intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số bệnh về đường hô hấp ở trẻ

Chia sẻ: My My | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

488
lượt xem
182
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm họng, viêm amiđan, viêm phế quản, viêm phổi là những bệnh lý của đường hô hấp thường gặp ở bé dưới 5 tuổi. Biết cách chăm sóc và theo dõi khi bé bệnh sẽ giúp cha mẹ tự tin hơn và che chở được nhiều hơn cho thiên thần nhỏ bé của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số bệnh về đường hô hấp ở trẻ

  1. Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em ­ Phòng ngừa và điều trị       Viêm họng, viêm amiđan, viêm phế quản, viêm phổi là những bệnh lý của đường hô   hấp thường gặp ở bé dưới 5 tuổi. Biết cách chăm sóc và theo dõi khi bé bệnh sẽ giúp cha   mẹ tự tin hơn và che chở được nhiều hơn cho thiên thần nhỏ bé của mình. Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em        ­  Là bệnh do vi trùng hoặc siêu vi trùng gây ra. ­ Biểu hiện của bệnh thường là: sốt, sổ mũi, ho, nhợn ói, ói, đau họng, khó thở…      Bệnh nhi có thể chỉ có 1 trong các triệu chứng trên, hoặc có cùng một lúc nhiều triệu chứng.            +Nếu bệnh do siêu vi gây ra thì chỉ điều trị triệu chứng, trong vòng 3 ­ 5 ngày bệnh sẽ tự  khỏi.            +Khi tác nhân gây bệnh là vi trùng, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh để điều trị cho bé, lúc này  thời gian sử dụng kháng sinh có thể từ 5 ­ 14 ngày, tùy theo tình trạng bệnh, việc này cần được  tuân thủ để tránh tình trạng lờn thuốc nhanh chóng và bệnh tái phát lại ngay. Chăm sóc bé bị viêm đường hô hấp tại nhà             Bé sốt: thuốc hạ sốt trên thị trường rất đa dạng, nhưng nhìn chung dược chất chính đều là  paracetamol, chỉ nên sử dụng khi bé sốt từ 38oC trở lên, ­ Nếu sốt dưới nhiệt độ này chỉ cần cho bé mặc quần áo thoáng và uống nhiều nước, liều  dùng của paracetamol từ 10 ­ 15mg/1kg cân nặng của bé (ví dụ: bé nặng 10kg có thể  uống 1 lần từ 100 ­ 150mg paracetamol khi bị sốt).  ­ Nếu dùng thuốc hạ sốt rồi mà bé vẫn sốt cao, nên cho bé tắm nước ấm (làm ướt cả  đầu) để hạ nhiệt nhanh, tránh tình trạng co giật do sốt cao.                 Bé sổ mũi: nên lau mũi cho bé bằng khăn mềm, khô (tốt nhất là dùng khăn giấy mềm),  vì như vậy bé sẽ mau hết sổ mũi, lại không bị đau mũi, đỏ mũi do lau mũi quá nhiều. Giữ  ấm cơ thể cũng là một cách giúp bé mau hết sổ mũi, tuy nhiên vì là mùa hè, thời tiết nóng  bức, nên không cần phải cho bé mặc quần áo quá dày, sẽ gây cảm giác khó chịu, chỉ cần  tránh cho bé nằm ngay luồng quạt máy, luồng gió máy lạnh đang phà ra. Nhiệt độ phòng có  thể chấp nhận được là trên hoặc bằng 25oC.     Bé nghẹt mũi: sử dụng dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) nhỏ mũi để làm loãng  mũi cho bé, sau đó hút sạch và ngoáy khô mũi bằng tăm bông khô, sạch.     Bé ho: ho trong viêm đường hô hấp có thể do tình trạng tăng tiết đàm nhớt, tăng xuất tiết, 
  2. hoặc do co thắt các cơ đường hô hấp. Vì vậy, tùy theo cơ chế gây ho mà bác sĩ quyết định  sử dụng thuốc giảm ho loại nào cho bé. Tuy nhiên, dù ho do bất kỳ cơ chế nào thì việc uống  nhiều nước và vỗ lưng thường xuyên cho bé cũng là quan trọng, điều này giúp loãng đàm,  long đàm, giảm ho cho bé.     Bé ói: ói có thể do đặc đàm, cũng có thể do bệnh trở nặng. Vì vậy, nếu đang điều trị  bệnh mà thấy bé ói nhiều, nên cho bé tái khám để xem là do đàm quá đặc gây ói hay do  bệnh đang tiến triển nặng hơn.     Bé biếng ăn: biếng ăn khi bệnh viêm đường hô hấp có thể do nhiều nguyên nhân: ở giai  đoạn ủ bệnh, bé có thể đã có tình trạng mệt mỏi biếng ăn. Khi bị bệnh, biếng ăn xảy ra do  bé bị đau họng, nghẹt mũi, do sử dụng kháng sinh dài ngày làm rối loạn hệ khuẩn ruột. Các nguyên tắc về chăm sóc dinh dưỡng khi bé bị viêm đường hô hấp   Chuẩn bị cho bé ăn *    Làm sạch mũi bằng cách hút sạch mũi cho bé, sau đó ngoáy khô mũi bằng tăm bông, động  tác này giúp mũi thông thoáng, khi ăn bé sẽ ít bị ói. Thức ăn cho bé phải mềm, lỏng hơn ngày thường. Chuẩn bị thức ăn cho bé: trong lúc bệnh, đa số bé sẽ có cảm giác biếng ăn và khó tiêu hóa  hơn so với lúc bình thường, vì vậy, thức ăn cho bé phải được nấu mềm hơn và lỏng hơn một  ít so với ngày thường, nhưng vẫn phải bảo đảm đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau). Chuẩn bị khăn khô mềm để lau cho bé trong khi ăn, không dùng khăn ướt, vì hăn ướt khi  chạm vào đầu mũi nhiều lần sẽ gây lạnh và kích thích chảy mũi liên tục. Thực phẩm cần ăn kiêng: các món ăn, thức uống lạnh; những thực phẩm khi ăn vào bé bị  nổi mề đay (bé dị ứng với thực phẩm này). *Cho bé ăn Cho bé ăn thức ăn ấm tốt hơn thức ăn lạnh (ăn lạnh có thể sẽ làm tình trạng viêm họng tiến  triển nhiều hơn). Nếu bé biếng ăn, nên cho bé ăn lượng thức ăn ít hơn ngày thường, như vậy để bé không bị 
  3. đói và không bị sụt cân thì phải cho bé ăn thường xuyên hơn (số bữa nhiều hơn) và tận  dụng những món bé thích để giúp bé ăn được nhiều. Trong lúc bệnh, bé rất dễ bị nhợn ói và có cảm giác ăn không ngon, vì vậy, cần đút cho bé  chậm hơn so với lúc bình thường. Khi bé không chịu ăn nữa thì ngưng và bổ sung ngay sau  bữa ăn những món ăn mà bé thích (sữa chua, các loại bánh, phô mai…). Bé ói: đây là nỗi lo của các bậc cha mẹ khi trẻ bệnh. Nếu bé chỉ ói 1 ­ 2 lần mỗi ngày và  vẫn vui vẻ, chơi tốt, thì chỉ cần cho bé ăn hoặc uống lại sữa ngay sau khi ói để bé không bị  đói và sụt cân. Khi bé có những triệu chứng sau là lúc bé phải đến khám tại bệnh viện: thở nhanh, sốt cao  liên tục từ 3 ­ 5 ngày, ói nhiều làm bé không thể ăn hoặc uống được gì, có thể bác sĩ sẽ cho  bé nhập viện. *Phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp Bao gồm: tránh không để bé bị nhiễm lạnh, tránh cho bé tiếp xúc với người bệnh. Những  thành viên trong gia đình thường xuyên tiếp xúc với bé nếu có bệnh phải được điều trị ngay.  Hạn chế đưa bé đến nơi đông người trong mùa dịch, hạn chế cho bé đến các nơi nhiều bụi  (khi ra đường nên cho bé mang khăn che mặt hoặc khẩu trang), hạn chế cho bé uống thức  uống quá lạnh, khuyến khích bé uống nhiều nước, chăm sóc dinh dưỡng tốt để nâng cao  sức đề kháng cho bé. Các vấn đề về đường hô hấp của bé ! Bệnh ho ở trẻ em Bác sĩ Ðỗ Hồng Ngọc            Bệnh ho ở trẻ em không chỉ gây "đau đầu” cho các bậc cha mẹ mà ngay cả bác sĩ cũng  phải hết sức cẩn thận khi điều trị.        * Các loại ho              Ho có nhiều nguyên nhân. Khi khám một trẻ bị ho, bác sĩ phải hỏi đặc tính của cơn  ho, nếu được nghe trẻ ho càng tốt. Nhìn cách thở của trẻ cũng giúp bác sĩ chẩn đoán được 
