intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

43
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro lãi suất, từ đó ngân hàng có những phản ứng và điều chỉnh hoạt động của mình trước sự biến động của lãi suất nhằm hạn chế tới mức tối đa nhất mọi ảnh hưởng xấu của biến động lãi suất đến thu nhập ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM  PHẠM THỊ NGỌC C TRÂN HẠN N CH CHẾ RỦI RO LÃI SUẤ ẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI M CỔ PHẦN ĐÔNG Á LU LUẬN VĂN THẠC SĨĨ KINH TẾ T TP Hồ Chí Minh- Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM  PHẠM THỊ NGỌC TRÂN HẠN N CH CHẾ RỦI RO LÃI SUẤ ẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI M CỔ PHẦN ĐÔNG Á Chuyên ngành: TÀI CHÍNH CHÍNH-NGÂN NGÂN HÀNG Mã số : 60340201 LU LUẬN VĂN THẠC SĨĨ KINH TẾ T NGƯỜI HƯỚNG DẪN N KHOA HỌC: H PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG TP Hồ Chí Minh- Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tác giả Phạm Thị Ngọc Trân
  4. MỤC LỤC  trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Lời mở đầu .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................................................................4 1.1. Những vấn đề chung về rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng:....................................................................................................................4 1.1.1. Lãi suất và rủi ro lãi suất: .....................................................................4 1.1.1.1. Lãi suất:..........................................................................................4 1.1.1.2. Rủi ro lãi suất:................................................................................4 1.1.2. Phân loại rủi ro lãi suất: .......................................................................5 1.1.2.1. Rủi ro tái định giá (Repricing risk):...............................................5 1.1.2.2. Rủi ro tái đầu tư (re-investment risk): ...........................................6 1.1.2.3. Rủi ro mất cân đối (Mismatch or Gap risk):..................................6 1.1.2.4. Rủi ro cơ bản (Basic risk): .............................................................6 1.1.2.5. Rủi ro quyền lựa chọn (Option Risk): ...........................................6 1.1.3. Các nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất:................................................7 1.1.3.1. Sự không phù hợp (sự không cân xứng) về kỳ hạn giữa tài sản (tài sản có) và nguồn vốn (tài sản nợ): .........................................................................7 1.1.3.2.Tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế:.9
  5. 1.1.3.3. Do không có sự phù hợp về khối lượng hoặc thời hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay: ......................................................................................9 1.1.3.4. Sự thay đổi của lãi suất thị trường không đúng như dự kiến của ngân hàng: ..............................................................................................................9 1.1.4. Nhận biết và đo lường rủi ro lãi suất:.................................................10 1.1.5. Tác động của rủi ro lãi suất đến hoạt động kinh doanh của NH: .......10 1.2. Quản trị rủi ro lãi suất:..............................................................................11 1.2.1. Khái niệm: .............................................................................................11 1.2.2. Quy trình quản trị rủi ro lãi suất: ...........................................................11 1.2.3. Mục tiêu của việc quản trị rủi ro lãi suất: ..............................................13 1.2.3.1. Quản trị tài sản nợ: ..........................................................................14 Thành phần tài sản nợ: ..............................................................................14 Mục đích quản trị tài sản nợ: ....................................................................17 Nguyên tắc quản trị tài sản nợ: .................................................................17 Phương pháp quản trị tài sản nợ: ..............................................................17 1.2.3.2. Quản trị Tài sản có: .........................................................................18 Thành phần Tài sản có: .............................................................................18 Nguyên tắc quản trị Tài sản có: ................................................................20 Phương pháp Quản trị Tài sản có: ............................................................20 1.2.3.3. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến việc quản trị rủi ro lãi suất: ...........21 Phân tích tài sản và nợ nhạy cảm lãi sất:......................................................22 Hệ số chênh lệch lãi thuần (NIM): ...............................................................23 1.2.3.4. Các mô hình đo lường rủi ro lãi suất: .................................................25 Mô hình định giá lại: ....................................................................................25 Mô hình kỳ hạn đến hạn (Maturity Model):.................................................30 Mô hình thời lượng (Duration Model): ........................................................32 Kết luận chương 1 ...................................................................................... 35
  6. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI ROLÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á .............................................................................................36 2.1. Giới thiệu tổng quan về NHTMCP Đông Á:............................................36 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: ...........................................................36 2.1.2. Mạng lưới hoạt động: ............................................................................37 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh:..............................................................38 2.2. Diễn biến lãi suất thị trường từ năm 2010 đến 2012 và 6 tháng 2013: ....39 2.2.1. Diễn biến lãi suất năm 2010:..............................................................39 2.2.2. Diễn biến lãi suất năm 2011:..............................................................39 2.2.3. Diễn biến lãi suất năm 2012:..............................................................42 2.2.4. Diễn biến lãi suất năm 2013:..............................................................45 2.3. Phân tích quản trị rủi ro lãi suất tại NHTMCP Đông Á: ..........................47 2.3.1. Diễn biến tình lãi suất huy động vốn và cho vay tại NHTMCP Đông Á năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013: .........................................................47 2.3.2.2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ALCO: ...................................53 2.3.3. Phân tích tài sản và nợ nhạy cảm với sự biến động của lãi suất, phân tích NIM tại NHTMCP Đông Á năm 2010-2012: ..................................................56 2.3.3.1. Phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất (phân tích trạng thái nhạy cảm lãi suất) qua 3 năm 2010-2012:............................................................................56 2.3.3.2. Phân tích chất lượng dư nợ cho vay 2010-2012: .........................59 2.3.3.3. Phân tích cụ thể tài sản và nợ theo rủi ro lãi suất từng năm: .......59 2.3.3.4. Những kết quả đạt được từ việc quản trị RRLS tại NHTMCP Đông Á từ năm 2010-2012 và 6 tháng đầu 2013:...............................................65 2.3.3.5. Nguyên nhân tồn tại trong công tác QTRRLS tại DAB .............. 68 2.3.3.6. Hạn chế trong công tác quản trị RRLS tại DAB.......................... 69 Kết luận chương 2.................................................................................... 71
  7. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHTMCP ĐÔNG Á: .......................................................................................................................72 3.1. Giải pháp riêng: ........................................................................................72 3.1.1. Các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất: .........................................72 3.1.1.1. Hợp đồng lãi suất kỳ hạn (Forward rate agreement) ...................73 3.1.1.2. Hợp đồng lãi suất tương lai: ........................................................74 3.1.1.3. Hợp đồng hoán đổi lãi suất (interest rate swaps).........................75 3.1.1.4. Hợp đồng quyền chọn lãi suất: ....................................................77 3.1.2. Quản trị rủi ro lãi suất theo cơ chế quản lý vốn tập trung:.................79 3.1.3. Giải pháp tránh rủi ro lãi suất trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng: ........................................................................................................................82 3.1.4. Giải pháp tránh rủi ro lãi suất trong hoạt động cho vay của ngân hàng: .................................................................................................................................83 3.1.5. Xây dựng chiến lược quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất hợp lý: ........84 3.1.6. Hoàn thiện quy trình quản lý RRLS ................................................. 85 3.2. Giải pháp hỗ trợ: .....................................................................................866 3.2.1. Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà Nước:..............................................866 3.2.1.1. Hoàn thiện các văn bản pháp lý về việc đo lường và quản lý rủi ro lãi suất: .................................................................................................................86 3.2.1.2. Phát huy vai trò của Hiệp hội Ngân hàng trong việc ổn đinh lãi suất trên thị trường:..............................................................................................87 3.2.2. Tuân thủ nguyên tắc quản trị rủi ro lãi suất theo tiêu chuẩn Basel II: .................................................................................................................................88 Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 90 Kết luận.................................................................................................................... 91 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT  NH : Ngân hàng NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHNN : Ngân hàng nhà nước NNL : Nợ nhạy lãi RRLS : Rủi ro lãi suất TCTD : Tổ chức tín dụng TSC : Tài sản có TSN : Tài sản nợ TSNL : Tài sản nhạy lãi
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU  Trang Bảng 2.1: Bảng thống kê mức lãi suất cho vay và huy động khách hàng thời điểm cuối những năm 2010-2012, và 6 tháng đầu 2013 ......................... 49 Bảng 2.2: Phân tích chất lượng nợ vay từ năm 2010-2012 ............................ 51 Bảng 2.3: Dự phòng rủi ro tín dụng 2010-2012.............................................. 52 Bảng 2.4: Phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất (phân tích trạng thái nhạy cảm lãi suất) qua 3 năm 2010-2012 ................................................................ 57 Bảng 2.5: Phân tích chất lượng dư nợ cho vay 2010-2012 theo kết cấu phân loại nợ ................................................................................................... 59 Bảng 2.6: Phân tích tài sản và nơ theo rủi ro lãi suất đã quy đổi sang VNĐ năm 2011 ............................................................................................... 61 Bảng 2.7: Phân tích tài sản và nợ của ngân hàng theo rủi ro thanh khoản năm 2011 ........................................................................................................ 62 Bảng 2.8: Phân tích tài sản và nơ theo rủi ro lãi suất đã quy đổi sang VNĐ năm 2012 ......................................................................................................... 63 Bảng 2.9: Phân tích tài sản và nợ của ngân hàng theo rủi ro thanh khoản năm 2012 ......................................................................................................... 64 Biểu đồ 2.1: Diễn biến tình hình lãi suất huy động từ năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại NHTMCP Đông Á............................................ 47 Biểu đồ 2.2: Diễn biến tình hình lãi suất huy động từ 11/01/2013 đến 28/06/2013 tại NHTMCP Đông Á .......................................................... 48 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ lãi suất cho vay và huy động thời điểm cuối 2010-2012 và đến 06/08/2013 ........................................................................................... 49
  10. 1 LỜI MỞ ĐẦU  1. Đặt vấn đề: Trước tình hình diễn biến kinh tế phức tạp từ năm 2010 trở lại đây như tình hình lạm phát, suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường bất động sản đóng băng, nợ xấu ngân hàng cao, nên hoạt động tài chính ngày càng trở nên phức tạp, để tồn tại và phát triển đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải nâng cao năng lực quản trị mà quản trị rủi ro lãi suất là cần thiết và quan trọng. Trước thực trạng đó, NHNN đưa ra hàng loạt chính sách tiền tệ để điều hành nền kinh tế, như sáp nhập hệ thống ngân hàng yếu kém, kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng và ổn định tỷ giá, và trong đó chính sách điều hành lãi suất luôn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ảnh hưởng của rủi ro lãi suất trở nên là vấn đề đáng chú ý và có ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, từ đó yêu cầu ngân hàng phải có những biện pháp để hạn chế rủi ro lãi suất đến hoạt động kinh doanh của mình. Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á là một trong số NHTMCP tại Việt Nam, để tồn tại và phát triển thì việc hạn chế rủi ro lãi suất là hết sức quan trọng và có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chính mình. Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài: “Hạn chế rủi ro lãi suất tại NHTMCP Đông Á” để phân tích và nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro lãi suất, từ đó ngân hàng có những phản ứng và điều chỉnh hoạt động của mình trước sự biến động của lãi suất nhằm hạn chế tới mức tối đa nhất mọi ảnh hưởng xấu của biến động lãi suất đến thu nhập ngân hàng. Từ đó, đưa ra những giải pháp để hạn chế rủi ro lãi suất nhằm giảm mức thấp nhất ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động của ngân hàng.
  11. 2 3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: hạn chế ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Phạm vi nghiên cứu: Việc thực hiện nghiên cứu, thu thập số liệu, thông tin cho đề tài chủ yếu tại NHTMCP Đông Á từ năm 2010 đến 2012, số liệu thu thập đến tháng 6 năm 2013. Phân tích tài sản và nợ nhạy cảm với sự biến động của lãi suất thông qua phân tích hệ số chênh lệch lãi thuần. Phương pháp nghiên cứu: định tính, so sánh, tổng hợp, đối chiếu, phân tích, đánh giá số liệu cụ thể: thông qua báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, diễn biến lãi suất thông qua lãi suất công bố của NHNN, của ngân hàng Đông Á để tìm hiểu về tình hình tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất, nhận biết, đo lường, quản trị rủi ro lãi suất từ năm 2010-2012. 4. Tính thực tiễn của đề tài: Cho đến năm 2013, tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều diễn biến bất lợi, ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính toàn cầu và tình hình kinh tế trong nước đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động ngành tài chính, bài viết nhằm nhận thức đúng đắn về vai trò quản trị rủi ro lãi suất như thế nào trước diễn biến kinh tế nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro từ đó hạn chế được rủi ro lãi suất, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 5. Hạn chế của luận văn: Do vấn đề quản trị rủi ro lãi suất chưa được sự quan tâm đúng mức và công tác quản lý chỉ được xây dựng một cách khái quát, nên bài viết cũng chưa đưa ra được mô hình quản trị rủi ro nào phù hợp cho hệ thống ngân hàng và bài viết còn nhiều hạn chế cần phải nghiên cứu thêm.
  12. 3 6. Kết cấu của đề tài: Đề tài được chia làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng rủi ro lãi suất tại NHTMCP Đông Á. Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại NHTM Đông Á.
  13. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI  1.1. Những vấn đề chung về rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: 1.1.1. Lãi suất và rủi ro lãi suất: 1.1.1.1. Lãi suất: Lãi suất là giá cả của tín dụng, là giá cả mà người cho vay đặt ra để đánh đổi lấy quyền sử dụng vốn cho vay của họ. Hay lãi suất là tỷ lệ giữa mức phí phải trả trên giá trị khoản vay. Có nhiều loại lãi suất khác nhau nhưng trong phạm vi bài nghiên cứu chỉ đề cập đến hai loại lãi suất đó là lãi suất huy động và lãi suất cho vay: Lãi suất huy động: đây là lãi suất được áp dụng để tính lãi tiền gửi cho khách hàng. Đây là cái giá cho việc huy động vốn từ người gửi tiền. Lãi suất này cao hay thấp phụ thuộc vào thời hạn gửi tiền, khối lượng tiền gửi cũng như những chính sách của NHNN. Lãi suất cho vay: là mức lãi suất được áp dụng để tính lãi tiền vay mà khách hàng phải trả cho ngân hàng khi đi vay vốn. Lãi suất cho vay cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời hạn vay, đối tượng khách hàng, mục đích vay vốn, khối lượng tiền vay, mức độ rủi ro, quy định của NHNN. Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động chính là nguồn thu nhập chính của các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng ở Việt Nam. 1.1.1.2. Rủi ro lãi suất: Theo Timothy W.Koch (Bank Management 1995-University of South Carolina): “rủi ro lãi suất là sự thay đổi tiềm tàng về thu nhập lãi ròng và giá trị thị trường của vốn ngân hàng xuất phát từ sự thay đổi của mức lãi suất”.
  14. 5 Theo Thomas P.Fitch (Dictionary of Banking Terms 1997-Barron’s Eductional Series Inc) thì “rủi ro lãi suất là rủi ro khi thay đổi lãi suất thị trường sẽ dẫn đến tài sản sinh lời giảm giá trị” Như vậy, rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất đến nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng. Ngân hàng là một trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu và thường xuyên của nó là huy động vốn từ các tầng lớp dân cư và các tổ chức khác, sau đó sử dụng nguồn vốn huy động được để cấp tín dụng thu lợi nhuận. Trên nguyên tắc cơ bản của tín dụng là có vay có trả (bao gồm cả gốc và lãi) đúng hạn, ngân hàng phải trả lãi tiền gửi cho khách hàng gửi tiền và tiến hành thu nợ lãi từ khách hàng vay vốn. Chênh lệch giữa lãi cho vay và lãi tiền gửi chính là nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. 1.1.2. Phân loại rủi ro lãi suất: 1.1.2.1. Rủi ro tái định giá (Repricing risk): Mức độ nhạy cảm của tài sản và nợ đối với lãi suất phụ thuộc vào kỳ hạn cho tới ngày định giá gần nhất. Khi đó, lãi suất được thay đổi lại trong thời gian kỳ hạn của hợp đồng hay thỏa thuận tiền gửi. Khi lãi suất thị trường tăng làm giảm giá trị của hầu hết các trái phiếu và các khoản cho vay lãi suất cố định mà ngân hàng nắm giữ. Thời hạn tái định giá là khoảng thời gian còn lại tính đến ngày lãi suất được thay đổi lại. Như vậy, thời hạn tái định giá là khái niệm hoàn toàn khác so với thời gian đáo hạn do thời gian đáo hạn là thời điểm hợp đồng hay thỏa thuận tiền gửi kết thúc. Trong khoảng thời gian đáo hạn có thể có nhiều thời hạn tái định giá. Bởi vậy, với những tài sản và nợ có lãi suất thả nổi, thời gian hợp lý nhất để đánh giá rủi ro lãi suất là thời hạn tái định giá, chứ không phải thời gian còn lại đến khi đáo hạn.
  15. 6 1.1.2.2. Rủi ro tái đầu tư (re-investment risk): Xuất hiện khi lãi suất thị trường hạ khiến ngân hàng phải chấp nhận đầu tư các nguồn vốn của mình vào những tài sản có mức sinh lợi thấp hơn. Một trong những nội dung quan trọng trong quản lý tài sản-nợ là tìm ra phương cách giải quyết hiệu quả nhất đối với hai loại rủi ro trên. 1.1.2.3. Rủi ro mất cân đối (Mismatch or Gap risk): Sự mất cân đối giữa ngày đáo hạn theo hợp đồng của tài sản với lãi suất cố định và công nợ dùng để tài trợ các tài sản đó sẽ tạo ra rủi ro lãi suất. Ví dụ, một tài sản với thời gian đáo hạn là 4 năm được tài trợ bởi nợ đáo hạn trong 3 năm sẽ tạo ra rủi ro lãi suất trong 1 năm còn lại khi cần phải tìm lại nguồn tài trợ thay thế. 1.1.2.4. Rủi ro cơ bản (Basic risk): Rủi ro này phát sinh khi lãi suất của các tài sản và nợ khác nhau có biểu hiện khác nhau cho dù chúng có cùng thời hạn tái định giá. Ví dụ, ngân hàng huy động được một khoản tiền gửi từ một khách hàng. Sau đó, ngân hàng này gửi lại số tiền trên vào tài khoản của mình tại ngân hàng nước ngoài nhằm hưởng chênh lệch lãi suất. Tuy nhiên, ngân hàng có thể sẽ phải chịu rủi ro khi biên độ chênh lệch lãi suất của hai khoản tiền gửi đó thay đổi không đoán trước được. 1.1.2.5. Rủi ro quyền lựa chọn (Option Risk): Là loại rủi ro khi khách hàng có thể sử dụng quyền để tham gia hay chấm dứt hợp đồng với lãi suất cố định. Điều này có thể do việc thực hiện quyền lựa chọn trong hợp đồng hay do khách hành chấm dứt hợp đồng do lãi suất ưu đãi hơn trên thị trường.
  16. 7 1.1.3. Các nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất: 1.1.3.1. Sự không phù hợp (sự không cân xứng) về kỳ hạn giữa tài sản (tài sản có) và nguồn vốn (tài sản nợ): Do sự đa dạng về nhu cầu của khách hàng gửi tiền và vay tiền, khách hàng có những nhu cầu khác nhau khi gửi tiền hoặc vay tiền dẫn đến sự đa dạng về kỳ hạn của các khoản vốn huy động và các khoản cho vay. Ngân hàng thường không quy định khách hàng bắt buộc phải thực hiện cam kết trong kỳ hạn. Chẳng hạn, các khách hàng gửi tiền với thời hạn ban đầu là 1 năm nhưng có thể rút sớm trước thời hạn mà không bị ngân hàng cấm, các khách hàng vay tiền cũng có thể trả nợ trước hạn, và ngược lại có trường hợp được ngân hàng cho gia hạn nợ. Tần số xuất hiện sự vi phạm thỏa thuận về thời hạn của các khách hàng gửi tiền và vay tiền thường không tương xứng với nhau và thực tế này càng làm tăng khả năng mất cân xứng về kỳ hạn của các khoản cho vay và các khoản vốn huy động của ngân hàng. Có 2 trường hợp với kỳ hạn của tài sản và nợ của ngân hàng: Trường hợp 1: Kỳ hạn của tài sản lớn hơn kỳ hạn của nợ: Ngân hàng huy động vốn ngắn hạn để cho vay, đầu tư dài hạn. Rủi ro sẽ thành hiện thực nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo tăng lên trong khi lãi suất cho vay và đầu tư dài hạn không đổi dẫn đến lợi nhuận ngân hàng giảm. Trường hợp 2: Kỳ hạn của tài sản nhỏ hơn kỳ hạn của nợ: Ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn dài để cho vay, đầu tư với kỳ hạn ngắn. Rủi ro sẽ trở thành hiện thực nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo không đổi trong khi lãi suất cho vay và đầu tư giảm xuống. Rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi không đổi trong khi thu nhập lãi giảm nên dẫn đến lợi nhuận ngân hàng giảm.
  17. 8 Chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ được thể hiện qua khe hở nhạy cảm lãi suất (interest rate gap) là nhân tố phản ánh quy mô của rủi ro lãi suất. Các nhà quản lý ngân hàng đã dùng khe hở nhạy cảm lãi suất như là tiêu chí đo mức thay đổi thu nhập của ngân hàng: Khe hở nhạy cảm lãi suất (R)(GAP=Interest rate sensitive gap)= Tài sản nhạy cảm lãi suất – Nguồn nhạy cảm lãi suất Trong đó: Nguồn nhạy cảm lãi suất là những khoản vốn mà lãi suất được điều chỉnh theo điều kiện thị trường bao gồm: tiền gửi hoạt kỳ của khách hàng, tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn thời hạn còn lại ngắn, tiền gửi có lãi suất biến đổi… Tài sản nhạy cảm lãi suất là những tài sản sẽ được định giá lại khi thay đổi lãi suất gồm: các khoản cho vay có lãi suất biến đổi, các khoản cho vay ngắn hạn (cho vay thương mại) với thời hạn ngắn, chứng khoán có thời hạn còn lại ngắn (trái phiếu chính phủ, công ty, xí nghiệp…) Như vậy sẽ có 3 trường hợp xảy ra đối với giá trị của khe hở nhạy cảm lãi suất (R ): R < 0: khe hở lãi suất âm: Khi lãi suất trên thị trường giảm thì chênh lệch lãi suất sẽ tăng lên làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng và ngược lại. R = 0: khe hở cân bằng: Khi đó lãi suất trên thị trường tăng hay giảm sẽ không gây ra ảnh hưởng đến thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng. R > 0: khe hở lãi suất dương: trường hợp tài sản nhạy cảm lớn hơn nguồn nhạy cảm. Nếu lãi suất trên thị trường tăng sẽ gia tăng lợi nhuận và ngược lại. Như vậy RRLS xuất hiện trong hai trường hợp: thứ nhất R>0 và lãi suất trên thị trường giảm, thứ hai R
  18. 9 1.1.3.2. Tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế: Tức vốn của ngân hàng không được bảo toàn sau khi cho vay, lãi suất cho vay danh nghĩa = lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát dự kiến Ví dụ: khi dự kiến lãi suất cho vay 8%= 3% (lãi suất thực) + 5% (tỷ lệ lạm phát dự kiến). Nhưng nếu sau khi cho vay tỷ lệ lạm phát thực tế là 8% thì lãi suất thực ngân hàng được hưởng là 0%. 1.1.3.3. Do không có sự phù hợp về khối lượng hoặc thời hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay: Khối lượng vốn huy động kỳ hạn ngắn được sử dụng phần lớn để cho vay kỳ hạn dài, nếu lãi suất thị trường tăng thì ngân hàng gặp rủi ro chi phí lãi cao từ đó làm giảm lợi nhuận, hoặc khối lượng vốn huy động kỳ hạn dài để cho vay kỳ hạn ngắn, nếu lãi suất thị trường giảm thì sẽ giảm lợi nhuận do có rủi ro lãi thấp hoặc khối lượng vốn quá nhiều không sử dụng hết để cho vay. 1.1.3.4. Sự thay đổi của lãi suất thị trường không đúng như dự kiến của ngân hàng: Trong trường hợp ngân hàng đang duy trì khe hở lãi suất dương, tức ngân hàng dự đoán rằng mức lãi suất trong tương lai sẽ tăng. Nếu lãi suất của tài sản nhạy cảm và nguồn nhạy cảm cùng tăng với cùng một mức độ thì ngân hàng sẽ có lợi. Nếu cả hai yếu tố trên cùng giảm như nhau thì chênh lệch lãi suất sẽ giảm xuống, qua đó làm tổn thất đến thu nhập của ngân hàng. Trường hợp ngân hàng đang duy trì khe hở lãi suất âm- tài sản nhạy cảm nhỏ hơn nguồn nhạy cảm. Ngân hàng dự đoán rằng trong tương lai lãi suất sẽ giảm xuống. Nếu lãi suất tài sản và nguồn nhạy cảm tăng với cùng mức độ, chênh lệch lãi suất của ngân hàng sẽ giảm, làm giảm thu nhập từ lãi suất. Như vậy, sự kết hợp giữa khe hở lãi suất và những thay đổi không mong muốn của lãi suất trên thị trường sẽ gây nên rủi ro lãi suất.
  19. 10 Tất cả các ngân hàng luôn đưa ra những dự báo về lãi suất trong tương lai, nhưng không phải lúc nào nó cũng phản ánh đúng tình hình thực tế. Việc duy trì chênh lệch trạng thái tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm cao sẽ đặc biệt nguy hiểm trong trường hợp dự báo lãi suất thị trường không chuẩn xác. 1.1.4. Nhận biết và đo lường rủi ro lãi suất: Rủi ro lãi suất có thể nhận biết bằng cách cơ bản nhất là xem xét kỳ hạn của tài sản và nợ đồng thời cũng xét mức độ biến động của lãi suất trên thị trường so với lãi suất mà ngân hàng kỳ vọng. Các ngân hàng chủ yếu xem xét tác động của rủi ro lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng mình và tác động chủ yếu vào khía cạnh thu nhập của ngân hàng được quan tâm nhiều nhất là thu nhập lãi thuần (chênh lệch giữa tổng thu nhập lãi và tổng chi phí lãi). 1.1.5. Tác động của rủi ro lãi suất đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng: Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì rủi ro lãi suất có ảnh hưởng lớn đến như RRLS sẽ gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng như mất vốn khi cho vay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị tài sản khiến các ngân hàng thua lỗ, thiệt hại cho những người gửi tiền cũng như ảnh hưởng đến các khách hàng vay tiền, đồng thời làm giảm niềm tin, uy tín của công chúng vào hệ thống ngân hàng, xét tổng quát có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế.
  20. 11 1.2. Quản trị rủi ro lãi suất: 1.2.1. Khái niệm: Quản trị rủi ro lãi suất là hạn chế tối đa ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhất là ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. 1.2.2. Quy trình quản trị rủi ro lãi suất: Quy trình quản trị rủi ro lãi suất là quá trình gắn với việc quản trị tài sản có- tài sản nợ, bao gồm các bước sau: 1.2.2.1. Nhận dạng rủi ro: Là giai đoạn ngân hàng dự đoán sự biến động của lãi suất và nhận biết chiều hướng ảnh hưởng của lãi suất đối với ngân hàng. Rủi ro lãi suất có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, và hệ thống đo lường đa dạng trong cách tiếp cận từng loại rủi ro lãi suất. Trước tiên phòng quản lý rủi ro nên xem xét bản chất và độ phức tạp của các sản phẩm và hoạt động ngân hàng và các tính chất rủi ro của những hoạt động kinh doanh doanh này trước khi nhận dạng các nguồn chính gây nên rủi ro lãi suất và đóng góp có liên quan của mỗi nguồn rủi ro đến hồ sơ rủi ro lãi suất chung của ngân hàng. Lập hệ thống đo lường rủi ro lãi suất có khả năng nhận biết tất cả các nguồn rủi ro lãi suất cũng như đánh giá được tác động của biến động lãi suất đối với phạm vi hoạt động của ngân hàng, nhận diện và lượng hóa những nguồn chính gây nên rủi ro cho ngân hàng. 1.2.2.2.Đo lường rủi ro: Ngân hàng cần thiết phải có các hệ thống đo lường rủi ro lãi suất có khả năng nhận biết tất cả các nguồn rủi ro lãi suất cũng như đánh giá được tác động của biến động lãi suất đối với phạm vi hoạt động của ngân hàng. Phòng quản lý rủi ro và ban điều hành ngân hàng phải hiểu rõ và nắm vững các giả định trong các hệ thống quản trị rủi ro này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1