Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn 1930-1975
lượt xem 15
download
Trên cơ sở xây dựng bức tranh tổng quan về Quảng Nam và Phật giáo ở Quảng Nam, luận văn tập trung tìm hiểu các hoạt động của Phật giáo ở Quảng Nam từ năm 1930 đến năm 1975, đồng thời chỉ ra vai trò, ý nghĩa của Phật giáo Quảng Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn 1930-1975
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ĐỨC BỬU (THÍCH NHUẬN ĐÀM) PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI, 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ĐỨC BỬU (THÍCH NHUẬN ĐÀM) PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975 Chuyên ngành: TÔN GIÁO HỌC Mã số: 8.22.90.09 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. CHU VĂN TUẤN HÀ NỘI, 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn 1930 - 1975” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ theo quy định và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2021 Học viên Nguyễn Đức Bửu (Thích Nhuận Đàm)
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn, PGS.TS. Chu Văn Tuấn. Thời gian qua, quả thật có nhiều sự kiện xảy ra khiến em tưởng chừng bỏ dỡ Luận văn này, nếu không có sự động viên, giúp đỡ của Thầy, em không có được thành quả Luận văn như hôm nay. Ngoài sự tri ân sâu sắc trên, em cũng xin được tỏ lòng ơn sâu nghĩa nặng của mình đối với các bậc sinh thành ở Đời và trong Đạo. Đó là ơn Cha Mẹ được ví “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” và ơn Thầy Tổ “Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng/Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền”. Đối với em, được hiện diện đến ngày hôm nay, có mặt hôm nay trong Luận văn này là thời khắc tri ân tất cả. Thứ nhất, em được thành tựu hôm nay là chịu ơn sinh thành của Cha Mẹ và ân giáo dưỡng sâu nặng của Thầy Tổ trong Đạo. Thứ hai, từ nay Cha và Thầy Tổ (Sư phụ) đã về Tây, quãng đường Đời và Đạo một mình bước tiếp, trọng trách không dám từ nan. Xin cho phép em viết vào đây lời tri ân sâu sắc về những bậc khả kính trong đời, từ nay chắc chắn không còn có dịp để bày tỏ nữa. Thời gian qua, cũng không thể không nói đến tình hình dịch bệnh Covid – 19, có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại 100 năm trở lại đây, con người hiện đại đối diện với sự lây lan tật dịch chết chóc, ảnh hưởng của nó về mọi mặt khiến đời sống chúng ta ngày càng lao đao, đau buồn chồng chất. Riêng khóa Luận này cũng vì lý do hạn chế tiếp xúc, đi lại mà thời gian thực hiện bị kéo dài. Mặc dù vậy, cùng với sự cẩn thận để đem lại an toàn sức khỏe cho chính mình và cho mọi người, trong thời gian qua thầy Chu Văn Tuấn và Quý Thầy cô trong Học viện đã linh động công việc, hỗ trợ cho các học viên hoàn thành Luận văn này. Bằng sự nỗ lực mỗi ngày, hy vọng mọi điều tốt lành sẽ đến và xua đi những đau buồn mất mát mà mỗi người, mỗi gia đình trên đất nước, trên thế giới đang gánh chịu. Một lần nữa, em xin được tỏ lòng cảm ơn, tri ân Thầy Chu Văn Tuấn, Quý Thầy Cô trong Học viện, cùng tất cả Quý Anh/Chị, các Cán Bộ trong Học
- viện, kính chúc mọi người sức khỏe tốt, mọi sự an lành, gia đình yên ấm và công tác thành công viên mãn. Trân trọng biết ơn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 4 năm 2021. Học viên Nguyễn Đức Bửu (Thích Nhuận Đàm)
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢNG NAM ............................... 9 VÀ PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM ................................................................. 9 1. 1. Khái quát chung về Quảng Nam............................................................ 9 1.2 Sơ lược tình hình chính trị xã hội, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX 260 CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1975 .................................................................... 26 2.1. Sơ lược tình hình Phật giáo Quảng Nam từ du nhập đến những năm 50 thế kỷ XX ..................................................................................... 206 2.2. Tình hình và hoạt động của Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn 1930 – 1975 ................................................................................................. 33 CHƯƠNG 3. VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1975 ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY ...................................................................................................... 58 3.1. Vai trò của Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn 1930 – 1975 ................ 58 3.2. Ý nghĩa đối với Phật giáo và xã hội Việt Nam hiện nay ...................... 70 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 81 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ................................................................................... 87
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phật giáo truyền vào Việt Nam hơn hai ngàn năm, trong ngần ấy thời gian Phật giáo đã hòa mình vào dòng chảy văn hóa, xã hội; cùng với đất nước vượt qua bao thăng trầm, thịnh suy của mỗi giai đoạn lịch sử. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, chính vì vậy mà học giả Minh Chi đã nhận xét: “…Một đặc sắc của Phật giáo Việt Nam là nó hòa mình vào dân tộc, như cá với nước, cây với đất…[7, tr.42].” Cũng trong quá trình tồn tại và phát triển, dù cho thịnh hay suy thì Phật giáo nước ta nói chung luôn có con đường phát triển và phát huy thành tựu đáng nể của nó trong lòng dân tộc, gắn kết trong lòng dân chúng. Và đối với Phật giáo Quảng Nam, lại càng không thể không ra ngoài truyền thống tốt đẹp này trong thành tựu chung của cả dân tộc ta. Cùng với sự khai phá tạo dựng nên vùng đất Quảng Nam vừa cả khô cằn đất cát, vừa có cả sự trù phú của mảnh đất duyên hải miền Trung ven biển, Phật giáo đã gắn kết và phát triển nơi đây, tạo nên những dấu ấn riêng, những giá trị văn hóa bản sắc vùng miền trong bức tranh tổng thể hài hòa đủ màu sắc của xứ Quảng. Theo bước chân Nam tiến của dân tộc Đại Việt, tiểu quốc Amaravati từng bước được sáp nhập vào Đại Việt, văn hóa Việt dần được lan truyền vào nơi miền đất mới. Chúng ta không thể quên một quá khứ Phật giáo huy hoàng tại Phật Viện Đồng Dương được xây dựng từ thế kỷ thứ IX, đánh dấu vai trò quan trọng của Phật giáo đối với nơi này. Để rồi sau này khi sáp nhập vào Đại Việt, những danh Tăng người Việt đã đến đây hoằng pháp như Minh Châu Hương Hải (1628-1715).v.v. Cũng trong thời kỳ này, do ảnh hưởng chính trị từ Trung Quốc nên đã có nhiều vị thiền sư sang Việt Nam hoằng pháp. Tại xứ Quảng Nam - Đà Nẵng, nơi đây đã là nơi dừng chân hành đạo của các vị thiền sư từ các thiền phái như Lâm Tế: Minh Hải Pháp Bảo; Tào Động: Hưng Liên.v.v. Kể từ đây, Phật giáo Quảng Nam phát triển mạnh và minh chứng hùng hồn nhất đó là sự kiện thiền sư Minh Hải Pháp Bảo (1670-1746) ở thế kỷ XVIII đã biệt xuất kệ, hình thành nên dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh tại xứ Hội An, tỉnh Quảng Nam ngày 1
- nay. Sau khi ra đời và truyền thừa, thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh dường như chiếm lĩnh vị trí độc tôn trong nội bộ Phật giáo đất Quảng và sau đó, thế kỷ XIX đã lan rộng sang các địa phương khác: Nam Trung Bộ, Nam Bộ... Cùng với các tín ngưỡng dân gian thì sự xuất hiện của các Tăng sĩ cũng như các ngôi chùa tại các miền quê thanh bình nơi đây, không chỉ là nơi phụng thờ Phật, Bồ tát, tu học của Phật tử, mà còn là không gian thiêng liêng, gắn kết đời sống tâm linh của hầu hết mọi tầng lớp người dân xứ Quảng, nơi gửi gắm ước mơ, hy vọng, tâm nguyện, khát vọng của mọi người… về cuộc sống yên bình, tươi đẹp. Cũng lý do đó, tại các làng xã, ngoài những ngôi đình, miếu, nhà thờ tiền hiền, nhà thờ tộc.v.v... thì các ngôi chùa lần lượt mọc lên và chiếm giữ vai trò, vị trí quan trọng không thể thay thế trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân bản xứ. Với họ, ngôi chùa không chỉ thuần túy là một cơ sở thờ tự của Phật giáo, là nơi để tín hữu tu trì thực hành giáo lí nhà Phật, mà còn dựa vào sự hoằng hóa giáo pháp đạo Phật, con người nông dân chân chất biết sống hướng thiện, biết làm điều lành, biết hướng đến lối sống cao thượng, quý trọng sự thanh bần… thậm chí là nơi vun đắp cho họ sức mạnh tinh thần để vượt qua những đau buồn mất mát hay gian nan vất vả cơ cực hằng ngày. Từ khi đổi mới (1986) với sự ra đời của Nghị quyết 24 (1990), Nghị quyết 25 (2003) của Bộ Chính Trị về công tác tôn giáo. Đảng, Nhà nước ta đã có cách nhìn mới về tôn giáo khi cho rằng: “Tôn giáo là vấn đề tồn tại lâu dài, tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới.[74]” Phật giáo Việt Nam với tư cách là một tôn giáo đã và đang đồng hành hỗ trợ với những hoạt động của đất nước nhằm xây dựng một đất nước giàu mạnh thì việc tìm hiểu nghiên cứu các giá trị của Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo tại các địa phương nói riêng là một điều hết sức cần thiết. Vì từ đó giúp cho con người hiểu nhau hơn, gắn kết nhiều hơn và hơn hết là có những ứng xử hợp lý trong mối quan hệ giữa Nhà nước với các tôn giáo. 2
- Phật giáo Quảng Nam có truyền thống lịch sử khá lâu với dấu ấn hoạt động của các thiền sư dòng Lâm Tế, Tào Động.v.v. vẫn còn được tiếp nối cho đến ngày nay. Các hoạt động Phật sự, hoằng pháp ấy dù là thuần túy Phật giáo hay không thì tất cả đều không ra ngoài tinh thần “hộ quốc an dân” mà chư vị tiền bối đã dày công gầy dựng. Tuy nhiên, nhưng hiện nay những công trình nghiên cứu về Phật giáo Quảng Nam vẫn còn rất hạn chế, nhất là giai đoạn 1930-1975, giai đoạn gắn với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước cũng như của Phật giáo nước nhà. Chính vì vậy, người viết xin được chọn đề tài: “Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn 1930-1975” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Viết về Phật giáo Quảng Nam, tính đến nay chỉ có một số tài liệu chỉ dừng lại ở mức độ bộ phận chứ chưa có một nghiên cứu nào mang tính tổng quát, chuyên sâu, có hệ thống. Sớm nhất, có thể kể đến là tác phẩm “Hải ngoại kỷ sự” của thiền sư Thạch Liêm - Thích Đại Sán. Trong tác phẩm này, tác giả cung cấp những sử liệu quý giá về thông tin Phật giáo vùng Thuận - Quảng vào cuối thế kỉ XVII; đặc biệt trong đó có ghi lại hoạt động của thiền phái Tào Động do Ngài và đệ tử là Quốc sư Hưng Liên trực tiếp hoằng pháp lúc bấy giờ tại vùng đất này. Tiếp theo là “Ngũ Hành Sơn lục” của tú tài Hồ Thăng Doanh và thiền sư Ấn Lan tổ Huệ Từ Trí cùng một số người khác vào năm Khải Định thứ nhất (1916) chấp bút. Trong giới hạn nào đó, đây là tác phẩm tương đối có giá trị đề cập đến thông tin về Phật giáo Quảng Nam sớm nhất của thế kỷ XX. Một thời gian sau, hòa thượng Thích Chơn Phát trong “Sử liệu danh tăng - Tự viện - Thắng cảnh Phật giáo Quảng Nam” xuất bản năm 1970 đã giới thiệu về các thiền sư, các ngôi chùa, kiến trúc Phật giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Cũng trong giai đoạn này, thượng tọa Thích Hương Sơn, viết cuốn “Lịch sử Ngũ Hành Sơn - chùa Non Nước” lưu hành nội bộ năm 1972 cũng chỉ sơ lược thông tin về danh thắng Ngũ Hành Sơn và những bài thơ cảm tác chứ chưa bàn nhiều về vấn đề chuyên sâu mang tính đột phá lịch sử phát triển Phật giáo Quảng Nam hay góc nhìn nhận khác về đề tài liên quan đến Phật giáo Quảng Nam… 3
- Trên phương diện nghiên cứu có tính chuyên sâu hơn về sử Phật giáo phải kể đến “Việt Nam Phật giáo sử luận [34]” (tập II) (1978) của Nguyễn Lang, “Lịch sử Phật giáo Việt Nam [31]” (1988) của Viện Triết học. Nhưng cả hai tác phẩm này trình bày một cách vắn tắt về Phật giáo Quảng Nam. Tiếp theo, năm 1993, Nguyễn Hiền Đức trong tác phẩm “Lịch sử Phật giáo Đàng Trong” [22], với dung lượng 13 chương, hơn 800 trang, tác giả đã dành trọn chương VII để trình bày về tổ Minh Hải Pháp Bảo cùng sự truyền thừa của các thế hệ dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh tại Quảng Nam và một phần ở các địa phương lân cận như Quảng Ngãi, Phú Yên .v.v.. Bên cạnh các tác phẩm của các tác giả đã liệt kê trên, sau cùng có một một nghiên cứu mang tính khoa học, liên quan ít nhiều đến đề tài Phật giáo Quảng Nam. Chẳng hạn năm 1995, Trương Văn Bá trong luận văn tốt nghiệp Đại học của mình trình bày đề tài “Bước đầu tìm hiểu tình hình Phật giáo trên đất Quảng Nam thế kỷ XVII – XVIII” đã phần nào nêu lên được quá trình du nhập cùng đặc điểm của Phật giáo Quảng Nam qua hai thế kỷ XVII-XVIII. Tuy nhiên, trong giới hạn của luận văn lúc bấy giờ vẫn còn mang tính phổ quát. Ở dạng nghiên cứu khái quát hoặc mang tính bổ sung có các bài viết như “Bổ chính sử liệu về thiền sư Minh Hải Pháp Bảo [51, tr.75-82]”, “Sử liệu mới về thiền sư Toàn Nhâm Quán Thông năm [52, tr.54-61]” và bài “Thái Bình tự thạch bi và Phật giáo vùng Thuận Quảng [17, tr.39-43] của Phạm Văn Tuấn trên nội san Liễu Quán. Ngô Quốc Trưởng - Thích Đồng Dưỡng có các nghiên cứu ngắn về các văn bia tại một số ngôi chùa như: “Văn bia chùa Phú Thuận [65, tr.10-11]”, “Tấm bia chùa Minh Giác [66, tr.89-92]”, “Tìm hiểu văn bia Thái Bình tự thạch bi [17, tr.16-18]”. v.v... được đăng trên các tạp chí Pháp luân, Văn hóa Phật giáo, Suối nguồn và Liễu Quán. Bài viết “Một vài đặc điểm của Phật giáo miền Trung” của Trương Minh Dục trên “Nghiên cứu tôn giáo”, năm 2000 [10, tr.36-39], đã chỉ ra các đặc điểm của Phật giáo miền Trung như: đa dạng về tông phái và đa dạng về tổ chức. Tuy nói Phật giáo miền Trung nhưng tác giả đã trưng dẫn dữ liệu chủ yếu là Phật 4
