LUẬN VĂN:Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
lượt xem 61
download
Trước đây, khi đề cập đến các nguồn tài nguyên cho phát triển, người ta thường cho rằng, đó là các yếu tố nằm trong 4 chữ M: Men, Machines, Materials và Money (con người, máy móc, vật liệu và vốn). Thế nhưng, trong thời đại ngày nay, khi nói đến tài nguyên phát triển, không thể không nhắc đến yếu tố thứ năm rất quan trọng đó là thông tin (Information). Sự xuất hiện của yếu tố thứ năm là thông tin đã tạo ra sự thay đổi lớn mang tính cách mạng về phương thức làm việc...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN:Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
- LUẬN VĂN: Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - Thực trạng và giải pháp
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trước đây, khi đề cập đến các nguồn tài nguyên cho phát triển, người ta thường cho rằng, đó là các yếu tố nằm trong 4 chữ M: Men, Machines, Materials và Money (con người, máy móc, vật liệu và vốn). Thế nhưng, trong thời đại ngày nay, khi nói đến tài nguyên phát triển, không thể không nhắc đến yếu tố thứ năm rất quan trọng đó là thông tin (Information). Sự xuất hiện của yếu tố thứ năm là thông tin đã tạo ra sự thay đổi lớn mang tính cách mạng về phương thức làm việc và mô hình phát triển trong thế giới công nghiệp hoá với yếu tố dẫn đạo là kinh tế tri thức. Khi thông tin đã thực sự trở thành một lực lượng sản xuất vật chất quan trọng được thừa nhận ở tất cả các quốc gia, được sử dụng thường xuyên trong các hoạt động kinh tế - xã hội (KT-XH) thì bước chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin sẽ là tất yếu. Cuộc cách mạng về công nghệ thông tin (CNTT) đang diễn ra trên quy mô toàn cầu và càng ngày càng đi vào chiều sâu, không loại trừ bất cứ quốc gia nào. Nó đã và đang tạo ra một bối cảnh cho sự ra đời của những cái mới. Bởi, "cuộc cách mạng thông tin đang trên đường tiến tới, đó không đơn thuần chỉ là cuộc cách mạng về công nghệ, về máy móc, về kỹ thuật, về phần mềm hay tốc độ, mà trước hết đó là cuộc cách mạng về quan niệm, về đổi mới tư duy" [59, tr.34]. Áp dụng những tiến bộ, những thành tựu ứng dụng CNTT trong phát triển KT-XH đang là vấn đề mang tính thời sự. Ứng dụng CNTT để khai thác triệt để mọi năng lực, thay đổi phương thức quản lý, đổi mới nền sản xuất gần như là bắt buộc đối với những quốc gia đang phát triển khi bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Ở nước ta, nhất là từ khi bước sang thời kỳ đổi mới, chủ trương ứng dụng CNTT đã được nhấn mạnh và cụ thể hoá trong nhiều nghị quyết của Đảng và Chính phủ. Chẳng hạn như: Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/3/1991 của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới; Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH TW khoá VII về ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, trong đó có CNTT. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh: "Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng
- các ngành dịch vụ: thương mại, kể cả thương mại điện tử, các loại hình vận tải, bưu chính - viễn thông... Sớm phổ cập sử dụng tin học và Mạng thông tin quốc tế (Internet) trong nền kinh tế và đời sống xã hội” [20, tr.94]. Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị khoá IX xác định rõ: Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH [22, tr.7]. Gần đây, Chính phủ Việt Nam đã ký hiệp định khung E-Asian với mục tiêu chính là: xây dựng chính phủ điện tử (CPĐT), thương mại điện tử (TMĐT) và cộng đồng điện tử, có nghĩa là chúng ta đã cam kết đồng thuận triển khai các hoạt động của hiệp định, từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thực hiện mô hình CPĐT, TMĐT, cộng đồng điện tử ở Việt Nam. Một khi CPĐT, TMĐT, cộng đồng điện tử được vận hành có hiệu quả, các thao tác kỹ thuật được chuẩn hoá và thực hiện nhanh chóng, thì mức độ chi phối chủ quan của yếu tố con người vào nhiều khâu của quá trình quản lý sẽ được giảm đáng kể. Cộng đồng điện tử, TMĐT sẽ bảo đảm phát triển nhanh một xã hội tri thức, thu hẹp sự khác biệt về kỹ thuật số, sự thông thoáng và hiệu quả khi người dân được tiếp cận với hệ thống hành chính, luật pháp và thông tin hiện đại trong nhiều lĩnh vực. Cũng như các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, trong điều kiện đổi mới, Vĩnh Phúc chủ trương tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh về thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Cơ sở hạ tầng về thông tin và trình độ ứng dụng CNTT là một trong những vấn đề được nhà đầu tư rất quan tâm khi tìm kiếm cơ hội đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến sự sẵn sàng và tính mau lẹ của chính quyền địa phương trong việc giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp. Ứng dụng, CNTT và vận hành có hiệu quả CPĐT, TMĐT, cộng đồng điện tử sẽ làm tăng sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, mặt bằng CNTT của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay vẫn ở trình độ thấp kém, phát triển chậm, chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, tụt hậu xa