  4. trẻ ho vì bệnh gì.             Có nhiều loại ho: do cảm cúm, do dị ứng, do viêm phổi, viêm cuống phổi, do mủ ở  màng phổi, ho gà, ho lao...             Khi nào trẻ ho mà có nóng hoặc ho dai dẳng thì phải đưa đến bác sĩ khám ngay.  Tuy nhiên, không phải cứ nghe bé ho là xin chụp hình phổi.             Cần "tôn trọng" cơn ho của trẻ . Ðừng tìm cách dập tắt cơn ho tức khắc mà không  biết nguyên nhân cụ thể. Trong trường hợp là ho "gió", ho "cảm" chút đỉnh thì cần để cho  trẻ ho. Ngay cả trường hợp bị viêm phổi hay viêm cuống phổi, vẫn để bé ho tự nhiên để  tống đàm nhớt ra ngoài cho dễ thở và bớt nhiễm độc. Ho vì viêm phổi mà chỉ uống thuốc ho  thì bệnh càng nặng thêm. Bác sĩ chỉ cho uống thuốc ho khi thấy cơn ho làm bé mệt nhiều  và mất ngủ khiến bé suy nhược.             Ðiều trị:            ­ Ho không phải là bệnh, mà chỉ là một triệu chứng của nhiều căn bệnh khác. Do đó  phải cần chữa đúng bệnh trước tiên, sau đó mới chữa ho.            Trong trường hợp trẻ bị ho tím tái ở môi, ở đầu ngón tay, ngón chân và khó thở (thở  nhanh, dồn dập trên 60 lần/phút), có tiếng khò khè và co kéo cơ hô hấp ở cổ xuống sườn là  những trường hợp nặng, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay.             Khó thở luôn là dấu hiệu báo động, phải cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế gần  nhất. Nên khám bệnh ngay khi trẻ có các triệu chứng nóng, ho kèm khó thở. Phải chữa tới  nơi tới chốn, đừng để bệnh kéo dài, tái đi tái lại làm trẻ mất sức.             Khi điều trị săn sóc tại nhà, phải:              + Cho uống thuốc theo toa bác sĩ. Giữ vệ sinh tổng quát.Hút đàm nhớt cho trẻ. Nếu  không, đàm nhớt sẽ làm trẻ nghẹt thở. Chỉ nên cho trẻ ăn ít, nhưng nhiều lần trong ngày.  Nên cho ăn thức ăn đặc. Nếu bị ói thì ngay sau khi trẻ ói xong, nên cho ăn lại liền, trẻ sẽ  không bị ói nữa.              + Dùng một cuộn băng, băng chặt bụng cũng giúp trẻ giảm cơn ho.              + Nên giữ ấm cho trẻ. Ðề phòng những cơn lạnh đột ngột.              + Không nên cho trẻ uống thuốc ho của người lớn vì thuốc ho của người lớn thường  có chất á phiện, trẻ có thể bị chết vì trúng độc. SUYỄN Ở TRẺ EM  PHẦN CHÌM CỦA TẢNG BĂNG BS.Trần Anh Tuấn Trưởng khoa Hô hấp – BV.Nhi Đồng 1 I/ SUYỄN LÀ GÌ ?             Suyễn (hay còn gọi là hen phế quản) là một bệnh hô hấp mãn tính thường gặp nhất ở  trẻ em.             Đây là một tình trạng viêm mãn tính của đường thở. Tình trạng viêm này làm cho 
  5. đường thở trở nên rất nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau. Khi tiếp xúc với các chất  kích thích này, đường hô hấp (chủ yếu là phế quản) sẽ bị co thắt, phù nề, tiết đầy chất nhầy  đưa đến tình trạng tắc nghẽn đường thở khiến cho bệnh nhân có cơn ho, khò khè, khó thở.            *Các yếu tố kích thích cơn suyễn bộc phát là:              + Các chất gây dị ứng: phấn hoa, lông thú, thức ăn, bụi nhà, thuốc men.              + Nhiễm trùng đường hô hấp: là yếu tố rất quan trọng ở trẻ em.              + Khói thuốc lá              + Gắng sức, lo lắng         ­ Cũng cần nên biết là suyễn hoàn toàn không phải là bệnh lây lan. Đây là điều mà  nhiều người trước đây rất e ngại.          II/ LÀM SAO NHẬN BIẾT ĐƯỢC TRẺ BỊ SUYỄN ? ­  Cần nghi ngờ là suyễn khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu sau:      + Trẻ có tiền sử:      Ho: tái đi tái lại nhiều lần, nhất là khi chỉ xuất hiện hay nặng hơn về ban đêm. Khò khè, cơn khó thở tái phát      + Khò khè, khó thở xuất hiện hay nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố khởi phát kể  trên. ­  Việc chẩn đoán suyễn thường dễ dàng nhất là khi trẻ đang có cơn suyễn khi đó trẻ có biểu  hiện:      + Ho      + Khò khè      + Khó thở: thở ra khó khăn, kéo dài, với hiện tượng thở nhanh hay rút lõm ngực (nghĩa là  lồng ngực của trẻ sẽ bị rút lõm khi trẻ hít vào). ­ Riêng với trẻ còn bú, nếu như trước đây việc chẩn đoán suyễn có nhiều khó khăn, thì hiện  nay theo TCYTTG, người ta xem là trẻ 
  6. III. TRẺ BỊ SUYỄN TƯƠNG LAI RA SAO ? ­  Tâm lý chung của các bậc cha mẹ là khi biết được con em mình bị suyễn thì thường rất lo  lắng và thậm chí rất bi quan vì nhiều người vẫn còn giữ những ấn tượng không sáng sủa về  những người thân từng đau khổ vì suyễn trong quá khứ. Tuy nhiên ngày nay với sự tiến triển  của y học, người ta ngày càng tìm ra được nhiều loại thuốc cắt cơn cũng như dự phòng rất  hiệu quả và an toàn. Trong chương trình GDSK trước đây chúng ta biết rằng ở người lớn tuy  suyễn là một bệnh không thể chữa dứt nhưng có thể kiểm soát nghĩa là có khả năng làm  giảm hoặc không để cơn suyễn tái phát thường xuyên được. ­  Riêng ở trẻ em tuy tỷ lệ suyễn có cao gấp đôi người lớn nhưng tiên lượng suyễn ở trẻ em lại  tốt hơn nhiều. Ngày nay người ta thấy rằng: khoảng 20% trẻ dù bị suyễn rất sớm, ngay trong  vòng 12 tháng đầu sau sinh, nhưng sẽ không còn triệu chứng sau khi trẻ được 3 tuổi. Muốn  như vậy chúng ta cần phải có các biện pháp chăm sóc và điều trị thích hợp để giúp trẻ có  được một triển vọng sáng sủa về sau.    IV/ CẦN CHĂM SÓC TRẺ BỊ SUYỄN NHƯ THẾ NÀO ?  1. Cần tránh những nguyên nhân có thể làm khởi phát cơn suyễn:      + Không để thú vật (chó, mèo...) trong nhà      + Không hút thuốc lá trong nhà và ở nơi gần trẻ      + Không để những chất nặng mùi trong nhà. Tránh dùng các loại thuốc xịt như nước hoa  xịt phòng, thuốc xịt muỗi, côn trùng. Tránh nhang khói. ­ Duy trì không khí sạch và trong lành: Mở rộng cửa sổ khi trời nóng ngột ngạt, khi có khói  bếp hoặc trong phòng có mùi khó chịu. Đóng cửa sổ nếu không khí bên ngoài nhiều khói xe,  khói nhà máy, bụi phấn hoa. ­ Chổ ngủ của trẻ: cần được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng. Không dùng gối hoặc  nệm rơm. Thường xuyên giặt khăn trải giường và chăm mền bằng nước nóng, rồi phơi khô  ngoài nắng. Không cho thú vật lên giường hoặc vào nơi trẻ ngủ. ­ Vấn đề ăn uống: ngoài những loại thức ăn mà trẻ bị dị ứng, các nhà chuyên môn cũng  thường khuyên tránh bột ngọt, đồ hộp, lòng trắng trứng. 2/ Cần biết cách xử trí đúng khi trẻ có cơn suyễn khởi phát:             a. Cần biết các dấu hiệu cho biết một cơn suyễn đang đến: Ho, khò khè, nặng ngực, khó  thở, thức giấc về đêm. Trong trường hợp này nếu được BS hướng dẫn, cần cho trẻ dùng ngay  thuốc cắt cơn tác dụng nhanh. Dù trẻ tốt lên cũng cần cho trẻ nghỉ ngơi trong 1 giờ. Nếu  không, cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế.      
  7.       b. Cần biết khi nào đưa trẻ đến BV cấp cứu ngay:          Thuốc cắt cơn không có tác dụng hay chỉ có tác dụng ngắn, trẻ vẫn còn khó thở nói  năng khó nhọc. Trẻ phải ngồi thở, co kéo vùng xung quanh sườn và cổ khi thở. Cánh mũi  phập phồng. Và nhất là tím tái môi hay đầu ngón tay: Đây là dấu hiệu rất nguy kịch. 3/ Cần biết cách phòng ngừa suyễn ở trẻ em:  ­   Nhằm mục đích giúp cho trẻ giảm hoặc không còn cơn suyễn để trẻ có thể sinh hoạt, vui  chơi bình thường.  ­   Mặc dù có một số trẻ có thể lên cơn suyễn khi gắng sức nhưng quan niệm ngày nay đều  thống nhất rằng: không nên ngăn cản hạn chế trẻ vui chơi chạy nhảy vì sẽ để lại nhiều hậu  quả không tốt cho phát triển tâm sinh lý của trẻ vốn rất dễ tự ti mặc cảm vì bệnh. Ngược lại  trong trường hợp này, cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa để các BS hướng dẫn cho trẻ dùng  các thuốc ngừa cơn dạng hít hiện có nhiều nơi và rất hiệu quả trước khi trẻ vui chơi, chạy  nhảy. Cũng cần nên biết là khoảng 10% vận động viên Hoa Kỳ tham dự Thế vận hội năm  1996 cũng mắc bệnh suyễn.  ­   Để phòng ngừa suyễn có 2 biện pháp: biện pháp không dùng thuốc và biện pháp có dùng  thuốc: . Biện pháp không dùng thuốc: là những biện pháp chăm sóc chung như chúng ta đã nêu ở  trên. . Tuy nhiên trong một số trường hợp, trẻ cần sử dụng thuốc phòng ngừa lâu dài:     + Khi trong một tuần: trẻ có từ 1 cơn trở lên     + Khi trong một tháng: trên 2 lần trẻ bị thức giấc vì cơn suyễn trong đêm     + Khi trẻ phải dùng thuốc để cắt cơn suyễn mỗi ngày.               Trong trường hợp này nhất thiết phải đưa trẻ đi khám chuyên khoa để được BS hướng dẫn  dùng thuốc phòng ngừa. Đây là những thuốc dùng dưới dạng hít nên thuốc có tác dụng trực  tiếp lên đường thở, rất hiệu quả, an toàn và không hề gây nghiện. Riêng đối với trẻ em lại  càng cần phải được thầy thuốc hướng dẫn kỹ càng cách dùng và thường cần có những dụng  cụ hỗ trợ đặc biệt để giúp trẻ sử dụng thuốc đúng cách và đạt hiệu quả tốt. Điều cần chú ý là  trong trường hợp này, thời gian dùng thuốc phải đủ dài (thường là nhiều tháng) để có đủ khả  năng cải thiện được tình trạng viêm đường thở vốn đã khá quan trọng. Cần cho trẻ tái khám  đúng hẹn để theo dõi hiệu quả của thuốc. Điều cần ghi nhớ là cần phải tuân thủ đúng hướng  dẫn của thầy thuốc và không bao giờ tự ý ngưng thuốc ngay cả khi trẻ có vẻ đã tốt hơn vì  trong giai đoạn này trẻ khỏe là nhờ thuốc có tác dụng. Và dù trẻ có được dùng thuốc ngừa đi  nữa thì các biện pháp chăm sóc chung là cũng không thể thiếu được      / KẾT LUẬN: V    ­ Suyễn ở trẻ em là một vấn đề y tế ­ xã hội quan trọng đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức  không chỉ của ngành y tế mà của cả các bậc cha mẹ vì nếu không nó sẽ như một tảng đá  ngầm tai hại có thể dẫn tới những hậu quả xấu mà lẽ ra chúng ta hoàn toàn có thể tránh  được.
  8. ­ Chúng ta cần chú ý phát hiện đúng lúc, chăm sóc trẻ đúng cách cũng như tuân thủ đúng  mức các hướng dẫn điều trị cần thiết để giúp con em chúng ta có được điều kiện phát triển tốt  để trở thành người khỏe mạnh, hữu ích cho gia đình và xã hội sau này. Phát hiện sớm và ngăn ngừa viêm phổi ở trẻ            Viêm phổi là tình trạng tổn thương cấp tính, lan tỏa 2 bên phổi gây rối loạn trao đổi khí tại  cơ quan này, dẫn đến suy hô hấp, tiến triển nặng.             Bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa đông xuân, khi thời tiết thay đổi, trời lạnh, độ ẩm  cao.             Bệnh viêm phổi do nhiều nguyên nhân gây nên như vi khuẩn (phế cầu, liên cầu, tụ cầu,  hemophilus influense, e.coli, trực khuẩn mủ xanh...) virus (cúm, thủy đậu, sởi, SARS), nấm, ký  sinh trùng...             Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác, từ súc vật sang người. Trẻ em có thể  bị bệnh sau khi tiếp xúc với người lớn mắc bệnh 2­3 tuần.             Viêm phổi do virus có thể gây thành dịch nguy hiểm. Ở trẻ càng nhỏ, diễn biến bệnh càng  nhanh và nặng. Những trẻ suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV/AIDS), có dị tật bẩm  sinh về tim mạch, phổi, lồng ngực, đẻ thiếu cân... rất dễ mắc bệnh.             Mặt khác, do phụ huynh thường cho trẻ dùng thuốc không đúng chỉ định, không tuân thủ  triệt để hướng dẫn của bác sĩ nên vi khuẩn gây bệnh ngày càng kháng thuốc, điều trị rất khó khăn  và tốn kém.            *Biểu hiện của bệnh thường rất đa dạng và phức tạp:             ­ Giai đoạn sớm: Có thể chỉ có sốt nhẹ, ho húng hắng, chảy nước mắt và nước mũi, khò  khè, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc...             ­ Giai đoạn sau: Nếu trẻ không được điều trị đúng và theo dõi sát thì sẽ diễn biến nặng  hơn với biểu hiện sốt cao, ho tăng lên, có đờm, khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc  bú kém, tím môi, tím đầu chi...             Ngoài ra, trẻ có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng, phổi có nhiều ran ẩm nhỏ hạt. Tình trạng  này kéo dài sẽ gây thiếu oxy cung cấp cho não, trẻ sẽ li bì hoặc bị kích thích, co giật... Tại cơ sở y  tế, các bác sĩ sẽ có thêm các phương tiện giúp chẩn đoán nhanh chóng và chính xác hơn như xét  nghiệm máu, chụp X­quang tim phổi, soi mũi họng, cấy dịch mũi họng tìm nguyên nhân...            * Nguyên tắc điều trị viêm phổi ở trẻ là chống nhiễm khuẩn, chống suy hô hấp, chăm sóc  tốt:             ­ Ở tuyến cơ sở: Nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ (natricloxit 9%o), súc miệng hằng 
  9. ngày. Có thể dùng một số loại kháng sinh khi có tình trạng nhiễm trùng như: penixilin, amoxilin,  erythromycin... (tốt nhất nên dùng đường uống, dạng siro). Khi tình trạng bệnh không cải thiện thì  nên chuyển lên tuyến trên.             ­ Khi trẻ viêm phổi nặng: Nên nằm điều trị nội trú tại bệnh viện, theo dõi sát diễn biến của  bệnh và có biện pháp xử trí kịp thời. Nếu tìm được nguyên nhân gây bệnh thì dùng kháng sinh  dựa theo kháng sinh đồ. Nếu không có kháng sinh đồ thì dựa vào lứa tuổi, diễn biến của bệnh mà  lựa chọn các loại kháng sinh phổ rộng như: gentamycin, amoxilin, cefotaxim, cefuroxim...              ­ Điều trị hỗ trợ: Hạ nhiệt bằng paracetamon, chườm mát..., làm thông thoáng đường thở  bằng cách hút đờm dãi, nằm đầu cao, nới rộng quần áo. Cho thở oxy khi trẻ có biểu hiện suy thở.  Nếu tím tái nặng, ngừng thở thì có thể đặt ống nội khí quản, hô hấp hỗ trợ... Khi trẻ sốt cao kéo  dài, có biểu hiện mất nước, cần truyền dịch.              ­ Chăm sóc: Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, đủ chất, số lượng vừa phải, tránh trào ngược. Đảm  bảo vệ sinh sạch sẽ và cần phải theo dõi sát tình trạng khó thở, tím tái.               *Để phòng viêm phổi ở trẻ, các bậc cha mẹ cần chú ý:              ­ Nơi ở phải đầy đủ ánh sáng, thoáng mát, lưu thông không khí tốt, ấm áp về mùa đông.  Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, cho súc miệng hàng ngày. Không hút thuốc, đun nấu trong phòng có trẻ  nhỏ. Cách ly trẻ với người bị bệnh để tránh lây lan thành dịch.              ­ Phát hiện sớm các biểu hiện sớm của bệnh viêm đường hô hấp nói chung như: ho, sốt,  chảy nước mũi, khó thở... và các rối loạn khác như tiêu chảy, ăn kém, chậm tăng cân... Nên đưa  trẻ đến cơ sở y tế gần nơi cư trú để được tư vấn và có hướng điều trị thích hợp, tránh lây lan cho  người khác, không nên tự dùng thuốc cho trẻ.              ­ Đảm bảo cho trẻ có một sức khỏe tốt. Khi mang thai, bà mẹ phải khám thai đầy đủ, đảm  bảo thai nhi phát triển tốt, có chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng như protit, lipit, các loại vitamin, muối  khoáng... Nên cho trẻ bú mẹ từ ngay sau khi sinh đến 2 tuổi để cơ thể trẻ phát triển toàn diện và  khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn.              ­ Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của cán bộ y tế cơ sở theo chương trình  tiêm chủng mở rộng. Nếu tiêm một số loại vacxin phòng viêm đường hô hấp ngoài chương trình,  cần có sự hướng dẫn và tư vấn của cán bộ y tế nhằm bảo đảm hiệu quả và tránh những tai biến  đáng tiếc có thể xảy ra.              ­ Lập sổ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ và lưu giữ sổ sau mỗi lần khám nhằm  giúp nhân viên y tế nắm được diễn biến sức khỏe, bệnh tật của trẻ mà có hướng điều trị, phòng  bệnh tốt.
  10. Viêm phổi do phế cầu - Bệnh nguy hiểm ở trẻ em Trong số những bệnh hô hấp khiến trẻ em phải nhập viện trong mùa hè thì viêm phổi do phế cầu là một trong những bệnh thường gặp. Với đặc điểm xuất hiện không kể thời tiết, bệnh đã trở thành gánh nặng đối với sức khỏe trẻ em. Nhận biết để phòng ngừa bệnh cho trẻ là điều quan trọng đối với các bậc cha mẹ và cộng đồng. Tác nhân của bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn chính là streptococcus pneumoniae, có tới 23 trong số 83 týp kháng nguyên vỏ được biết là tác nhân gây ra gần 90% các nhiễm khuẩn do phế cầu tại Mỹ. Bệnh xảy ra ở mọi thời điểm trong năm, đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em, người già và người mắc bệnh mạn tính. Tại các nước đang phát triển thì trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh tấn công nhất và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh tăng cao hơn, dễ dàng hơn nếu có kết hợp với dịch cúm. Phế cầu khuẩn có trong chất tiết mũi, họng của người bệnh. Người khỏe mạnh cũng có thể có phế cầu khuẩn trong đường hô hấp trên. Bệnh lây qua giọt nước miếng li ti bắn ra từ người mang vi khuẩn gây bệnh bằng tiếp xúc trực tiếp qua đường miệng hoặc gián tiếp qua các vật thể mới bị nhiễm chất tiết đường hô hấp của bệnh nhân. Bệnh thường gặp qua sự lây truyền giữa người với người nhưng hiếm khi xảy ra với người có tiếp xúc tình cờ, thoáng qua. Sự cảm nhiễm với phế cầu khuẩn gây viêm phổi tăng lên nếu có bất cứ nguyên nhân nào gây tổn thương thực thể và chức năng đường hô hấp dưới, như cúm, phù phổi do các nguyên nhân, hút đờm rãi sau ngộ độc rượu hoặc các nguyên nhân khác, bệnh phổi mạn tính hoặc tiếp xúc với các chất kích thích phản ứng đường thở trong không khí (khói, bụi...). Đối với trẻ dưới 1 tuổi, nhất là những trẻ hay mắc phải viêm họng, viêm phế quản phổi, vừa trải qua tiêu chảy... thì rất dễ mắc bệnh và là một yếu tố khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Nguy cơ nhiễm bệnh cũng tăng lên ở người già, người có các biểu hiện suy lách thực thể hay cơ năng, bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh bạch cầu, đa u tủy xương, suy thận... Người ta cũng cho rằng những bà mẹ mang thai bị viêm phổi do phế cầu khuẩn thì có thể sẽ sinh con thiếu tháng. Nhận biết bệnh viêm phổi do phế cầu Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, khởi phát đột ngột với các dấu hiệu thường gặp là sốt, ho ra đờm màu gỉ sắt, đau ngực, rét run, đau màng phổi, khó thở. Ở trẻ em, biểu hiện đầu tiên thường là nôn và co giật, còn ở người già thì bệnh thường khởi phát từ từ. Nhìn chung các biểu hiện ở phế quản nhiều hơn ở thùy và phân thùy phổi. Viêm phổi do phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em và người già, đặc biệt là ở những nơi có điều kiện sống thấp. Trước đây khi chưa có kháng sinh, tỷ lệ tử vong/mắc tại các bệnh viện là 20- 40%, tỷ lệ này giảm còn 5-10% sau khi kháng sinh được sử dụng rộng rãi. Nhưng đối với những trẻ suy dinh dưỡng, trẻ sinh thiếu tháng hoặc mắc các bệnh bẩm sinh khác như tim mạch, bị tiêu chảy cấp thì tỷ lệ vẫn ở khoảng 30%, thậm chí là trên 50%. Những bệnh nhân nghiện rượu và mắc các bệnh mạn tính khác thì cũng có tỷ lệ tương tự. Chẩn đoán sớm nguyên nhân gây bệnh là yếu tố quan trọng cho điều trị, các kết quả chẩn đoán sinh vật học có thể không chính xác vì sự có mặt của các loại vi khuẩn gram dương cùng với bạch cầu đa nhân thoái hóa trên tiêu bản, do vậy nên xác định chính xác bằng phân lập phế cầu khuẩn trực tiếp từ máu và chất tiết trong đường hô hấp lấy từ vết mở khí quản. Phòng và điều trị bệnh Khi trẻ có những dấu hiệu bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm và phải điều trị kháng sinh ngay cho trẻ nếu nghi mắc viêm phổi do phế cầu khuẩn dựa trên các dấu hiệu lâm sàng,
  11. nhất là dấu hiệu nhịp thở nhanh, rút lõm lồng ngực. Hiện nay phế cầu khuẩn là loại vi khuẩn kháng kháng sinh rất mạnh, cho nên bác sĩ cần phải cân nhắc thuốc khi sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Sau khi mắc bệnh, miễn dịch đặc hiệu đạt được có thể kéo dài vài năm, nhất là các trường hợp nhiễm phế cầu týp huyết thanh có vỏ bao. Để tránh phát triển thành dịch thì không nên tập trung đông người tại nơi có nhiều người mắc bệnh, trẻ em có thể bị lây nhiễm chéo tại bệnh viện nếu cùng một phòng điều trị có trẻ mắc căn bệnh này, cho nên những trường hợp nhẹ thì nên điều trị ngoại trú. Nên có một môi trường sống trong lành cho trẻ, không nên cho trẻ đến những nơi đông người, cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng... để nâng cao sức đề kháng. Hiện nay trên thế giới đã có vaccin phòng bệnh, tuy nhiên lại không tỏ ra có hiệu lực đối với trẻ dưới 2 tuổi. Nhóm người có nguy cơ cao được khuyến cáo tiêm phòng là người trên 65 tuổi, người không có chức năng lách, người thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, bệnh nhân bị suy tim, suy thận, xơ gan, đái tháo đường, ghép tạng...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2