vấn đề nghiên cứu: Chỉ tập trung vào các hoạt động quản lý đối với các di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát, điền dã thực địa: Khảo sát thực tế tại các cơ quan quản lý và tại các di tích lịch sử văn hoá. - Phương pháp tiếp cận liên ngành: Sử dụng phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học: Văn hóa học, Quản lý văn hóa, Sử học, Dân tộc học, Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, Khoa học quản lý...
  16. 7 - Phương pháp tổng hợp, phân tích tư liệu, tài liệu, thống kê và phân loại: Sau khi thu thập tư liệu, tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích và rút ra những nhận định về thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù nhằm tăng cường hiệu quả quản di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. 6. Những đóng góp của luận văn - Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về công tác quản lý nhà nước đối với di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. - Mô tả và đánh giá thực trạng công tác quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn hiện nay. - Cung cấp một số kiến giải và giải pháp mang tính ứng dụng trong quá trình quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, phục vụ nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Bạc Liêu. 7. Bố cục của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn kết cấu thành 03 Chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý di tích cấp quốc gia, tổng quan về di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Chương 2: Thực trạng quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trong giai đoạn hiện nay
  17. 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA VÀ TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý di tích cấp quốc gia 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Di tích lịch sử - văn hóa Theo "Từ điển tiếng Việt" của tác giả Hoàng Phê thì “Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử” [41] Theo Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới thì khái niệm “Di tích là những dấu tích, vết tích vật chất có giá trị trong quá khứ trải qua sự biến thiên của lịch sử, sự dầm mưa dãi nắng, qua thời gian còn tồn tại cho đến ngày nay” [12]. Luật Di sản văn hóa do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2001 và sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa 2009 quy định: “Di tích lịch sử - văn hóa là những công trình xây dựng địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Trong đó, Danh lam thắng cảnh được hiểu “là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ khoa học”. Các công trình xây dựng, địa điểm đó là các tòa nhà, đài tưởng niệm, quảng trường, khu phố… gắn với các sự kiện lịch sử, các di chỉ khảo cổ, các địa điểm gắn với hoạt động tôn giáo tín ngưỡng [[43], tr.13]. Để được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cần phải đảm bảo các tiêu chí được quy định tại điều 28, chương IV, Luật Di sản Văn hóa:
  18. 9 - Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước. - Công trình xây dựng địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, của danh nhân đất nước. - Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của thời kỳ cách mạng kháng chiến. - Quần thể các công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Phân loại di tích được quy định tại Điều 11 Nghị định 98/2010/NĐ- CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi như sau: - Loại hình di tích lịch sử. - Loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật. - Loại hình di tích khảo cổ học. - Loại hình di tích danh lam thắng cảnh. Loại hình di tích lịch sử bao gồm: những công trình địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân đất nước; gắn với lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến. Loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật bao gồm: quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Loại hình di tích khảo cổ học là: cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu hoặc địa điểm ghi dấu hoạt động của con người trong lịch sử để lại có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học.
  19. 10 Loại hình di tích danh lam thắng cảnh: là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. 1.1.1.2. Di tích cấp quốc gia Ở Việt Nam hiện nay, theo các quy định hiện hành, di tích được xếp hạng theo 3 cấp: Di tích quốc gia đặc biệt; Di tích quốc gia; Di tích cấp tỉnh. Khoản 2 Điều 29 Luật Di sản văn hóa 2001 được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 định nghĩa: “Di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh quốc gia (di tích quốc gia) là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, bao gồm: - Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc; - Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam; - Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của văn hóa khảo cổ; - Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù” 1.1.1.3. Quản lý Từ điển tiếng Việt đưa ra khái niệm “quản lý” như sau: “Quản lý được hiểu là việc tổ chức, điều khiển hoạt động của một số đơn vị, cơ quan, việc trông coi, gìn giữ và theo dõi việc gì” [[41], tr.1288].
  20. 11 Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước của Học viện Hành chính Quốc gia đưa ra định nghĩa: “Quản lý là sự tác động, chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi, hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và theo ý chí của nhà quản lý” [[21], tr.13]. Như vậy, các khái niệm về quản lý chủ yếu tập trung làm rõ hai vấn đề cơ bản sau: - Thứ nhất, quản lý là một hoạt động có mục đích của chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của đặt ra. - Thứ hai, quản lý là phương thức đảm bảo cho những hoạt động diễn ra được hoàn thành với hiệu quả cao, bằng và thông qua những người khác. Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân hay một nhóm người, một tổ chức. Đối tượng quản lý cũng có thể là một cá nhân hay một nhóm người, cộng đồng người hay một tổ chức nhất định. Từ các phân tích trên, tác giả luận văn đưa ra khái niệm quản lý như sau: “Quản lý là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu nhất định thông qua hệ thống luật pháp và các quy định có tính pháp lý”. 1.1.1.4. Quản lý di tích lịch sử - văn hóa Quản lý văn hoá là một trong những lĩnh vực của quản lý và thường được hiểu là: “Công việc của nhà nước được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, đồng thời nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương nói riêng, của cả nước nói chung. Ngoài ra quản lý văn hoá còn được hiểu là sự tác động chủ quan bằng nhiều hình thức, phương pháp của chủ thể quản lý (cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể, các cơ cấu dân sự, các cá nhân được trao quyền và trách nhiệm quản lý) đối
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2