Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đề tài Thiên Chúa Giáo trong trước tác Phan Bội Châu
lượt xem 3
download
Đề tài nghiên cứu đến một số vấn đề về Thiên chúa giáo trong trước tác của Phan Bội Châu, cách nhìn nhận, những quan niệm của Phan Bội Châu về đạo Thiên chúa và đồng bào Thiên chúa giáo, từ đó thấy đƣợc ý đồ của tác giả khi viết về mảng đề tài này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đề tài Thiên Chúa Giáo trong trước tác Phan Bội Châu
- ®¹i häc quèc gia Hµ Néi Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n NGUYỄN VĂN TUẤN ĐỀ TÀI THIÊN CHÚA GIÁO TRONG TRƢỚC TÁC PHAN BỘI CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM Hà Nội – 2014
- ®¹i häc quèc gia Hµ Néi Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n NGUYỄN VĂN TUẤN ĐỀ TÀI THIÊN CHÚA GIÁO TRONG TRƢỚC TÁC PHAN BỘI CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC MÃ SỐ: 60 22 01 21 NGƢỜI HƢỚNG DẪN: GS.TS TRẦN NGỌC VƢƠNG Hà Nội – 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của GS.TS Trần Ngọc Vƣơng. Đề tài không trùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào. Những vấn đề trình bày trong luận văn này là kết quả do chúng tôi nghiên cứu, bảo đảm tính trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc những luận điểm khoa học nêu ra trong công trình này. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Tuấn
- LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu suốt hai năm trong chƣơng trình đào tạo Thạc sỹ, dƣới sự truyền dạy, hƣớng dẫn nhiệt tình, nghiêm túc và khoa học của tập thể thầy cô là các Giáo sƣ, Phó giáo sƣ, Tiến sỹ của Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội. Trƣớc tiên, tôi xin kính gửi đến các thầy, cô lời cảm ơn sâu sắc về những tri thức và tình cảm mà thầy cô đã dành cho tôi trong thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Trần Ngọc Vƣơng, đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến những bạn bè, đồng nghiệp – những ngƣời đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi, trong quá trình tiếp cận tƣ liệu để hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2014 Nguyễn Văn Tuấn
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 3 2. Lịch sử vấn đề............................................................................................ 5 3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 10 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 10 5. Đóng góp của đề tài ................................................................................... 11 6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 11 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: Sự du nhập của đạo Thiên chúa vào Việt Nam và sự hình thành mảng đề tài viết về Thiên chúa giáo trong văn học Việt Nam trung cận đại ........... 13 1.1. Sự du nhập của đạo Thiên chúa vào Việt Nam ......................................... 13 1.1.1. Những tiền đề và quá trình truyền bá đạo thiên chúa vào Việt Nam ..... 13 1.1.1.1. Mầm mống của sự truyền bá đạo Thiên chúa ra vùng đất ngoại ........ 13 1.1.1.2. Quá trình truyền bá đạo Thiên chúa vào Việt Nam ............................ 15 1.1.2. Đạo Thiên chúa và sự bành trƣớng thuộc địa của Pháp tại Việt Nam...................................................................................... 16 1.1.2.1. Công cuộc truyền giáo với sự bành trƣớng thế lực của thực dân Pháp tại Việt Nam đến nửa đầu thế kỷ XIX...................................... 17 1.1.2.2. Những mƣu toan chính trị của các thừa sai nửa cuối thế kỷ XIX ......................................................................................... 21 1.2. Sự hình thành mảng đề tài Thiên chúa giáo trong văn học Việt Nam trung cận đại....................................................................... 31 1.2.1. Sự ghi chép về Thiên chúa giáo trong các tƣ liệu lịch sử ...................... 31 1.2.2. Đề tài Thiên chúa giáo trong những sáng tác văn học ........................... 35 Chƣơng 2: Quan niệm của Phan Bội Châu về Thiên chúa giáo .............................. 41 2.1. Vị trí Thiên chúa giáo trong trƣớc tác Phan Bội Châu ............................. 41 2.2. Quan niệm của Phan Bội Châu về vấn đề văn hóa, tín ngƣỡng tôn giáo của đạo Thiên chúa ........................... 44 2.3. Thái độ của Phan Bội Châu trong mối quan hệ giữa đạo Thiên chúa và sự xâm lƣợc của thực dân Pháp ......................................... 50 Chƣơng 3: Những điểm mới trong đề tài 1
