BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
Nguyễn Thị Lan Anh<br />
<br />
NHẬP MÔN KHÔNG GIAN PHÂN THỚ<br />
VÀ PHÂN THỚ VECTƠ<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
Nguyễn Thị Lan Anh<br />
<br />
NHẬP MÔN KHÔNG GIAN PHÂN THỚ<br />
VÀ PHÂN THỚ VECTƠ<br />
<br />
Chuyên ngành: Hình học và Tôpô<br />
Mã số: 60 46 10<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
PGS.TS. LÊ ANH VŨ<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỤC LỤC ................................................................................................... 0<br />
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................. 2<br />
MỘT SỐ KÝ HIỆU .................................................................................... 3<br />
CHƯƠNG I: KHÔNG GIAN PHÂN THỚ ............................................. 4<br />
1.1.ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC VÍ DỤ VỀ KHÔNG GIAN PHÂN THỚ ....................... 4<br />
1.1.1.Mở đầu.............................................................................................................. 4<br />
1.1.2.Định nghĩa ........................................................................................................ 5<br />
1.1.3.Nhận xét ............................................................................................................ 6<br />
1.2.NHÁT CẮT ............................................................................................................. 6<br />
1.2.1.Định nghĩa ........................................................................................................ 6<br />
1.2.2.Tính chất ........................................................................................................... 6<br />
1.2.3.Ví dụ.................................................................................................................. 7<br />
1.3.HỌ HÀM DÁN ....................................................................................................... 8<br />
1.3.1Định nghĩa ......................................................................................................... 8<br />
1.3.2.Tính chất ........................................................................................................... 8<br />
1.3.3.Đẳng cấu các phân thớ cùng đáy ..................................................................... 9<br />
1.4.ĐỊNH LÝ DÁN ....................................................................................................... 9<br />
1.4.1.Định lý 1 ........................................................................................................... 9<br />
1.4.2.Nhận xét .......................................................................................................... 12<br />
1.4.3.Các ví dụ ......................................................................................................... 12<br />
1.5.BÀI TOÁN MÔ TẢ LỚP ĐẲNG CẤU CÁC PHÂN THỚ TẦM THƯỜNG ĐỊA<br />
PHƯƠNG .................................................................................................................... 14<br />
<br />
CHƯƠNG II:PHÂN THỚ VECTƠ ....................................................... 18<br />
2.1.ĐỊNH NGHĨA PHÂN THỚ VECTƠ.................................................................... 18<br />
2.2.NHÓM CẤU TRÚC CỦA PHÂN THỚ VECTƠ................................................. 19<br />
2.3.NHÁT CẮT ........................................................................................................... 19<br />
2.4.CÁC PHÉP TOÁN VECTƠ.................................................................................. 21<br />
2.5.PHÂN THỚ PHỨC ............................................................................................... 23<br />
<br />
2.6.PHÂN THỚ CON ................................................................................................. 26<br />
2.7.PHÂN THỚ VECTƠ LIÊN KẾT VỚI ĐA TẠP VÀ CÁC VÍ DỤ ...................... 30<br />
<br />
KẾT LUẬN ............................................................................................... 44<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 47<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Khái niệm không gian phân thớ lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng những năm<br />
1922 – 1925 trong công trình của E.Cartan về lý thuyết liên thông. Trong lớp các không<br />
gian phân thớ, các phân thớ vectơ đóng vai trò quan trọng vì nhờ nó mà lý thuyết đối đồng<br />
điều suy rộng, cụ thể K_lý thuyết hình học, được xây dựng.<br />
Những nghiên cứu nghiêm túc đầu tiên về phân thớ được bắt đầu bởi Poincare<br />
trong các nghiên cứu về không gian phủ không tầm thường. Cấu trúc phân thớ cũng xuất<br />
hiện nhiều trong các nghiên cứu về đa tạp khả vi. Sau đó, các lớp đặc trưng được định nghĩa<br />
và trong một thời gian dài, chúng là công cụ chính của việc nghiên cứu. Các lớp đặc trưng<br />
Stieffel Whitney được giới thiệu bởi Stieffel và Whitney vào năm 1935 về phân thớ tiếp xúc<br />
của đa tạp trơn. Whitney cũng xét đến các phân thớ trên mặt cầu. Kể từ đó lý thuyết về<br />
không gian phân thớ trở thành một trong những đối tượng nghiên cứu quan trọng của tôpô<br />
đại số và là một công cụ không thể thay thế được trong việc nghiên cứu hình học vi phân.<br />
Đúng như tên gọi đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu các phần cơ bản của không<br />
gian phân thớ và phân thớ vectơ. Luận văn được chia làm hai chương. Chương I trình bày<br />
định nghĩa tổng quát về không gian phân thớ, nhát cắt, họ hàm dán, định lý dán và bài toán<br />
mô tả lớp đẳng cấu tầm thường địa phương, trong đó định lý dán cho phép ta xây dựng một<br />
không gian phân thớ trên đáy B nào đó bằng cách “dán” các phân thớ tầm thường. Chương<br />
II trình bày định nghĩa phân thớ vectơ, nhóm cấu trúc vectơ GL(n, K), nhát cắt, các phép<br />
toán trên phân thớ vectơ, phân thớ phức, phân thớ con, phân thớ liên kết với đa tạp.<br />
Do khả năng và trình độ có hạn, bản luận văn chắc chắn còn nhiều sai sót. Rất<br />
mong được sự cảm thông, góp ý chỉ bảo của quý Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp.<br />
Nhân dịp này chúng tôi xin cảm ơn chân thành các Thầy, Cô của trường Đại học<br />
Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền thụ kiến thức, giúp đỡ chúng tôi trong<br />
suôt quá trình học tập. Đặc biệt, chúng tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Lê Anh<br />
Vũ, người đã trực tiếp ra đề tài, hướng dẫn chúng tôi hoàn thành bản luận văn này.<br />
Tp. HCM, ngày 06 tháng 11 năm 2011<br />
Người thực hiện<br />
Nguyễn Thị Lan Anh<br />
<br />