Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro trong hoạt động quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TP. Hà Nội: Thực trạng và giải pháp
lượt xem 16
download
Luận văn "Quản trị rủi ro trong hoạt động quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TP. Hà Nội: Thực trạng và giải pháp" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu thực trạng QTRR (quy trình QTRR, các nội dung QTRR, và kết quả QTRR) đối với hàng hóa XNK của Cục Hải quan TP. Hà Nội trong giai đoạn 2015-2020 để chỉ ra những ưu nhược điểm của hoạt động này, luận văn hướng tới đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QTRR đối với hàng hóa XNK tại Cục Hải quan TP. Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro trong hoạt động quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TP. Hà Nội: Thực trạng và giải pháp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------o0o------- LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành: Quản trị kinh doanh Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101 Họ và tên học viên: Thái Thành Trung Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Dung Huệ Hà Nội - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Thái Thành Trung i
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin thể hiện sự biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Nhà trường, Khoa Sau Đại học của trường Đại học Ngoại thương cùng các giảng viên Trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành biết ơn sâu sắc đối với TS Nguyễn Thị Dung Huệ - giáo viên hướng dẫn khoa học, đã giúp đỡ tôi về kiến thức và phương pháp nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn lãnh đạo Cục Hải quan TP. Hà Nội; gia đình và đồng nghiệp đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Thái Thành Trung ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vi DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG ........................................................................ vii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CƠ QUAN HẢI QUAN ............8 1.1. Khái niệm về rủi ro và rủi ro trong hoạt động quản lý hàng hóa XNK . 8 1.2. Khái niệm về hoạt động XNK ................................................................... 9 1.3. Khái niệm về QTRR trong quản lý hàng hóa XNK tại cơ quan hải quan .................................................................................................................. 10 1.4. Nội dung QTRR trong hoạt động quản lý hàng hóa XNK tại cơ quan hải quan .................................................................................................... 11 1.4.1. Áp dụng QTRR trong hoạt động quản lý hàng hóa XNK............................ 11 1.4.2. Đo lường, đánh giá tuân thủ trong hoạt động quản lý hàng hóa XNK 12 1.4.3. Đo lường, đánh giá, xử lý rủi ro trong hoạt động quản lý hàng hóa XNK ........................................................................................................... 13 1.4.4. Quản lý danh mục hàng hóa rủi ro ................................................... 16 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến QTRR đối với hoạt động quản lý hàng hóa XNK .......................................................................................................... 19 1.5.1. Các yếu tố bên ngoài ........................................................................ 19 1.5.2. Các nhân tố bên trong ...................................................................... 21 1.6. Tiêu chí QTRR trong hoạt động quản lý hàng hóa XNK .................... 22 1.7. Quy trình QTRR trong hoạt động quản lý hàng hóa XNK tại Việt Nam .................................................................................................................. 25 Kết luận chương 1 ...................................................................................................29 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI............................................................................................................30 2.1. Khái quát về Cục Hải quan Thành phố Hà Nội ................................. 30 iii