- Thiên chúa giáo của Phan Bội Châu ........................................................................ 59 3.1. Đoàn kết lƣơng giáo – một tƣ tƣởng tiến bộ của Phan Bội Châu chống kẻ thù xâm lƣợc ............................................................ 59 3.1.1. Vấn đề lƣơng – giáo trong phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX ............................................................................ 60 3.1.2. Tƣ tƣởng đoàn kết lƣơng – giáo của Phan Bội Châu trong phong trào đấu tranh chống kẻ thù xâm lƣợc ......................................... 66 3.2. Điểm mới về Thiên chúa giáo của Phan Bội Châu so với các nhà Nho đƣơng thời ........................................................................ 74 3.2.1. Đạo Thiên chúa trong cái nhìn của vua quan triều Nguyễn và các các nhà Nho đƣơng thời .................................. 74 3.2.2. Tƣ tƣởng mới của Phan Bội Châu về đạo Thiên chúa ........................... 80 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 91 2
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Lịch sử của tôi hoàn toàn là lịch sử thất bại” (Phan Bội Châu niên biểu) Đây là lời nhận xét, tự đánh giá về mình của Phan Bội Châu, ông đã sống trọn vẹn trong một giai đoạn lịch sử đầy đau thƣơng và cuộc đời ông đầy những thất bại nhƣ ông đã nói, nhƣng lại là ngƣời bền gan chí chịu đựng mọi thất bại đó. Phan Bội Châu (1867 – 1940) sinh trƣởng trong một gia đình nhà Nho “đời đời theo nghiệp đọc sách” tại Nghệ An, cho nên, từ bé ông đã đƣợc đào tạo theo khuôn mẫu Nho giáo. Tuy nhiên, ông lại là một trong những nhà yêu nƣớc có hoàn cảnh đặc biệt nhất. Ông đƣợc sinh ra sau 5 năm khi thực dân Pháp nổ súng xâm lƣợc Nam Kỳ và mất trƣớc 5 năm khi Cách mạng tháng Tám thành công. Nhƣ vậy, cả cuộc đời ông nằm trong giai đoạn lịch sử đau thƣơng của đất nƣớc. Thêm vào đó là ông đƣợc lớn lên trong không khí của chiến tranh và nỗi căm uất trƣớc sự xâm lƣợc của bọn Đế quốc thực dân, dần dần Phan Bội Châu hiểu ra rằng “cần phải nuôi chí diệt thù” để cứu nƣớc, cứu dân tộc. Phan Bội Châu cũng là một nhà Nho, nhƣng lại ở vào giai đoạn cuối thời khi mà chế độ Phong kiến đã đi đến hồi kết thúc, nên ông khác với các nhà Nho khác mà nhƣ Trần Đình Hƣợu đã viết: “Ông từ một nhà Nho, thành một ngƣời hoạt động cứu nƣớc, thành nhà chính trị, rồi ông trở thành một nhà văn. Con đƣờng trở thành nhà chính trị, nhà văn của Phan Bội Châu đã trải qua nhiều hoàn cảnh cụ thể mà qua đó, thời đại khắc họa những dấu ấn sâu sắc, làm cho ông khác những nhà Nho khác, mà cũng tiêu biểu nhất cho những nhà Nho đó” [32/135]. Đối với lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam, Phan Bội Châu nhƣ là ngƣời tiếp nối những trang sử đó, ông “đã đóng một vai trò trọng đại, tiếp nối phong trào Cần Vƣơng cuối thế kỷ XIX, nuôi dƣỡng truyền thống quật khởi, bất khuất, anh hùng của ngƣời Việt Nam trƣớc đợt sóng dập dồn của nạn xâm lăng” [72/294]. Đối với văn chƣơng, Phan Bội Châu là một tác gia lớn, một nhân cách lớn, ông có một sự nghiệp vĩ đại trong bƣớc ngoặt của lịch sử văn chƣơng dân tộc. Phan Bội Châu là ngƣời viết nhiều với ý thức làm văn để phục vụ chính trị cứu nƣớc, và rất ít tác phẩm của ông viết ra để tiêu khiển, trừ những năm cuối đời bị giam lỏng ở Huế. Cho nên, có thể nói văn 3
- chƣơng của Phan Bội Châu là bộ phận khăng khít trong quá trình hoạt động cách mạng của ông: Mõ chuông là cái lƣỡi đây Lôi đình trên ngọn bút này nổi lên! Những sáng tác của Phan Bội Châu chủ yếu nhằm xây dựng tƣ tƣởng yêu nƣớc và tinh thần chiến đấu cho nhân dân chống quân xâm lƣợc. Ông ca ngợi những trang quốc sử oanh liệt, các bậc anh hùng của đất nƣớc qua các thời đại... Đồng thời, ông cũng tố cáo mọi chính sách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp, để mọi ngƣời dân thấy rõ bản chất của cuộc xâm lƣợc, đồng thời thức tỉnh nhân dân không nên có một chút ảo tƣởng về cái gọi là “sứ mệnh khai hóa văn minh” của Pháp. Ông đã sáng tác rất nhiều những thơ văn yêu nƣớc và cách mạng, thơ văn đó của ông không chỉ cổ vũ cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trong giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ, mà nó còn “soi sáng cho những thời đại đến sau trên con đƣờng đấu tranh vì đại nghĩa” [72/294]. Phan Bội Châu hƣớng đến nhiều đối tƣợng trong quần chúng nhân dân nhằm tuyên truyền con đƣờng cách mạng và cứu nƣớc. Trong đó, ông có hƣớng đến đối tƣợng là những đồng bào Thiên chúa giáo, những ngƣời mà có ảnh hƣởng rất lớn tới xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, đặc biệt là ảnh hƣởng đến công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Một điểm đặc biệt trong cuộc đời Phan Bội Châu ở chỗ ông nhƣ là con đẻ của các phong trào cứu nƣớc, lại đƣợc sinh ra trên đất Nghệ Tĩnh – tâm điểm của phong trào “bình Tây sát tả” lúc bấy giờ đang sôi sục trên quê hƣơng, nhƣng ông lại có một ứng xử tiến bộ đối với ngƣời công giáo và đạo Thiên chúa mà các thế hệ lãnh tụ cứu nƣớc trƣớc đó không có. Ông có cái nhìn khách quan mang tính tích cực về con ngƣời cũng nhƣ tín ngƣỡng của tôn giáo này. Ông là ngƣời đã đề cập đến vấn đề giai cấp và đoàn kết dân tộc trong phong trào đấu tranh cứu nƣớc đối với đồng bào Thiên chúa giáo. Vấn đề Thiên chúa giáo trong trƣớc tác của Phan Bội Châu có ý nghĩa vô cùng to lớn trong sự nghiệp cứu nƣớc của dân tộc. Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà nghiên cứu mới chỉ có một vài công trình nhỏ nghiên cứu về Thiên chúa giáo trong sự nghiệp trƣớc tác của ông, và các công trình này cũng mới chỉ giải quyết một phần nào về khía cạnh đoàn kết tôn giáo, mà chƣa đi sâu vào những đóng góp tích cực của ông đối với vấn đề Thiên chúa giáo. Tiếp tục công việc trên, tôi đã chọn đề tài: Đề tài Thiên chúa giáo trong trƣớc tác Phan Bội Châu để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề Thiên chúa giáo trong tƣ tƣởng của Phan Bội Châu, đồng 4
- thời để thấy đƣợc những điểm mới của Phan Bội Châu về loại hình tôn giáo đƣợc du nhập từ phƣơng Tây này so với các thế hệ nhà Nho trƣớc đó trong thực tiễn đấu tranh cách mạng lúc bấy giờ. 2. Lịch sử vấn đề Xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là một trong những giai đoạn đầy biến động. Thời kỳ này đã xuất hiện nhiều khuynh hƣớng, đƣờng lối, và phƣơng pháp duy tân đất nƣớc của các nhà Nho yêu nƣớc. Tƣ tƣởng của họ tuy có khác nhau nhƣng cùng chung một mục đích là cứu dân, cứu nƣớc và phát triển xã hội. Trong đó, Phan Bội Châu đƣợc xem nhƣ một ngôi sao sáng, là ngọn cờ đầu trong phong trào duy tân, giải phóng dân tộc. Phan Bội Châu đã để lại cho chúng ta một kho tƣ liệu quý giá và đồ sộ trên nhiều lĩnh vực nhƣ văn học, sử học, tƣ tƣởng, triết luận... Cho đến nay, lịch sử nghiên cứu về Phan Bội Châu vẫn đang tiếp tục và ngày càng thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều thế hệ chính trị gia, các nhà nghiên cứu, hay các văn nghệ sĩ đánh giá về toàn bộ sự nghiệp trƣớc tác cũng nhƣ cuộc đời của ông. Ngƣời có nhiều công trình nghiên cứu về Phan Bội Châu nhất có lẽ là nhà sử học Chƣơng Thâu. Ông đã có trên 90 công trình nghiên cứu đƣợc đăng trên các báo, tạp chí và hội thảo khoa học, và hơn 40 công trình sách chuyên khảo, biên soạn hoặc viết riêng, hoặc viết chung với các nhà nghiên cứu khác về Phan Bội Châu và những vấn đề liên quan tới nhà ái quốc vĩ đại này. Đồng thời, nhà sử học Chƣơng Thâu cũng là ngƣời sƣu tầm và biên soạn bộ sách Phan Bội Châu toàn tập gồm 12 tập trong đó có 10 tập trƣớc của Phan Bội Châu toàn tập đƣợc xuất bản năm 1990 (đến nay đã tái bản nhiều lần) và hai tập bổ di 1 và bổ di 2 bổ xung một số thơ văn chƣa đƣợc công bố trƣớc đó, mà một trong hai tập bổ di này đã đƣợc xuất bản năm 2012. Với sự biên khảo sƣu tầm Phan Bội Châu toàn tập này của nhà sử học Chƣơng Thâu “xứng đáng đƣợc coi là một mẫu mực của niềm hiếu kính và say mê của một nhà khoa học đối với bậc tiền liệt, cũng tiêu biểu cho tính toàn vẹn, khách quan và độ tin cậy văn bản học mà một cá nhân nhà khoa học có thể làm trên tinh thần tự nguyện và về cơ bản là tự cấp tự túc” [70/491]. Một trong những công trình nghiên cứu về Phan Bội Châu đƣợc đánh giá cao nhất, đáng chú ý nhất là hai công trình nghiên cứu của giáo sƣ Đặng Thai Mai và giáo sƣ Trần Đình Hƣợu mà theo giáo sƣ Trần Ngọc Vƣơng cho rằng đây là “những 5
- công trình đã có nhiều phƣơng diện đạt tới độ cơ bản cổ điển và tính hàm súc văn hóa” [70/490]. Trong công trình của mình với nhan đề Văn thơ Phan Bội Châu, Đặng Thai Mai đã nhận xét một cách khá chắc chắn khi cho rằng Phan Bội Châu là ngƣời mở đƣờng về phƣơng diện dùng văn chƣơng phục vụ chính trị: “Một điều mà mọi ngƣời đều có thể nhận thấy là với Phan Bội Châu, văn học bắt đầu có một nhiệm vụ xứng đáng, cao cả, nhiệm vụ phục vụ cho chính trị” [17/454]. Ông là ngƣời dẫn đầu và thành công rõ rệt hơn ai hết về thơ ca yêu nƣớc. Đặng Thai Mai đã chỉ ra sự thành công rõ rệt đó trong những sáng tác thơ ca của Phan bội Châu ở chỗ đã biểu hiện đƣợc tất cả cái tinh thần yêu nƣớc nồng nàn của cả một dân tộc trong thời đại lúc bấy giờ. Cái yếu tố chan chứa trong thơ Phan Bội Châu là “tình cảm” và “tƣởng tƣợng”, có cả một pho tình cảm vĩ đại về hai phƣơng diện yêu và ghét đó là “yêu nƣớc nhà, yêu nòi giống, yêu nhân dân Việt Nam. Ghét quân thực dân cƣớp nƣớc với lũ tôi đòi của chúng”. Qua thơ văn của Phan Bội Châu, nét đặc biệt nổi lên là tấm lòng tin tƣởng, không hoài nghi về tình đồng chí, đồng bào. Về ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng Phan Bội Châu cũng nhƣ sự nghiệp văn chƣơng của ông, ngoài quê hƣơng ông là xứ Nghệ, với những sinh hoạt vật chất và tinh thần truyền thống đấu tranh của nhân dân xứ Nghệ trong các phong trào yêu nƣớc, thì ông còn chịu ảnh hƣởng bởi những yếu tố của xã hội, thời đại... Sự tiếp xúc với các nhà cải lƣơng và các nhà cách mạng ở Trung Hoa, Nhật Bản cũng đã làm đổi mới lời văn và tƣ tƣởng của Phan Bội Châu, chính điều đấy mà: “Văn chƣơng chữ Hán Phan Bội Châu sẽ hùng hồn, lƣu loát, khác hẳn với lối viết khúc mắc, nặng nề của các danh Nho lớp trƣớc ở nƣớc ta” [17/421]. Một phát hiện khá mới mẻ về sáng tác của Phan Bội Châu ở chỗ Đặng Thai Mai cho rằng Phan Bội Châu có thể xem nhƣ là nhà văn, nhà thi sĩ đầu tiên đã sáng tác theo tinh thần lãng mạn cách mạng trong văn học nƣớc nhà: “Tinh thần lãng mạn cách mạng là đặc điểm và cũng là phần thành công, là giá trị của văn thơ Phan Sào Nam” [17/469], bởi theo tác giả thì có một dòng văn học lãng mạn xuất phát từ một cơ sở hiện thực, từ một tình yêu vĩ đại là yêu Tổ quốc, yêu nhân loại, ghét cái giả dối, hống hách, sự bóc lột, thù địch của nhân loại chân chính, cho nên: “Văn học lãng mạn đó cũng có tác dụng tố cáo cái hiện thực xấu xa cần phải tiêu diệt” [17/471]. Thêm vào đó thì văn lãng mạn tích cực có thể làm cho ngƣời đời một hi vọng đẹp đẽ, củng cố lòng tin con ngƣời vào tƣơng lai tƣơi sáng, mang lại cho họ 6
- tinh thần lạc quan và ý chí đấu tranh kiên quyết. Hiện thực và tinh thần tích cực là giá trị chân chính của văn học lãng mạn cách mạng và “văn thơ Phan Sào Nam, trong một thời kỳ, quả có những yếu tố trữ tình hiện thực và tích cực đó” [17/471]. Trong giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930, Trần Đình Hƣợu đã dành 1 chƣơng để viết về Phan Bội Châu. Đây là một công trình nghiên cứu công phu, đầy đủ nhất từ con ngƣời và cuộc đời của Phan Bội Châu đến sự nghiệp cứu nƣớc cũng nhƣ những đóng góp và cách tân trong văn chƣơng của ông. Với một sự nghiên cứu cần mẫn và nghiêm túc của mình, Trần Đình Hƣợu đã chỉ ra cuộc đời của Phan Bội Châu không giống nhƣ những nhà Nho lớp trƣớc mặc dù ông đƣợc sinh ra trong một gia đình truyền thống Nho học. Từ một nhà Nho, Phan Bội Châu trở thành một nhà hoạt động chính trị, rồi trở thành nhà văn, “con đƣờng trở thành nhà văn chính trị của Phan Bội Châu trải qua những hoàn cảnh cụ thể, độc đáo, qua đó, thời đại khắc lại nhiều dấu ấn sâu sắc, làm cho ông khác họ mà lại tiêu biểu nhất cho họ” [32/135]. Văn học của Phan Bội Châu là văn học gắn với chính trị, Trần Đình Hƣợu đã phân tích con đƣờng trở thành nhà văn chính trị của Phan Bội Châu, với gần 60 năm hoạt động trong lĩnh vực văn chƣơng của mình, với sự đổi thay của thời đại, tƣ tƣởng chính trị và sáng tác văn học của Phan Bội Châu cũng có những bƣớc thay đổi, thăng trầm, và ông là “ngƣời táo bạo đi đầu không ngần ngại đổi mới”. Sự đổi mới đó bắt nguồn từ những điều kiện tự nhiên, lịch sử và xã hội đã ảnh hƣởng đến con ngƣời ông. Mà trong đó, có lẽ chính quê hƣơng ông, quê hƣơng xứ Nghệ đã làm thay đổi nhận thức của ông về thời cuộc và cách mạng. Thêm vào đó, Phan Bội Châu lại là một danh sĩ, nổi tiếng về văn chƣơng và tinh thần yêu nƣớc. Chính vì thế mà “cá tính và màu sắc địa phƣơng để lại dấu ấn đậm nét trong văn chƣơng của ông, tạo thành đặc sắc, nét nhất quán trong văn chƣơng, từ thể phú của văn chƣơng cử tử đến truyện thơ cổ động, đến cả tính cách nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết” [32/142]. Bắt nguồn từ lòng yêu nƣớc tha thiết, từ tình cảnh không chịu cái nhục nô lệ mất nƣớc mà Phan Bội Châu đã đứng lên đoàn kết dân tộc chống kẻ thù. Trần Đình Hƣợu đã đƣa ra nhận xét về tƣ tƣởng đoàn kết của Phan Bội Châu “tuy có những nhƣợc điểm lớn trong cơ sở lý luận, tƣ tƣởng đoàn kết dân tộc của Phan Bội Châu là một bƣớc phát triển cao so với tƣ tƣởng truyền thống...” [32/164]. Phan Bội Châu đã khôi phục đƣợc truyền thống đoàn kết trong nhân dân. Bên cạnh đó Trần Đình Hƣợu cũng nói đến những cách tân văn chƣơng trong các thể loại viết về ngƣời anh 7
- hùng cứu nƣớc. Những ngƣời cứu nƣớc với phẩm chất đặc biệt sẽ đƣợc thể hiện trong ngƣời cộng sản Việt Nam đó là “yêu nƣớc, tình đồng chí, gắn bó với dân tộc” [32/184]. Về đề tài Thiên chúa giáo cũng đã có một số bài viết nói về tƣ tƣởng đoàn kết lƣơng – giáo của Phan Bội Châu. Trƣớc hết ta kể đến bài nghiên cứu khá sớm về đề tài này vào năm 1967 trên Tạp chí nghiên cứu Lịch sử của tác giả Đặng Huy Vận với nhan đề Phan Bội Châu và công cuộc vận động đồng bào Thiên chúa giáo đầu thế kỷ XX1. Ở bài viết này, Đặng Huy Vận đã chỉ ra nguyên nhân của âm mƣu chia rẽ dân tộc là những bọn gián điệp đội lốt thầy tu lợi dụng chính sách cấm đạo của triều Nguyễn cũng nhƣ những phong trào yêu nƣớc của các sĩ phu cuối thế kỷ XIX. Với những âm mƣu chia rẽ đó đã “khiến cho những ngƣời sĩ phu kháng chiến không đoàn kết đƣợc nhân dân chống Pháp mà còn để lại những hệ quả rất tai hại cho phong trào cách mạng sau này” [57/191]. Trong bài viết, tác giả đã nêu chủ trƣơng của Phan Bội Châu về vấn đề đoàn kết lƣơng giáo. Đặng Huy Vận đã phân tích một cách sâu sắc những bằng chứng mà Phan Bội Châu đƣa ra về tinh thần yêu nƣớc của đồng bào công giáo cũng nhƣ việc thực dân Pháp lợi dụng tôn giáo để xâm chiếm nƣớc ta. Mặc dù “Phan chƣa thấy rõ đƣợc nguồn gốc xã hội cũng nhƣ chƣa thấy rõ đƣợc cơ sở giai cấp của vấn đề tôn giáo để đặt vấn đề đoàn kết tôn giáo” [57/203], nhƣng mặt khác Phan Bội Châu đã “khẳng định tinh thần yêu nƣớc của những ngƣời giáo dân và chủ trƣơng đoàn kết lƣơng giáo, nhƣng một mặt ông cũng thấy khá rõ giã tâm và âm mƣu chính trị của bọn gián điệp đội lốt thầy tu. Ông đã vạch rõ thủ đoạn xảo quyệt của bọn thực dân Tƣ bản chủ nghĩa trong việc sử dụng tôn giáo làm công cụ xâm lƣợc và