- hơn so với nhiều địa phương khác. Đó là: ứng dụng CNTT chưa đáp ứng được yêu cầu của tiến trình CNH, HĐH và yêu cầu về hội nhập khu vực và quốc tế; vai trò động lực và tiềm năng to lớn của CNTT chưa được phát huy mạnh mẽ; nguồn nhân lực CNTT chưa được chuẩn bị và phát triển kịp thời cả về số lượng và chất lượng; mạng viễn thông và Internet chưa thuận lợi, chưa đáp ứng các yêu cầu về tốc độ, chất lượng cho ứng dụng CNTT; đầu tư cho CNTT chưa tương xứng với tiềm năng; QLNN về lĩnh vực này vẫn còn mơ hồ, yếu kém; ứng dụng CNTT ở một số nơi còn hình thức, chưa thiết thực và hiệu quả chưa cao... Có nhiều yếu tố tác động, nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến thực trạng trên. Tình hình đó đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, cả dưới góc độ lý luận lẫn góc độ thực tiễn. Chính vì vậy, đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - Thực trạng và giải pháp” đã được tác giả chọn làm luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Nghiên cứu ở ngoài nước Ở ngoài nước, đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về vai trò của CNTT đối với phát triển KT-XH. Tác giả luận văn đã tiếp cận được một số công trình nghiên cứu khá điển hình như: Văn minh của làn sóng thứ ba, tác giả Allvin Toffler, Hetdi Toffler; Làn sóng thứ ba, tác giả Allvin Toffler; Cú sốc tương lai, tác giả Allvin Toffler; Đạo đức thông tin trong xã hội kinh tế tri thức, tác giả Cameron Esslement. Trong các tác phẩm này, các tác giả đã đề cập đến sự xuất hiện của một trào lưu hay một "làn sóng" mới, đó là làn sóng CNTT. Cùng với sự xuất hiện này, tất yếu dẫn đến những đòi hỏi thay đổi một cách toàn diện các phương thức vốn được coi là hợp lý trước đây đối với việc vận hành và phát triển xã hội. 2.2. Nghiên cứu ở trong nước - Có nhiều tác phẩm viết về vai trò của CNTT trong đời sống như: CNTT - Tổng quan và một số vấn đề cơ bản, của Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về CNTT, Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội, năm 1997; Kỷ yếu hội thảo khoa học Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam của Ban Khoa giáo Trung ương, Bộ KHCN và Môi trường và Bộ Ngoại giao, Hà Nội, năm 2002; Ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp
- CNH, HĐH của Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2001; Chủ nghĩa tư bản và thời đại thông tin của Bộ KHCN và Môi trường, Lưu hành nội bộ, Hà Nội, năm 2001; CNTT Hà Nội cất cánh của Hội Tin học Việt Nam, tạp chí Tin học và Đời sống, (số 3, 5, 6, 9, 11); Thương mại Điện tử, tác giả Vũ Ngọc Cừ, Trịnh Thanh Lâm, Nxb. Giao thông vận tải, năm 2001; Đề án Tin học hóa hoạt động các cơ quan Đảng tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2001-2005 và những năm tiếp theo, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ban hành, năm 2003; Đề án Tin học hóa hoạt động các cơ quan QLHCNN tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2001-2005, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành, năm 2002. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống về ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT ở tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất những giải pháp để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc phục vụ phát triển KT - XH của tỉnh Vĩnh Phúc. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục tiêu của đề tài, luận văn xác định các nhiệm vụ sau đây. - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về CNTT và ứng dụng CNTT. - Đánh giá thực trạng và những yếu tố tác động đến ứng dụng CNTT của tỉnh Vĩnh Phúc. - Xác định những yếu tố định hướng liên quan đến phát triển CNTT của tỉnh Vĩnh Phúc. - Làm rõ kinh nghiệm một số tỉnh, thành phố trong việc ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH, rút ra bài học cho tỉnh Vĩnh Phúc. - Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng
- Quá trình ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH tại các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh Vĩnh Phúc gồm các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và các tổ chức xã hội. 4.2. Phạm vi Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu ứng dụng CNTT của các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc từ ngày tái lập tỉnh 01/01/1997 đến nay. Luận văn không nghiên cứu về phát triển công nghiệp CNTT, thị trường, kinh doanh sản phẩm CNTT và các giải pháp liên quan đến kỹ thuật CNTT; luận văn cũng không đề cập đến các đối tượng ứng dụng CNTT như: nhân dân, doanh nghiệp và các đơn vị tương đương như: trường học, bệnh viện… 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử như công cụ phương pháp luận cơ bản. Đây là một đề tài mới, ít đơn vị nghiên cứu, do vậy tác giả đã sử dụng các phương pháp sau đây để tiếp cận, làm rõ các nội dung cần nghiên cứu. - Tổng hợp, phân tích. - Tổng kết thực tiễn. - Điều tra xã hội học (qua mẫu phiếu sử dụng riêng cho luận văn). - Các phương pháp toán kinh tế như hồi qui, mô hình hóa... - Nghiên cứu tài liệu: phân tích các công trình nghiên cứu trong n ước và quốc tế về các nội dung có liên quan đến đề tài. - Phỏng vấn chuyên gia. 6. Đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hóa có bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về CNTT và ứng dụng CNTT, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH. - Đánh gía thực trạng ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh Vĩnh Phúc từ ngày tái lập (1997) đến nay. - Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
- 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu làm 3 chương, 9 tiết.
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.1.1. Khái niệm về công nghệ thông tin CNTT ngày nay đã và đang tạo đà cho những thay đổi cơ bản trong công tác quản lý và các hoạt động sản xuất kinh doanh ở khu vực công và khu vực tư trên phạm vi toàn cầu. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về CNTT, chúng ta sẽ tìm hiểu một số khái niệm về CNTT có tính phổ biến. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (địa chỉ trên mạng Internet: http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_ngh%E1%BB%87_th%C3%B4ng_tin) thì CNTT là công nghệ ứng dụng cho việc xử lý thông tin. Theo GS. Liest Eathington và GS. Dave Swanson, Khoa Kinh tế học, Đại học Iowa, Hoa Kỳ, thì CNTT là một chuỗi sản phẩm và dịch vụ mà thông qua đó, việc biến đổi số liệu thành thông tin có thể tiếp cận được và trở nên có ích. Sản phẩm và dịch vụ CNTT này bảo đảm cho doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân có thể kiểm soát được các giao dịch kinh doanh hiệu quả hơn và nhanh hơn [30, tr.1]. Theo GS. Phan Đình Diệu, “CNTT là ngành công nghệ về xử lý thông tin bằng các phương tiện điện tử, trong đó nội dung xử lý thông tin bao gồm các khâu cơ bản như thu thập, lưu trữ, chế biến và truyền nhận thông tin” [17, tr.7]. PGS. Hàn Viết Thuận cho rằng: “CNTT là sự kết hợp của công nghệ máy tính với công nghệ liên lạc viễn thông được thực hiện trên cơ sở công nghệ vi điện tử” [43, tr.16]. Dự thảo lần thứ 15 Luật CNTT đã được chỉnh lý theo ý kiến của các vị đại biểu quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XI thì: “CNTT là tập hợp các hoạt động có sử dụng công nghệ máy tính trong quá trình sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số phục vụ KT-XH, quốc phòng, an ninh và phát triển công nghiệp CNTT” [56, tr.2].
- Như vậy, CNTT là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và quá trình xử lý thông tin. Theo cách nhìn đó, CNTT bao gồm các phương pháp khoa học, các phương tiện, công cụ và giải pháp kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là máy tính và mạng truyền thông cùng với hệ thống nội dung thông tin điện tử nhằm tổ chức, lưu trữ, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động KT-XH, văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... Đây có thể được coi là một định nghĩa hoàn chỉnh về CNTT vì nó đã bao quát được toàn bộ nội dung, vai trò và ý nghĩa của CNTT đối với các lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội. Thuật ngữ CNTT trong luận văn được sử dụng theo cách hiểu này. 1.1.2. Các đặc điểm của công nghệ thông tin 1.1.2.1. Công nghệ thông tin là công nghệ mũi nhọn Theo nghĩa chung nhất, công nghệ mũi nhọn là công nghệ được xây dựng dựa trên những thành quả mới nhất của nhiều công nghệ khác và của những lý thuyết khoa học hiện đại. Do vậy, để xây dựng được một ngành công nghệ mũi nhọn, trước hết, phải phát triển ngành khoa học đó trên cơ sở những lý thuyết hiện đại nhất và có những bước đi thích hợp trong quá trình phát triển, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật của ngành đó vào cuộc sống. Muốn xây dựng CNTT thành một công nghệ mũi nhọn, cần phải tiếp cận và theo kịp những tri thức của thế giới về CNTT, từ đó có những bước phát triển vượt bậc và những ưu thế rõ rệt trong lĩnh vực đó so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngành CNTT ở tất cả các nước hiện nay đều được coi là ngành công nghệ mũi nhọn vì nó luôn đòi hỏi phải dựa trên những lý thuyết mới và sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng công nghệ. 1.1.2.2. Công nghệ thông tin là công nghệ phổ biến trong mọi lĩnh vực Ngày nay, CNTT đã tác động mạnh mẽ đến tất các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ứng dụng CNTT trở nên phổ biến trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và các dịch vụ quan trọng trong đời sống hiện đại của con người như: quản lý công, quản lý sản xuất kinh doanh, trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,… 1.1.2.3. Công nghệ thông tin là một công nghệ có nhiều tầng lớp
- CNTT có nhiều tầng lớp và tầng lớp trên lại được xây dựng dựa trên các tầng lớp dưới. Cụ thể CNTT gồm có các tầng lớp sau. - Các chương trình ứng dụng riêng cho từng cơ quan, đơn vị. Đây có thể là chương trình ứng dụng được thành lập từ một ngôn ngữ lập trình, dựa trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL). Tầng lớp trên cùng này thường được thiết kế tại chỗ hoặc được đặt gia công bên ngoài. - Các chương trình ứng dụng và hệ phần mềm cơ bản. Đây là phần phức tạp nhất, bao gồm các chương trình cơ bản sau. i) Các chương trình ứng dụng tổng quát, chuyên cho quản lý, xử lý văn bản, tính toán công nghiệp hay tính toán khoa học mà người sử dụng cuối cùng có thể viết những ứng dụng dễ dàng hay cũng có thể sử dụng ngay mà không cần viết thêm chương trình. ii) Các chương trình “phần mềm trung gian”, cho phép các chương trình ứng dụng phân tán sử dụng tới mạng thông tin, thông qua hệ điều hành mạng. Đây là những chương trình có vai trò ứng dụng quan trọng nhất vào lĩnh vực quản lý hiện nay. iii) Các chương trình gắn liền với một sản phẩm đặc biệt nào đó, với những giao diện sử dụng đặc biệt trực tiếp với người tiêu dùng như máy nghe nhạc, ti vi, máy giặt, máy bay… Các chương trình này thường do những hãng làm sản phẩm tự viết ra hoặc đặt gia công tại các công ty chuyên phát triển phần mềm. - Hệ điều hành và hệ điều hành mạng là môi trường thiết yếu cho các ứng dụng hoạt động. - Tầng tiếp theo bao gồm tất cả các hệ máy và mạng đang hoạt động trên thế giới. Việc sản xuất các máy này bắt đầu từ: làm ra các bảng tích hợp trong đó gắn các linh kiện điện tử; lắp ráp với phần điện, cơ khí và các thiết bị ngoại vi,… để trở thành một máy tính hoàn hảo, hay một bộ phận của một thiết bị công nghiệp hay một sản phẩm tiêu dùng. - Tầng cuối cùng là việc sản xuất các linh kiện điện tử. 1.1.2.4. Công nghệ thông tin là lĩnh vực phát triển và đào thải rất nhanh Những nghiên cứu trên thị trường cho thấy, các sản phẩm CNTT và thiết bị ngoại vi thường có sự chuyển biến nhanh dưới sự tác động của các tiến bộ KHCN. Những chuyển biến này chạy theo kịp đà tiến của công nghiệp điện tử cơ bản theo quy luật Moore, với giá cố định
- thì khả năng các linh kiện sau 18 tháng lại tăng gấp đôi về công năng (dung lượng bộ nhớ, tốc độ xử lý thông tin…). Như vậy, trong CNTT, phần cứng (thiết bị, các bộ xử lý…) có tốc độ thay đổi và đào thải nhanh nhất. Trong khi đó, việc thiết kế hệ thống có tốc độ biến chuyển chậm hơn, cuối cùng phần mềm ứng dụng tổng quát còn biến chuyển chậm hơn nữa. Cụ thể, hàng thập kỷ, thế giới mới nảy sinh những thiết kế hệ thống độc đáo hay những chương trình ứng dụng tổng quát mới. 1.1.3. Cấu trúc của ngành công nghệ thông tin Các chuyên gia của Viện Chiến lược BCVT và CNTT thuộc Bộ BCVT đã nghiên cứu và đề xuất mô hình CNTT ở Việt Nam có tính đến những đặc thù riêng của nước ta. Theo mô hình này, ở nước ta hiện nay, cấu trúc của ngành CNTT được đặc trưng bởi bốn thành phần cơ bản: i) ứng dụng CNTT; ii) cơ sở hạ tầng CNTT; iii) nguồn nhân lực CNTT; iv) công nghiệp CNTT. Bốn thành phần này có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau và tạo nên sức mạnh CNTT của quốc gia và được thúc đẩy, phát triển bởi ba chủ thể quan trọng là chính phủ, doanh nghiệp và người sử dụng. Chính phủ đóng vai trò tạo môi trường pháp lý, thể chế, chính sách, tổ chức, quản lý, điều phối, đào tạo, hợp tác quốc tế, thúc đẩy và hỗ trợ cho CNTT phát triển. Các doanh nghiệp về CNTT tham gia đầu tư, cung cấp sản phẩm, dịch vụ, phát triển thị trường và cùng tham gia với Chính phủ trong các hoạt động đào tạo, phổ biến kiến thức, kỹ thuật, công nghệ, xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển CNTT. Người sử dụng là các tổ chức, nhân dân - với tư cách là những đơn vị, cá nhân sử dụng các sản phẩm và dịch vụ CNTT. Người sử dụng gián tiếp đầu tư vào CNTT thông qua thị trường và cùng với các doanh nghiệp CNTT thiết kế, cải tiến các sản phẩm và dịch vụ CNTT, tham gia cùng với Chính phủ trong các hoạt động xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển CNTT. Ba chủ thể này luôn gắn bó, phối hợp chặt chẽ với nhau, có quan hệ hữu cơ trong một môi trường phát triển thống nhất bao gồm: hệ thống pháp lý, chính sách về CNTT, môi trường đầu tư cho CNTT và thị trường CNTT (Xem sơ đồ minh họa).
- Mô hình “Bốn thành phần, ba chủ thể” (Nguồn: Viện Chiến lược BCVT và CNTT, 2005). Theo các chiến lược, kế hoạch, chương trình ứng dụng và phát triển CNTT quốc gia thì đến năm 2020, với CNTT làm nòng cốt, Việt Nam sẽ chuyển đổi cơ cấu KT-XH, cơ bản trở thành một nước công nghiệp và là một trong những nước có trình độ tiên tiến về phát triển xã hội thông tin trong khu vực ASEAN. Đến năm 2010, trên cơ sở phát triển và ứng dụng mạnh mẽ CNTT, Việt Nam đạt trình độ trung bình khá trong khu vực ASEAN về xã hội thông tin. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 246/2005/QĐ-TTg ngày ngày 06/10/2005 phê duyệt chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/02/2006 phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010, thì cấu trúc của ngành CNTT của Việt Nam bao gồm một số nội dung chủ yếu sau. 1.1.3.1. Ứng dụng công nghệ thông tin Nội dung này là nội dung cốt lõi, bao gồm bốn yếu tố sau. Thứ nhất, xây dựng và phát triển cộng đồng điện tử: bảo đảm mức độ phổ biến rộng của xã hội ứng dụng CNTT trong đó trên 80% thanh niên ở các thành phố, thị xã, thị trấn có thể sử dụng các ứng dụng CNTT và khai thác Internet. Từng bước đưa CNTT vào đời sống của nông dân, thu hẹp khoảng cách sử dụng kỹ thuật số giữa nông thôn và thành thị. Người dân được truy cập thông tin và tri thức kịp thời thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình,
- Internet... Phát triển và phổ cập hệ thống quản lý điện tử đến trên 80% số bệnh viện trên toàn quốc. Phổ cập sử dụng tin học cho trên 70% cán bộ y tế [41, tr.3]. Thứ hai, xây dựng và phát triển CPĐT: bảo đảm hệ thống chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin quản lý nhà nước thông suốt, kịp thời từ trung ương đến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trên 50% các văn bản được lưu chuyển trên mạng; đa số cán bộ, công chức nhà nước có điều kiện sử dụng thư điện tử và khai thác thông tin mạng trong công việc. 100% các cơ quan của Chính phủ có trang web thông tin điện tử với đầy đủ thông tin về hoạt động của cơ quan, pháp luật, chính sách, quy định, thủ tục hành chính, quy trình làm việc, các dự án đầu tư, đấu thầu và mua sắm. Người dân và các doanh nghiệp có thể qua trang web tìm kiếm thông tin liên quan đến các hoạt động của các cơ quan hành chính một cách nhanh chóng, dễ dàng. Hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng và hải quan đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực. Hệ thống thông tin về dân c ư, cán bộ công chức, tài nguyên, môi trường và thống kê có thông tin cơ bản được cập nhật đầy đủ và cung cấp thường xuyên. Một số dịch vụ khai báo, đăng ký, cấp phép được thực hiện trực tuyến qua các hệ thống thông tin của các quận, sở thuộc các tỉnh, thành phố. Xây dựng CPĐT tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đạt mức trung bình khá trong khu vực. Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong quốc phòng, an ninh phục vụ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc [41, tr.3]. Thứ ba, xây dựng và phát triển doanh nghiệp điện tử: ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong những ngành dịch vụ kinh tế có tính hội nhập cao như viễn thông, ngân hàng, hải quan, hàng không, du lịch, thuế,... bảo đảm năng lực quản lý và chất lượng dịch vụ của các ngành này đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. 50-70% doanh nghiệp ứng dụng CNTT vào các hoạt động quản lý, điều hành, quảng bá thương hiệu, tiếp thị, mở rộng thị trường, giám sát, tự động hoá các quy trình sản xuất, thiết kế, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm… Hơn 50% doanh nghiệp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thực hiện báo cáo thống kê, khai báo thuế, đăng ký và được cấp phép kinh doanh qua mạng. Trên 40% doanh nghiệp khai báo, đăng ký và được cấp phép hải quan qua mạng [41, tr.3].
- Thứ tư, phát triển giao dịch và thực hiện TMĐT: hình thành và thúc đẩy phát triển môi trường giao dịch và TMĐT. Hình thành các sàn giao dịch TMĐT, mạng giá trị gia tăng, hệ thống quản lý dây chuyền cung ứng thông tin. Bảo đảm 25-30% tổng số giao dịch của các ngành kinh tế được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch và TM ĐT. Giao dịch và TMĐT đến 2010 có trị giá tăng gấp 10 lần so với năm 2002 [41, tr.4]. 1.1.3.2. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin của toàn xã hội. Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet Việt Nam đi thẳng vào công nghệ hiện đại, phát triển nhanh, đa dạng hoá, cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ chất lượng cao, bảo đảm an toàn thông tin, bảo mật, giá cước thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân của các nước trong khu vực ASEAN+3. Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet. Hỗ trợ để các doanh nghiệp mới chiếm 40-50% thị phần dịch vụ viễn thông và Internet vào năm 2010 [41, tr.4]. Tất cả các bộ, ngành, cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền cấp tỉnh và huyện được kết nối Internet băng rộng và kết nối với mạng diện rộng của Chính phủ. 100% số xã trên toàn quốc có điện thoại; 100% các điểm bưu điện văn hoá xã và các trung tâm giáo dục cộng đồng được kết nối Internet; 100% số huyện và nhiều xã trong cả nước được phục vụ dịch vụ băng rộng với giá cước thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân của các nước trong khu vực ASEAN+3; 100% viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trung học phổ thông có truy cập Internet tốc độ cao; trên 90% các trường trung học cơ sở, bệnh viện được kết nối Internet [41, tr.4]. 1.1.3.3. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Đào tạo CNTT tại các trường đại học trọng điểm đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong khu vực ASEAN cả về kiến thức, kỹ năng thực hành và ngoại ngữ. 70% sinh viên CNTT tốt nghiệp ở các trường đại học trọng điểm đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế. 100% sinh viên tốt nghiệp tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đủ kỹ năng sử dụng máy tính và Internet trong công việc. Đến năm 2010 có trên 100.000 người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên về CNTT, trong đó có khoảng 20% đạt trình độ khu vực và quốc tế. Bảo đảm 100% trường
- đại học, cao đẳng, trung học phổ thông có trang thông tin điện tử. Tăng cường chất lượng và số lượng giảng viên CNTT ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp bảo đảm tỷ lệ dưới 15 sinh viên có 1 giảng viên. Các trường sư phạm cung cấp đủ số lượng giáo viên dạy tin học cho các trường học trong cả nước. Hầu hết cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên các cấp, bác sĩ, y sĩ, sinh viên đại học và cao đẳng, học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học nghề và trung học phổ thông, 50% học sinh trung học cơ sở và một bộ phận người dân có nhu cầu được đào tạo kiến thức ứng dụng CNTT và khai thác Internet. Đa số các bộ, ngành, tỉnh, thành phố có cán bộ lãnh đạo quản lý thông tin, được bổ túc, đào tạo các chương trình quản lý CNTT với trình độ tương đương trong khu vực [41, tr.4]. 1.1.3.4. Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin Phát triển công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung thông tin đồng bộ với mở rộng, phát triển mạng truyền thông. Duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung thông tin ở mức bình quân 40% một năm, đến năm 2010 đạt tổng doanh thu khoảng 1,2 tỷ USD. Phấn đấu để Việt Nam trở thành một trung tâm của khu vực về lắp ráp thiết bị điện tử, máy tính và viễn thông, sản xuất một số chủng loại linh, phụ kiện và thiết kế chế tạo thiết bị mới. Công nghiệp phần cứng máy tính có tốc độ tăng trưởng bình quân 20% một năm, đến năm 2010 đạt tổng doanh thu khoảng 3 tỷ USD. Công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông có tốc độ tăng trưởng bình quân 22% một năm, đến năm 2010 đạt tổng doanh thu khoảng 700 triệu USD. Công nghiệp điện tử (dân dụng và công nghiệp) có tốc độ tăng trưởng bình quân 22% một năm, đến năm 2010 đạt tổng doanh thu khoảng 2 tỷ USD. Máy tính cá nhân, điện thoại di động và phần mềm mang thương hiệu Việt Nam chiếm lĩnh được tối đa thị phần trong nước và xuất khẩu không ít hơn 1 tỷ USD [41, tr.4]. 1.1.3.5. Hoàn thiện môi trường pháp lý Bộ Bưu chính, Viễn thông được giao nhiệm vụ QLNN về ứng dụng CNTT, tiến hành việc rà soát, nghiên cứu hệ thống văn bản qui phạm pháp luật đã ban hành để có định hướng xây dựng, sửa đổi cho phù hợp với tình hình hiện nay. Đồng thời, việc hoàn thiện các thể chế, pháp lí và chính sách tạo môi trường thúc đẩy ứng dụng CNTT, phát triển hạ tầng CNTT, phát triển nguồn nhân lực CNTT, tạo thuận lợi cho đầu tư và phát triển công
- nghiệp CNTT cũng được triển khai hết sức khẩn trương. Các cơ quan có thẩm quyền đang tích cực hoàn thiện dự thảo Luật CNTT để trình Quốc hội xem xét, thông qua theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội; các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giao dịch điện tử đang được Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan xem xét, ban hành. Trong thời gian tới, sau khi Luật Giao dịch điện tử, Luật CNTT và các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện hai luật này được ban hành thì nhiều công việc quan trọng khác cũng sẽ được tiến hành như: xây dựng hệ thống chuẩn thông tin và CNTT quốc gia; thể chế, cơ chế quản lý, điều hành ứng dụng và phát triển CNTT; xây dựng và cập nhật thông tin cho hệ thống thông tin, thống kê về CNTT và xây dựng các tiền đề, môi trường văn hoá phù hợp với xã hội thông tin và kinh tế tri thức. 1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.2.1. Khái niệm về ứng dụng công nghệ thông tin Ngày nay, CNTT được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống KT-XH. Ứng dụng CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển KT-XH, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước. Có thể hiểu ứng dụng CNTT như sau. Ứng dụng CNTT là quá trình đưa CNTT vào các lĩnh vực KT-XH nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của các nguồn lực trong từng lĩnh vực, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH. 1.2.2. Các đặc điểm của ứng dụng công nghệ thông tin Xét theo góc độ ứng dụng CNTT trong xã hội, có thể khái quát năm đặc điểm cơ bản sau. - Công nghệ thông tin được ứng dụng trong mọi lĩnh vực CNTT đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế của các nước. Nhờ có CNTT, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước chậm và đang phát triển diễn ra nhanh hơn. Một
- mặt, CNTT làm thay đổi đời sống kinh tế của các quốc gia, mặt khác, khi điều kiện sống, cách làm việc thay đổi sẽ dẫn đến những thay đổi về cơ cấu xã hội, phương pháp học tập của con người. CNTT góp phần tạo ra nhiều ngành nghề kinh tế mới, làm thay đổi sâu sắc các ngành công nghiệp hiện tại, tăng khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp truyền thống thông qua một hệ thống hỗ trợ như viễn thông, TMĐT, dịch vụ truyền thông đa phương tiện… Mức độ ứng dụng rộng và tốc độ phát triển ứng dụng CNTT nhanh đã làm đảo lộn tổ chức nhiều ngành nghề. Theo báo cáo của Viện Chiến lược Bưu chính, Viễn thông và CNTT tại hội thảo Quốc gia về Công nghệ thông tin và truyền thông lần thứ III phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, số liệu sau đây chỉ nêu một số chỉ số ấn tượng nhất. - Hiệu suất/1USD: năm 2000/1980 66.000 lần; năm 2010/1975 10 triệu lần. - Tháng 10/1990 mới có 300.000 máy tính kết nối Internet; đến tháng 01/2003 đã có 11 triệu máy chủ kết nối Internet. - Trước đây cần 100 năm để đạt được 1 tỷ người sử dụng điện thoại; ngày nay với Internet chỉ cần 20 năm đã đạt được 2 tỷ người (năm 2005) sử dụng Internet [7]. - Ứng dụng công nghệ thông tin biến đổi cách thức giao tiếp Nhờ có ứng dụng CNTT, một tỷ người trên thế giới có thể truy cập Internet cùng một lúc và tham gia vào những cuộc gặp gỡ điện tử theo thời gian thực, có thể tiếp nhận tin tức hàng ngày, tiến hành các giao dịch thương mại hoặc trò truyện với bạn bè, người thân trên khắp thế giới. Việc giao tiếp cá nhân và giao tiếp công vụ ngày nay có thể được thực hiện trong môi trường mạng, không cần gặp mặt. Các phương tiện giao tiếp mới của CNTT còn làm cho các phương tiện giao tiếp cũ trở nên lạc hậu, kém hiệu quả. Văn hóa giao tiếp rốt cuộc cũng bị thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên, việc phát triển mạng ở quy mô toàn cầu sẽ đụng chạm đến các mối quan hệ quốc tế khi dòng thông tin vô hình chảy xuyên biên giới và các công ty đa quốc gia sử dụng mạng toàn cầu vào mục đích riêng. Vấn đề lớn nhất cho mọi thành viên trong xã hội là hiểu được mình sử dụng các thành tựu tiên tiến của truyền thông điện tử hiện đại trong giao tiếp như thế nào. Các vấn đề về bí mật đời riêng, bảo mật gặp những thách thức lớn về kỹ thuật và xã hội.
- - Ứng dụng công nghệ thông tin biến đổi cách thức sử dụng thông tin Nhờ có ứng dụng CNTT mà ngày nay bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận, yêu cầu hoặc sao chép mọi cuốn sách, tạp chí, băng video, dữ liệu hoặc tài liệu tham khảo bằng bất kỳ ngôn ngữ nào. Nhờ có công cụ phần mềm, người ta có thể lựa chọn phương thức trình bày theo ý mình: số liệu, văn bản, hình ảnh, âm thanh,… làm tăng thêm giá trị và hiểu biết của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, chính do điểm này của ứng dụng CNTT mà vấn đề tôn trọng sở hữu trí tuệ, luật bản quyền bị đe doạ và không có khả năng kiểm soát. - Ứng dụng công nghệ thông tin biến đổi cách thức học tập Ngày nay, bất kỳ cá nhân nào cũng có thể tham gia những chương trình học tập trên mạng, không phụ thuộc vị trí địa lý, tuổi tác, hạn chế thể chất hoặc thời gian biểu của cá nhân. Mọi người đều có thể tiếp cận kho tài liệu giáo dục, dễ dàng tìm lại những bài học đã qua, cập nhật các kỹ năng và lựa chọn cho mình một phương pháp hiệu quả nhất trong số rất nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau. - Ứng dụng công nghệ thông tin biến đổi bản chất thương mại Khách hàng có thể tiếp xúc với các công ty một cách dễ dàng dù đang ở đâu. Công ty sẽ nhận được phản hồi từ khách hàng ngay lập tức, do đó có thể nhanh chóng điều chỉnh chiến lược tiếp thị hoặc danh mục hàng hoá trên cơ sở những phản hồi đó. Người tiêu dùng có thể yêu cầu những mặt hàng, dịch vụ với giá cả hợp lý một cách thuận lợi nhất từ nhà riêng, khách sạn hay văn phòng. Việc mua sắm này được thực hiện an toàn vì nó cho phép người bán lẻ và nhà cung cấp nhận được tiền ngay lập tức. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là độ an toàn của mạng truyền thông, của máy tính và các phần mềm ứng dụng. Báo cáo của Viện Chiến lược Bưu chính, Viễn thông và CNTT tại hội thảo Quốc gia về Công nghệ thông tin và truyền thông lần thứ III đã nêu đặc điểm của ứng dụng CNTT làm tăng hiệu quả truyền tin, tăng năng suất lao động. - Thông tin truyền qua một đường cáp đơn trong vòng 01 giây vào năm 2001 nhiều hơn dung lượng truyền qua Internet trong vòng 01 tháng vào năm 1997; - Chi phí để truyền 1.000 tỷ bít thông tin từ Boston đến Los Angeles giảm từ 150.000 USD trong năm 1997 xuống còn 12 cent hiện nay.
- - Một cuộc điện thoại dài 03 phút từ New York tới London tốn 300 USD vào năm 1930, ngày nay chỉ mất 20 cent [7]. 1.2.3. Các điều kiện cần thiết để ứng dụng công nghệ thông tin CNTT hiện nay ở Việt Nam vẫn đang ở tình trạng lạc hậu, phát triển chậm, có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trên thế giới và khu vực. Việc ứng dụng CNTT chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc CNH, H ĐH và yêu cầu về hội nhập khu vực và quốc tế, vai trò động lực và tiềm năng to lớn của CNTT chưa được phát huy mạnh mẽ; việc phát triển nguồn nhân lực CNTT chưa được chuẩn bị kịp thời cả về số lượng và chất lượng, về chuyên môn cũng như về ngoại ngữ; viễn thông và Internet cũng chưa thuận lợi, chưa đáp ứng các yêu cầu về tốc độ, chất lượng và giá cước cho ứng dụng và phát triển CNTT; đầu tư cho CNTT chưa đủ mức cần thiết; QLNN về lĩnh vực này vẫn phân tán và chưa hiệu quả, ứng dụng CNTT ở một số nơi còn hình thức, chưa thiết thực và còn lãng phí. Để khắc phục những hạn chế trên và tạo điều kiện ứng dụng CNTT một cách có hiệu quả, cần hoàn thiện một số điều kiện cơ bản sau: xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách cho lĩnh vực CNTT; tạo dựng cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực CNTT; đào tạo đội ngũ nhân lực cho lĩnh vực CNTT. Sau đây sẽ phân tích từng điều kiện. - Điều kiện về cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước Để đẩy nhanh việc ứng dụng CNTT, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện cho CNTT phát triển trong mọi ngành nghề và mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, để quá trình này diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ hơn, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cởi mở hơn, khuyến khích hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho ứng dụng CNTT. Cụ thể: Thực hiện các chính sách mạnh mẽ đối với CNTT; rà soát và tháo gỡ mọi rào cản không phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ứng dụng và phát triển CNTT trên cơ sở từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Áp dụng mức ưu đãi hiện hành cao nhất, từng bước đạt mức ưu đãi bằng hoặc cao hơn so với các nước trong khu vực cho các hoạt động của lĩnh vực ứng dụng và phát triển CNTT.
- Có biện pháp chủ đ ộng bảo mật thông tin, tr ước hết trong lĩnh vực QLNN, an ninh, qu ốc phòng, trên cơ sở đó, tự do hóa các kênh của CNTT để người dân có cơ hội tiếp cận nhanh chóng, đ ầy đủ nguồn thông tin của thế giới. Xây dựng tiêu chuẩn ngành nghề với mức lương, đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Thực hiện chính sách ưu đãi về đầu tư, đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp ứng dụng CNTT để đổi mới quản lý, năng lực lãnh đạo sản xuất và cạnh tranh. Khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ CNTT được tạo ra trong nước. - Điều kiện về hạ tầng công nghệ Trong vài năm trở lại đây, công nghệ viễn thông, truyền thông và Internet đã phát triển rất mạnh, trong đó điển hình là mạng viễn thông thế hệ mới (NGN-Next Generation Network), đây là một bước hiện đại hóa quan trọng về công nghệ của ngành viễn thông chuyển từ công nghệ chuyển mạch kênh sang công nghệ chuyển mạch gói. Mạng viễn thông thế hệ mới NGN kết hợp cả 3 công nghệ hiện nay là viễn thông, truyền thông và Internet, hỗ trợ mọi phương thức truyền tải thông tin như số liệu, âm thanh, hình ảnh, và bảo đảm mọi dịch vụ như: điện thoại, truyền số liệu, Internet, phát thanh, truyền hình, giải trí qua mạng, điều khiển từ xa,... từ đó hỗ trợ các công nghệ băng thông rộng, công nghệ di dộng, công nghệ không dây... Muốn ứng dụng được CNTT, về phương diện kỹ thuật trước hết phải có cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông bảo đảm. Tùy thuộc mục đích của việc ứng dụng CNTT phải xây dựng hạ tầng kỹ thuật tương ứng. Không nhất thiết phải tuần tự từ thấp đến cao như trang bị máy tính, kết nối mạng LAN, trao đổi thông tin trong mạng LAN, kết nối mạng Internet và trao đổi thông tin với thế giới bên ngoài thông qua các dịch vụ trên Internet như: www (World Wide Web), email, chat, ftp, telnet,... mà có thể thực hiện ngay các yêu cầu hạ tầng kỹ thuật theo yêu cầu công việc. Ứng dụng CNTT yêu cầu cơ sở hạ tầng, công nghệ kỹ thuật phải đồng bộ, vì đây là công cụ để liên kết mọi người, mọi tổ chức gắn bó với nhau, phụ thuộc nhau. Ứng dụng CNTT không cho hiệu quả mang tính cộng đồng nếu chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ, mà phải xác định thông tin của người này có thể là thông tin hoặc dữ liệu của
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước
84 p | 1782 | 276
-
Luận văn Sử dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý hành chính nhà nước
59 p | 363 | 107
-
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ thanh toán liên kho bạc tại kho bạc nhà nước Tỉnh Hà Giang
78 p | 274 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Ứng dụng công nghệ Blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo
45 p | 172 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Tiếng Anh cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Đức
239 p | 59 | 20
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lăk
112 p | 132 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Giao thông Vận tải - Thức trạng và giải pháp
103 p | 20 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
121 p | 76 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh
129 p | 57 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm thông tin Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội
152 p | 15 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xử lý tài liệu tại Trung tâm Thông tin thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội
126 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thông tin Thư viện: Ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện tỉnh Nam Định
116 p | 11 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thông tin thư viện: Ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Mỏ - Địa chất
150 p | 14 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc tại cơ quan Bộ Y tế
26 p | 47 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
26 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
115 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
130 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Hóa học phần Phi kim lớp 10 nhằm phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh
127 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn