Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng
lượt xem 12
download
Luận văn "Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phát hiện, phân tích, giải mã những yếu tố hiện sinh qua cảm quan hiện thực và con người, không gian, thời gian nghệ thuật, giọng điệu, ngôn ngữ. Đánh giá về tài năng, phong cách riêng của nữ nhà văn cũng như những giá trị đóng góp của tác giả dưới cái nhìn hiện sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ DIỄM QUYÊN DẤU ẤN HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN THỊ HOÀNG CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG - 2022
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ DIỄM QUYÊN DẤU ẤN HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN THỊ HOÀNG CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TẠ ANH THƯ BÌNH DƯƠNG - 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Mọi tư liệu, kết quả trình bày trong luận văn đều trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác, các trích dẫn đều có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Người thực hiện Nguyễn Thị Diễm Quyên i
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến: TS. Tạ Anh Thư, giảng viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong quá trình viết và hoàn thành luận văn. Viện Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Thủ Dầu Một cùng các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Chương trình Sư phạm Ngữ văn, Khoa Sư phạm nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Xin gửi tất cả tình cảm và lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên, chia sẻ giúp tôi hoàn thành khóa học và luận văn đúng thời hạn. ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 1 3. Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 10 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 11 6. Đóng góp của nghiên cứu ........................................................................ 11 7. Cấu trúc luận văn..................................................................................... 12 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ HOÀNG .................................................................................... 13 1.1. Lịch sử ra đời của chủ nghĩa hiện sinh ............................................... 13 1.1.1. Tiền đề xã hội ................................................................................. 13 1.1.2. Những tiền đề lí luận ..................................................................... 15 1.1.3. Những phạm trù cơ bản của triết học hiện sinh ......................... 18 1.2. Văn học hiện sinh .................................................................................. 19 1.3. Con người hiện sinh trong văn học ..................................................... 20 1.4. Chủ nghĩa hiện sinh trong văn học đô thị miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 ............................................................................................. 22 1.5. Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng ................................................................ 24 1.5.1. Cuộc đời Nguyễn Thị Hoàng ........................................................ 24 1.5.2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thị Hoàng ................................. 26 Tiểu kết ............................................................................................................ 28 iii
- CHƯƠNG 2: DẤU ẤN HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN THỊ HOÀNG NHÌN TỪ CẢM QUAN HIỆN THỰC, CON NGƯỜI ................................................................................................................ 30 2.1. Dấu ấn hiện sinh thể hiện ở cảm quan về hiện thực .......................... 30 2.1.1. Hiện thực mang màu sắc phi lí ..................................................... 30 2.1.2. Hiện thực tiềm ẩn nhiều bất trắc .................................................. 34 2.1.3. Hiện thực điêu tàn.......................................................................... 36 2.2. Dấu ấn hiện sinh thể hiện ở cảm quan về con người ......................... 38 2.2.1. Con người cô đơn, trống rỗng, nhạt nhẽo ................................... 39 2.2.2. Con người lo âu, đổ vỡ, bất an ...................................................... 47 2.2.3. Con người nổi loạn, không chấp nhận yếu tính định sẵn, khẳng định sự hiện tồn ........................................................................................... 52 Tiểu kết ............................................................................................................ 63 CHƯƠNG 3: DẤU ẤN HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN THỊ HOÀNG NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN ............................... 65 3.1. Không gian nghệ thuật ......................................................................... 65 3.2. Thời gian nghệ thuật ............................................................................ 73 3.3. Giọng điệu nhân vật ............................................................................. 76 3.3.1. Giọng điệu triết lí, chiêm nghiệm ................................................. 77 3.3.2. Giọng điệu thương cảm ................................................................. 80 3.4. Ngôn ngữ nhân vật ............................................................................... 83 3.4.1. Ngôn ngữ độc thoại ........................................................................ 84 3.4.2. Ngôn ngữ đối thoại ......................................................................... 87 Tiểu kết ............................................................................................................ 91 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 96 iv
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chủ nghĩa hiện sinh đến với Việt Nam vào những năm 50, 60 của thế kỷ XX. Nơi chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện đầu tiên là miền Nam Việt Nam. Tuy sự xuất hiện của nó không rầm rộ nhưng đã nhanh chóng để lại những “dư chấn” trong xã hội đương thời. Nền văn học hiện sinh cũng xuất hiện từ đây, nó xoay quanh các vấn đề vong thân, tha hóa, buồn nôn, phi lý, dấn thân, nổi loạn, cô đơn, hư vô… Đây là những yếu tố được nhiều nhà văn tìm đến, trong số đó, phải nói đến Nguyễn Thị Hoàng với những tiểu thuyết gây chú ý. Các tác phẩm của bà nói về số phận con người lao đao, cô đơn và lạc lõng giữa xã hội đương thời. Đồng thời, trong các vấn đề chính trị, văn hoá, đời sống trong tác phẩm của bà cũng tác động đến cuộc sống con người. Ở đó, các nhân vật tự tìm đến tự do của mình, một tự do nghịch lối với các chuẩn mực xã hội. Những tác phẩm của Nguyễn Thị Hoàng trong giai đoạn trước tạo nên làn sóng lớn, nhận về nhiều ý kiến đồng tình và trái chiều. Do những yếu tố thời cuộc, một thời gian dài, những tác phẩm của bà không được phổ biến rộng rãi. Những năm gần đây, các tác phẩm của bà mới được quay lại với bạn đọc. Đây được xem như là một tín hiệu đáng mừng, vì trước kia vốn bị xem “văn học đồi truỵ”, “phản động”. Khi được xuất bản lại, các tiểu thuyết của giúp cho giới nghiên cứu, phê bình một lần nữa ngõ hầu nhìn lại những vấn đề hiện hữu trong giai đoạn văn học đô thị miền Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu về các tác phẩm của nữ nhà văn vẫn còn rất ít, chủ yếu là những bài báo riêng lẻ đánh dấu sự quay trở lại của bà cùng các tác phẩm. Nghiên cứu tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng với đề tài Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng sẽ giúp chúng ta hiểu thêm những cảm xúc đau đáu, chênh vênh với số phận con người trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc. Lạc lõng trơ trọi, họ tìm đến tình yêu, tình dục. Đó là cách để họ trốn chạy nhưng cũng là cách phản kháng rất cá nhân. Người đọc sẽ thấy được số phận con người qua những thông điệp mang giá trị nhân văn sâu sắc. Bên cạnh đó, với đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ góp thêm tiếng nói vào nghiên cứu về Nguyễn Thị Hoàng và tiểu thuyết của bà, cụ thể là những đóng góp dưới cái nhìn của lăng kính phê bình hiện sinh. 2. Mục tiêu nghiên cứu Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu và chỉ ra dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng. 1
- Phát hiện, phân tích, giải mã những yếu tố hiện sinh qua cảm quan hiện thực và con người, không gian, thời gian nghệ thuật, giọng điệu, ngôn ngữ. Đánh giá về tài năng, phong cách riêng của nữ nhà văn cũng như những giá trị đóng góp của tác giả dưới cái nhìn hiện sinh. 3. Lịch sử vấn đề Chủ nghĩa hiện sinh ở Việt Nam không còn quá xa lạ, nhưng việc tiếp nhận chủ nghĩa này nhìn chung là quá trình có nhiều sự phức tạp. Ngay từ khi xuất hiện, không phải ai cũng chấp nhận triết học hiện sinh. Nó trở thành chủ đề được bàn luận sôi nổi giữa những người bác bỏ hay tán dương chủ nghĩa hiện sinh hữu thần và hiện sinh vô thần, cũng như những người đại diện cho nó. Do đó, cách nhìn nhận, đánh giá lí thuyết này đối với các nhà nghiên cứu, nhà phê bình cũng không hề đơn giản. Nó tạo nên làn sóng lớn, sự chuyển biến từ bất đồng, tranh luận sang chấp nhận. 3.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến chủ nghĩa hiện sinh và con người hiện sinh trong văn học Việt Nam “Chủ nghĩa hiện sinh” (Existentialism - còn gọi là Thuyết Sinh tồn, Thuyết Hiện sinh, Triết Hiện sinh, phong trào hiện sinh) là một trào lưu triết học phi duy lí phát triển nhanh chóng và vượt bậc ở châu Âu và không lâu lan tỏa, trở thành xu hướng thời thượng của khu vực này sau thế giới chiến tranh lầm II. Học thuyết này đạt đỉnh cao vào khoảng hai mươi năm sau 1945. “Chủ nghĩa hiện sinh cắm rễ và lan tỏa đến mọi ngõ ngách của đời sống, thấm cả vào những lĩnh vực khó biểu hiện nhất như âm nhạc. Hiện sinh trở thành tôn chỉ cho phong cách sống của những người dám là chính mình và sống cho chính mình” (Nguyễn Tiến Dũng, 2005, tr.69). Với quá trình lan tỏa ảnh hưởng, chủ nghĩa hiện sinh đã vươn tới và xuất hiện trong đời sống văn hóa của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chủ nghĩa này đến với Việt Nam vào khoảng những năm 50, 60 và để lại dấu ấn rõ nét. Có rất nhiều bài báo, bài nghiên cứu bàn luận về chủ nghĩa này. Tuy có những ý kiến trái ngược nhau nhưng nó cũng phần nào khẳng định sức lan toả và sự ảnh hưởng của chủ nghĩa đối với các bình diện cuộc sống. Nghiên cứu về diễn tiến phát triển của chủ nghĩa hiện sinh, nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương với bài viết Chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam Việt Nam 1954 - 1975 (trên bình diện lí thuyết) cho rằng “Để chọn một lí thuyết triết học và mĩhọc được du nhập và có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong lí luận và sáng tác văn học miền Nam Việt Nam những năm 1954 - 1975, có lẽ nhiều người sẽ không ngần ngại chọn chủ nghĩa hiện sinh” (Huỳnh Như Phương, 2008, tr.91- 103). Nhà nghiên cứu này cũng là một trong những người đầu tiên quan tâm và đặt bút cho chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam Việt Nam. Ông tiếp cận chủ nghĩa 2