bành trƣớng thuộc địa” [57/194]. Đặng Huy Vận cũng đã chỉ ra đƣợc quan điểm tích cực của Phan Bội Châu về đạo Thiên chúa so với các nhà Nho đƣơng thời: “Phan Bội Châu chủ trƣơng mọi ngƣời đều đƣợc tự do tín ngƣỡng. Tuy nhận thức của ông còn đơn giản, nhƣng so với quan niệm cực đoan của những ngƣời sĩ phu yêu nƣớc cuối thế kỷ XIX thì đã là một tiến bộ và có lợi cho việc đoàn kết lƣơng giáo lúc bây giờ” [57/193]. Chính vì thế mà phải sang đầu thế kỷ XX với Phan Bội Châu “vấn đề đoàn kết lƣơng giáo mới đƣợc đặt trong cƣơng lĩnh đấu tranh cách mạng và hố sâu chia rẽ giữa lƣơng và giáo mới phần nào đƣợc giải quyết” [57/191]. Bên cạnh đó, tác giả cũng đƣa ra những bằng chứng, những tƣ liệu 1 : Bài viết này sẽ đƣợc lấy trong cuốn Phan Bội Châu trong lòng thời đại do Chƣơng Thâu sƣu tầm và tuyển chọn [57] 8
- về phong trào yêu nƣớc chống Pháp của đồng bào công giáo đầu thế kỷ XX. Đó là những tƣ liệu quý giá để chúng ta tiếp tục nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngƣời công giáo với phong trào chống Pháp đầu thế kỷ XX. Đề cập đến vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo chống Pháp, Phạm Hồng Tung trên Tạp chí nghiên cứu Lịch sử số 6 năm 1999 có bài viết: Tìm hiểu thêm về Phan Bội Châu và vấn đề đoàn kết lƣơng – giáo chống Pháp đầu thế kỷ XX. Trong bài viết, tác giả đã nói rõ về sự hình thành và nội dung tƣ tƣởng đoàn kết lƣơng – giáo của Phan Bội Châu. Từ điều kiện gia đình, bản thân, đặc biệt là những bài học rút ra từ những thất bại các phong trào yêu nƣớc, những trải nghiệm và suy ngẫm của bản thân, Phan Bội Châu đã sớm xƣớng lên ngọn cờ đoàn kết lƣơng – giáo: “Ngay từ những ngày đầu dấn thân vào con đƣờng cứu nƣớc, Phan đã có dịp thông qua hoạt động thực tiễn để tìm hiểu, nắm bắt, cảm nhận đƣợc tình hình, tâm tƣ, đặc biệt là lòng yêu nƣớc của giáo dân Việt Nam. Đây chính là cơ sở quan trọng nhất của việc hình thành nên tƣ tƣởng đoàn kết lƣơng – giáo của Cụ” [66/77]. Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích nội dung tƣ tƣởng đoàn kết lƣơng – giáo thông qua ba tác phẩm: Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thƣ và Tân Việt Nam, nội dung đó là vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân Việt Nam, bất kể lƣơng hay giáo, đoàn kết để đánh đuổi giặc Pháp. Bài viết của Phạm Hồng Tung đã nêu đƣợc những đóng góp lớn của Phan Bội Châu trong vấn đề đoàn kết dân tộc trƣớc hết ở tính kịp thời và nhận ra rằng chính Phan Bội Châu là “một trong số những ngƣời Việt Nam đầu tiên dũng cảm dƣơng lên ngọn cờ đoàn kết lƣơng – giáo chống Pháp hồi cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX” [66/77]. Và cơ sở hình thành lên tƣ tƣởng đoàn kết lƣơng – giáo của Phan Bội Châu không chỉ bắt nguồn từ lòng yêu nƣớc thƣơng dân sâu sắc, từ lòng quyết tâm sắt đá muốn khôi phục lại giang sơn đất nƣớc, hay từ sự nghiền ngẫm về các bài học kinh nghiệm rút ra từ những thất bại của các phong trào yêu nƣớc cuối thể kỷ XIX, mà nó còn là “kết quả của việc khảo sát thực tế, từ kinh nghiệm của chính bản thân Phan khi mới bƣớc vào hoạt động cứu nƣớc trong những năm đầu của thế kỷ này” [66/17]. Về vấn đề Thiên chúa giáo trong sáng tác của Phan Bội Châu cũng đề cập ít nhiều trong một số bài viết khác nhƣ: Quan điểm của Phan Bội Châu về tôn giáo và văn hóa tôn giáo của Lê Tuấn Đạt trên Nghiên cứu Tôn giáo số 4 năm 2010, Văn 9
- hóa tôn giáo và quan niệm của Phan Bội Châu và Trần Trọng Kim về văn hóa tôn giáo của Nguyễn Quang Hƣng trên Nghiên cứu Tôn giáo số 3 năm 2013... Sẽ là quá dài dòng và lan man, thậm chí còn đi lạc đƣờng nếu chúng ta phân tích hết các công trình nghiên cứu về Phan Bội Châu, cho nên, tôi chỉ đi vào một số công trình nghiên cứu quan trọng gần với đề tài mà luận văn thực hiện. Mặt dù còn rất ít những bài viết nghiên cứu về vấn đề tôn giáo, đặc biệt là Thiên chúa giáo trong sự nghiệp trƣớc tác của Phan Bội Châu, nhƣng những công trình trên cũng đã khái quát đƣợc những vấn đề căn bản mà Phan Bội Châu đã viết về đạo Thiên chúa, đã nêu bật đƣợc những điểm tích cực về vấn đề đoàn kết lƣơng – giáo vào công cuộc cứu nƣớc của các đồng bào công giáo so với các nhà Nho đƣơng thời. 3. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi nghiên cứu đến một số vấn đề về Thiên chúa giáo trong trƣớc tác của Phan Bội Châu, cách nhìn nhận, những quan niệm của Phan Bội Châu về đạo Thiên chúa và đồng bào Thiên chúa giáo, từ đó thấy đƣợc ý đồ của tác giả khi viết về mảng đề tài này. Đề tài cũng có sự mở rộng đến những bài viết về Thiên chúa giáo trong những giai đoạn trƣớc đó để chúng ta có thể hình dung những chặng đƣờng phát triển trong nhận thức của các nhà Nho đối với đạo Thiên chúa, cũng nhƣ những điểm mới của Phan Bội Châu so với các thế hệ trƣớc về một tôn giáo mới đƣợc du nhập từ phƣơng Tây. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đối với đề tài này, luận văn sẽ sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau: Phƣơng pháp lịch sử – xã hội: Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu này là đặt hiện tƣợng văn học vào bối cảnh xã hội để nghiên cứu. Phƣơng pháp này giúp cho hiện tƣợng văn học bám chặt vào hoàn cảnh xã hội với những chứng cớ xác thực từ đời sống thực tiễn của con ngƣời và xã hội. Phƣơng pháp nghiên cứu này rất phù hợp khi nghiên cứu về nền văn học dân tộc, đặc biệt là văn học trong quá khứ, bởi văn học quá khứ có mối liên hệ mật thiết dƣờng nhƣ không thể tách rời lịch sử xã hội. Sử dụng phƣơng pháp này sẽ tránh cho chúng ta khỏi sa vào lối phê bình siêu hình, xa rời thực tiễn, thậm chí sẽ đi quá xa vào việc bình luận vô căn cứ. Phƣơng pháp so sánh: Sử dụng phƣơng pháp này để chúng ta nhấn mạnh nét đặc thù của một nền văn học, một giai đoạn văn học hay một tác giả văn học so với giai đoạn trƣớc đó hoặc cùng thời điểm đó. So sánh là để “hiểu một sự vật thông qua các sự vật khác”. Đồng thời, phƣơng pháp này giúp cho chúng ta hiểu rõ bản chất và 10
- vị trí của một hiện tƣợng văn học, một giai đoạn văn học hay một tác giả văn học... trong mối tƣơng quan đa chiều của nó. Cụ thể với đề tài này, sẽ so sánh cái nhìn, quan niệm, tƣ tƣởng của Phan Bội Châu về đạo Thiên chúa với các thế hệ, các tác giả văn học nhà Nho ở giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX và trƣớc đó. Từ đó làm nổi bật nét đặc sắc về tƣ tƣởng cũng nhƣ những đóng góp của Phan Bội Châu với đạo Thiên chúa. Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: Đối với đề tài Thiên chúa giáo không chỉ là vấn đề quan tâm của văn học với tƣ cách là một đề tài trong văn học, mà nó còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhƣ triết học, tôn giáo, lịch sử, tƣ tƣởng... Cho nên, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu liên ngành thì mới có thể nắm bắt đƣợc ý nghĩa rộng lớn và đích thực của nó. Việc nghiên cứu từ nhiều góc độ sẽ cho phép ta tiếp cận đƣợc vấn đề về Thiên chúa giáo một cách thấu đáo. Bên cạnh đó bài viết sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu khác nhƣ phƣơng pháp tiểu sử, phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học... kết hợp với các thao tác phân tích, bình luận văn học... 5. Đóng góp của đề tài Thực hiện đề tài này mang lại ý nghĩa nhất định trong nghiên cứu văn học cũng nhƣ nghiên cứu triết học, tôn giáo, lịch sử... Đối với văn học, chúng ta sẽ tìm ra một mảng đề tài mới trong sáng tác văn học mà bấy lâu nay ít đƣợc chú ý và thấy đƣợc những đóng góp của Phan Bội Châu đối với văn học Việt Nam trung cận đại về phƣơng diện chủ đề, đề tài. Bên cạnh đó, đề tài này sẽ giúp cho chúng ta hình dung đƣợc con đƣờng phát triển của tƣ tƣởng các nhà Nho trên con đƣờng nhận thức đấu tranh giải phóng dân tộc và thấy đƣợc cách ứng xử tiến bộ của Phan Bội Châu đối với đạo Thiên chúa lúc bấy giờ. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và thƣ mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc trình bày trong ba chƣơng: Chƣơng 1: Sự du nhập của đạo Thiên chúa vào Việt Nam và sự hình thành mảng đề tài viết về Thiên chúa giáo trong văn học Việt Nam trung cận đại. Trong chƣơng này chúng tôi nói những điểm khái quát về quá trình truyền bá đạo Thiên chúa vào Việt Nam với sự bành trƣớng thế lực của Pháp tại Việt Nam, và đề tài Thiên chúa giáo trong các tƣ liệu lịch sử cũng nhƣ trong sáng tác văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX. 11
- Chƣơng 2: Quan niệm của Phan Bội Châu về Thiên chúa giáo. Về quan niệm của Phan Bội Châu đối với đạo Thiên chúa đƣợc trình bày chủ yếu ở hai vấn đề là: quan niệm về văn hóa, tín ngƣỡng tôn giáo của đạo Thiên chúa và thái độ của ông đối với mối quan hệ giữa đạo Thiên chúa và sự xâm lƣợc của thực dân Pháp. Chƣơng 3: Những điểm mới về đề tài Thiên chúa giáo của Phan Bội Châu. Ở chƣơng này, luận văn đi sâu vào những điểm mới của Phan Bội Châu về đề tài Thiên chúa giáo, mà một trong những điểm mới nhất là vấn đề đoàn kết lƣơng – giáo trong phong trào chống Pháp. Bên cạnh đó, chƣơng 3 này cũng trình bày quá trình chuyển biến tƣ tƣởng của các nhà Nho nửa cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX trên con đƣờng nhận thức trong cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc. 12
- PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: SỰ DU NHẬP CỦA ĐẠO THIÊN CHÚA VÀO VIỆT NAM VÀ SỰ HÌNH THÀNH MẢNG ĐỀ TÀI VIẾT VỀ THIÊN CHÚA GIÁO TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG CẬN ĐẠI 1.1. Sự du nhập của đạo Thiên chúa vào Việt Nam 1.1.1. Những tiền đề và quá trình truyền bá đạo Thiên chúa vào Việt Nam 1.1.1.1. Mầm mống của sự truyền bá đạo Thiên chúa ra vùng đất ngoại Ở Tây Âu, từ giữa thế kỷ XV, khi nền kinh tế Phong kiến đang bắt đầu có dấu hiệu suy yếu, và có sự xuất hiện manh nha của nền kinh tế Tƣ bản chủ nghĩa. Sự tƣớc đoạt tƣ liệu sản xuất của nông dân tại chỗ cũng nhƣ lợi nhuận thƣơng mãi trong vùng dƣờng nhƣ không thể đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội đang phát triển. Cho nên, các thƣơng nhân phƣơng Tây muốn vƣơn tới những vùng đất mới giàu tài nguyên, hàng hóa quý hiếm có thể đƣa lại lợi nhuận cao và nhanh, nhằm xúc tiến sự định hình của nền kinh tế Tƣ bản chủ nghĩa, đồng thời nâng cao địa vị chính trị của giai cấp Tƣ sản. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế Tƣ bản chủ nghĩa ở Tây Âu, công nghiệp đóng tầu và kỹ thuật hàng hải đã có những bƣớc tiến bộ lớn. Nhiều loại máy móc, đồng hồ đƣợc sáng chế cho phép tính tƣơng đối chính xác kinh tuyến, vĩ tuyến, tọa độ, hƣớng đi của các tàu... Những điều kiện ấy đã cho phép các nhà thám hiểm tổ chức những chuyến đi xa nhằm đáp ứng những nhu cầu của nền kinh tế mới. Năm 1497, Vasco de Gama – nhà hàng hải Bồ Đào Nha đã khám phá ra đƣờng đi sang Ấn Độ bằng cách đi qua mũi Hải Vọng; năm 1500, Alvares Cabral tìm ra Brasilia. Cuộc thám hiểm của Christophe Colomb đã tìm ra châu Mỹ. Bên cạnh đó còn có các cuộc thám hiểm của Anh, Pháp... Sự tồn tại của một tân lục địa mới (Châu Mỹ) cũng nhƣ con đƣờng ngắn nhất để đến vùng Viễn Đông của các nhà thám hiểm đã khẳng định địa vị của các nƣớc Tây Âu trên bản đồ thế giới [36/12 – 13]. Các cuộc phát kiến địa lý đó đã thúc đẩy các nhà chinh phục muốn tìm kiếm sự nghiệp và một cuộc sống mới ở các miền đất lạ, và các thƣơng nhân hăm hở đi tìm những thị trƣờng mới. Cuộc chạy đua đó đã dẫn tới hiện tƣợng các nƣớc phƣơng Tây xô nhau đi xâm chiếm thuộc địa để mở rộng thị trƣờng. Trong các cuộc thám 13
- hiểm và chạy đua xâm lƣợc thuộc địa đó không chỉ có mặt của các nhà chinh phục và các thƣơng nhân, mà còn thấy có mặt thƣờng xuyên và đông đảo các giáo sĩ của các nƣớc phƣơng Tây đƣợc phái đi theo để thực hiện xứ mệnh truyền bá đạo Thiên chúa. Cuộc truyền bá Thiên chúa giáo La Mã trên thế giới vẫn chủ yếu nằm dƣới sự đỡ đầu và điều hành của ba quốc gia lớn là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp. Thế kỷ XVI – XVII, giáo hội Thiên chúa giáo La Mã đã mở rộng việc truyền đạo ra khắp ba châu lục: Á, Phi, Mỹ. Sang thế kỷ XVIII, giáo hội Thiên chúa giáo La Mã bị trào lƣu tƣ tƣởng triết học mới của giai cấp Tƣ sản phƣơng Tây đả kích mạnh mẽ, và lại bị tấn công dữ dội trong cách mạng Tƣ sản Pháp 1789, hầu hết các giáo đoàn Thiên chúa giáo bị giải thể, khiến cuộc truyền giáo trên thế giới bị chậm lại một thời gian dài. Tuy nhiên, từ sau thỏa hiệp ký kết giữa Napoléon I với tòa thánh La Mã năm 1801, và sự ra đời tác phẩm Tinh thần Cơ Đốc giáo (Génie du Christianisme) của Chateaubriand năm 1802, ca ngợi tính nhân văn của tôn giáo này, thì vị thế của Thiên chúa giáo đƣợc phục hồi, các dòng tu, giáo đoàn đƣợc hoạt động trở lại, việc truyền giáo ra ngoài Châu Âu tiếp tục đƣợc đẩy mạnh. Nhƣ vậy, việc truyền bá đạo Thiên chúa luôn gắn bó mật thiết với các cuộc thám hiểm, và sau này là cuộc xâm lƣợc thuộc địa, cũng nhƣ công cuộc thực dân ở các vùng đất ngoại của giai cấp Tƣ sản phƣơng Tây. Để có thể thực hiện đƣợc các cuộc truyền giáo ra vùng đất ngoại thì cần có sự giúp đỡ về vật chất của các quốc gia Thiên chúa giáo có nền kinh tế Tƣ bản sớm phát triển nhƣ: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp. Các quốc gia này đã đứng ra tổ chức và tài trợ cho các đoàn truyền giáo từ việc chuyên chở, nuôi dƣỡng, bảo vệ cho các giáo đoàn đến cả việc phải cung cấp cho họ những tiền bạc, những tặng phẩm quý để họ lấy lòng các vua chúa bản địa. Chính vì thế các giáo sĩ thừa sai trả ơn các việc làm đó bằng cách làm một số việc có lợi cho quốc gia đó nhƣ cung cấp cho các nhà chức trách những thông tin quan trọng về mọi mặt của miền đất truyền đạo hay làm môi giới cho việc buôn bán giữa thƣơng nhân nƣớc ấy với bản địa... và trong nhiều trƣờng hợp, họ đã tạo cớ cho một cuộc xâm lƣợc vũ trang với tƣ cách là để bảo vệ các giáo sĩ thừa sai, bảo vệ giáo dân đang bị chính quyền bản địa gây khó dễ. Đặc biệt, việc mở rộng sự truyền bá đạo Thiên chúa ra phạm vi toàn thế giới từ thế kỷ XV đến XIX đã có sự gắn kết chặt chẽ với sự bành trƣớng thế lực của chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây thể hiện ở động cơ và vai trò của nó trong sự hợp thức hóa chủ nghĩa thực dân và có phần đóng góp quan trọng vào thành công của sự bành trƣớng thực dân này [36/38]. 14
- 1.1.1.2. Quá trình truyền bá đạo Thiên chúa vào Việt Nam Bắt đầu từ thế kỷ XV, vùng Viễn Đông là nơi lui tới của nhiều đoàn thám hiểm, các thƣơng nhân và các giáo sĩ đến từ phƣơng Tây, để buôn bán, truyền đạo rồi qua đó chiếm đất đai vùng này làm thuộc địa. Philippines đã trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha (1527), còn các giáo sĩ Bồ Đào Nha, lúc này chủ yếu thuộc dòng Jésuite2 đã thâm nhập vào Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản... Việt Nam tuy nằm trong khu vực Viễn Đông, song cũng chƣa đƣợc các giáo sĩ quan tâm. Việc truyền bá đạo Thiên chúa vào Việt Nam mới đƣợc coi thực sự là bắt đầu từ năm 1615 khi trung tâm truyền giáo của Bồ Đào Nha cử hai giáo sĩ Francois Bujomi và Diego Carvalho sang Hải Phố thuộc tỉnh Quảng Nam để truyền giáo. Sở dĩ hai giáo sĩ này sang Hải Phố là do lúc này ở Nhật đang có cuộc bắt đạo rất gắt, các giáo dân Nhật Bản đã đến đây cƣ trú, thêm vào đó, ở đây cũng có nhiều thƣơng nhân Nhật Bản có đạo đến buôn bán. Cho nên, hai giáo sĩ trên thay vì đi Nhật, họ đƣợc cử sang Hải Phố để duy trì đời sống đạo của những ngƣời này. Nhân đó, họ (hai giáo sĩ trên) có nhiệm vụ khai thác thuận lợi để tiến hành cuộc truyền giáo ở đây, nhƣ một thƣơng nhân Bồ Đào Nha cho biết về “một triển vọng tốt đẹp của việc cải giáo cho vƣơng quốc này” [36/51]. Và họ đã đạt đƣợc kết quả tốt đẹp, sau một năm với ba trăm ngƣời Việt đã cải giáo. Trƣớc tình hình thuận lợi đó, sáu giáo sĩ đã đƣợc gửi sang Đàng Trong từ Ma Cao vào năm 1624, trong đó có giáo sĩ Alexandre de Rhodes – “ngƣời có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng nền móng cho giáo hội Thiên chúa giáo La Mã ở Việt Nam, ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài trong nửa đầu thế kỷ XVII” [36/52]. D. Rhodes đã mở ra một trang sử mới trong sự phát triển của Thiên chúa giáo ở Viễn Đông nói chung và ở Việt Nam nói riêng khi ông có công to lớn trong cuộc vận động tòa thánh La Mã cử các thế diện tông tòa ngƣời Pháp đảm đƣơng việc truyền giáo ở Viễn Đông (1658) khi mà Bồ Đào Nha không còn đủ sức đảm đƣơng, và sự ra đời của Hội Thừa sai Paris (1663) nhằm đào tạo các giáo sĩ thừa sai ngƣời Pháp đi làm nhiệm vụ truyền giáo ở vùng này. Sau cuộc vận động của tòa thánh Vatican đến năm 1658, Giáo hoàng đã đồng ý cử các giáo sĩ Pháp sang Viễn Đông với điều kiện họ phải tự lo liệu về mặt vật chất và phƣơng tiện đi lại. Ba giáo sĩ quốc tịch Pháp là Pallu, Lambert, Cotolendi đƣợc 2 : Dòng tu do Ignace de Loyola (ngƣời Tây Ban Nha) thành lập năm 1534, là dòng tu chiến đấu chống lại dị giáo, tuyệt đối trung thành với Giáo hoàng [36/14] 15
- cử làm thế diện Tông tòa ở Viễn Đông. Do không thể vận động thành lập một công ty thƣơng mại để buôn bán và chuyên chở các giáo sĩ nên họ phải đi bộ sang Viễn Đông. Cotolendi đã bị chết giữa đƣờng còn hai giáo sĩ trên, Lambert đến Thái Lan vào năm 1662 và Pallu đến năm 1664. Tuy nhiên, trƣớc khi đi Viễn Đông, vào tháng 10 năm 1663, Pallu đã cùng các giáo sĩ Pháp đứng ra thành lập hội Thừa sai Paris với việc đào tạo các giáo sĩ thừa sai để gửi đi Viễn Đông. Hội Thừa sai Pari đƣợc nhà vua Pháp Louis XIV và các nhà quyền quý nhiệt liệt ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần. Điều này đánh dấu một bƣớc ngoặt lớn của cuộc truyền bá đạo Thiên chúa vào Việt Nam. Kể từ đây, nƣớc Pháp nắm độc quyền truyền giáo cũng nhƣ bành trƣớng thế lực ở đây [36/57]. Nhƣ theo Thomazi nhận xét trong tác phẩm Sự chinh phục xứ Đông Pháp nói: “Họ là những ngƣời giúp đỡ đắc lực nhất cho một chính sách thuộc địa Pháp, nếu không phải chính họ là những ngƣời đề xƣớng ra chính sách đó” [22/324]. Hai phƣơng diện truyền giáo và bành trƣớng thế lực đó không hề tách rời trong nhận thức và hành động của các giáo sĩ thừa sai Pháp đến truyền giáo ở Việt Nam. Trong cuộc đời hoạt động của Pallu, mặc dù chƣa đƣợc đặt chân đến Việt Nam, nhƣng Pallu cũng nhƣ Lambert đã có đƣợc những thành tựu lớn đóng góp vào cuộc truyền giáo ở Việt Nam. Từ nửa sau thế kỷ XVII đến hết thế kỷ XVIII, mặc dù có những trở ngại lớn nhƣ chiến tranh và việc cấm đạo của các triều đại Phong kiến, việc truyền đạo vẫn đƣợc duy trì và mỗi khi có cơ hội thuận lợi lại đƣợc đẩy mạnh và tiến triển dần dần. Quá trình truyền bá đạo Thiên chúa vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XV tuy vẫn chƣa tạo đƣợc nhiều thay đổi đáng kể trên bình diện đời sống văn hóa tinh thần của cƣ dân ngƣời Việt. Trong mấy trăm năm đó, Thiên chúa giáo mới chỉ bắt rễ vào những ngƣời dân nghèo khổ và địa vị thấp kém, cho nên, suốt thời gian đó “Thiên chúa giáo ở Việt Nam chỉ tồn tại nhƣ một thứ tín ngƣỡng ít nhiều nguyên thủy mà không phải nhƣ một trong những tôn giáo có hệ thống giáo lý và hệ tƣ tƣởng thần học phát triển vào bậc nhất các tôn giáo thế giới nhƣ nó vốn đạt tới trong thực tế” [70/401]. Tuy nhiên, với sự du nhập của Thiên chúa giáo vào Việt Nam đã bƣớc đầu hình thành lên cộng đồng giáo dân bản xứ mà nó sẽ có tác động to lớn và lâu dài trong bƣớc ngoặt của đời sống tinh thần ngƣời Việt. 1.1.2. Đạo Thiên chúa và sự bành trướng thuộc địa của Pháp tại Việt Nam 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 263 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 305 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 114 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 146 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 158 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 146 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 123 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 81 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn