ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
<br />
ĐỖ THỊ KHÁNH HUYỀN<br />
<br />
NHÂN VẬT VÀ CỐT TRUYỆN<br />
TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ<br />
<br />
Luân văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học<br />
Mã số: 60 22 01 20<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Đoàn Đức Phương<br />
<br />
Hà Nội – 2016<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
4<br />
<br />
1. L{ do chọn đề tài<br />
<br />
4<br />
<br />
2. Lịch sử vấn đề<br />
<br />
5<br />
<br />
3. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu 9<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
5. Cấu trúc luận văn<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ NHÂN VẬT, CỐT TRUYỆN VÀ SÁNG TÁC CỦA LÊ MINH KHUÊ<br />
<br />
11<br />
<br />
1.1. Khái lược về nhân vật và cốt truyện 11<br />
1.1.1. Khái lược về nhân vật<br />
<br />
11<br />
<br />
1.1.2. Khái lược về cốt truyện<br />
<br />
13<br />
<br />
1.2. Sáng tác của Lê Minh Khuê 15<br />
1.2.1. Tiểu sử Lê Minh Khuê<br />
<br />
15<br />
<br />
1.2.2. Hành trình sáng tác<br />
<br />
15<br />
<br />
1.3. Quan điểm sáng tác17<br />
Chương 2: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ<br />
<br />
22<br />
<br />
2.1. Loại hình nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê 22<br />
2.1.1. Nhân vật tỏa sáng<br />
<br />
24<br />
<br />
2.1.2. Nhân vật tha hóa 34<br />
2.1.3. Nhân vật bi kịch 44<br />
2.1.4. Nhân vật chức năng<br />
<br />
49<br />
<br />
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê<br />
defined.<br />
2.2.1. Nghệ thuật khắc họa ngoại hình, hành động nhân vật<br />
2.2.2. Nghệ thuật thể hiện nội tâm nhân vật<br />
2.2.3. Ngôn ngữ nhân vật<br />
<br />
Error! Bookmark not<br />
<br />
Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
2.2.4. Không gian trong việc khắc họa nhân vật Error! Bookmark not defined.<br />
Chương 3: CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ<br />
<br />
Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
3.1. Các loại cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh Khuê Error! Bookmark not defined.<br />
3.1.1. Cốt truyện sự kiện<br />
<br />
Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
3.1.2. Cốt truyện tâm l{ Error! Bookmark not defined.<br />
3.2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện<br />
<br />
Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
3.2.1. Tổ chức phần trình bày<br />
<br />
Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
3.2.2. Tổ chức phần vận động<br />
<br />
Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
3.2.3. Tổ chức phần kết thúc<br />
<br />
Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
3.2.4. Nghệ thuật tạo tình huống<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
49<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
1. Kể từ sau năm 1975 văn học Việt Nam có sự đổi mới mạnh mẽ, văn xuôi có sự chuyển<br />
mình đáng kể. Văn xuôi tuy chưa có những tác giả, tác phẩm để đời như ta hằng mong<br />
đợi, song nó có đội ngũ cây bút trẻ dồi dào, sung sức, bền bỉ đã và đang ghi được nhiều<br />
thành tựu. Đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn đã và đang phát triển mạnh mẽ hứa hẹn<br />
một tương lai tốt đẹp. Nhiều cây bút mới, độc đáo, sáng giá được bạn đọc yêu mến,<br />
được giới nghiên cứu lưu tâm như: Võ Thị Hảo, Đoàn Lê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn<br />
Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy.... Trong số các nhà văn đó có Lê Minh Khuê.<br />
2. Lê Minh Khuê, tác giả của nhiều tập truyện ngắn có giá trị, được các nhà nghiên cứu,<br />
phê bình, bạn đọc trong và ngoài nước đánh giá và ghi nhận là một cây bút truyện ngắn<br />
“sung sức càng viết càng chín, càng viết càng say và càng viết càng sâu sắc, xứng đáng<br />
với sức lao động nghệ thuật nghiêm túc là Lê Minh Khuê”. Lê Minh Khuê trở thành một<br />
trong những cây bút nữ hàng đầu Việt Nam với hai lần nhận giải thưởng của Hội nhà văn<br />
(năm 1987 với Một chiều xa thành phố in năm 1986, năm 2002 với tập Trong làn gió<br />
heo may in năm 1999), một lần đoạt giải của Tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1994 với<br />
tập Bi kịch nhỏ in năm 1993. Và mới đây, nhà văn nữ này đã vinh dự là nhà văn đầu tiên<br />
đoạt giải thưởng văn học quốc tế mang tên văn hào Hàn Quốc Byeong – zu Lee lần thứ<br />
nhất (tháng 4 năm 2008), với tập truyện ngắn The stars, The Eart, The River Những ngôi<br />
sao, trái đất, dòng sông do nhà xuất bản Curbstone Press ấn hành ở Mỹ năm 1998. Hiện<br />
nay, Lê Minh Khuê được xem là nhà văn có bút lực mạnh trong thể loại truyện ngắn.<br />
Trong đó, thế giới tác phẩm của Lê Minh Khuê, nhân vật và cốt truyện luôn là yếu tố tạo<br />
dấu ấn với bạn đọc. Đây cũng là phương diện không thể tách rời nhau trong một truyện<br />
ngắn nói chung. Nhân vật chính là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực đời sống<br />
một cách hình tượng, cũng là nơi thể hiện nhận thức của mình về muôn mặt cuộc đời.<br />
Và cốt truyện là phương diện để nhân vật ấy bộc lộ những tính cách thông qua một hệ<br />
<br />
thống các sự kiện được tạo dựng. Khi viết truyện, Lê Minh Khuê có { thức tạo dựng<br />
nhân vật một cách kỹ lưỡng và xây dựng cốt truyện hợp lí, sao cho vấn đề truyền tải đến<br />
bạn đọc được hiệu quả nhất.<br />
3. Là một giáo viên dạy văn ở trường phổ thông, tôi chọn đề tài Nhân vật và cốt truyện<br />
trong truyện ngắn Lê Minh Khuê, bởi đây là một trong số rất ít nhà văn nữ có tác phẩm<br />
Những ngôi sao xa xôi được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông và việc tìm hiểu<br />
về tác giả này còn chưa tương xứng. Đồng thời, chúng tôi muốn qua việc tìm hiểu nhân<br />
vật và cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sẽ giúp bạn đọc thấy rõ hơn những<br />
thông điệp, tư tưởng của nhà văn về cuộc sống cũng như tài năng nghệ thuật truyện<br />
ngắn của một nhà văn nữ - Lê Minh Khuê.<br />
Với những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn nhân vật và cốt truyện trong<br />
truyện ngắn Lê Minh Khuê làm đề tài nghiên cứu cho mình.<br />
2. Lịch sử vấn đề<br />
Lê Minh Khuê một nhà văn nữ, một cây bút truyện ngắn có tiếng trong văn xuôi<br />
đương đại đã được các nhà nghiên cứu văn học đánh giá khái quát: Lê Thị Đức Hạnh<br />
khen “cây bút truyện ngắn sung sức” [10; tr.28]. Bùi Việt Thắng đánh giá là “một ngòi<br />
bút có sức bền”. Phạm Xuân Nguyên cho Lê Minh Khuê là ‘cây bút văn xuôi có thể tiến<br />
xa”. Hà Minh Đức cho rằng “Lê Minh Khuê - một cây bút trẻ, xông xáo”. Tô Hoài khen Lê<br />
Minh Khuê viết truyện ngắn “hay có không khí”. Vũ Hà nhận xét “về một điều đáng ghi<br />
nhận, trong sáng tác, Lê Minh Khuê ngày càng đằm hơn, sâu sắc hơn”. Đó là những {<br />
kiến đánh giá khái quát về truyện ngắn của Lê Minh Khuê.<br />
Không dừng ở đánh giá khái quát, các nhà nghiên cứu còn nhận xét đánh giá qua<br />
mỗi tập truyện nữa: Tập truyện ngắn đầu tay Cao điểm mùa hạ ra đời đã được Lê Thị<br />
Đức Hạnh nhận xét là “hình thành được dáng vẻ riêng”[10]. Bùi Việt Thắng khen “chiếm<br />
được cảm tình của người đọc” và gọi là “chất lạ”[78]. Lê Hương Thủy khen “những trang<br />
viết của chị về chiến tranh có sức đằm sâu da diết”[86].<br />
<br />