BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH<br />
----------<br />
<br />
Trần Huỳnh Nhị<br />
<br />
ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN<br />
JHUMPA LAHIRI<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH<br />
----------<br />
<br />
Trần Huỳnh Nhị<br />
<br />
ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN<br />
JHUMPA LAHIRI<br />
Chuyên ngành: Văn học Nước ngoài<br />
Mã số: 60 22 30<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THÚY<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
<br />
------Tôi xin chân thành cảm ơn:<br />
Cô hướng dẫn luận văn: Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Thúy<br />
Giáo sư Lưu Đức Trung<br />
Các thầy cô tổ Văn học Nước ngoài, các thầy cô Khoa Ngữ Văn<br />
Phòng Sau Đại học và Công nghệ Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ<br />
Chí Minh<br />
Gia đình và bạn bè<br />
đã tận tình góp ý, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.<br />
Tp Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 10 năm 2011<br />
Người viết luận văn<br />
Trần Huỳnh Nhị<br />
Lớp Cao học Văn học nước ngoài K19<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 3<br />
T<br />
2<br />
<br />
T<br />
2<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
T<br />
2<br />
<br />
5<br />
<br />
T<br />
2<br />
<br />
Chương một : JHUMPA LAHIRI VÀ NỀN VĂN HỌC ẤN ĐỘ VIẾT BẰNG TIẾNG<br />
T<br />
2<br />
<br />
ANH ......................................................................................................................... 12<br />
T<br />
2<br />
<br />
1.1. Jhumpa Lahiri – đứa con của ba lục địa .............................................................. 12<br />
1.2. Jhumpa Lahiri – nhà văn của những người Ấn Độ tha hương.............................. 16<br />
1.3. Jhumpa Lahiri – người góp công đưa nền văn học Ấn Độ đương đại ra thế giới 22<br />
Chương hai : HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT DI CƯ TRONG TRUYỆN NGẮN JHUMPA<br />
T<br />
2<br />
<br />
T<br />
2<br />
<br />
T<br />
2<br />
<br />
T<br />
2<br />
<br />
T<br />
2<br />
<br />
T<br />
2<br />
<br />
T<br />
2<br />
<br />
LAHIRI .................................................................................................................... 29<br />
T<br />
2<br />
<br />
2.1. Vấn đề di cư .......................................................................................................... 29<br />
2.2. Nhân vật di cư trong văn chương di dân ............................................................... 32<br />
2.3. Hình tượng nhân vật di cư trong truyện ngắn Jhumpa Lahiri ............................... 36<br />
T<br />
2<br />
<br />
T<br />
2<br />
<br />
T<br />
2<br />
<br />
T<br />
2<br />
<br />
T<br />
2<br />
<br />
T<br />
2<br />
<br />
Chương ba : HÌNH TƯỢNG KHÔNG GIAN DI CƯ TRONG TRUYỆN<br />
T<br />
2<br />
<br />
NGẮN JHUMPA LAHIRI ......................................................... 64<br />
T<br />
2<br />
<br />
3.1. Khái niệm không gian nghệ thuật ......................................................................... 64<br />
3.2. Các dạng thức không gian trong truyện ngắn Jhumpa Lahiri ............................... 65<br />
T<br />
2<br />
<br />
T<br />
2<br />
<br />
T<br />
2<br />
<br />
T<br />
2<br />
<br />
KẾT LUẬN 84<br />
T<br />
2<br />
<br />
T<br />
2<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 85<br />
T<br />
2<br />
<br />
T<br />
2<br />
<br />
PHỤ LỤC 91<br />
T<br />
2<br />
<br />
T<br />
2<br />
<br />
VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ TRUYỀN THỐNG ......................................................... 96<br />
Nicholas Gipe .............................................................................................................. 96<br />
T<br />
2<br />
<br />
T<br />
2<br />
<br />
T<br />
2<br />
<br />
T<br />
2<br />
<br />
KẾT LUẬN 113<br />
T<br />
2<br />
<br />
T<br />
2<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
1.1. Là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất của nhân loại, Ấn Độ sở<br />
hữu một nền văn học giàu có và rực rỡ. Với bề dày hơn 3500 năm, hành trình văn<br />
học Ấn Độ, từ văn học Veda đến văn học hiện đại, đã tự khẳng định vị thế của mình<br />
trên văn đàn thế giới. Sử thi Mahabharata, Ramayana; kịch thơ Shakuntala; truyện<br />
thơ Hồ truyền kì Rama và Thơ Dâng giải Nobel 1913 đã trở thành di sản văn học<br />
thế giới. Truyền thống văn hóa - văn học dân tộc đã nuôi dưỡng niềm tự hào mãnh<br />
liệt trong lòng mỗi người dân Ấn Độ qua bao thế hệ và đồng thời đem đến cho độc<br />
giả thế giới sự hiểu biết, lòng ngưỡng mộ một nền văn học giàu sức sống, đậm đà<br />
bản sắc.<br />
1.2. Tiếp nối truyền thống vẻ vang, văn học đương đại Ấn Độ được vinh<br />
danh trên văn đàn thế giới nhờ những đóng góp tích cực của các nhà văn trẻ viết<br />
bằng tiếng Anh như: Dhan Gopal Mukerji (Giải thưởng Văn học Mỹ), Nirad C.<br />
Chaudhuri, P. Lal, R.K. Narayan, Mulk Raj Anand (Giải thưởng Sahitya Akademi),<br />
Salman Rushdie (Giải Man Booker, 1981), Bharati Mukherjee (Giải National Book<br />
Critics Circle, 1998), Arundhati Roy (Giải Man Booker, 1997), Vidiadhar<br />
Surajprasad Naipaul (Nobel văn chương, 2001), Kiran Desai (Giải Man Booker,<br />
T<br />
0<br />
<br />
T<br />
0<br />
<br />
2006), Aravind Adiga (Giải Man Booker, 2008), Jhumpa Lahiri (Giải Pulitzer, 2000<br />
và Giải Frank O’Connor, 2008)…<br />
1.3. Trong số các nhà văn đương đại viết bằng tiếng Anh, Jhumpa Lahiri là<br />
một hiện tượng đặc biệt. Cô xuất hiện và làm cho độc giả bất ngờ trước những giải<br />
thưởng danh giá, chỉ với hai tuyển tập truyện ngắn Người dịch bệnh (Interpreter of<br />
Maladies) và Vùng đất lạ (Unaccustomed Earth): Giải O.Henry (1999), giải<br />
Pen/Hemingway (1999), giải Pulitzer (2000), giải Frank O’Connor (2008). Bằng<br />
những sáng tạo nghệ thuật, Lahiri điềm tĩnh chọn hướng đi cho riêng mình. Thế giới<br />
nghệ thuật của cô vừa quen vừa lạ, vừa cổ điển lại vừa tân kỳ, vừa có vẻ giản đơn<br />
mà lại biến hóa thâm sâu… Nó góp phần tạo nên một thế giới nghệ thuật nối dài từ<br />
Đông sang Tây, giúp người đọc nhập cảm sâu hơn vào đời sống của những người<br />
<br />