intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số biện pháp bảo mật e-mail cá nhân

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

104
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số biện pháp bảo mật e-mail cá nhân Bài viết sẽ hướng dẫn bạn một vài biện pháp để bảo vệ hòm thư email của bạn. Hòm thư điện tử e-mail là cách thức liên lạc thông tin được sử dụng phổ biến hiện nay mà nhắc đến chắc chắn ai cũng biết… Theo thống kê thì vào tháng 52009 có khoảng 2,800,000 e-mail được gửi mỗi giây. Thật là một thống kê đáng kinh ngạc bởi vì những email đó không phải là thư rác(spam)....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số biện pháp bảo mật e-mail cá nhân

  1. Một số biện pháp bảo mật e-mail cá nhân Bài viết sẽ hướng dẫn bạn một vài biện pháp để bảo vệ hòm thư email của bạn. Hòm thư điện tử e-mail là cách thức liên lạc thông tin được sử dụng phổ biến hiện nay mà nhắc đến chắc chắn ai cũng biết… Theo thống kê thì vào tháng 5- 2009 có khoảng 2,800,000 e-mail được gửi mỗi giây. Thật là một thống kê đáng kinh ngạc bởi vì những e- mail đó không phải là thư rác(spam).
  2. Mặc dù là cách thức liên lạc nhanh và rẻ nhất song e- mail bạn gửi có thể bị chặn giữa chừng mà bạn không thể biết được. Bên cạnh đó những bản sao của các mail đã được gửi đi hay những mail được lưu trong hòm thư của bạn còn có thể bị lỗi hoặc bị xâm phạm. Bởi những lý do này, bạn cần có được các phương thức để bảo đảm cũng như bảo vệ e-mail của mình. Hãy bảo vệ email của bạn khỏi sự tò mò từ nhưng người bên ngoài Hiện nay việc kết nối giữa email của bạn và email của người khác trở nên hoàn toàn dễ dàng, bởi vậy có một số người có thể truy cập vào hệ thống của bạn mà không cần biết bạn có đang sử dụng nó hay không. Họ có thể xem được những email đang được soạn thảo, đã gửi đi, hoặc email trong hòm thư đến
  3. của bạn. Chính vì vậy bạn cần phải cảnh giác những kẻ tò mò bằng việc bảo vệ e-mail cá nhân của bạn. Trước tiên bạn không nên để email của mình trong trạng thái mở trên màn hình máy tính hoặc bạn nên đóng cửa sổ e-mail lại khi bạn không có ý định dùng đến nó nữa. Có nhiều người cẩn thận hơn sẽ khóa máy tính lại và đặt password để chắc chắn rằng không ai có thể truy cập trộm vào emai của họ.
  4. Một biện pháp để bảo vệ email của bạn cũng như PC nói chung là cài đặt hệ thống bảo vệ màn hình (Screensaver) và bạn đừng quên cài đặt lưu trữ trước khi kích hoạt hệ thống. Bạn nên kích hoạt hệ thống hoạt động trong khoảng thời gian là 15' để tránh trường hợp khi bạn để treo máy thì những thông tin có thể bị mất. Tốt hơn hết bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng lại các thông tin mà bạn đang truy cập trước khi thoát truy cập màn hình. Đồng thời, nên đảm bảo rằng mật mã truy cập vào máy tính của bạn có đủ độ an toàn, bảo mật (tránh dùng họ tên, ngày/tháng/năm sinh, con milu của bạn hay đội bóng bạn yêu thích cũng như những từ dễ đoán được để làm password).
  5. Cách bảo vệ một email trên nền web Email trên nền web cho ta thấy được tiện dụng của nó là có thể truy cập ở mọi lúc mọi nơi và bằng nhiều công cụ tìm được từ web. Tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng kèm theo những mối bận tâm về vấn đề bảo mật, cá nhân. Trên bất kỳ máy
  6. tính nào, đặc biệt là các máy tính sử dụng chung hoặc máy tính tại các nơi công cộng (như tại khách sạn, thư viện, quán net) thì khi bạn không dùng máy nữa bạn cần chắc chắn là bạn đã thoát hoàn toàn khỏi email cá nhân của bạn. Các trình duyệt web có tính năng là có mục history (tức lịch sử các web đã truy cập). Nhờ vào tính năng này mà người dùng có thể xem lại các trang web mà họ hay truy cập trước đó. Tuy nhiên, cũng vì điều đó mà những người khác có thể truy cập vào email của bạn khi vừa mới thoát khỏi xong. Cách tốt nhất đó là bạn hãy tạo thói quen xóa history đi.
  7. Mã hóa e-mail của bạn Cho dù bạn khóa máy tính đi chăng nữa thì trong quá trình truyền email của bạn vẫn phải đi từ điểm A (Máy chủ e-mail) tới điểm B (Máy tính của bạn). Khi những bức thư kĩ thuật số di chuyển
  8. trên mạng internet, chúng rất có thể bị chặn lại bởi kẻ xấu. Để khắc phục được điều này thì bạn có thể sử dụng đến những hòm thư nền web có giao thức SSL (Secure Socket Layer) như Google Mail... Những email nền web như vậy thường có biểu tượng ổ khóa hoặc ô xanh ở thanh địa chỉ và bắt đầu URL bằng https thay vì http. Khi bạn dùng mã hóa này thì kết nối giữa máy tính của bạn với máy chủ của Google cũng sẽ được mã hóa để giúp bạn không bị xâm nhập bởi hacker. Yahoo mail không sử dụng SSL?
  9. Ngoài ra bạn có thể sử dụng những phần mềm email nhưu Microsoft Outlook để mã hóa thư của bạn. Khi bạn mã hóa thông tin của mình thì những kẻ đăng nhập trái phép nếu không giải mã đúng chúng sẽ chỉ nhận được những thông tin ở dạng sai ngữ pháp và không thể đọc được. Sau khi bạn gửi email thì…
  10. Vấn đề vẫn chưa dừng lại ở đây bởi vì email của bạn gửi đi mang những thông tin có tính chất cá nhân, riêng tư cao và bạn không hề muốn người nhận chia sẽ cho người khác. Chính vì lý do này, phần mềm như Microsoft Outlook đã giới thiệu về tính năng IRM. Tính năng này giúp bạn có thể kiểm soát được email của bạn ngay cả khi bạn đã gửi đi. Nếu như bạn đang sử dụng Outlook thì cách cài đặt như sau: Khi bạn đang soạn một email, bạn nhấn vào Option trên thanh menu, ấn vào mũi tên dưới Permission và đánh vào Do Not Forward. Sau khi nhận được bức thư bị hạn chế, người nhận không thể nào chia sẻ, in hay copy email đó.
  11. Ngoài ra nếu bạn không muốn sử dụng tính năng IRM bạn có thể cài đặt thời hạn cho email mà bạn gửi. Cách này giúp bạn có thể bảo mật được tính cá nhân trong email của bạn tránh trường hợp nó bị share đi cho nhiều người đọc, vì email chỉ có thể đọc được khi còn thời hạn. Mặt hạn chế duy nhất của tính năng này là chỉ có tác dụng trong cùng 1 doanh nghiệp khi muốn trao đổi thông tin với người trong công ty. Có nghĩa là khi gửi bức thư
  12. bị hạn chế thời gian tới Yahoo mail, nó sẽ không bị hạn chế. Tất cả những cách thức trên tuy có thể giúp bạn bảo vệ sự riêng tư cá nhân trong email nhưng không gì có thể đảm bảo 100% rằng chúng hoàn toàn được bảo mật. Vì vậy bạn hãy luôn cảnh giác mỗi khi gửi thư mà chứa những thông tin nhạy cảm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1