- 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................... 30 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ ........................................................................ 31 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan Thành phố Hà Nội ....................... 32 2.1.4. Một số kết quả đã đạt được .............................................................. 35 2.2. Thực trạng QTRR trong hoạt động quản lý hàng hóa XNK tại Cục Hải quan TP. Hà Nội giai đoạn 2015-2020 ...................................................... 37 2.2.1. Quy trình thủ tục và bộ máy QTRR ................................................... 37 2.2.2. Đo lường, đánh giá tuân thủ trong hoạt động nghiệp vụ hải quan ..... 42 2.2.3. Đo lường, đánh giá rủi ro trong hoạt động quản lý hàng hóa XNK ... 45 2.3. Đánh giá chung .................................................................................. 61 2.3.1. Những thành tựu đạt được ................................................................ 61 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế ..................................................................... 62 2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại ................................................................... 64 Kết luận chương 2 ...................................................................................................66 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..............................................................................67 3.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến QTRR đối với hoạt động quản lý hàng hóa XNK tại Cục Hải quan Thành phố Hà Nội trong thời gian tới ........... 67 3.1.1. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế .................................................... 67 3.1.2. Tình hình kinh tế trong nước ............................................................ 68 3.1.3. Bối cảnh và xu thế phát triển của ngành hải quan ............................. 70 3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện QTRR đối với hoạt động quản lý hàng hóa XNK tại Cục Hải quan Thành phố Hà Nội......................................... 72 3.2.1. Nhóm giải pháp về pháp lý – thể chế ................................................ 72 3.2.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật nghiệp vụ QTRR .................................... 74 3.2.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ công tác QTRR .............................................. 78 3.2.4. Nhóm giải pháp về nhân sự .............................................................. 83 3.3. Một số kiến nghị ................................................................................. 88 3.3.1. Kiến nghị với Quốc hội ..................................................................... 88 3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ ................................................................... 88 3.3.3. Kiến nghị với Bộ Tài chính và TCHQ ............................................... 89 Kết luận chương 3 ...................................................................................................90 iv
- KẾT LUẬN ..............................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................93 v
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ Tiếng Anh Tiếng Việt ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Nations Đông Nam Á CBCC Cán bộ công chức HĐLĐ Hợp đồng lao động HQĐT Hải quan điện tử HQHN Hải quan Hà Nội NĐ Nghị định NSNN Ngân sách nhà nước QTRR Quản trị rủi ro TCHQ Tổng Cục Hải quan TP Thành phố TPP Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TTHQ Thủ tục hải quan TTHQĐT Thủ tục hải quan điện tử XNC Xuất nhập cảnh XNK Xuất nhập khẩu WCO World Customs Organization Cẩm nang về quản lý rủi ro của Tổ chức Hải quan Thế giới vi
- DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG HÌNH Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan TP. Hà Nội ........................................33 Hình 2.2: Bộ máy QTRR tại Cục Hải quan TP. Hà Nội ...........................................39 Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức phòng Quản lý rủi ro .........................................................44 Hình 2.4: Sơ đồ các bước xác định rủi ro của một lô hàng XNK tại Cục Hải quan TP. Hà Nội ................................................................................................................54 BẢNG Bảng 2.1: Tình hình nhân sự của Cục Hải quan TP. Hà Nội tính đến ngày 31/12/2020.................................................................................................................34 Bảng 2.2: Kim ngạch XNK hàng hóa và nộp NSNN của Cục Hải quan TP. Hà Nội giai đoạn 2015-2020 .................................................................................................35 Bảng 2.3: Phân luồng hàng hóa XNK tại Cục Hải quan TP. Hà Nội giai đoạn 2015- 2020 .......................................................................................................................... 45 Bảng 2.4: Tình hình phát hiện vi phạm pháp luật Hải quan tại Cục Hải quan TP. Hà Nội giai đoạn 2015-2020.....................................................................................45 Bảng 2.5: Kết quả xây dựng tiêu chí rủi ro và tiêu chí kiểm tra qua máy soi ..........50 Bảng 2.6: Phân tích cấp độ rủi ro ............................................................................52 Bảng 2.7: Mức độ và khả năng xảy ra rủi ro ............................................................52 Bảng 2.8: Mức độ và kết quả của rủi ro ...................................................................53 vii
- TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2015-2020 căn cứ trên cơ sở lý luận về quản trị rủi ro, cùng với hệ thống thông tin, số liệu thực tế được thu thập từ các báo cáo tại các đơn vị có liên quan. Những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản trị rủi ro cũng đã được chỉ ra cùng với những luận giải về nguyên nhân (chủ quan, khách quan) dẫn đến những điểm yếu trong công tác quản trị rủi ro. Trong những năm vừa qua, Cục Hải quan TP. Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong quản trị rủi ro đối với hoạt động quản lý hàng hóa XNK và đạt những thành tích nhất định. Điển hình là công tác phân tích và đánh giá rủi ro đã đạt được những kết quả khả quan. Điều này thể hiện bởi kết quả phân luồng, chuyển luồng tờ khai hàng năm bám rất sát với những tiêu chí rủi ro, cũng như những quy định của cơ quan Hải quan. Ngoài ra, công tác xử lý rủi ro đã đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng; thu bổ sung một lượng tương đối lớn cho ngân sách nhà nước từ hoạt động XNK hàng hóa qua Cục HQHN. Từ việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, luận văn đề xuất được những phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác QTRR tại Cục Hải quan TP. Hà Nội định hướng đến năm 2025. viii
- ix
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời gian qua, công tác quản trị rủi ro (QTRR) của ngành hải quan được chú trọng, mở rộng về phạm vi và chuyên sâu về nội dung, kỹ thuật nghiệp vụ trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan, đặc biệt là việc áp dụng QTRR trong thực hiện thủ tục hải quan (TTHQ) đối với hàng hoá xuất nhập khẩu (XNK); tạo nền tảng quan trọng cho sự đột phá trong cải cách, điện tử hóa, tự động hóa thủ tục hải quan nói riêng cũng như công tác quản lý của ngành hải quan nói chung. Hoạt động quản trị rủi ro cho phép cơ quan hải quan tập trung nguồn kiểm tra, kiểm soát đối tượng có mức rủi ro cao, tránh thất thu cho ngân sách nhà nước, nhờ đó vừa tạo điều kiện cho hàng hóa thông quan nhanh, vừa thực thi được chức năng kiểm soát hiệu quả của Nhà nước, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển. Đồng thời, QTRR giúp nhận diện những doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật cũng như những doanh nghiệp thường xuyên vi phạm pháp luật để từ đó có những biện pháp tạo thuận lợi hoặc tăng cường kiểm tra đối với từng đỗi tượng doanh nghiệp. QTRR vào công tác nghiệp vụ đã được Tổng cục Hải quan Việt Nam bắt đầu áp dụng, đặc biệt là từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, khi Luật Hải quan sửa đổi có hiệu lực. Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) đã được triển khai tại 100% đơn vị hải quan trên toàn quốc, với 100% quy trình thủ tục được tự động hóa và trên 99% doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức điện tử. Những năm qua, Cục Hải quan thành phố (TP.) Hà Nội đã tập trung đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Một trong những nội dung cải cách đó là áp dụng phương thức quản lý rủi ro vào quá trình quản lý hàng hóa XNK. Mặc dù QTRR được đánh giá là “chìa khóa” của sự thành công trong hoạt động của cơ quan hải quan hiện đại, trong quá trình triển khai QTRR, ngành hải quan còn bộc lộ những hạn chế, bất cập; cụ thể như các quy định về QTRR đang được quy định tại nhiều văn bản; một số hoạt động nghiệp vụ hải quan chưa áp dụng QTRR; hạn chế về chất lượng đánh giá và quản lý doanh nghiệp tuân thủ dẫn đến việc áp dụng kết quả đánh giá tuân thủ trong quản lý hải quan còn mờ nhạt, 1