- dựa trên bình diện lí thuyết và có những nét phác họa về sự du nhập, ảnh hưởng và phát triển của chủ nghĩa hiện sinh trong lòng xã hội Việt Nam. Công trình Triết học hiện sinh của tác giả Trần Thái Đỉnh được xem là một trong những công trình đầy đủ và bao quát nhất về chủ nghĩa này. Công trình được ra mắt độc giả vào những năm 60 và cung cấp cho người đọc một cách khái quát nhất về bản chất và sự thành hình cũng như những chặng đường của triết học hiện sinh qđược thể hiện qua quan điểm của bảy triết gia hiện sinh lớn: S. Kierkegaard, F. Nietzsche, Husserl, K. Jaspers, G. Marcel, J. P. Sartre và M. Heidegger. Công trình cũng tiếp cận triết học hiện sinh từ nhiều góc nhìn khác nhau, những quan điểm khác nhau của các tác giả trong từng công trình nghiên cứu của họ. Trên tạp chí Bách Khoa vào khoảng tháng 10/1961 – 9/1962, Trần Thái Đỉnh (bút hiệu là Trần Hương Tử) có một số bài giới thiệu về chủ nghĩa hiện sinh, về sau được tập hợp thành chuyên khảo Triết học hiện sinh. Tác giả trình bày tổng quan về chủ nghĩa hiện sinh, trong đó đề cập đến những đề tài cũng như chỉ rõ hai nhánh chính của nó. Song song đó, tác giả đã phân tích quan niệm của các nhà triết học Kierkegaard, Nietzsche, Husserl, Jaspers, Marcel, Sartre và Heidegger. Tác giả bày tỏ sự đồng tình đối với quan niệm của Kierkegaard, Jaspers, Marcel - những nhà hiện sinh hữu thần, có lẽ một phần vì tác giả là một linh mục. Điều này khiến ông thẳng thừng và có thái độ gay gắt, ác cảm với những quan điểm mà Nietzsche, Sartre - những nhà hiện sinh vô thần đề ra. “Bạo tàn, độc ác và thiển cận; triết học nghẹt thở, vì nó không mở cho con người vươn lên tới Thượng đế” là những gì Trần Thái Đỉnh đánh giá về Sartre. Do đó, tác giả đánh giá “triết học Sartre là một thứ triết học phiến diện” (Trần Thái Đỉnh, 2018, tr. 86). Nhà nghiên cứu Lê Tôn Nghiêm, một giáo sư Đại học Văn khoa Sài Gòn và cũng là một linh mục cũng có quan tâm sâu sắc đến chủ nghĩa hiện sinh. Heidegger trước sự phá sản của tư tưởng Tây phương (NXB Lá Bối , Sài Gòn, 1970) và Đâu là căn nguyên tư tưởng hay con đường triết lí từ Kant đến Heidegger (NXB Trình Bầy, Sài Gòn, 1970) là hai công trình khá dày dặn mà ông trình bày triết học Heidegger. Ở hai công tình này, tác giả giới thiệu Heidegger cũng như thể hiện những đóng góp của Heidegger và với mục đích giải quyết những câu hỏi then chốt của Kant nhằm làm nền tảng cho việc trả lời câu hỏi: “Thế nào là tính thể con người”. Đến công trình Những vấn đề triết học hiện đại (1971, NXB Ra khơi, Sài Gòn) tác giả đã ưu ái dành một chương viết về Phong trào hiện sinh với xã hội học và ông nêu rõ chủ nghĩa hiện sinh gắn với lí thuyết xã hội học của Max Weber. Bên cạnh đó, Lê Tôn Nghiêm, với cái nhìn khách quan, đã dành những lời khen ngợi cho hai nhà triết học: “Kierkegaard và Nietzsche bàng hoàng kinh sợ khi chứng kiến rõ ràng rằng nhân loại đang lăn 3
- xuống hố thẳm và hai ông đã cố gắng đánh thức thế giới đang ngủ say. Họ là những nhân vật tối cần cho chúng ta có thể thực hiện được những kinh nghiệm quyết liệt. Hiện giờ họ vẫn chưa đạt được mục tiêu của họ là đánh thức nhân loại dậy” (Lê Tôn Nghiêm, 1971, tr.158 - 209). Nói đến chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam, không thể không nhắc đến các vấn đề nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Trung. Có thể nói, chủ nghĩa hiện sinh đi vào lòng xã hội miền Nam một phần chính là nhờ vào tác giả, ông như một nhịp cầu kết nối, đã lan toả đến mọi tầng lớp, đặc biệt là tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ, sinh viên… Những đóng góp của Nguyễn Văn Trung không chỉ về mặt triết học hiện sinh mà các tác phẩm của ông lúc bấy giờ cũng tạo nên những tiếng vang lớn. Nguyễn Văn Trung không có một chuyên khảo riêng về chủ nghĩa hiện sinh, nhưng tư tưởng hiện sinh, đặc biệt là tư tưởng J.-P. Sartre thấm đẫm hầu hết trong những công trình nghiên cứu triết học và văn học cũng như những bài báo của ông. Khác với những đồng nghiệp nghiên cứu về hiện sinh, tác giả có một lập trường khác, ông nghiêng về chủ nghĩa hiện sinh vô thần và chủ yếu xem nó như một triết lí sống, một thái độ làm người. Những bài báo đầu tiên trên tạp chí Đại học, tác giả đã vận dụng chủ nghĩa hiện sinh vào việc phân tích, đánh giá một số hiện tượng văn nghệ đương thời. Ông giới thiệu về tư tưởng của J.-P. Sartre thông qua các công trình Triết học tổng quát, Đưa vào triết học, Lược khảo văn học, Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết… Những khái niệm “dấn thân”, “chọn lựa”, “nguỵ tín”… đến gần với bạn đọc, một phần là nhờ những nghiên cứu của ông. “Dấn thân” của Sartre cùng với tư tưởng “phản kháng” của Camus có tác động to lớn đến Nguyễn Văn Trung và những người cùng khuynh hướng, họ đã chọn lựa tư thế của những người trí thức dấn thân và phản kháng tiêu biểu ở miền Nam, điều này được thể hiện qua các tạp chí Hành trình, Đất nước… Khái niệm “hiện sinh” được nhắc đến rất nhiều bởi nhà nghiên cứu Trần Thiện Đạo trong công trình Từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết cấu trúc cũng đưa ra quan điểm về khái niệm này. Ông cho rằng: “Chủ nghĩa hiện sinh trình bày sự hiện sinh (l’existence) như một hiện tượng đối lập với bản chất (l’essence) và hết sức mù mờ, thay đổi không ngừng; sự hiện sinh do ngẫu sinh (contingence) mà ra, nghĩa là có đó vậy thôi, có đó một cách vô cớ, không bao hàm một ý nghĩa tiên nghiệm nào và không được biện minh bởi một bản chất có sẵn nào” (Trần Thiện Đạo, 2008, tr.30). Sự lan toả của chủ nghĩa hiện sinh và sự gắn kết trong đời sống người dân đô thị miền Nam lúc đương thời cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đánh giá. Nhà nghiên cứu Phạm Minh Lăng trong công trình Mấy trào lưu triết 4
- học phương Tây đã đặt chủ nghĩa hiện sinh trong mối tương quan với chủ nghĩa duy linh - nhân vị và chủ nghĩa thực dụng. Ông cho rằng sự xuất hiện của triết học hiện sinh ở Việt Nam tuy khá muộn nhưng không khí và tầm ảnh hưởng của nó khá lớn và nồng nhiệt hơn nhiều nước ở phương Tây. Điều này có thể thừa nhận với nhà nghiên cứu, bởi xã hội miền Nam những năm 50, 60 có nhiều bất ổn và đầy khủng hoảng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân để những người trẻ ở miền Nam Việt Nam tôn sùng và lao theo như “cơn vũ bão” của những triết lí của chủ nghĩa này. Họ tự nhận mình là “những chủ thể hiện sinh đích thực”, mặc dù có rất nhiều vẫn còn mơ hồ về chủ nghĩa này. Đồng quan điểm với cách nhìn nhận của nhà nghiên cứu Phạm Minh Lăng , nhà nghiên cứu Lê Thành Trị trong Hiện tượng luận về hiện sinh, khẳng định: “Không riêng gì Việt Nam mà hầu như khắp nơi trên thế giới, hai chữ hiện sinh thường được hiểu như là một lối sống kỳ dị, đam mê, buông trôi, thác loạn, bất chấp dư luận và đạo đức…Nhưng nếu Hiện sinh chỉ có thế thôi thì dư luận quả đã không mấy bất công đối với những tên tuổi đã trực tiếp hay gián tiếp khai sinh ra phong trào hiện sinh, mà chúng tôi cũng đã không mấy được khuyến khích cố gắng để có thể gửi đến quý liệt vị cuốn lược khảo này. Thực vậy, Hiện sinh trước hết là một triết lý, triết lí của những cá nhân lỗi lạc ở thế kỉ hai mươi đã từng suy tư từ trong cuộc sống bản thân cũng như của đồng loại…” (Lê Thành Trị, 1974, tr.2), tác giả đã nhìn nhận một cách khái quát góc nhìn phổ biến về thuyết hiện sinh. Bên cạnh những ý kiến cổ vũ cho sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện sinh và ngợi ca những đóng góp mà nó đem lại, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, cho rằng chủ nghĩa này có tác động xấu đến thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam đương thời. Điển hình trong việc bác bỏ chủ nghĩa hiện sinh phải nói đến tác giả Đỗ Đức Hiểu với công trình Phê phán văn học hiện sinh, nhà nghiên cứu bàn sâu về cội nguồn của thứ cảm giác cô độc, bất an, cái mà tác giả cho rằng nó chính là “mã tâm lí bản chất” của triết thuyết này. Nhà nghiên cứu có cái nhìn khắc nghiệt hơn về hiện sinh và đưa ra kết luận “vấn đề cần kết luận ở đây là phải khẳng định tính chất phản động của bộ phận văn học tự nhận là hiện sinh này...” (Đỗ Đức Hiểu, 1978, tr.258). Trong bài viết, tác giả đưa ra hàng loạt những ý kiến bác bỏ như sau: “Triết học hiện sinh đã phát triển một cách mạnh mẽ trên điêu tàn của một Châu Âu bị tàn phá một cách khủng khiếp trong Đại chiến thứ hai, trong xã hội mà một nền văn minh vừa bị chủ nghĩa phát xít chôn vùi… Cuộc sống, loài người, lí tưởng khoa học… những cái ấy không còn ý nghĩa, trở thành con số không. 5
- Người ta ngạc nhiên và hoài nghi tất cả, chung quanh là đổ vỡ, bên trong là cô độc, người ta bi quan và khiếp sợ. Một triết học đầy lo âu và tuyệt vọng được khai thác và phát triển, một thứ văn học của sự hoang vu và tan rã ra đời một cách rầm rộ, đã đáp ứng, khuếch trương và khuyến khích những tâm trạng cô đơn, bị giày vò ấy…” (Đỗ Đức Hiểu, 1978, tr.11). Nhà nghiên cứu cho rằng hiện sinh chỉ là những cơn mê sảng, bất bình thường, là sự thoái hóa con người, cổ xúy cho việc “sống dở chết dở” trong xã hội: “Quẩn quanh với một thế giới đóng kín, văn học hiện sinh chủ nghĩa chỉ sản sinh ra được hình tượng những con người khắc khoải, dở sống dở chết, những con người bừng bừng thức dậy với những cơn mê sảng dữ dội, những kí ức huyễn hoặc, những ám ảnh khủng khiếp, những hình bóng mơ hồ mà nó gọi là “thế giới thứ hai”, “xao xuyến náo động làm chấn động con người và vũ trụ”” (Đỗ Đức Hiểu, 1978, tr.14) “Sự thật, triết học hiện sinh và văn học hiện sinh chủ nghĩa coi rẻ và giày đạp con người, ở đấy con người không phải là một chủ thể tích cực, tác động đến thế giới và cấu tạo thế giới mà là một hữu thể tiêu cực “sợ hãi và run rẩy”, cô đơn và bất lực, phiêu lưu và vô vọng, “hữu hạn và phi lý”” (Đỗ Đức Hiểu, 1978, tr.13-14) Nhà nghiên cứu Phạm Văn Sĩ trong Về tư tưởng và văn học hiện đại phương Tây đã đánh giá chủ nghĩa hiện sinh mang những tư tưởng bi quan và sự dấn thân không mnag lại giá trị, là những điều bất lực, nửa vời: “Chủ nghĩa hiện sinh làm sống lại những tư tưởng bi quan yếm thế về thân phận con người, nó làm sống lại những tín điều xưa cũ coi cuộc đời là bể khổ, là thung lũng nước mắt, coi mọi cố gắng của con người chỉ là đuổi theo gió, là hoàn toàn hư phù...” (Phạm Văn Sĩ, 1986, tr.145). Ông nhấn mạnh: “Dấn thân của con người hiện sinh chủ nghĩa là một sự dấn thân nửa vời, dấn thân trong bất lực...” (Phạm Văn Sĩ, 1986, tr.147) Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Dũng trong công trình Chủ nghĩa hiện sinh: Lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam khẳng định chủ nghĩa hiện sinh ở Sài Gòn là bi quan cùng cực “đánh mất bộ mặt chống duy lí một cách nhất quán như ở phương Tây, không phủ định đối với xã hội tiêu thụ mà lựa chọn hiện sinh trong “bội thực khoái lạc”” (Nguyễn Tiến Dũng, 2005, tr.132) và “chỉ là một chủ nghĩa hiện sinh bi quan đến cùng cực mà thôi” (Nguyễn Tiến Dũng, 2005, tr.136). 6
- Qua những nghiên cứu, đánh giá trên có thể thấy đa số các bài viết quan niệm rằng hiện sinh bắt nguồn sự vỡ vụn, tâm lí cô độc, bơ vơ vì bị bỏ rơi của con người. Nó xuất phát từ những mảnh vỡ cá nhân không có cơ hội gắn kết, tái tạo. Tuy nhiên, không vì lẽ đó mà chúng ta đánh giá hiện sinh mang chỉ xu hướng tiêu cực, bi quan của sự lo âu, tuyệt vọng, chán nản. Với những tài liệu khái quát về chủ nghĩa hiện sinh, chúng ta có thể nhìn nhận một điều rằng những vấn đề thuộc phạm trù này đều bắt nguồn từ sự khách quan mang màu sắc của chính trị, xã hội. Đôi khi các nhà nghiên cứu cũng dựa và những hiện tượng để quy chụp những bản chất. Điều này, mang hơi hướng chủ quan, bởi lẽ không phải mọi thứ phản ánh đều chứa đựng bản chất của nó. Thực tế, chủ nghĩa hiện sinh cũng mang lại những điều tích cực, khi góp phần xác lập, xem con người là chủ thể chi phối tự nhiên và tất cả những giá trị còn lại. Công trình Hiện sinh - một nhân bản thuyết của dịch giả Thụ Nhân đã thể hiện những lời biện luận của J. P. Sartre dành cho chủ nghĩa hiện sinh là một chủ thuyết yêu đời: “thuyết hiện sinh không mang tư tưởng vô vi vì nó định nghĩa con người bằng hành động của chính họ; thuyết hiện sinh không hề bi quan vì nó khẳng định vận mệnh của con người nằm trong tay của con người, rằng con người chỉ có thể hi vọng vào hành động của chính mình” (Thụ Nhân, 2016, tr. 552) Trên con đường phát triển văn học, chủ nghĩa hiện sinh và những vấn đề gắn với nó sẽ là chủ đề cho giới nghiên cứu, phê bình tranh luận không ngừng. Phải thừa nhận một điều, tư tưởng hiện sinh đã được “ươm mầm” từ những quan điểm nhân sinh đã được phôi thai từ lâu và sẽ tiếp tục phát triển đến khi nào con người còn chưa tìm được sự cân bằng cho chính mình. Chủ nghĩa hiện sinh như một cách chữa lành cho tâm hồn con người, nó lôi cuốn, khích lệ con người. Con người đi theo nó mặc dù nó chứa những nghịch lý, tuy nhiên hiện sinh luôn đem lại cho con người những cảm giác vừa buồn vừa vui; vừa ngạo nghễ lại vừa bối rối, lo sợ và đớn đau. 3.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến Nguyễn Thị Hoàng và các tiểu thuyết Như đã trình bày ở lí do chọn đề tài, các tác phẩm của Nguyễn Thị Hoàng xuất hiện nền văn học 1954 – 1975 gây tranh cãi rất nhiều. Tuy nhiên, nhìn lại thì những nghiên cứu về bà cũng như những đứa con tinh thần cũng rất ít. Năm 1964, lần đầu tiên Vòng tay học trò được xuất hiện trước công chúng, đăng trên tạp chí Bách Khoa. Cuốn tiểu thuyết tạo ra những luồng ý kiến trái chiều, vừa được đón nhận, vừa gây nên những tranh cãi. Đến năm 1966 cuốn tiểu thuyết này được xuất bản lần đầu và trở thành chủ đề nóng cho mọi sự bàn tán trên văn đàn. Bên cạnh Vòng tay học trò, Nguyễn Thị Hoàng còn viết nhiều 7
- tiểu thuyết khác, tuy nhiên tiểu thuyết nào của bà cũng ít xuất hiện với độc giả do nhiều yếu tố khác nhau. Với cuốn Văn học miền Nam – Tổng quan (1986) nhà văn Võ Phiến đã ghi nhận các tiểu thuyết viết về tình yêu của Nguyễn Thị Hoàng có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với công chúng văn học, bà là cây bút táo bạo. Trong Nhìn lại một chặng đường văn học (2000) Trần Hữu Tá tổng hợp một số ý kiến phê phán về Vòng tay học trò của các cây bút phê bình. Đó là ý kiến của Lê Nguyên Trung trên Tin Văn ngày 02/06/1967, ý kiến của Long Điền trên Thần Chung. hay ý kiến của Hội bảo vệ Nhân phẩm và Quyền lợi phụ nữ. Hội này cho rằng Vòng tay học trò là cuốn sách đồi trụy, do đó yêu cầu những nhà chức trách có phải có trách nhiệm cũng như biện pháp đối với quyển tiểu thuyết này. Bên cạnh đó, Lữ Phương trên Tin văn số 17 cũng có bài viết tổng kết cuộc phê phán về Vòng tay học trò. Theo ông Vòng tay học trò là tác phẩm đáng lên án. Các trang viết về tác giả chỉ vọn vẹn xuất hiện qua vài bài báo, tạp chí và cái tên Nguyễn Thị Hoàng bị chỉ trích trong các nghiên cứu về nền văn học bấy giờ. Mãi sau này, qua những bài viết nói về bà, với sự trở lại của các tiểu thuyết, tên tuổi Nguyễn Thị Hoàng đến gần với bạn đọc hơn. Có thể thấy được điều này qua các bài viết sau: Tác giả Nguyễn Vy Khanh khái quát về cuộc đời, sự nghiệp cùng một số nhận định về các tác phẩm của nhà Văn Nguyễn Thị Hoàng trong cuốn Văn học miền Nam 1954 -1975 (2019). Bên cạnh đó, Lê Văn Nghĩa đã nhận định về văn phong độc đáo của Nguyễn Thị Hoàng qua những câu văn dài và ngắn trong cuốn Văn học Sài Gòn 1954 – 1975: Những chuyện bên lề (2020). Nguyễn Thị Thụy Vũ, Túy Hồng, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng là cái tên của các nhà văn nữ được Trần Đình Sử nhắc đến trong Lược sử văn học Việt Nam (2021), tác giả nhận định rằng sự xuất hiện của họ là một hiện tượng đáng chú ý. Các tác phẩm của họ được đánh giá là hướng về cuộc sống con người. Giáo trình Văn học Việt Nam đại cương (2022) do Biện Minh Điền (chủ biên) đưa ra một số nhận định về sự cách tân của thể loại văn xuôi nói chung, tiểu thuyết nói riêng. Trong đó, tác giả nhận định về sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh đối với tiểu thuyết. Tác giả chỉ ra một số điểm chung về con người trong tiểu thuyết của Nhã Ca, Thanh Tâm Tuyền, Duyên Anh, Nguyễn Thị Hoàng đều gắn với sự cô đơn, lạc lõng, với cảm giác lo âu, bất an. Ngòi bút của họ hướng tới quyền sống, khơi dậy tinh thần đấu tranh cho quyền sống của con người. Ngoài những công trình nêu trên, Nguyễn Thị Hoàng có một số bài báo, bài viết nhắc đến. Bài viết Nguyễn Thị Hoàng – Người yêu muôn thuở trên trang 8
- web http://thuykhue.free.fr vào 10/8/2020 đã khái quát cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng. Ngày 16/1/2021 trên trang web https://diendantheky.net có bài viết Nguyễn Thị Hoàng – “Đâu biết đời kia vẫn đợi chờ”, bài viết như một lời giãi bày những nỗi niềm, những tâm tư của bà trong suốt một thời gian dài vắng bóng cùng những bộc bạch đầy xúc động của nhà văn về cuộc sống và “nghiệp” văn chương. “Vòng tay học trò và bốn tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng tái xuất” là bài báo được đăng trên Tạp chí Văn nghệ, ngày 13/4/2021. Bài viết này giới thiệu đến bạn đọc bộ tiểu thuyết của bà gồm 5 tác phẩm với cái nhìn sâu đậm về thời gian, không gian, những nỗi niềm và suy tư của người đàn bà giữa thời tao loạn, là thái độ và khát vọng sống của con người trong tấm lưới chiến cuộc bủa vây. Ngày 7/4/2021 trên báo Tuổi trẻ có bài viết “Tác giả Vòng tay học trò đình đám một thời – Nguyễn Thị Hoàng: Viết là một ước nguyện”. Bài báo xoay quanh các vấn đề sáng tác, những trăn trở về cuộc sống, thời cuộc của nữ nhà văn, cũng như đưa ra những quan điểm về sự nghiệp sáng tác của bà. Ngày 19/4/2021 tại Đại học Văn hóa Hà Nội, Khoa Viết Văn, Báo chí phối hợp với công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam tổ chức tọa đàm “Sự trở lại của Văn học đô thị miền Nam: Trường hợp Nguyễn Thị Hoàng”. Trong buổi toạn đàm, Mai Anh Tuấn khẳng định sự trở lại của những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng đánh dấu một mốc mới trong hành trình nhận thức lại sự đa dạng của văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1975. Các tiểu thuyết của bà là cầu nối để độc giả tiếp cận với văn học đô thị miền Nam trong thời kỳ kháng chiến. Trên trang web https://cand.com.vn, tác giả Nguyễn Hoàng Diệu Thủy có viết bài về Nguyễn Thị Hoàng với nhan đề Có một nhà văn của tuổi trẻ và bản ngã đam mê vào đăng ngày 16/4/2021. Bài viết như một lời nhận định về nhà văn, nhà văn của tuổi trẻ và bản ngã đam mê. Báo Thể thao Văn hóa có bài Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng với tiểu thuyết “Vòng tay học trò”: Dạt dào “thiên tính nữ được đăng 23/4/2021. Bài viết xoay quanh sự trở lại của Vòng tay học trò, đồng thời đánh giá nhà văn Nguyễn Thị Hoàng là một hồn văn dạt dào thiên tính nữ. Mới đây nhất, ngày 01/03/2022, trang Web http://Vanchuongviet.org Đỗ Nguyễn có bài Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng – Niềm đam mê ngôn ngữ. Tác giả đã 9
- chỉ ra những điểm độc đáo và sáng tạo trong cách dùng ngôn ngữ của Nguyễn Thị Hoàng. Bên cạnh đó, Hà Minh Châu với bài viết Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng được đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn số 76, tháng 4/2021. Tác giả tiếp cận các tác phẩm Bài viết này tìm hiểu cảm hứng hiện sinh trong năm tác phẩm vừa được tái bản năm 2020: Tiếng chuông gọi người tình trở về, Một ngày rồi thôi, Vòng tay học trò, Tuần trăng mật màu xanh, Cuộc tình trong ngục thất và hai tác phẩm được in trước 1975: Vực nước mắt, Năm tháng đìu hiu. Hà Minh Châu đưa ra quan điểm “nhà văn Nguyễn Thị Hoàng quan tâm đến vấn đề con người, vấn đề tự do, trách nhiệm và có nhiều thử nghiệm làm mới văn chương”. Bài viết đưa ra các bình diện con người cô đơn, con người trách nhiệm. Tóm lại, tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng sau một thời gian dài vắng bóng trên văn đàn, nay đã được xuất bản trở lại và phổ biến với công chúng. Đây là cơ hội để các nhà nghiên cứu, độc giả tiếp cận, từ đó có sự đánh giá một cách khách quan hơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu - Chủ nghĩa hiện sinh và con người hiện sinh trong văn học để có những cái nhìn tương đối đầy đủ, hệ thống về vấn đề nghiên cứu - Nghiên cứu con người hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Thị Hoàng qua hai phương diện nội dung và nghệ thuật 4.2 Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện luận văn, người viết tập trung vào nghiên cứu tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng trên những bình diện nổi bật thuộc nội dung và hình thức. Từ đó, làm sáng tỏ dấu ấn hiện sinh trong từng tác phẩm. Trong khuôn khổ của luận văn, người viết chỉ tập trung nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng. Cụ thể trong 5 tác phẩm sau: a) Vòng tay học trò (2021) b) Tiếng chuông gọi người tình trở về (2021) c) Một ngày rồi thôi (2021) d) Tuần trăng mật màu xanh (2021) e) Cuộc tình trong ngục thất (2021) 10
- 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện, chúng tôi vận dụng lí thuyết phê bình hiện sinh và sử dụng hướng tiếp cận liên ngành. Ngoài ra người viết còn sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Phương pháp này làm rõ vai trò trong việc mô hình hóa và hệ thống hóa các quan điểm về hiện sinh. Bên cạnh đó, bài viết đặt tiểu thuyết như một chỉnh thể thống nhất trong diện mạo chung của văn học Việt Nam thời kì 1954 - 1975. Đồng thời, khi tiếp cận từng tiểu thuyết cụ thể, người viết cũng quan tâm đến tính chỉnh thể trong cấu trúc của nó. Phương pháp này cũng hỗ trợ trong việc triển khai các bình diện nghiên cứu của luận án một cách logic và chặt chẽ. Phương pháp lịch sử xã hội: phương pháp này giúp chúng tôi tìm hiểu lí thuyết về chủ nghĩa hiện sinh, những dấu ấn của chủ nghĩa này trong sáng tác của tác giả Phương pháp phê bình tiểu sử học: phương pháp này giúp người viết từ những dữ kiện đời sống của nhà văn lí giải vấn đề liên quan đến cuộc sống nhân vật Phương pháp thống kê – phân loại: hỗ trợ cho việc hình thành các luận điểm chính của luận văn, giúp xác định những tần số xuất hiện không gian, thời gian, chi tiết của dấu ấn hiện sinh Bên cạnh đó, người viết còn sử dụng các thao tác: Phân tích tổng hợp: Đây là thao tác quan trọng và cần thiết trong việc tiếp cận sáng tác của tác giả trên phương diện nội dung, nghệ thuật sau đó khái quát, đánh giá. So sánh: để làm nối bật dấu ấn hiện sinh trong từng tác phẩm và chỉ ra sự khác biệt giữa nhà văn Nguyễn Thị Hoàng với các nhà văn cùng thời. Đồng thời, luận văn vận dụng hướng nghiên cứu thi pháp học. Với hướng nghiên cứu này nhằm giúp người viết xác định những yếu tố hình thức trong tiểu thuyết như nhân vật, không gian, thời gian, kết cấu, cốt truyện. 6. Đóng góp của nghiên cứu - Chỉ ra những nét dấu ấn hiện sinh của tiểu thuyết Nguyễn Thị Hoàng. - Xác định vị trí của tác giả cũng như những đóng góp của Nguyễn Thị Hoàng trong dòng chảy văn học đô thị miền Nam Việt Nam 11
- Là công trình đầu tiên nghiên cứu tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng từ góc nhìn của phê bình hiện sinh 7. Cấu trúc luận văn Chương 1: Chủ nghĩa hiện sinh – những vấn đề lí thuyết và tiếp nhận ở trong văn học Việt Nam và nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Ở chương này chúng tôi tập trung trình bày sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện sinh, những phạm trù của hiện sinh cũng như văn học và con người hiện sinh. Đồng thời, chúng tôi cũng khái quát sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong bối cảnh nền văn học miền Nam những năm 50, 60. Đồng thời, chương này cũng khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Thị Hoàng. Chương 2: Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Thị Hoàng nhìn từ cảm quan hiện thực, con người Ở chương này, luận văn chỉ rõ dấu ấn hiện sinh được thể hiện qua cảm quan về hiện thực và cảm quan về con người. Chương 3: Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Thị Hoàng nhìn từ phương thức thể hiện Trong chương này, chúng tôi tập trung làm rõ dấu ấn hiện sinh còn thể hiện qua không gian và thời gian nghệ thuật, những vấn đề của ngôn ngữ và giọng điệu nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng. 12
- CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ HOÀNG Hiện nay, thuật ngữ “Hiện sinh” không còn là khái niệm lạ lẫm với các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và công chúng. Vào ngày 29/11/1945 tại Paris với bài phát biểu của mình, J.P. Sartre đã đem “hiện sinh” đã đến gần với công chúng. Khi nhắc đến hiện sinh là nhắc đến sự đắm mình trong một trạng thái nồng nhiệt, đầy sự sáng tạo, “một cái gì co thắt, ràng buộc để rồi tự giải hóa, phân tích cho chính nó, một tự do thực sự - mãi mãi tự do”. 1.1. Lịch sử ra đời của chủ nghĩa hiện sinh Chủ nghĩa hiện sinh (Existentialism - còn gọi là Thuyết Sinh tồn, Thuyết Hiện sinh, Triết Hiện sinh, phong trào hiện sinh) là một trào lưu triết học phi duy lí phát triển chóng mặt ở châu Âu. Nó nhanh chóng được lan tỏa và trở thành “thị hiếu” sau chiến tranh thế giới thứ hai. 1.1.1. Tiền đề xã hội Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xã hội phương Tây lâm vào khủng hoảng, điều này dẫn đến tình trạng chấn thương tinh thần. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hàng loạt những cuộc phản kháng và sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh. Sự xuất hiện của chủ nghĩa này khá đặc biệt. Nó phần nào đi ra từ ảnh hưởng của khói lửa, bom đạn chiến tranh bởi hai cuộc tranh thế giới, từ sự bất lực của khoa học và sự bế tắc của các tư tưởng phương Tây thế kỷ XIX. Hoàn cảnh tang thương đó bộc lộ sự vô nhân đạo trong chính nền tảng của nền văn minh khoa học kỹ thuật, trong mối quan hệ giữa con người với con người. Những thế hệ thanh niên trở nên vô danh, trống rỗng “như những con số vô danh, những tấm thẻ vô hồn, trong bộ máy chiến tranh khủng lồ” (Nguyễn Hào Hải, 2001, tr.89). Nhìn lại chặng đường lịch sử Châu Âu cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX chúng ta có thể thấy đây là khoảng thời gian hoàng kim của một châu Âu phát triển không ngừng về mọi mặt nhưng đồng thời cũng chứa đựng những nỗi bất an và hiểm họa. Hai cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật đưa nhân loại bước vào thời kỳ phát triển sản xuất. Điều này, làm thay đổi diện mạo đời sống vật chất cũng như tinh thần con người. Bên cạnh sự vượt trội đó, những cuộc cách mạng này cũng gây ra những hệ lụy. Sự đe dọa từ vũ khí, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông… đã tạo nên những mối lo âu nặng nề trong tinh thần con người hiện đại. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng bổ tại Đức – một cường quốc về kinh kế, kỹ thuật ở châu Âu đã gây ra nhiều thương tổn về mặt tinh thần “kết thúc bốn năm máu chảy thịt rơi của hàng triệu con người hi sinh cho tử thần và 13
- không cho một chính nghĩa nào cả, con người cơ hồ thấy mình biến thành con số vô danh hay những tấm thẻ vô hồn trong guồng máy chiến tranh. Thú tính hoặc cơ tính đã thay thế cho nhân tính” (Trần Văn Toàn, 2000, tr.6-7). Những vết thương về thể xác và tinh thần từ chiến tranh để lại dẫn dân chúng tìm đến chủ nghĩa hiện sinh. Đây được xem như là liều thuốc an thần nhằm giúp họ thích ứng với những mất mát tinh thần và những bi kịch mà họ đang gánh chịu. Như vậy, chủ nghĩa hiện sinh đã hình thành chính thức ở Đức sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, một lần nữa những nỗi đau và sự mất mát hiện hữu khắp toàn cầu. Điều này dẫn đến một làn sóng thứ hai của chủ nghĩa hiện sinh được bùng nổ tại Pháp. Con người phải chắp vá những vết thương, đồng thời họ cố gắng phản kháng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của con người. Họ như rơi vào một khoảng không không xác định với những nỗi âu lo choáng ngợp, chứng kiến sự điêu tàn và ngã rụi, quá khứ bị phá hủy, hiện tại đau thương và tàn khốc, tương lai bất định, trống rỗng. Những điều đó đã tạo nên một tâm lí tuyệt vọng, bất lực, không thể cứu vớt được những giá trị hiện hữu. Đây cũng là một loại tâm lí chung bao phủ khắp châu Âu thế kỷ XX. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đánh dấu bằng thuyết tương đối của Einstein, với thuyết tương đối đặc biệt công bố vào năm 1905 và thuyết tương đối tổng quát công bố vào cuối năm 1915 và đầu năm 1916. Bộ mặt cũ kỹ suốt hàng mấy thế kỷ qua của phương Tây đã hoàn toàn thay đổi. Khoa học được xem như ánh sáng, tái tạo lại một thế giới huy hoàng, phát triển tiến bộ. Tuy nhiên, nơi nào phát triển nơi đó có đấu tranh, những cuộc đụng độ không nhân nhượng, những tranh chấp, mâu thuẫn hết sức gay gắt giữa các quốc gia hoặc các giai cấp xã hội hay sự suy đồi tinh thần là những minh chứng cho thấy một nền văn minh vật chất gai góc, một nền khoa học không trọn vẹn như lí tưởng ban đầu. Điều này dẫn đến một xã hội đầy bất công và bóc lột. Chính trong hoàn cảnh này, con người tìm đến phi duy lí như “tìm đến một đối trọng của tinh thần duy lí thực nghiệm” (Nguyễn Tiến Dũng, Võ Anh Tuấn, 2015, tr.69). Họ gạt bỏ những vùng sáng của khoa học, họ gạt bỏ lí trí, thay vào đó là những trực giác, tâm linh là điểm tựa. “Chủ nghĩa hiện sinh - với tư cách là một khuynh hướng phi duy lí tiêu biểu - là sự phản ứng của con người trước hoàn cảnh tàn khốc, bi ai của cuộc chiến tranh; là sự cứu rỗi về tâm linh đối với thân phận con người bị bỏ quên trong một xã hội đầy duy lí; là sự phản ứng lại tính tuyệt đối của khoa học kỹ thuật. Nói theo một cách khác, chủ nghĩa hiện sinh ra đời nhằm phản ứng lại sự duy lí đã đạt tới đỉnh điểm, khi các cá nhân trở thành mảnh vỡ giống nhau trong một ống kính vạn hoa quay tít bằng ánh sáng của các thành tựu khoa học và lối sống sùng bái sức mạnh vật chất bộc lộ mặt trái của nó” (Nguyễn Tiến Dũng, Võ 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)
86 p | 313 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp hiện thực trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao - Những tương đồng và dị biệt
126 p | 181 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc sắc bút pháp tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn
123 p | 307 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 319 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam
150 p | 194 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hình ảnh "trăng" trong thơ Thiền Lý Trần Việt Nam và thơ Đường Trung Quốc
219 p | 174 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của thơ ca Tùng Thiện Vương trong văn học trung đại Việt Nam
137 p | 122 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những cách tân kịch của A.P. Chekhov
142 p | 138 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 175 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Tạ Duy Anh
113 p | 107 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 163 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cảm thức thời gian trong thơ chữ Hán Nguyễn Du và thơ sonnet Shakespeare
249 p | 78 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 128 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đóng góp của Trần Quang Nghiệp trong quá trình hiện đại hóa truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỉ XX
129 p | 103 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 107 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hiện tượng Epiphany trong tập truyện ngắn "Người Dublin" của James Joyce
137 p | 101 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng truyện ngắn Jhumpa Lahiri
113 p | 67 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn