intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Những phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trường Đại học Tiền Giang

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:151

214
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Những phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trường Đại học Tiền Giang tập trung tìm hiểu về phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trường Đại học Tiền Giang và đưa ra những giải pháp rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm của trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Những phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trường Đại học Tiền Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN GIANG LAM NHỮNG PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG CÔNG THANH Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  2. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do lựa chọn đề tài......................................................................................... 8 2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................... 9 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .................................................................. 9 4. Giới hạn nghiên cứu ........................................................................................ 10 5. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 10 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 11 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ............................................. 15 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 15 1.1.1 Nghiên cứu phẩm chất nghề nghiệp ở nước ngoài ....................................... 15 1.1.2 Nghiên cứu phẩm chất nghề nghiệp ở Việt Nam .......................................... 18 1.2 Cơ sở lý luận về phẩm chất nghề nghiệp ...................................................... 24 1.2.1 Phẩm chất và phẩm chất nghề nghiệp ............................................................ 24 1.2.1.1 Khái niệm “phẩm chất” .......................................................................... 24 1.2.1.2 Khái niệm “phẩm chất nghề nghiệp” ..................................................... 26 1.2.1.3 Mức độ và biểu hiện của sự phù hợp với yêu cầu của nghề .................. 27 1.2.1.4 Quá trình hình thành các phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên ........... 28 1.2.2 Phẩm chất nghề sư phạm ................................................................................. 29 1.2.2.1 Khái niệm phẩm chất nghề sư phạm ....................................................... 29 1.2.2.2 Thành phần phẩm chất nghề sư phạm .................................................... 29 1.2.3 Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm ............................................ 38 1.2.3.1 Những cơ sở để xác định phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm ............................................................................................................... 38 1.2.3.2 Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm ...................................... 44 1.2.4 Các yếu tố tác động đến quá trình hình thành phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm ................................................................................... 46
  3. 1.2.4.1 Tính tích cực của sinh viên sư phạm ....................................................... 47 1.2.4.2 Nhóm các yếu tố nhà trường, gia đình và xã hội .................................... 47 CHƯƠNG 2: PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG................................................. 50 2.1 Thể thức nghiên cứu ..................................................................................... 50 2.1.1 Về khách thể nghiên cứu.................................................................................. 50 2.1.2 Về công cụ nghiên cứu ..................................................................................... 52 2.2 Nhận thức về các phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trường Đại học Tiền Giang ................................................................................. 55 2.2.1 Nhận thức về các phẩm chất nghề nghiệp ..................................................... 55 2.2.2 Nhận thức về sự thành công trong nghề nghiệp............................................ 58 2.3 Thực trạng về mức độ đạt được các phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trường Đại học Tiền Giang........................................................... 61 2.3.1 Thực trạng chung về mức độ đạt được các phẩm chất nghề nghiệp .......... 61 2.3.2 Mức độ đạt được các phẩm chất đạo đức nghề ............................................. 63 2.3.3 Mức độ đạt được các năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm ............. 71 2.3.3.1 Mức độ đạt được các năng lực chuyên môn ........................................... 71 2.3.3.2 Mức độ đạt được các năng lực sư phạm ................................................. 73 2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đạt được chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trường Đại học Tiền Giang ................................................... 88 2.4.1 Đánh giá của sinh viên sư phạm về tầm quan trọng và mức độ biểu hiện tác động của các yếu tố ảnh hưởng ................................................................. 88 2.4.2 Mối liên hệ giữa tính tích cực cá nhân và phương pháp rèn luyện nghiệp vụ sư phạm với mức độ đạt được phẩm chất nghề nghiệp ....................... 92 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VỀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM .................. 96 3.1 Đánh giá phương pháp đào tạo, rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp sinh viên sư phạm ở trường Đại học Tiền Giang ................................................ 96 3.1.1 Điểm mạnh ........................................................................................................ 96 3.1.2 Điểm yếu: ........................................................................................................... 97 3.1.3 Cơ hội ................................................................................................................. 98
  4. 3.1.4 Thách thức ......................................................................................................... 99 3.2 Giải pháp về phương pháp đào tạo, rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp sinh viên sư phạm ............................................................................................... 99 3.2.1 Giải pháp ngắn hạn ........................................................................................... 99 3.2.2 Giải pháp chiến lược....................................................................................... 105 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT • CĐ: Cao đẳng • ĐH: Đại học • ĐTB: Điểm trung bình • ĐLC: Độ lệch chuẩn • GVHD: Giáo viên hướng dẫn • GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo • NXB: Nhà xuất bản • NVSP: Nghiệp vụ sư phạm • SVSP : Sinh viên sư phạm • SP: Sư phạm • THCS: Trung học cơ sở • THPT: Trung học phổ thông
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Tỷ lệ khách thể nghiên cứu theo khóa học, trình độ ......................45 Bảng 2.2 Tỷ lệ khách thể sinh viên theo nhóm ngành ..................................... 46 Bảng 2.3 Điểm mã hóa về các mức độ nhận thức của SVSP .......................... 48 Bảng 2.4 Các mức độ đạt được phẩm chất nghề nghiệp của SVSP ................ 49 Bảng 2.5 Nhận thức về các phẩm chất nghề sư phạm .................................... 51 Bảng 2.6 Nhận thức về các văn bản qui định Chuẩn giáo viên các bậc học ............................................................................................................................... 52 Bảng 2. 7 Quan niệm của sinh viên về sự thành công trong nghề dạy học ..... 53 Bảng 2.8 Tổng quan mức độ đạt được phẩm chất nghề nghiệp ...................... 57 Bảng 2.9 Biểu hiện phẩm chất yêu học sinh .................................................... 65 Bảng 2.10 Biểu hiện lòng yêu nghề ............................................................... 66 Bảng 2.11 Biểu hiện kiến thức chuyên môn của SVSP ................................... 69 Bảng 2.12 Biểu hiện năng lực lập kế hoạch dạy học ....................................... 75 Bảng 2.13 So sánh phẩm chất đạo đức nghề sư phạm theo nam và nữ SVSP 79 Bảng 2.14 Biểu hiện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp giữa SVSP có tham gia và không tham gia dạy kèm ............................................................ 84 Bảng 2.15 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đạt được phẩm chất nghề nghiệp ............................................................................................... 87
  7. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1 Quan niệm sự thành công trong dạy học là kích thích được tư duy sáng tạo của người học .............................................................................. 54 Biểu đồ 2.2 Quan niệm sự thành công trong nghề nghiệp là trình độ học vấn thông qua đào tạo cao ..................................................................................... 55 Biểu đồ 2.3 Quan niệm sự thành công trong nghề nghiệp là kiêm nhiệm chức vụ quản lý ở đơn vị trường học ................................................................ 55 Biểu đồ 2.4 Sự khác biệt về quan niệm thành công giữa nam và nữ sinh viên .................................................................................................................... 56 Biểu đồ 2.5 Mức độ đạt được phẩm chất đạo đức nghề sư phạm .................... 59 Biểu đô 2.6 Mức độ đạt được phẩm chất trung thực ở SVSP. ......................... 60 Biểu đồ 2.7 Biểu hiện phẩm chất công bằng ở SVSP ....................................... 61 Biểu đồ 2.8 Mức độ đạt được tác phong gương mẫu.. ..................................... 62 Biểu đồ 2.9 Mức độ đạt được phẩm chất sống có lý tưởng nghề nghiệp ......... 63 Biểu đồ 2.10 Mức độ đạt được thái độ cầu tiến ................................................ 64 Biểu đồ 2.11 Mức độ đạt được năng lực chuyên môn của SVSP .................... 67 Biểu đồ 2.12 Biểu hiện năng lực sư phạm của sinh viên .................................. 70 Biểu đồ 2.13 Các mức độ đạt được năng lực biểu đạt ngôn ngữ . .................... 71 Biểu đồ 2.14 Khả năng vận dụng phương pháp thuyết trình ở SVSP .............. 72 Biểu đồ 2.15 Mức độ sử dụng đồ dùng dạy học của SVSP . ............................ 73 Biểu đồ 2.16 Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học . .............. 73 Biểu đồ 2.17 Mức độ đạt được năng lực hình thành kỹ năng học tập cho học sinh ............................................................................................................. 76 Biểu đồ 2.18 Mức độ đạt được các năng lực giáo dục...................................... 77 Biểu đồ 2.19 So sánh mức độ đạt được phẩm chất yêu nghề của SVSP các ngành .......................................................................................................... 80
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1.1 Trong những năm gần đây, một trong những vấn đề bức xúc của ngành giáo dục đại học ở Việt Nam là đào tạo chưa gắn với nhu cầu xã hội, đặc biệt là nhu cầu của các đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Phần lớn sinh viên tốt nghiệp ra trường khó tìm việc làm hoặc công việc chưa phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Theo thống kê gần nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào năm 2008, 63% sinh viên ra trường không có việc làm, 37% được tuyển dụng không đáp ứng được công việc, nhiều đơn vị phải mất một đến hai năm đào tạo lại, phải mất nhiều kinh phí mới có thể sử dụng được nguồn nhân lực. 1.2 Đứng trước những vấn đề bế tắc “đầu ra”, các trường đại học ngày càng nhận thức được sự thiết yếu xu hướng đào tạo nhà trường gắn với nhu cầu xã hội. Đại học Tiền Giang là một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cũng nằm trong xu thế tất yếu đó. Nhận thức được tầm quan trọng ấy, trường Đại học Tiền Giang xác định mục tiêu chiến lược “đào tạo thiết thực – hiệu quả”, nhằm hướng đến đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu thực tế công việc. 1.3 Trường Đại học Tiền Giang vừa thành lập được 5 năm, trên cơ sở xác nhập hai trường Cao đẳng Cộng Đồng Tiền Giang và Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang, chắc chắn rất cần cơ sở đánh giá lại chất lượng sản phẩm nguồn nhân lực đã được đào tạo trong những năm qua. Thực tế cho thấy, sinh viên trường Đại học Tiền Giang sau khi tốt nghiệp chịu sức ép cạnh tranh rất lớn về cơ hội nghề nghiệp so với sinh viên các trường trong khu vực và sinh viên được đào tạo ớ các thành phố lớn trong cả nước. Điều đáng nói ở đây là ngay cả sinh viên ngành sư phạm với chỉ tiêu đào tạo dựa trên nhu cầu của tỉnh và khu vực, vẫn gặp khó khăn nhất định khi về công tác ở các trường mầm non và phổ thông. Trong rất nhiều nguyên nhân, theo chúng tôi, nguyên nhân quan trọng nhất là sinh viên chưa có sự chuẩn bị tốt về các phẩm chất nghề nghiệp để có thể thích ứng với công việc. Cụ thể, sinh viên ngành sư phạm rất cần nhận thức
  9. được các tiêu chí về phẩm chất nghề và được đào tạo dựa trên các tiêu chí đó, để họ có thể thực hiện tốt công tác giảng dạy sau khi ra trường. 1.4 Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, với chủ trương chuẩn hóa – hiện đại hóa nền giáo dục, đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng chuẩn nghề nghiệp qui định những phẩm chất, năng lực của giáo viên ở các bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đó chính là căn cứ đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Thiết nghĩ, ngay trong quá trình đào tạo ở trường đại học, việc rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp và đánh giá mức độ đạt được các phẩm chất này ở sinh viên sư phạm, đặc biệt là sinh viên năm cuối, là điều kiện tiên quyết xác định chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai. Với những lý do đã phân tích ở trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Những phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trường Đại học Tiền Giang” 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá mức độ mức độ đạt được các phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên năm thứ ba, thứ tư trường Đại học Tiền Giang và những yếu tố ảnh hưởng. Từ đó, đề xuất các giải pháp về phương pháp đào tạo, rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Những phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm năm thứ ba, thứ tư trường Đại học Tiền Giang. 3.2 Khách thể nghiên cứu: - Khách thể chính: Sinh viên sư phạm đang học năm thứ ba hệ Cao đẳng và sinh viên sư phạm đang học năm thứ tư hệ Đại học. - Khách thể phụ: Giảng viên và Ban Giám hiệu trường Đại học Tiền Giang; lãnh đạo Sở Giáo dục đào tạo và Ban Giám hiệu ở các trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT trong tỉnh Tiền Giang.
  10. 4. Giới hạn nghiên cứu 4.1 Nội dung nghiên cứu: Mức độ đạt được những phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm ở ba lĩnh vực: phẩm chất đạo đức nghề; năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm. 4.2 Khách thể nghiên cứu - Sinh viên sư phạm: sinh viên năm cuối, cụ thể: + 60 sinh viên CĐ Mầm non khóa 08 + 50 sinh viên ĐH Giáo dục tiểu học 07 + 140 sinh viên hệ CĐ khóa 08 gồm: 40 sinh viên chuyên ngành Anh văn, 25 sinh viên chuyên ngành Nhạc, 25 sinh viên chuyên ngành Họa, 50 sinh viên chuyên ngành Văn + 150 sinh viên hệ ĐH khóa 07 gồm: 60 sinh viên chuyên ngành Toán, 50 sinh viên chuyên ngành Văn, 40 sinh viên chuyên ngành Lý - Giảng viên, Ban Giám hiệu trường Đại học Tiền Giang: + 5 giảng viên khoa sư phạm + Trưởng khoa Sư phạm + Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn - Lãnh đạo Sở Giáo dục đào tạo và Ban Giám hiệu ở các trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT trong tỉnh Tiền Giang: + Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang + Hiệu trưởng các trường: Mầm non Sao Sáng, Tiểu học Thủ Khoa Huân, THCS Tam Hiệp, THPT Tân Hiệp 5. Giả thuyết nghiên cứu Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm năm cuối trường Đại học Tiền Giang đáp ứng được yêu cầu về mục tiêu đào tạo ở mức độ trung bình. Điều này do hai nguyên nhân chủ yếu là phương pháp rèn luyện nghiệp vụ sư phạm còn thiên về lý luận, hệ thống các kỹ năng sư phạm cần rèn luyện chưa cụ thể và sinh viên chưa phát huy tính tích cực, chủ động trong quá trình rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp.
  11. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phẩm chất nghề nghiệp, phẩm chất nghề của người giáo viên, đặc điểm học tập, rèn luyện của sinh viên sư phạm năm cuối. - Nghiên cứu các tiêu chí, xây dựng bảng hỏi và thang đánh giá, khảo sát các mức độ đạt được phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm đang học năm thứ ba và thứ tư trường Đại học Tiền Giang. - Đề xuất các giải pháp về phương pháp đào tạo, rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp luận nghiên cứu Việc nghiên cứu được tiến hành theo các quan điểm và cách tiếp cận như sau: 7.1.1 Quan điểm hoạt động: Mỗi người khi sinh ra và lớn lên, để hình thành và phát triển nhân cách thì tất yếu phải tham gia vào hoạt động và giao tiếp trong xã hội. Hình thành nhân cách được hiểu là một quá trình khách quan mang tính quy luật, trong đó một người thể hiện mình vừa trong tư cách là đối tượng của sự tác động vừa trong tư cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp. Đối với lứa tuổi sinh viên, phẩm chất nghề nghiệp chính là giá trị cốt lõi trong nhân cách. Các phẩm chất ấy được hình thành rõ nét và đặc sắc ngay trong quá trình sinh viên tham gia hoạt động học tập – rèn luyện nghề nghiệp ở trường đại học và các cơ sở kiến tập, thực tập. Đặc biệt, với sinh viên sư phạm, thông qua từng giờ học trên lớp cũng chính là môi trường tương tác sư phạm để họ nhận diện và tích lũy các phẩm chất nghề nghiệp. Bên cạnh đó, xuyên suốt quá trình kiến tập, thực tập sư phạm ở các trường mầm non và phổ thông, sinh viên năm thứ ba, thứ tư được trãi nghiệm thực tế phẩm chất nghề nghiệp của mình. 7.1.2 Quan điểm hệ thống – cấu trúc:
  12. Phẩm chất nghề nghiệp là sự thống nhất giữa đạo đức nghề, tư tưởng chính trị, lối sống, vốn kiến thức và năng lực dạy học – giáo dục của người sinh viên. Quan điểm hệ thống – cấu trúc định hướng cho người nghiên cứu xem xét đối tượng nghiên cứu về nhiều mặt. Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm biểu hiện ở nhiều khía cạnh đa dạng và quá trình hình thành các phẩm chất chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan hay khách quan khác nhau. 7.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: - Mục đích: Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm làm rõ cơ sở lý luận của đề tài. - Cách tiến hành: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu, nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai, nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi : - Mục đích: Khảo sát và thu thập thông tin từ phía sinh viên sư phạm năm thứ ba, thứ tư trường Đại học Tiền Giang về mức độ hình thành các phẩm chất nghề nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng. - Nội dung: + Nhận thức của sinh viên sư phạm về phẩm chất nghề nghiệp + Mức độ đạt được phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên + Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan đến quá trình rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên. - Cách tiến hành: Gồm hai giai đoạn + Giai đoạn thứ nhất: Thiết kế bảng câu hỏi lần 1, thu thập ý kiến của 20 sinh viên sư phạm về vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng các tiêu chí cho bảng hỏi. Tiến hành sửa chữa các mệnh đề chưa đạt yêu cầu về nội dung và cách diễn đạt. + Giai đoạn thứ hai: Hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức và phát đến từng sinh viên trong mẫu nghiên cứu đã chọn. Hướng dẫn sinh viên cách thức trả lời và thu nhận lại phiếu đã hoàn thành.
  13. Phương pháp phỏng vấn : - Mục đích: Thu thập thông tin từ giảng viên, Ban Giám hiệu nhà trường, Sở Giáo dục, hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông đánh giá về các phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm hiện nay, và góp ý các giải pháp về phương pháp đào tạo, rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp phù hợp cho sinh viên sư phạm. - Nội dung: + Nhận định về các phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm hiện nay + Nguyên nhân chủ yếu tác động thuận lợi hoặc khó khăn đến quá trình hình thành phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm. + Góp ý các giải pháp về phương pháp đào tạo, rèn luyện của nhà trường nhằm hình thành phẩm chất nghề nghiệp phù hợp cho sinh viên. - Cách tiến hành: Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng gồm: + 5 giảng viên khoa sư phạm + Trưởng khoa Sư phạm + Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn Trường Đại học Tiền Giang + Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang + Hiệu trưởng các trường: Mầm non Sao Sáng, Tiểu học Thủ Khoa Huân, THCS Lê Ngọc Hân, THPT Tân Hiệp. Phương pháp toán thống kê: - Mục đích: Mã hóa và xử lý các thông số cần dùng trong đề tài nghiên cứu. - Cách thức tiến hành: Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 để xử lý các thông số sau: + Tần số + Tỷ lệ phần trăm + Điểm trung bình + Độ lệch chuẩn: mô tả sự phân tán hay tập trung của các câu trả lời.
  14. + Các thông số kiểm nghiệm: so sánh hai biến độc lập (Kiểm nghiệm T.test), so sánh giá trị trung bình của nhiều yếu tố (Kiểm nghiệm Anova), kiểm nghiệm mối liên hệ giữa hai yếu tố bằng Chi-Square với giá trị gamma. 8. Đóng góp của đề tài: Đề tài nghiên cứu hệ thống các tiêu chí đánh giá phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm, kết quả sẽ góp phần vào: - Xây dựng hệ thống tiêu chí và đề xuất công cụ có thể được sử dụng để đánh giá phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm - Là cơ sở để nhà trường đánh giá chất lượng quá trình đào tạo sinh viên sư phạm và hoàn thiện phương pháp đào tạo.
  15. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong xã hội, từ khi xuất hiện các hình thức phân công lao động, đồng thời con người chú trọng đến các phẩm chất cá nhân phù hợp với từng công việc cụ thể. Cuộc sống ngày càng phát triển, các loại hình nghề nghiệp dần mang tính chuyên môn hóa, để nâng cao hiệu quả lao động của con người, đã có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu vấn đề phẩm chất nghề nghiệp trên những bình diện khác nhau. 1.1.1 Nghiên cứu phẩm chất nghề nghiệp ở nước ngoài Ở thời Cổ đại, đại diện là triết gia Arixtot(384 – 322 TCN), đã có quan niệm về “phẩm hạnh” của giới thượng đẳng. Arixtot cho rằng, người có “phẩm hạnh” là biết định hướng, biết làm việc, tìm tòi những điều hay trong xã hội. Như vậy, người có “phẩm hạnh” sẽ thuyết phục và khuyên bảo được người khác, tất cả họ đều cao thượng, đáng kính trọng. Điều này chi phối đến việc tuyển chọn người vào phục vụ trong cung điện với những yêu cầu khắc khe về cung cách làm việc, sự phục tùng, tính nhẫn nại, lòng dũng cảm và không dễ khuất phục trước những khó khăn, gian khổ. Các triết gia Trung Hoa Cổ đại như Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử cũng đã có quan niệm về chuẩn mực về “trí”, “đức” của người quân tử. Khổng Tử cho rằng, người quân tử phải: “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”, lấy “đức” làm trọng, thu phục nhân tâm, lòng dạ ngay thẳng, đức độ khoan dung. Ngay trong việc tuyển chọn chức sắc tham gia triều chính, Gia Cát Lượng đưa ra một số tiêu chí, đặc biệt là về các phẩm chất cá nhân thể hiện trong những hoàn cạnh cụ thể như: “hỏi lẽ thị phi để xem chí hướng, hỏi mưu kế để xem sự nhận thức, nói trước tai họa để xem sự dũng cảm, làm cho say rượu để xem tính tình, cân bằng lợi lộc để xem sự liêm khiết, đặt kỳ hạn công việc để xem chữ tín” [41, tr.10] Đến năm 1883, nhà Tâm lý học người Anh F.Galton đã sử dụng test chuẩn đoán nhân cách phục vụ cho việc tư vấn nghề nghiệp. Năm 1908, nhà Tâm lý học người Mỹ F.Parsons cũng sử dụng test kết hợp với bảng hỏi anket
  16. nghiên cứu năng lực học sinh nhằm giúp họ định hướng nghề nghiệp. Năm 1912, giáo sư G.Munsterberg – Giám đốc phòng thí nghiệm trường Đại học Harward, soạn thảo bảng hướng dẫn tuyển chọn người có phẩm chất phù hợp nghề điện thoại viên. Bên cạnh đó, các nghiên cứu phẩm chất nghề nghiệp và sự phát triển nghề của các tác giả F.Parsons (1942), I.C.Diggory (1966), I.G. Bachman (1977), đã phát hiện ra một số kỹ năng nghề nghiệp, và sự hình thành, phát triển những kỹ năng đó trong quá trình lao động. Họ đã đưa ra những tiêu chí đánh giá người lao động, đặc biệt là các kỹ năng của người lao động, nhằm tuyển chọn lực lượng sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và lợi nhuận cho các nhà tư bản. [30] Ở Liên Xô, ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, cũng đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về các phẩm chất phục vụ tuyển chọn, tư vấn, đào tạo nghề. Năm 1921, phòng thí nghiệm tâm lý chuyên nghiên cứu nhân cách học sinh để hướng nghiệp được thành lập trong Viện nghiên cứu lao động trung ương và Viện nghiên cứu lao động toàn Ucraina. Đến năm 1927, Hội nghị toàn liên bang về tâm sinh lý lao động và tuyển chọn nghề được tổ chức ở Matxcova, với sự tham gia của nhiều nhà Tâm lý học nổi tiếng như E.A. Climôv, Platônôv, V.I.Segurova….Hội nghị tập trung nghiên cứu xu hướng, hứng thú nghề nghiệp như là phẩm chất quyết định hiệu quả hoạt động nghề [41, tr.52 ]. Ngoài ra còn có những nghiên cứu về mặt tâm lý của các nghề phổ biến và xây dựng nên những phương pháp xác định sự phù hợp nghề nghiệp của con người. Trong đó, nhóm khách thể hướng đến là học sinh trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp cho chính mình, góp phần tránh lãng phí trong đào tạo. Từ năm 1970, các trường ở Leningrat đã tiến hành nghiên cứu nhân cách của học sinh nhằm phát hiện thiên hướng nghề nghiệp của các em. [30] Tiếp cận ở góc độ khác, nhà Tâm lý học R.A.Roe(1914) nghiên cứu sự hình thành nghề nghiệp và các phẩm chất nghề đã chú trọng đến mặt động cơ, và D.E. Super (1958) thì quan tâm đến đặc điểm quá trình nhận thức về nghề ở cá nhân. [45] Bên cạnh đó, trong lĩnh vực nghiên cứu phẩm chất của người lãnh đạo, nhà Tâm lý học R.M.Stogdill xác định người lãnh đạo cần có 5 đặc điểm về thể
  17. chất, 4 đặc điểm về tri thức, 16 đặc điểm về nhân cách, 9 đặc điểm xã hội và 6 đặc điểm tính cách. Ông cho rằng, nhóm các đặc điểm này có liên quan chặt chẽ đến sự thành công. Stogdill khẳng định “có một mối tương quan đặc biệt giữa các đặc điểm về sự thông minh, uyên bác, đáng tin cậy, trách nhiệm, sự tham gia xã hội, địa vị kinh tế-xã hội của người lãnh đạo so với các nhân viên bình thường khác”[41, tr.11 ] Riêng đối với ngành sư phạm, Ph.N. Gônôlôbin với công trình nổi tiếng “Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên”.Tác giả đề xuất những phẩm chất tâm lý quyết định sự thành công trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh như: đạo đức, chí hướng, hứng thú, năng lực, quá trình nhận thức, hoạt động trí tuệ, tình cảm, phẩm chất ý chí. Qua đó, ông đề ra những yêu cầu nghề nghiệp làm cơ sở giúp cho sinh viên sư phạm, giáo viên rèn luyện, phát triển năng lực sư phạm phù hợp [19 ] Theo V.A. Cruchetxki, phẩm chất nghề nghiệp của người giáo viên bao gồm biểu hiện của năng lực sư phạm như năng lực giao tiếp kết hợp với tình yêu thương, công bằng và quan tâm đến học sinh…; năng lực xây dựng uy tín kết hợp tính quả quyết, tính tự kiềm chế…[ 15] Còn A.V. Petrovski cho rằng phẩm chất nghề nghiệp của người giáo viên thuộc xu hướng nhân cách. Hoặc, A.G.Kovalev khái quát các phẩm chất cần thiết của người thầy giáo theo 3 thành phần: xu hướng sư phạm, tính cách sư phạm, khí chất của người giáo viên bên cạnh năng lực sư phạm. [34] Như vậy, nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho thấy, phẩm chất tâm lý nghề từ lâu đã được quan tâm. Các công trình đã chỉ ra đặc điểm của hoạt động trong các lĩnh vực nghề nghiệp đòi hỏi mỗi cá nhân phải có những đặc điểm nhân cách phù hợp. Nhìn chung, kết quả phản ánh các phẩm chất nghề nghiệp mang tính chất đa dạng, rất nhiều thang đo đã được xây dựng nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh, người lao động nói chung. Trong đó, lĩnh vực nghề sư phạm cũng có tác giả nghiên cứu và đưa ra được những tiêu chí phấn đấu, rèn luyện cho sinh viên và giáo viên.
  18. 1.1.2 Nghiên cứu phẩm chất nghề nghiệp ở Việt Nam Ở Việt Nam, phẩm chất nghề nghiệp từ lâu đã được nghiên cứu và các tác giả cũng quan tâm đến việc xây dựng hệ thống những tiêu chí xác định sự phù hợp của cá nhân với các đặc điểm nghề nghiệp. Trong “Binh thư yếu lược”, vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn đã nêu 8 phương pháp để chọn người làm tướng. Ông xác định người làm tướng cần có những phẩm chất như sự linh hoạt (sự biến hóa), khả năng diễn đạt, lòng trung thành, tư cách đạo đức, tính liêm khiết, tác phong đứng đắn, lòng dũng cảm, khả năng tự chủ [17 ] Chủ tịch Hồ Chí Minh thì luôn nhắc nhở cán bộ phải tự tu dưỡng, trao dồi phẩm chất cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân. Người cho rằng “đạo đức chính là cái gốc của người làm cách mạng”. Đến năm 1982, trong các công trình nghiên cứu “Nhân cách và hướng nghiệp”, “Giúp bạn chọn nghề”, tác giả Phạm Tất Dong đề cập đến các phẩm chất cá nhân cần có để đáp ứng yêu cầu của nghề và tuyển chọn nghề. [17] Ở đề tài khoa học cấp Bộ, mã số B91-38-06, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục năm 1993, tác giả Mạc Văn Trang nghiên cứu những yêu cầu đối với một số nghề và trắc đạt tâm lý của cá nhân phù hợp nghề. Đi từ phân tích hoạt động nghề nghiệp đến những yêu cầu tâm sinh lý cá nhân. Tác giả nhấn mạnh, người lao động có những phẩm chất nghề phù hợp sẽ làm việc đạt chất lượng cao, có nhiều sáng tạo, say mê và gắn bó lâu dài với nghề. Năm 1996, trong quyển “Tâm lý học lao động”, Trần Trọng Thủy cũng nhấn mạnh đến việc xây dựng đồ họa nghề nghiệp (professiongramme) cho các nghề [ 44 ] Sau này, rất nhiều tác giả nghiên cứu các phẩm chất phù hợp từng ngành nghề cụ thể. Trên tạp chí Tâm lý học ra tháng 5/1999, tác giả Nguyễn Sinh Phúc với công trình nghiên cứu “ Mối quan hệ giữa khuynh hướng, hứng thú nghề nghiệp và kết quả học tập của sinh viên học viện Quân y”, phân tích mối quan hệ giữa phẩm chất nghề và kết quả học tập của sinh viên ngành y. Tác giả tập trung khảo sát mối quan hệ giữa 3 yếu tố: khuynh hướng nghề, hứng thú nghề và kết quả học tập. Trong đó, khuynh hướng nghề nghiệp của sinh viên
  19. còn phân tích khái quát, chưa cụ thể, Nguyễn Sinh Phúc chỉ điều tra về mức độ yêu thích đối với nghề, chưa đưa ra được những phẩm chất cụ thể. Và trong luận án tiến sĩ của tác giả vào năm 2000, ở đề tài “Cơ sở tâm lý học của sự hình thành và phát triển nhân cách người thầy thuốc quân đội tương lai”, ông đã đưa ra mô hình các phẩm chất của người bác sĩ quân y. Mô hình này gồm 15 phẩm chất: năng lực tổ chức chỉ huy, năng lực chuyên môn, khả năng giao tiếp, lòng nhân ái, lập trường tư tưởng, tinh thần sẵn sàng nhận nhiệm vụ, tinh thần trách nhiệm, thái độ nhiệt tình trong công tác, tính kỷ luật, uy tín, trung thực, đam mê nghiên cứu khoa học, khiêm tốn, tinh thần tập thể, tính sáng tạo. [36] Trên lĩnh vực tâm lý học quân sự, tác giả Nguyễn Mai Lan nghiên cứu “Những phẩm chất tâm lý đặc trưng của mã dịch viên” vào năm 2000, đã xác định 22 phẩm chất thuộc 4 thành phần trong cấu trúc nhân cách: xu hướng, năng lực, tính cách, khí chất. Cụ thể là các phẩm chất tâm lý phù hợp nghề mã dịch viên như tuyệt đối trung thành với sự nghiệp bảo vệ bí mật quốc gia, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự phát triển ngành Cơ yếu, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, tính kỷ luật, bản lĩnh chính trị vững vàng, ý thức trao dồi phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn, tính cẩn thận, chính xác, tính độc lập trong công việc, gắn bó với nghề, tính kín đáo, năng động, hoạt bát, điềm tĩnh, có khả năng kiềm chế, nhạy cảm, kỹ năng ghi nhớ các nhóm ký tự, kỹ năng thao tác trên máy mã, kỹ năng xử lý thông tin, kỹ năng tri giác vận động, vốn từ chuyên môn phong phú, kỹ năng thích nghi tình huống nghề nghiệp… Ở một khía cạnh khác, trên cơ sở phân tích đặc điểm hoạt động của cảnh sát hình sự, tác giả Đỗ Văn Thọ đã nêu lên hai nhóm đặc điểm tâm lý tích cực và tiêu cực, thêm vào đó là 22 phẩm chất tâm lý của các chiến sĩ công an về lòng yêu nghề, sự trung thành, lập trường chính trị, kỹ năng nghiệp vụ, các đặc điểm tính cách và lý tưởng nghề nghiệp.Và năm 2008, tác giả Đinh Hùng Tuấn nghiên cứu “Những yêu cầu về phẩm chất nhân cách các chiến đấu viên chuyên trách làm nhiệm vụ chống khủng bố”, công trình được đăng trên Tạp chí Tâm lý học (số 1)
  20. Ngoài ra, trong công trình nghiên cứu “Phẩm chất tâm lý của cán bộ quản giáo trong hoạt động quản lý cải tạo phạm nhân” (2007), tác giả Nguyễn Văn Tập cũng đã đề cập đến 28 phẩm chất nghề nghiệp cơ bản của cán bộ quản giáo như lập trường chính trị, tính vị tha, liêm khiết, công bằng, tinh thần trách nhiệm, năng lực nghiệp vụ, năng lực sư phạm, năng lực giao tiếp và tác phong chuẩn mực. Về lĩnh vực kinh tế, tác giả Nguyễn Phương Anh (1996) trong nghiên cứu “Một số đặc điểm tâm lý – xã hội của nhà doanh nghiệp” đã hệ thống được 14 phẩm chất như bền bỉ, cần cù, có ý chí, mạo hiểm, có đầu óc tính toán kinh doanh, ham học hỏi, linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo, quảng giao, quyết đoán, thạo việc, có kinh nghiệm kinh doanh, thận trọng, thông minh, tự tin. Cùng lĩnh vực này, tác giả Nguyễn Thị Kim Phương (1996) với đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm tâm lý – xã hội của giới doanh nghiệp trẻ Việt Nam”, phân chia phẩm chất nhà doanh nghiệp trẻ thành ba nhóm: nhóm khả năng, nhóm kỹ năng và nhóm phẩm chất tâm lý đặc trưng. Trong đề tài của mình, từ ba nhóm phẩm chất trên, tác giả đã phân tích cụ thể gồm 60 phẩm chất khác nhau. Năm 2007, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Linh thực hiện đề tài “Nghiên cứu tự đánh giá của sinh viên trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh về phẩm chất nghề nghiệp”. Trong đề tài này, tác giả phân tích phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên biểu hiện ở 7 nhóm tiêu biểu: nhóm phẩm chất thuộc về năng lực, nhóm phẩm chất quan hệ giao tiếp xã hội, nhóm phẩm chất thuộc về cảm xúc, nhóm phẩm chất thuộc về ý chí, nhóm phẩm chất đạo đức, nhóm phẩm chất thuộc về xu hướng, nhóm phẩm chất thuộc về các đặc điểm cá nhân. Ở lĩnh vực nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch, một số công trình nghiên cứu đã đưa ra nhận định và ý kiến chủ quan được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn của người làm công tác hướng dẫn hoặc tham gia giảng dạy, đào tạo nghề như:  PGS.TS Nguyễn Văn Đính – Nguyễn Văn Mạnh (1995), “Giáo trình tâm lý và Nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch”, NXB Thống Kê, Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2