- chưa đáp ứng được các yêu cầu tạo thuận lợi trong hoạt động XNK. Thực tế cho thấy, công tác QTRR tại Cục Hải quan thành phố vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế cần được khắc phục và hoàn thiện. Mặc dù QTRR là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với hoạt động của ngành hiện nay nhưng công tác này vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức và việc tiến hành còn thiếu đồng bộ, nhất quán ở các khâu nghiệp vụ. Do đó, hiệu quả công tác QTRR còn chưa cao, chưa thỏa mãn được yêu cầu đặt ra. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn “QTRR trong hoạt động quản lý hàng hóa XNK tại Cục Hải quan TP. Hà Nội: Thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn Thạc sỹ với mục tiêu tìm kiếm những giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác QTRR tại Cục Hải quan TP. Hà Nội trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới Tình hình nghiên cứu trên thế giới Việc khảo sát các tài liệu nghiên cứu liên quan đến vấn đề QTRR nói chung cho thấy đã có một số tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học về QTRR ở nước ngoài, có thể kể đến như: World Bank (2005) đã biên soạn cuốn “Sổ tay Hiện đại hoá Hải quan” nhằm tổng hợp các nguyên tắc cơ bản về quản lý rủi ro và xác định các phương pháp thiết thực để đưa lý thuyết vào thực tế. Cuốn sổ tay cũng nhấn mạnh hai mục tiêu chính của QTRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, đó là tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và mục tiêu kiểm soát. David Widdowson (2005) với nghiên cứu “QTRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan” đã tổng hợp những nguyên tắc quản trị rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan và đề xuất những cách thức để áp dụng những nguyên tắc này vào thực tế. Drobot Elena - Klevleeva Aziza (2016) với đề tài “QTRR trong Hải quan” đã chỉ ra cấu trúc của hệ thống quản trị rủi ro, đánh giá hiệu quả của công tác QTRR 2
- tại các cơ quan hải quan trên thế giới, đồng thời phân tích những lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản trị rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Anouche Mohamed - Younes Boumaaz (2019) với nghiên cứu “Quản trị rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan tại các nước đang phát triển” đã chỉ ra những vấn đề gặp phải trong công tác quản trị rủi ro của ngành hải quan tại các nước đang phát triển và giới thiệu các công cụ phân tích dự báo để tạo ra dữ liệu lớn (Big data) nhằm góp phần hỗ trợ công tác quản trị rủi ro trong lĩnh vực hải quan. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu và tài liệu nêu trên chủ yếu đề cập đến phương pháp tiếp cận và nguyên lý chung về QTRR. Ngoài ra, cơ quan hải quan các nước đều cố gắng xây dựng và áp dụng một phương pháp QTRR phù hợp với tính chất đặc thù và thực tiễn của quốc gia mình. Tình hình nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam đã có những nghiên cứu về vấn đề QTRR trong hoạt động của ngành hải quan nói chung, trong hoạt động quản lý hàng hóa XNK của Cục Hải quan nói riêng, có thể kể đến như: Nguyễn Thị Phương Huyền (2008) với nghiên cứu “QTRR trong kiểm tra Hải quan: những vấn đề cơ bản”, trong tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán đã nêu ra lợi ích của việc QTRR trong kiểm tra Hải quan như phân bố nguồn nhân lực hiệu quả hơn, tăng nguồn thu ngân sách, nâng cao tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp…Để áp dụng kỹ thuật QTRR, các cơ quan Hải quan cần tập trung đến một số vấn đề như: nâng cao nhận thức của cán bộ Hải quan, đảm bảo cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, rà soát và điều chỉnh hệ thống pháp luật về Hải quan để phản ánh được bản chất của QTRR, thành lập các đơn vị chuyên trách về QTRR. Nguyễn Văn Chớp (2009) với đề tài “Phương pháp QTRR vào hoạt động của ngành Hải quan Việt Nam” đã hệ thống những vấn đề lý luận về QTRR trong lĩnh vực Hải quan. Tác giả Nguyễn Văn Chớp đã phân tích thực trạng QTRR của Hải quan Việt Nam, nêu bật được quá trình phát triển cũng như những kết quả đạt được và những tồn tại của việc thực hiện QTRR trong lĩnh vực Hải quan Việt Nam, từ đó, 3
- đưa ra hệ thống giải pháp tăng cường QTRR nhằm nâng cao hiệu quả công tác của Hải quan Việt Nam. Quách Đăng Hòa – Nguyễn Thị Vân Anh (2009) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu, xây dựng khung tiêu chuẩn QTRR của Hải quan Việt Nam” nhằm nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro của ngành hải quan Việt Nam, đưa ra một khung tiêu chuẩn quản lý rủi ro của Việt Nam trong tương quan so sánh với một số nước trên thế giới, đồng thời kiến nghị các giải pháp với Chính phủ, Bộ Tài chính và ngành hải quan Việt Nam trong thời gian tới. Vũ Ngọc Anh (2010) với nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả áp dụng QTRR trong lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan” đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan, nêu bật được những kết quả đạt được và những tồn tại của hệ thống quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan đồng thời đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan. Nguyễn Thị Hồng Xiêm (2011) trong nghiên cứu “Áp dụng QTRR vào quy trình TTHQ đối với hàng hóa XNK” đã làm rõ sự cần thiết khách quan trong việc áp dụng QTRR đối với hàng hóa XNK đồng thời đánh giá thực trạng áp dụng QTRR đối với hàng hóa XNK ở Việt Nam, từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ sở khoa học, thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng QTRR vào quy trình TTHQ đối với hàng hóa XNK ở nước ta. Trần Thị Bảo Quế (2016) với nghiên cứu “QTRR trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế” đã phân tích cụ thể QTRR trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam từ góc nhìn các doanh nghiệp. Đây là đề tài mang tính thực tiễn rất cao, có thể áp dụng thiết thực vào những nghiệp vụ QTRR hải quan nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác QTRR trong hoạt động hải quan đã được thể hiện thông qua hầu hết các nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đề cập đến một vài khía cạnh mang tính khởi đầu của việc áp dụng QTRR trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan, mà chưa có các nghiên cứu đi 4
- sâu vào phân tích thực trạng và vấn đề hoàn thiện QTRR đối với hàng hóa XNK của Việt Nam, đặc biệt là tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội. Quá trình toàn cầu hóa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đòi hỏi cần phải liên tục cập nhật các phương pháp QTRR hiện đại để phù hợp với tình hình thực tế. Vì vậy, đề tài “QTRR trong hoạt động quản lý hàng hóa XNK tại Cục Hải quan TP. Hà Nội: Thực trạng và giải pháp” ra đời nhằm đánh giá thực trạng áp dụng QTRR vào quy trình TTHQ đối với hàng hóa XNK tại Cục Hải quan TP. Hà Nội để từ đó đóng góp tích cực cho việc phát triển lý luận và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng QTRR đối với hàng hóa XNK tại Việt Nam. Có thể thấy, có khá nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã viết về đề tài QTRR nói chung và QTRR tại cơ quan hải quan nói riêng. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nói về thực trạng QTRR tại Cục Hải quan TP. Hà Nội. Vì vậy, đề tài có tính kế thừa về mặt lý luận nhưng không trùng lặp. 3. Mục tiêu nghiên cứu Từ việc nghiên cứu thực trạng QTRR (quy trình QTRR, các nội dung QTRR, và kết quả QTRR) đối với hàng hóa XNK của Cục Hải quan TP. Hà Nội trong giai đoạn 2015-2020 để chỉ ra những ưu nhược điểm của hoạt động này, luận văn hướng tới đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QTRR đối với hàng hóa XNK tại Cục Hải quan TP. Hà Nội. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là QTRR trong hoạt động quản lý hàng hóa XNK. * Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Luận văn giới hạn ở việc nghiên cứu công tác QTRR đối với hoạt động quản lý hàng hóa XNK tại Cục Hải quan TP. Hà Nội. - Về thời gian: Luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng QTRR đối với công tác quản lý hàng hóa XNK tại Cục Hải quan TP. Hà Nội từ năm 2015 đến năm 2020, từ đó đề xuất giải pháp cho giai đoạn từ năm 2021-2025. 5
- 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm các phương pháp cụ thể như sau: Phương pháp thống kê: dựa trên cơ sở các tài liệu thu thập từ nguồn thông tin thứ cấp, trong đó chủ yếu là từ báo cáo tổng kết của Cục Hải quan TP. Hà Nội và Phòng Quản lỷ rủi ro; thông tin được chọn lọc từ các tài liệu Luật Hải quan năm 2014; Thông tư số 81/2019/TT-BTC (ngày 15/11/2019) quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; Quyết định số 1773/2013/TT-BTC (ngày 30/07/2013) phê duyệt đề án tăng cường năng lực quản lý rủi ro của ngành Hải quan giai đoạn 2013-2015 tầm nhìn 2020; Thông tư 204/2015/TT-BTC (ngày 21/12/2015) quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế;.... Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê để so sánh, đối chiếu, phân tích nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp. Phương pháp so sánh: Trên cơ sở thu thập nguồn tư liệu, số liệu, tác giả đã dùng các chỉ số để so sánh, đánh giá và kết luận về tình hình quản trị rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TP. Hà Nội giai đoạn 2015-2020. Phương pháp này được tác giả đã sử dụng xuyên suốt trong chương 2 để so sánh số liệu kim ngạch XNK hàng hóa và nộp NSNN, kết quả phân luồng kiểm tra hải quan, tình hình vi phạm pháp luật hải quan, kết quả xây dựng tiêu chí rủi ro và tiêu chí kiểm tra qua máy soi. Phương pháp phân tích – tổng hợp: Trong luận văn của mình, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích trong quá trình tiếp cận với đối tượng nghiên cứu là công tác quản trị rủi ro trong hoạt động quản lý hàng hóa XNK tại Cục Hải quan TP. Hà Nội. Phương pháp phân tích không chỉ được tác giả sử dụng triệt để trong chương 1 khi đề cập đến các vấn đề mang tính lý luận mà còn được tác giả sử dụng trong hầu hết trong các phần còn lại của luận văn. Ngoài ra, trên cơ sở các thông tin, số liệu về quản trị rủi ro đối với hoạt động quản lý hàng hóa XNK tại Cục Hải quan TP. Hà Nội đã thu thập được, tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa, xử lý thể hiện thành 6
- các bảng, sơ đồ để so sánh, phân tích, từ đó rút ra các nhận xét về thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro đối với hàng hóa XNK tại Cục Hải quan TP. Hà Nội. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về QTRR trong hoạt động quản lý hàng hóa XNK tại cơ quan hải quan Chương 2: Thực trạng QTRR đối với hàng hóa XNK tại Cục Hải quan TP. Hà Nội Chương 3: Giải pháp hoàn thiện QTRR đối với hoạt động quản lý hàng hóa XNK tại Cục Hải quan TP. Hà Nội 7
- CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CƠ QUAN HẢI QUAN 1.1. Khái niệm về rủi ro và rủi ro trong hoạt động quản lý hàng hóa XNK Từ thời cổ đại, khi các thương nhân người Ý buôn bán hàng hải, thuật ngữ “rủi ro” đã được sử dụng mang ý nghĩa sự bất trắc có thể gặp phải trên biển dẫn tới những thiệt hại trong vận chuyển hàng hóa ở trên biển. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng rủi ro và những hành động của con người có quan hệ mật thiết với nhau, chính vì vậy, con người có thể kiểm soát được nó. Những kết quả nghiên cứu này đã được vận dụng vào lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và sau này được phát triển ra nhiều lĩnh vực khác như kinh doanh, ngân hàng, quản lý… Ngày nay, các cơ quan nhà nước như: cơ quan hải quan, thuế, ngân hàng… cũng như các khu vực kinh tế tư nhân đều đã áp dụng những phương pháp QTRR vào trong lĩnh vực quản lý, giúp cho việc nghiên cứu phương pháp QTRR thực sự đã trở thành một bộ môn khoa học ứng dụng. Định nghĩa về rủi ro rất đa dạng và cho đến nay vẫn chưa có được sự thống nhất trong việc định nghĩa rủi ro, tuy nhiên định nghĩa về rủi ro có thể được phân chia thành hai nhóm trường phái: quan điểm truyền thống và hiện đại. Theo quan điểm truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm, là điều không lành, bất ngờ xảy đến, là những bất trắc ngoài ý muốn. Như vậy, quan điểm này cho rằng rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Theo trường phái hiện đại, rủi ro lại được xem là sự bất trắc có thể đo lường được, nó mang cả tính tích cực và tính tiêu cực vì rủi ro có thể mang đến những tổn thất, mất mát nhưng cũng có thể đem lại những lợi ích, cơ hội nhất định. Do đó, nếu hiểu được rủi ro thì người ta có thể tìm được những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực cũng như có thể đón nhận những cơ hội, lợi ích tích cực mà nó đem lại. Theo từ điển Tiếng Việt, “rủi ro” có thể được hiểu là điều không tốt lành, tai họa bất ngờ xảy đến cho con người (Từ điển Tiếng Việt, NXB Trung tâm từ điển học 8
- Hà Nội, 1995). Rủi ro có thể được hiểu là sự kiện không may xảy ra luôn gắn liền với hoạt động và môi trường sống của con người. Nhằm thống nhất và làm cơ sở cho hải quan các nước xây dựng khái niệm phù hợp, Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) vào năm 2013 đã đưa ra định nghĩa thống nhất về rủi ro như sau: “Rủi ro là nguy cơ tiềm ẩn đối với việc không tuân thủ pháp luật hải quan”. Theo định nghĩa này, rủi ro trong lĩnh vực hải quan có điểm khác biệt so với rủi ro thông thường ở sự không tuân thủ pháp luật hải quan; trong đó, “pháp luật hải quan” là khách thể bị xâm hại do tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi gây ra những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất trong lĩnh vực hải quan. Pháp luật hải quan bao gồm hệ thống những cam kết, chuẩn mực quốc tế mà nước đó kí kết và tham gia như công ước KYOTO 1973, các văn bản hướng dẫn của WCO, hay khung tiêu chuẩn an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu (SAFE)…. cùng với hệ thống luật pháp trong nước như Luật Hải quan, Luật của các bộ, ngành có liên quan, hoặc các văn bản dưới luật khác liên quan đến các đối tượng chịu kiểm soát, kiểm tra Hải quan. Định nghĩa trên của WCO đã trở thành nguồn tham khảo của nhiều nước trong đó có Việt Nam. Theo điều 2 Quyết định 48/2008/QĐ-BTC ngày 4/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (BTC) thì: “rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là nguy cơ tiềm ẩn việc không tuân thủ pháp luật về hải quan trong thực hiện XNK, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải”. 1.2. Khái niệm về hoạt động XNK * Khái niệm về hoạt động XNK Theo luật Thương mại (2005), xuất khẩu hàng hóa “là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”. Xuất khẩu mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ quan trọng, góp phần đáng kể trong việc cải thiện cán cân ngoại thương và cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, đẩy mạnh nhập khẩu, phát huy được lợi thế so sánh, là một tiền đề quan trọng giúp chuyển dịch về chất từ cơ cấu nông - công nghiệp sang cơ cấu công - nông nghiệp… đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập vào sự phát triển chung của kinh tế khu vực và thế giới. 9
- Theo luật Thương mại (2005), nhập khẩu hàng hóa “là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”. Nhập khẩu làm cho thị trường trong nước dồi dào, phong phú hơn, giải quyết được tình trạng khan hiếm hàng hoá trên thị trường, điều hoà quan hệ cung cầu tạo môi trường cạnh tranh, kích thích người sản xuất trong nước phải cải tiến, hoàn thiện chất lượng mẫu mã bao bì của sản phẩm đáp ứng được nhu cầu cao của người tiêu dùng… Như vậy, XNK hàng hoá là hoạt động buôn bán hàng hoá ở phạm vi quốc tế, bao gồm nhiều khâu, từ nghiên cứu tiếp cận thị trường trong và ngoài nước để lựa chọn được mặt hàng XNK, đối tác kinh doanh sau đó tiến hành giao dịch ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng, cuối cùng là hoàn thành các thủ tục thanh toán và thanh lý hợp đồng. 1.3. Khái niệm về QTRR trong quản lý hàng hóa XNK tại cơ quan hải quan Theo Quyết định 48/2008/QĐ-BTC, QTRR là việc “áp dụng có hệ thống các biện pháp, quy trình nghiệp vụ và thông lệ nhằm giúp cơ quan Hải quan bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để tập trung quản lý có hiệu quả đối với các lĩnh vực, đối tượng được xác định là rủi ro”. Như vậy, có thể hiểu QTRR trong hoạt động quản lý hàng hóa XNK là việc đưa ra những đánh giá, những dự báo về khả năng các hoạt động XNK không tuân thủ pháp luật hải quan để từ đó có các biện pháp cần thiết nhằm kiểm soát và giảm thiểu sự không tuân thủ đó. Theo tổ chức Hải quan thế giới WCO, QTRR được hiểu là “việc áp dụng có hệ thống các thủ tục quản lý và thông lệ mang đến cho Hải quan những thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề vận chuyển hàng hoá hoặc lô hàng đặt ra vấn đề rủi ro”. Có thể thấy rằng, QTRR là một phương pháp quản lý có tính hệ thống, logic và đồng bộ giữa các hoạt động nghiệp vụ trên cơ sở nền thảng của việc xác định, phân tích, đánh giá rủi ro, để bố trí nguồn lực một cách hợp lý trong việc xử lý các rủi ro. Khi áp dụng quản lý rủi ro như một nguyên lý quản lý thì có thể giúp cho Hải quan không chỉ thực hiện trách nhiệm của mình một cách hiệu quả mà còn giúp cho cơ quan Hải quan tổ chức và triển khai nguồn lực theo hướng cải thiện toàn bộ hoạt động của mình. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 443 | 118
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 373 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 273 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 280 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 300 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 311 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 267 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 281 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 242 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 188 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 243 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 171 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 210 | 30
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 145 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 165 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 158 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn