BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH<br />
--------------------------------------------<br />
<br />
Giang Dậu Bạc<br />
<br />
MỘT VÀI HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA<br />
CÁC ĐỊNH LÝ GIAO HOÁN<br />
<br />
Chuyên ngành : Đại số và lý thuyết số<br />
Mã số: 60 46 05<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
PGS-TS: BÙI TƯỜNG TRÍ<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009<br />
<br />
DANH MỤC CÁC KYÙ HIEÄU<br />
E(M )<br />
D<br />
Dk<br />
F (G )<br />
J ( R) hoặc J<br />
J ( R) = (0).<br />
<br />
M hoặc G<br />
N<br />
o( G )<br />
<br />
R<br />
<br />
Ri<br />
<br />
Ta<br />
[ x; y ]<br />
[ x1; x2 ;....; xn ]<br />
<br />
x 1 y 1xy<br />
[ x; y ]<br />
[ x1; x2 ;....; xn ]<br />
x 1 y 1xy<br />
Z , R( Z )<br />
2<br />
<br />
: Vành các tự đồng cấu trên nhóm cộng giao hoán của M<br />
: Vành chia.<br />
:Vành các ma trận n n với các phần tử thuộc D.<br />
: là đại số nhóm G trên trường F<br />
: Căn Jacobson.<br />
: R là vành nửa đơn<br />
: Nhóm cộng hoặc nhân<br />
: Tập các phần tử lũy linh.<br />
: Cấp của nhóm G<br />
: Vành.<br />
: Tổng trực tiếp (con) của các vành Ri .<br />
: Tự đồng cấu trên nhóm M : Ta (m) ma<br />
: Giao hoán tử cộng.<br />
: Giao hoán tử cộng cấp n.<br />
: Giao hoán tử nhân.<br />
: Giao hoán tử cộng.<br />
: Giao hoán tử cộng cấp n.<br />
: Giao hoán tử nhân.<br />
: Tâm của vành R .<br />
: Trường gồm hai phần tử là 0, 1<br />
<br />
THUẬT NGỮ<br />
<br />
TRANG<br />
<br />
A( M ) là tập linh hóa của M trong R<br />
<br />
8<br />
<br />
C ( M ) là vành giao hoán tử của R trên M<br />
<br />
8<br />
<br />
Giao hoán tử cộng hoặc nhân<br />
<br />
33-52<br />
<br />
M là R - mođun trung thành<br />
<br />
8<br />
<br />
M là R - mođun Bất khả quy<br />
<br />
8<br />
<br />
Phần tử lũy linh a của R<br />
<br />
11<br />
<br />
Phần tử tựa chính quy a của R<br />
<br />
10<br />
<br />
Phần tử lũy đẳng<br />
<br />
14<br />
<br />
Phần tử potent<br />
<br />
68<br />
<br />
R vành Artin<br />
<br />
13<br />
<br />
R vành đơn<br />
<br />
16<br />
<br />
R vành nửa nguyên thũy (đơn)<br />
<br />
12<br />
<br />
R vành nguyên thũy<br />
<br />
16<br />
<br />
R vành nguyên tố, nửa nguyên tố<br />
<br />
19-22<br />
<br />
R là tích trực tiếp ( tích trực tiếp con)<br />
<br />
21<br />
<br />
R là vành trực tiếp con<br />
<br />
22<br />
<br />
R vành tuần hoàn yếu<br />
<br />
68<br />
<br />
Trường K là mở rộng đại sô trên trường F<br />
<br />
38<br />
<br />
Trường K là mở rộng tách được trên trường F<br />
<br />
38<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Trong thời gian học tập và nghiên cứu của lớp cao học khóa 17 tại<br />
trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh ngành toán chuyên ngành đại số và<br />
lý thuyết số, các học viên chúng tôi có học tập và nghiên cứu một số chuyên<br />
ngành trong đó có chuyên ngành về vành giao hoán và vành không giao hoán.<br />
Trong hai chương đầu của chuyên đề vành không giao hoán đã nói lên cấu trúc<br />
của vành , radican của vành, phần tử lũy đẳng, lũy linh trong vành ..vv. Trên cơ<br />
sở của các khái niệm, tính chất với một số định lý của hai chương đầu cùng với<br />
việc thầy hướng dẫn làm luận văn tốt nghiệp PGS-TS Bùi Tường Trí đã hướng<br />
dẫn cho tôi tham khảo và tìm hiểu các vấn đề về các định lý giao hoán của vành.<br />
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tôi thấy tính chất giao hoán của một rất<br />
quan trọng, nếu như chúng ta khảo sát một vành mà không có tính chất giao<br />
hoán thì trong quá trình làm việc chúng ta sẽ gặp nhiều trở ngại, khi tìm hiểu về<br />
các chương của các định lý giao hoán tôi đã biết có một vành nào đó chưa biết<br />
giao hoán nhưng với một điều kiện thích hợp thì chúng trở thành giao hoán. Mặt<br />
khác khi nghiên cứu chương ba tôi thấy các định lý về giao hoán của Herstein.<br />
Herstein đã từng bước phát triển điều kiện để vành giao hoán và như vậy sẽ có<br />
nhiều vành giao hoán nói cách khác lớp vành giao hoán mỗi lúc được mở rộng<br />
sau mỗi điều kiện giao hoán của vành được tìm thấy. Việc nghiên cứu tìm điều<br />
kiện cho vành giao hoán là con đường mở rất rộng. Chính vì lẽ đó mà đề tài luận<br />
văn chúng tôi chọn là “ Một vài hướng phát triển của các định lý giao hoán “<br />
<br />
Luận văn gồm có 3 chương:<br />
<br />
Chương I: Chúng tôi trình bày các kiến thức cơ bản gồm các khái niệm, các định<br />
<br />
nghĩa, các tính chất về mođun, vành, căn Jacobson, cấu trúc vành..vv<br />
Chương II: Chúng tôi trình bày các định lý giao hoán bao gồm các định lý, trong<br />
<br />
đó có định lý quan trọng đó là định lý WEDDERBURN về một vành chia hữu<br />
hạn, các định lý giao hoán của JACOBSON, của HERSTEIN. Mỗi định lý của<br />
các nhà toán học là sự mở rộng của các lớp vành với điều kiện nào đó vành trở<br />
nên giao hoán.<br />
Chương III: Chương này chúng tôi cố gắng đưa ra một vài ví dụ cụ thể và trình<br />
<br />
bày thêm một hướng phát triển của các định lý về giao hoán trên vành<br />
subboolean.<br />
Tôi xin chân thành gởi lời cám ơn đến các thầy cô khoa Toán, phòng Khoa<br />
Học Công Nghệ & Sau Đại Học trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, các<br />
thầy cô đã tham gia giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập, xin chân thành<br />
cám ơn PGS-TS Bùi Tường Trí đã nhiệt tình dành nhiều thời gian quý báu để<br />
hướng dẫn và giúp đở tôi chọn đề tài luận văn và hoàn thành luận văn tốt<br />
nghiệp.<br />
<br />