BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG<br />
---------------------------------------<br />
<br />
TRẦN CHÂU NGUYÊN<br />
<br />
CỰC, ĐỐI CỰC VÀ ỨNG DỤNG<br />
TRONG DẠY HÌNH HỌC PHỔ THÔNG<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC<br />
<br />
Hà Nội – Năm 2016<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG<br />
--------------------------------------------<br />
<br />
Trần Châu Nguyên – C00451<br />
<br />
CỰC, ĐỐI CỰC VÀ ỨNG DỤNG<br />
TRONG DẠY HÌNH HỌC PHỔ THÔNG<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC<br />
<br />
Chuyên ngành: Phương pháp toán sơ cấp<br />
Mã số:<br />
<br />
60.46.01.13<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH. SĨ ĐỨC QUANG<br />
<br />
Hà Nội – Năm 2016<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Luận văn này được hoàn thành tại trường Đại học Thăng Long dưới sự<br />
hướng dẫn khoa học của PGS.TSKH Sĩ Đức Quang. Tôi xin gửi lời cảm ơn<br />
đến Ban Giám hiệu, các Thầy Cô trong Khoa Toán, Phòng Sau đại học và các<br />
phòng ban liên quan trong Trường Đại học Thăng Long đã tận tình giúp đỡ và<br />
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.<br />
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy hướng dẫn khoa học của mình<br />
là PGS.TSKH Sĩ Đức Quang đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá<br />
trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Đồng thời tôi xin được gửi lời cảm<br />
ơn đến toàn thể gia đình, người thân và các bạn lớp cao học Toán K3 Trường<br />
Đại học Thăng Long đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và<br />
nghiên cứu.<br />
Vì điều kiện công tác và thời gian có hạn cùng với khối lượng kiến thức<br />
lớn nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính mong các Thầy,<br />
Cô cùng các bạn đọc tiếp tục góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn.<br />
Xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
3<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 1<br />
MỤC LỤC ........................................................................................................ 2<br />
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5<br />
Chương 1: CỰC VÀ ĐỐI CỰC TRONG MẶT PHẲNG XẠ ẢNH ........... 6<br />
1.1 Không gian xạ ảnh ...................................................................................... 6<br />
1.2. Tỉ số kép và hàng điểm điều hòa................................................................ 8<br />
1.3. Ánh xạ xạ ảnh........................................................................................... 13<br />
1.3.1. Định nghĩa ............................................................................................ 12<br />
1.3.2. Tính chất của ánh xạ xạ ảnh. ................................................................ 14<br />
1.4. Siêu mặt bậc hai trong không gian xạ ảnh P 2 R . .................................. 16<br />
1.4.1. Định nghĩa. ........................................................................................... 16<br />
1.4.2. Giao của đường bậc hai với đường thẳng. ........................................... 17<br />
1.4.3. Dạng chuẩn tắc của siêu mặt bậc hai trong không gian xạ ảnh thực .... 18<br />
1.5. Điểm liên hợp qua siêu mặt bậc hai trong P 2 R .................................... 19<br />
1.6. Nguyên tắc đối ngẫu................................................................................. 23<br />
1.7. Các định lý cổ điển của hình học xạ ảnh.................................................. 24<br />
1.8. Mô hình afin của mặt phẳng xạ ảnh: ........................................................ 30<br />
1.8.1. Mô hình afin của mặt phẳng xạ ảnh: ..................................................... 30<br />
1.8.2. Một số nhận xét: .................................................................................... 31<br />
1.8.3. Một số khái niệm đối ngẫu trong P2 : ................................................... 32<br />
Chương 2: CỰC VÀ ĐỐI CỰC TRONG MẶT PHẲNG ƠCLIT ........... 35<br />
2.1. Phép nghịch đảo ....................................................................................... 35<br />
2.2. Đường tròn trực giao ................................................................................ 36<br />
2.3. Cực và đối cực.......................................................................................... 36<br />
Chương 3: HỆ THỐNG BÀI TOÁN ĐIỂN HÌNH ỨNG DỤNG CỰC VÀ<br />
ĐỐI CỰC TRONG HÌNH HỌC PHỔ THÔNG ........................................ 39<br />
3.1. Các bài toán về quan hệ vuông góc, song song: ...................................... 39<br />
3.2. Các bài toán về tính đồng quy, thẳng hàng: ............................................. 43<br />
KẾT LUẬN .................................................................................................... 53<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 54<br />
<br />
4<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Cực và đối cực là một công cụ mạnh và thú vị để nghiên cứu hình học phổ<br />
thông. Với khái niệm cực và đối cực, chúng ta có thể đưa ra cách nhìn khá<br />
nhất quán đối với một số dạng toán đặc trưng (quan hệ vuông góc, thẳng<br />
hàng, đồng quy,...). Ở bậc THPT, chúng ta xem xét khái niệm cực và đối cực<br />
đối với đường tròn, đối với 3 đường cô-níc hoặc với cặp đường thẳng. Tuy<br />
nhiên hiện nay, việc vận dụng các kiến thức về cực và đối cực vào nghiên cứu<br />
và giải quyết các bài toán hình học phổ thông chưa được quan tâm và khai<br />
thác trong chương trình sách giáo khoa, nhưng nó lại nằm trong phạm vi kiến<br />
thức của các đề thi học sinh giỏi môn Toán ở trường THPT. Vì vậy tôi lựa<br />
chọn nghiên cứu đề tài “Cực, đối cực và ứng dụng trong dạy hình học phổ<br />
thông”.<br />
Mục đích của chúng tôi trong luận văn nhằm trình bày phương pháp sử<br />
dụng cực và đối cực để giải quyết bài toán hình học phổ thông. Chúng tôi sẽ<br />
đưa ra hướng giải quyết một số dạng bài toán hình học sơ cấp bằng cách sử<br />
dụng kiến thức về cực và đối cực mà các phương pháp thông thường mất<br />
nhiều công sức mới giải quyết được. Với mong muốn như vậy, tôi hy vọng<br />
luận văn có thể là một tài liệu tham khảo cho các học sinh phổ thông và các<br />
đồng nghiệp giáo viên Toán THPT và THCS để tiếp cận các bài toán hình học<br />
sơ cấp theo một hướng mới.<br />
Luận văn được chia ra làm 3 chương. Trong Chương 1, chúng tôi sẽ trình<br />
bày các kiến thức về cực và đối cực trong mặt phẳng xạ ảnh. Chúng tôi sẽ<br />
dành Chương 2 để trình bày cực và đối cực trong mặt phẳng Euclid. Chương<br />
3 là chương cuối của luận văn sẽ dành để trình bày hệ thống một số dạng bài<br />
tập hình học sơ cấp được giải bằng phương pháp sử dụng cực, đối cực.<br />
<br />
5<br />
<br />