- giáo Quảng Nam. Nguyễn Văn Hoàn trong “Vai trò của Phật giáo đối với xã hội Quảng Nam thế kỉ XVII [30, tr.88-89]” đã nêu ra được một số vai trò của Phật giáo tại đây như: ổn định nhân tâm, tập hợp dân chúng, xây dựng một trật tự xã hội mới; kiến tạo các giá trị vật thể; truyền bá giá trị Phật giáo khoan dung; và tạo nên diện mạo Phật giáo mới xứ Đàng Trong. Tuy còn một vài vấn đề chưa thật sự thỏa đáng, nhưng vẫn có những đóng góp nhất định. Bên cạnh việc nghiên cứu tình hình chung của Phật giáo Quảng Nam thì còn có một số nghiên cứu mang tính chuyên sâu hơn về các cá nhân xuất sắc của Phật giáo xứ Quảng. Ở phương diện này, đầu tiên phải kể đến “Toàn tập Minh Châu Hương Hải [54]” của Lê Mạnh Thát xuất bản năm 2000. Đây là tác phẩm nghiên cứu về các bậc danh tăng của Phật giáo Đại Việt giai đoạn nửa sau thế kỉ XVII – nửa đầu thế kỉ XVIII. Kế đến, Thích Như Tịnh trong “Lịch sử truyền thừa thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh [50]” xuất bản 2009; đây là tác phẩm nghiên cứu chi tiết và có hệ thống quá trình ra đời, phát triển của thiền phái thiền Lâm Tế Chúc Thánh ở Quảng, Nam Trung Bộ, Nam Bộ và cả ngoại quốc. Trước đó, năm 2008, Thích Như Tịnh xuất bản “Hành trạng chư thiền đức xứ Quảng [53]”. Đây là công trình ghi nhận sự nỗ lực rất lớn của tác giả trong việc tìm kiếm nguồn tư liệu để từ đó dựng nên chân dung đa diện và sinh động về chư Tăng ni đất Quảng, từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XX. Điểm đặc biệt của tác phẩm này là các nhân vật được nghiên cứu không chỉ giới hạn trong tông môn Lâm Tế Chúc Thánh như thường thấy ở những tác phẩm trước. Năm 2018, Lê Xuân Thông, trong luận án Tiến sĩ sử học của mình với tựa đề “Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII – XIX” [64], đã phác họa tương đối sâu sắc về Phật giáo Quảng Nam, nhưng lại không nhắc đến tình hình Phật giáo tại các địa phương phía Nam tỉnh Quảng Nam. Do đó dễ khiến cho người đọc hiểu nhầm Phật giáo Quảng Nam chỉ có một dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh.. Bên cạnh những công trình mang tính chuyên môn cao vừa nêu ở trên còn có các bài viết được đăng trên các tạp chí nghiên cứu như Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, tạp chí Suối Nguồn, Tạp chí xưa & nay, tập san nghiên cứu Phật học Liễu Quán .v.v... các bài viết này tuy có tính học thuật cao nhưng như đã trình 5
- bày, chủ yếu đề cập đến Phật giáo Quảng Nam các giai đoạn trước mà hầu như chưa có công trình nào đề cập đến Phật giáo Quảng Nam giai đoạn 1930-1975. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích: Trên cơ sở xây dựng bức tranh tổng quan về Quảng Nam và Phật giáo ở Quảng Nam, luận văn tập trung tìm hiểu các hoạt động của Phật giáo ở Quảng Nam từ năm 1930 đến năm 1975, đồng thời chỉ ra vai trò, ý nghĩa của Phật giáo Quảng Nam. 3.2. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, những nhiệm vụ cơ bản người viết cần phải thực hiện là: - Tìm hiểu khái quát chung về tỉnh Quảng Nam; về quá trình du nhập, phát triển và đặc điểm của Phật giáo ở Quảng Nam. - Phân tích thực trạng hoạt động của Phật giáo ở Quảng Nam (về các hoạt động Phật sự và hoạt động thế sự) từ năm 1930 đến năm 1975. - Rút ra vai trò, ý nghĩa của Phật giáo ở Quảng Nam từ năm 1930 đến năm 1975 và ý nghĩa đối với Phật giáo Việt Nam và xã hội Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hoạt động của Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn 1930-1975 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện nay. Phạm vi về thời gian: Từ năm 1930 đến năm 1975. Sở dĩ người viết chọn mốc thời gian 1930, vì trong những năm này, phong trào chấn hưng Phật giáo bắt đầu phát triển mạnh và diễn ra trên khắp cả nước, Phật giáo có sự khởi sắc, chư Tăng Ni khắp nơi thành lập đạo tràng giảng kinh, diễn dịch và xuất bản kinh sách Việt ngữ, mở trường đào tạo Tăng tài tạo sự khởi sắc cho Phật giáo sau nhiều năm bị suy thoái. Năm 1975 là mốc thời gian đất nước hoàn toàn giải phóng, Phật giáo vì thế bước vào một giai đoạn phát triển mới. 6
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng hoạt động của Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn 1930 - 1975 trên hai phương diện: Hoạt động Phật sự (hoạt động thuần túy Phật giáo) và hoạt động thế sự (hoạt động nhập thế). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: Đề tài này sử dụng 3 cách tiếp cận chính: Sử học tôn giáo, tôn giáo học và xã hội học. Cách tiếp cận sử học tôn giáo: Người viết khai thác các tài liệu gốc, tài liệu hiện tồn tại ở các cơ sở thờ tự Phật giáo để thấy được quá trình phát triển của Phật giáo ở Quảng Nam. Với cách tiếp cận, này người viết xem xét phân tích các sự kiện Phật giáo trong các không gian và bối cảnh lịch sử nhất định. Từ các dữ liệu lịch sử và kết quả phân tích người viết sẽ đưa ra những nhận định từ góc nhìn khoa học về Phật giáo ở Quảng Nam. Cách tiếp cận tôn giáo học: Nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống giáo lý, giáo luật, tổ chức tôn giáo, các hoạt động tôn giáo. Với cách tiếp cận này, đề tài triển khai nghiên cứu thực trạng hoạt động của Phật giáo ở Quảng Nam trên ba cốt lõi: niềm tin - thực hành - cộng đồng. Cách tiếp cận xã hội học: Với lý thuyết cấu trúc chức năng được đề tài áp dụng để phân tích vai trò của Phật giáo với xã hội đương thời. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài nghiên cứu chuyên về vấn đề lịch sử, người viết đặc biệt chú trọng các phương pháp tiếp cận sử học và tiếp cận theo hướng đa ngành, tùy từng trường hợp cụ thể mà sử dụng phương pháp nghiên cứu khác nhau để cho ra kết quả nghiên cứu khách quan và trung thực. Phương pháp thu thập thông tin: Tham khảo, tra cứu, phân tích các tư liệu thư tịch, những ấn phẩm lịch sử đã xuất bản và các hiện vật như tượng Phật, văn bia, câu đối, liễn thờ, linh vị, các bản sắc phong, các bài minh, bài ký trên các đại hồng chung... trên địa bàn nghiên cứu để thu thập những thông tin chính xác nhất về Phật giáo ở Quảng Nam trong giai đoạn 1930-1975. 7
- Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Tìm kiếm tài liệu, phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan đến Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn 1930 - 1975. Phương pháp phỏng vấn hồi cố: Thực hiện đi phỏng vấn các vị lãnh đạo Phật giáo, các vị Cao Tăng lớn tuổi, những Phật tử cao niên để có thêm thông tin. Sau đó, đối chiếu so sánh lại với những tư liệu đã tổng hợp được để làm căn cứ cho luận văn. Phương pháp điền dã: Thực hiện đi đến một số ngôi chùa tiêu biểu trên địa bàn để tìm hiểu về lịch sử (năm thành lập, ai thành lập….), khảo cứu (văn bia, câu đối, liễn, bài vị, linh vị…) để tạo tài liệu sơ cấp cho luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Về mặt lý luận: Đề tài góp phần tái hiện lại bức tranh tổng quát về Phật giáo ở Quảng Nam trong giai đoạn 1930 - 1975, cung cấp và bổ sung tư liệu có căn cứ khoa học về lịch sử Phật giáo ở Quảng Nam nói riêng và lịch sử PGVN nói chung. Đề tài bổ sung tư liệu để phát triển ngành Tôn giáo học, các ngành khoa học liên quan và giúp người đọc hiểu sâu hơn về quá trình hoạt động, phát triển của Phật giáo ở Quảng Nam trong giai đoạn 1930 - 1975. Đồng thời giúp mọi người hiểu thêm về vai trò của Phật giáo đối với xã hội trong giai đoạn lịch sử này cũng như ngày nay. Về mặt thực tiễn: Thông qua ý nghĩa về mặt lý luận, đề tài cung cấp cơ sở khoa học để các cơ quan, đoàn thể, giáo hội, chính quyền địa phương đề ra những chương trình, chính sách, cách thức quản lý, định hướng bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp mà Phật giáo đã mang lại cho xã hội và định hướng hoạt động phát triển cho Phật giáo trong tương lai. 7. Kết cấu của luận văn Đề tài bao gồm những nội dung chính sau: Ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn được chia thành 3 chương, 6 tiết. 8
- CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢNG NAM VÀ PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM 1.1. Khái quát chung về Quảng Nam 1.1.1 Lịch sử - địa lý, văn hóa xã hội 1.1.1.1 Lịch sử - địa lý Quảng Nam (廣南) bao gồm Đà Nẵng, theo nghĩa đen là mở rộng về phương Nam, trước đây là đất Champa (H: 占婆 Chiêm Bà - Champa). Đây là khu vực thuộc tiểu quốc Amaravati - vốn là một trong bốn tiểu quốc (Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga) hình thành nên vương quốc Champa. Ngày nay Quảng Nam là một tỉnh duyên hải miền Trung, có diện tích tự nhiên là 10.438 km2, dân số 1.499.626 người, gồm 93,6% dân tộc Kinh và gần 6,4% các dân tộc ít người. Dân số thành thị chiếm 17,51% tổng số dân; mật độ dân số bình quân là 144 người/km2 (số liệu điều tra dân số năm 2019). Quảng Nam có 16 huyện và 2 thành phố là Tam Kỳ và Hội An. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế. Phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum. Phía Tây giáp nước CHDCND Lào với đường biên giới dài 142 km. Phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển 125km. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Tam Kỳ. Ban đầu, Amaravati chỉ bao gồm khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng hiện nay. Tuy nhiên, sự phát triển lãnh thổ về phía Bắc sau sự suy yếu của nhà Đường (Trung Quốc) đang cai trị An Nam đô hộ phủ, người Chăm đã có thêm khu vực Bình Trị Thiên sáp nhập vào lãnh thổ của mình, Amaravati còn có lúc bao gồm cả khu vực từ Quảng Bình vào Quảng Nam. Từ thế kỷ XI đến năm 1306, Champa mất khu vực từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân; Amaravati chỉ còn bao gồm lãnh địa Đà Nẵng, Quảng Nam như buổi đầu. Theo thỏa thỏa ước năm 1301 giữa vua Chế Mân và vua Trần Nhân Tông; vua Chế Mân dâng hai châu Ô (tức Thuận Châu - bắc Hải Vân) và châu Rí (tức Hóa Châu - Nam Hải Vân) làm sính 9
- lễ cưới Huyền Trân công chúa. Người Việt dần định cư tại hai vùng đất mới, người Chiêm Thành lùi dần về vùng đất còn lại phía Nam của vương quốc. Năm 1471, sau thắng lợi của Đại Việt dưới sự lãnh đạo của vua Lê Thánh Tông [36, tr.327-328] cả Amaravati và Vijaya đều được sáp nhập vào Đại Việt. Sau chiến thắng năm 1471, cả nước có 13 đạo thừa tuyên, vùng đất Quảng Nam thuộc hai thừa tuyên khác nhau: khu vực phía bắc tức huyện Điện Bàn thuộc thừa tuyên Thuận Hóa, phần còn lại, tức phủ Thăng Hoa thuộc thừa tuyên Quảng Nam. Như vậy, danh xưng Quảng Nam xuất hiện chính thức vào năm 1471, sau chiến thắng của vua Lê Thánh Tông. Theo nghiên cứu của Huỳnh Công Bá [3, tr.32-53], sau khi sáp nhập vào Đại Việt, hàng loạt làng xã nơi vùng đất mới này được hình thành trong giai đoạn nửa sau thế kỉ XV tại các huyện Duy Xuyên, Quế Sơn, Điện Bàn, Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam và nhiều quận, huyện của thành phố Đà Nẵng ngày nay. Giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh, Quảng Nam dưới quyền cai trị của chúa Nguyễn (từ năm 1570). Thương cảng Hội An được chọn là điểm giao thương quan trọng bật nhất của xứ Đàng trong với thế giới. Khoảng đầu thế kỉ XVII, Đại Nam thực lục ghi: “Quảng Nam sớm nhất, đất tốt dân đông, sản vật giàu có, số thuế nộp vào nhiều hơn Thuận Hóa mà số quân thì cũng bằng quá nửa” [40, tr.35, 64]. Đến nửa sau thế kỉ XVIII, theo Phủ biên tạp lục [20, tr.83- 93], hai phủ Điện Bàn và Thăng Hoa đã có đến 8 huyện với 779 xã, châu, thôn, phường, giáp, trang [2, tr.83-93]. Đây là con số rất lớn nếu so với con số 66 làng xã được khai phá tính đến giữa thế kỉ XVI, khi Dương Văn An hoàn thành Ô châu cận lục [2]. Có thể nhận định rằng, đến cuối thế kỉ XVIII, quá trình khai khẩn lập làng ở Quảng Nam cơ bản đã được xác lập ổn định. Cũng trong thời gian này, khi chính quyền Đàng trong suy yếu, nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất diễn ra gay gắt, thuế khóa ngày càng tăng đã làm cho đời sống nhân dân ngày càng khốn khổ. Trước hoàn cảnh đó, khi phong trào Tây Sơn bùng nổ, nhân dân Quảng Nam đã hưởng ứng mạnh mẽ. Mùa thu năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn kéo ra Quảng Nam, phối hợp với nhân dân tại đây phục kích ở Bến Đá (Thạch Tân, Thăng Bình, Quảng Nam) đánh bại quân của chúa 10
- Nguyễn do các tướng Nguyễn Cửu Thống, Nguyễn Hữu Sách… chỉ huy. Chiến thắng của phong trào Tây Sơn và dân Quảng Nam mở đầu sự nghiệp thống nhất đất nước của Triều Nguyễn Tây Sơn. Sau khi lên ngôi, thống nhất đất nước vào năm 1802. Đến năm 1806 vua Gia Long chia đất nước thành 23 trấn và 4 doanh thuộc đất kinh kỳ gồm: Trực Lệ - Quảng Đức, Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam. Năm 1831, vua Minh Mạng đổi trấn và doanh thành tỉnh; và, Quảng Nam chính thức trở thành tỉnh từ đây. Tỉnh Quảng Nam lúc này được chia thành 8 phủ, huyện gồm: Hòa Vang, Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ và Tiên Phước. Năm 1888, dưới triều vua Thành Thái, Đà Nẵng được tách khỏi Quảng Nam để trở thành đất nhượng địa cho thực dân Pháp. Sau Hiệp định Genève 1954 (20/7/1954), năm 1956, tỉnh Quảng Nam (1956) được chia thành hai tỉnh mới là Quảng Nam và Quảng Tín. Tỉnh Quảng Nam bao gồm các quận: Hòa Vang, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đức Dục, Hiếu Nhơn, Quế Sơn, Hiếu Đức, và Thường Tín; tỉnh Quảng Tín bao gồm các quận: Thăng Bình, Tiên Phước, Hậu Đức, Lý Tín, Hiệp Đức và Tam Kỳ. Sau khi thống nhất đất nước (1975), chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định sáp nhập hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và thành phố Đà Nẵng thành lập tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; và Đà Nẵng trở thành tỉnh lị. Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng gồm thành phố Đà Nẵng và các huyện Hòa Vang, Ðiện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Ðại Lộc, Quế Sơn, Tiên Phước, Tiên Giang, Phước Sơn, Trà My. Năm 1997, tại kỳ họp thứ X của Quốc Hội, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng một lần nữa được chia thành hai đơn vị hành chính độc lập gồm thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Tỉnh Quảng Nam lúc này có 14 huyện: Giằng (nay là huyện Nam Giang), Hiên (nay là Đông Giang và Tây Giang), Đại Lộc, Phước Sơn, Duy Xuyên, Thị xã Điện Bàn, Quế Sơn (nay là Quế Sơn và Nông Sơn), Thăng Bình, Hiệp Đức, Tiên Phước, Trà My và Nam Trà My, Núi Thành và 2 thị xã: thị xã 11
- Tam Kỳ (Nay là thành phố tỉnh lị Tam Kỳ và huyện Phú Ninh) và thị xã Hội An (nay là thành phố Hội An). 1.1.1.2. Văn hóa xã hội Nói đến Quảng Nam là nói đến vùng đất hội tụ và kết tinh của nhiều nền văn hóa khác nhau, mảnh đất có nhiều di tích văn hóa, lịch sử, nơi đã sản sinh ra nhiều thế hệ nhân tài kiệt xuất, là “đất ngũ phụng tề phi, địa linh nhân kiệt”. Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, Quảng Nam được coi là vùng “đất học”, “đất khoa bảng”. Khoa thi năm Mậu Tuất (1898), toàn quốc có 18 vị Tân Khoa, thì Quảng Nam có 5 vị, 3 Tiến Sĩ và 2 Phó Bảng. Ðây là sự kiện hy hữu trong lịch sử thi cử của nước nhà. Lịch sử khoa cử của dân tộc ta tính từ triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn có tất cả 187 khoa thi tiến sĩ, với 2.971 người đậu tiến sĩ; nhưng chưa có khoa nào có 5 người đồng hương cùng lúc được ghi trên trân bảng vàng. Vua Thành Thái và triều Nguyễn đã ban danh hiệu Ngũ Phụng Tề Phi để khen tặng. Năm vị đó là: Phạm Liệu, Phan Quang, Phạm Tuấn, Ngô Lý và Dương Hiển Tiến [44, tr.1140-1142]. Ngoài ra khoa Tân Sửu (1901) Quảng Nam có 4 vị đỗ đồng khoa Phó Bảng là các ông Nguyễn Ðình Hiến, Nguyễn Mậu Hoán, Võ Sỹ và Phan Chu Trinh. Bốn vị này được mệnh danh là Tứ Kiệt. Những danh hiệu Ngũ Phụng Tề Phi hay Tứ Kiệt nói lên tài học và sự vinh hiển đậu đạt của các danh sĩ Quảng Nam, con cháu người Quảng Nam nói chung và Tộc Trần nói riêng lấy đó làm vinh dự và noi gương. Nơi đây là quê hương của nhiều nhân tài học rộng, đỗ cao; là quê hương của nhiều vị anh hùng dân tộc qua các thời kỳ; chúng ta có thể kể ra: Phạm Phú Thứ, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh, Hoàng Diệu, Nguyễn Duy Hiệu, Trần Cao Vân… Ða số những danh sĩ Quảng Nam là những người yêu nước thương dân. Ra làm quan là những người thanh liêm nổi tiếng. Gặp thời loạn ly, đất nước bị ngoại xâm, họ tích cực chống giặc bảo vệ tổ quốc, từ quan, tham gia vào các phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, như: Phạm Phú Thứ, người làng Ðông Bàn, phủ Ðiện Bàn; Hoàng Diệu, người làng Xuân Ðài (Ðiện Bàn); Trần Văn 12
- Dư, người làng An Mỹ Tây, huyện Tam Kỳ; Nguyễn Duy Hiệu, người làng Thanh Hà, Ðiện Bàn… Trong quá trình lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam từ các phong trào Cần Vương, Ðông Du, Duy Tân và những phong trào kháng chiến về sau, các danh sĩ Quảng Nam đã đóng góp cả bản thân và đi sống của mình cho sự nghiệp chung của dân tộc. Với đặc điểm là vùng đất mới của phong trào Nam tiến của quốc gia Đại Việt, nên dân cư có nguồn gốc từ nhiều địa phương khác di cư đến sinh sống bên cạnh các tộc người bản địa. Chính điểm này đã tạo nên sự phong phú, đa dạng trong các nếp sinh hoạt, văn hóa tại địa phương này. Tại khu vực miền núi Quảng Nam, đây là địa bàn cư trú lâu đời của các tộc người thiểu số như Cơ-tu, Cor (Koh), Gié-Triêng, Xê-đăng… Mỗi tộc người mang nét đặc trưng riêng biệt. Người Cơ-tu có Gươl, cồng chiêng, nói lý, hát lý, người Cor, Cadong, Xêđăng để lại dấu ấn trong các nghi lễ, tập quán, nghệ thuật diễn xướng của đồng bào.v.v. tất cả những những giá trị văn hóa đặc sắc (phong tục, tập quán, lễ hội...) này đã tạo ra một bức tranh sinh động, nhiều màu sắc đã và đang hiện hữu trong đời sống của nhân dân các vùng, miền; làm cho văn hóa Quảng Nam phong phú và đa dạng [44, tr.973-986]. Do đó, khi nói đến văn hóa Quảng Nam là nói đến sự phong phú, đa dạng của một vùng đất mới (gần 550 năm) trên cả hai phương diện vật thể và phi vật thể. Hơn 55 di tích cấp quốc gia và 282 di tích cấp tỉnh là những minh chứng hùng hồn cho việc này. Nổi bật nhất là hai Di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An và khu Đền tháp Mỹ Sơn. Đây là 2 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận với những giá trị văn hóa tiêu biểu của nhân loại. Khu Di tích Mỹ Sơn là cả một quần thể kiến trúc độc đáo của những ngôi đền tháp uy nghiêm của các vị vua Chăm. Khu đền tháp Mỹ Sơn là một tiêu biểu cho kiến trúc cổ Chămpa mà đến nay vẫn là một ẩn số đối với nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia xây dựng trong cũng như ngoài nước. Điều này vô tình làm tăng thêm tính huyền bí cho những du khách khi đến thăm các ngôi tháp cổ Mỹ Sơn. Bên cạnh đó có thể kể đến hệ thống tháp Chăm, Kinh đô cổ Trà Kiệu.v.v.. Hàng trăm công trình kiến 13
- trúc Việt cổ như đình, chùa, văn miếu, lăng miếu, nhà ở..v.v... có niên đại cách đây 300 - 500 năm. Tất cả các di tích này không những có giá trị về mặt văn hóa, nghệ thuật mà còn có ý nghĩa lịch sử quan trọng của một vùng văn hóa xứ Đàng Trong. Kinh đô cổ Trà Kiệu, các tháp chàm Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bàng An, Phật viện Đồng Dương.v.v.. đây là những nơi lưu lại dấu ấn của nền văn hóa Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt. Đặc trưng văn hóa Quảng Nam không chỉ dừng lại ở các công trình kiến trúc cổ mà còn có các hoạt động khác mang đậm bản sắc văn hóa được lưu giữ trong các phong tục, tập quán; các làng nghề; các lễ hội của các cộng đồng dân cư sinh sống trong toàn tỉnh Quảng Nam. Các làng nghề truyền thống tại Quảng Nam có thể kể tên như sau: Làng gốm Thanh Hà (Thanh Hà, TP. Hội An) Làng mộc Kim Bồng (Cẩm Kim, TP. Hội An) Làng đúc đồng Phước Kiều (huyện Điện Bàn) Làng dệt Mã Châu (Nam Phước, Duy Xuyên) Làng dâu tằm Đông Yên - Thi Lai (Duy Trinh, Duy Xuyên) Làng dệt chiếu cói Bàn Thạch (Xã Duy Vinh, Duy Xuyên) Làng rau Trà Quế (Cẩm Hà, TP. Hội An) Làng trống Lam Yên (Đại Minh, huyện Đại Lộc) Làng nghề làm bún (Tân Thạnh, TP. Tam Kỳ) Làng nghề Truyền thống nước mắm Cửa Khe (Bình Dương, Thăng Bình) Làng nghề hương Quán Hương (Thăng Bình) Làng nghề đan lát Tam Vinh (Phú Ninh).. Ở miền núi, đã giữ gìn và gây dựng được một số làng dệt thổ cẩm như huyện Nam Giang có làng Công Dồn (xã Duôih), Zơ ra (xã Tabhing); huyện Đông Giang có Đhrồng, Bhoồng (xã Tà Lu). Các lễ hội ở Quảng Nam phong phú và đa dạng; bao gồm các lễ hội của người dân miền núi, miền biển, lễ hội nông nghiệp, cũng như các lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng v.v... tất cả các lễ hội này đều mang yếu tố tâm linh và được tổ chức hàng năm để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an; tưởng nhớ 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động từ thiện xã hội của một số tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (qua nghiên cứu Phật giáo và Công giáo)
125 p | 113 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa tinh thần người Khmer huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang
115 p | 76 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Giá trị của giáo lý Phật giáo trong việc thực hiện luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam hiện nay
108 p | 69 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Vai trò của tôn giáo trong xây dựng khối đoàn kết dân tộc ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay
104 p | 71 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Phật giáo tỉnh Bến Tre thế kỷ XVIII - XIX
145 p | 50 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Công tác tôn giáo ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hóa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
98 p | 57 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hôn nhân và gia đình người Chăm Bani hiện nay (Qua khảo cứu tại tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận)
102 p | 40 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động phước thiện của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam (qua nghiên cứu tại 3 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp và Thành phố Hồ Chí Minh)
85 p | 39 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội hiện nay
94 p | 41 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
104 p | 116 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên hiện nay
91 p | 69 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo tỉnh Lào Cai (thông qua nghiên cứu các cơ sở Phật giáo tiêu biểu; tổ chức và hoạt động của Giáo hội địa phương)
90 p | 71 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hôn nhân của người Công giáo tại giáo xứ Bình Hải, tỉnh Nam Định hiện nay
107 p | 59 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước hiện nay
111 p | 99 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay
96 p | 84 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Tổ chức Islam ở Hà Nội - Lịch sử và thực trạng
145 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Một số đặc trưng tu tập của Hệ phái Khất sĩ từ khởi nguyên cho đến nay
95 p | 97 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Đời sống tôn giáo giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Giáo phận Long Xuyên - thị trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang
111 p | 32 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn