Một số kinh nghiệm làm tốt bài thi môn Lịch sử
lượt xem 42
download
Trong môn Lịch sử, việc học như thế nào để nhớ được các sự kiện là điều quan trọng. Xin trao đổi với các em học sinh một số kinh nghiệm trước mùa thi đại học năm nay...
Bình luận(1) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số kinh nghiệm làm tốt bài thi môn Lịch sử
- Một số kinh nghiệm làm tốt bài thi môn Lịch sử Trong môn Lịch sử, việc học như thế nào để nhớ được các sự kiện là điều quan trọng. Xin trao đổi với các em học sinh một số kinh nghiệm trước mùa thi đại học năm nay... “BÍ QUYẾT” HỌC LỊCH SỬ Thủ thuật để ghi nhớ là các em có thể lấy ngày sinh hay những ngày kỷ niệm quan trọng của mình để làm mốc ghi nhớ sự kiện lịch sử. Cũng có thể lấy những sự kiện lịch sử thế giới đã nhớ làm mốc để nhớ sự kiện lịch sử dân tộc và ngược lại. Ghi nhớ bằng việc thống kê lại những sự kiện trong cùng một thời kỳ hay một giai đoạn có ngày, tháng giống nhau, hay số cuối của năm giống nhau, những sự kiện diễn ra trên một địa phương… Từ đó, suy nghĩ, sáng tạo ra những cách nhớ mới cho riêng mình. Sau khi đã đi từ việc ghi nhớ các sự kiện cụ thể, chúng ta phải tìm cách ghi nhớ theo hướng ngược lại là đi từ hệ thống, khái quát trở về cụ thể bằng việc xem lại mục lục của sách giáo khoa, xem trong chương trình đã học có bao nhiêu chương (hay giai đoạn lịch sử), nội dung xuyên suốt của mỗi giai đoạn là gì, sự kiện nào thể hiện tiêu biểu cho nội dung đó... Công đoạn này rất có ý nghĩa, nó giúp các em nắm một cách bao quát những nội dung, giai đoạn lịch sử, tránh được việc lẫn lộn các giai đoạn, sự kiện lịch sử với nhau. Trong quá trình học bài, học sinh cũng cần nhớ tên đề bài, tên tiểu mục. Nhiều học sinh học thuộc nội dung nhưng lại không nhớ tên tiểu mục, khi làm bài có thể “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, nghĩa là lạc đề. Học sinh cần nắm khung, tức là dàn ý, của cả bài hoặc của từng phần. Trước khi học cả bài hay từng phần nên nắm chắc cái dàn ý của nó. Dàn ý thường theo giai đoạn hoặc theo sự kiện, bao gồm nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Nắm khung giúp nhớ có hệ thống, nhớ lâu, dễ trả lời những câu hỏi tổng hợp. Điểm tiếp theo là các em phải nắm chốt. Chốt là thời điểm gắn với một sự
- kiện quan trọng hoặc tương đối quan trọng. Nếu là sự kiện quan trọng thì phải nhớ cả ngày, tháng, năm. Hai năm trở lại đây, câu hỏi trong các đề thi đại học môn Lịch sử thường yêu cầu học sinh phân tích, so sánh, nhận định các sự kiện lịch sử... không bắt học sinh phải nhớ quá nhiều sự kiện. Vì thế, đây cũng là một thuận lợi cho những em học ôn môn Lịch sử khối C. Tuy nhiên, không phải học sinh nào sau khi học thuộc đều làm bài tốt. Việc thuộc bài mới chỉ một nửa, nửa còn lại là phải thể hiện những kiến thức ấy vào trong bài làm một cách đạt hiệu quả tốt nhất. CÁCH LÀM BÀI MÔN LỊCH SỬ Mỗi đề thi thường có bốn câu hỏi: phần chung (ba câu), phần riêng (một câu). -Trước hết, học sinh cần đọc kỹ đề, dành 10-15 phút để suy nghĩ về yêu cầu của đề ra. Viết đề cương, ghi nhanh những ý nghĩ, kiến thức chợt lóe lên trong đầu để khỏi quên. Đọc thật kĩ từng chữ trong câu hỏi để hiểu rõ đề bài hỏi vấn đề gì? Phạm vi thời gian của câu hỏi là từ năm nào đến năm nào? Như vậy sẽ tránh được lạc đề hoặc thiếu ý. -Nên phân bố thời gian cho các câu một cách hợp lý. Học sinh có thể ghi thời gian
- dành cho từng câu, từng phần vào đề cương để nhắc nhở cho khỏi quên trong quá trình làm bài. Câu nào dễ làm trước. Đừng mất thời gian nhiều cho phần mở bài không cần thiết, nên đi thẳng vào vấn đề để tiết kiệm thời gian. Viết nhanh nhưng cố gắng viết rõ ràng, câu văn trong sáng, rõ nghĩa, trình bày đẹp. -Dù thuộc đến mấy cũng không nên viết ngay vào giấy thi. Hãy viết dàn ý vào giấy nháp sao cho thật đầy đủ và có hệ thống, đáp ứng yêu cầu của câu hỏi. -Ở mỗi phần của dàn ý ấy, ghi những chốt, nghĩa là sự kiện quan trọng cùng với thời điểm của nó. Như vậy bài làm sẽ không bỏ sót những sự kiện quan trọng. -Cần nhớ đúng những thuật ngữ lịch sử. -Viết vào giấy thi một cách sáng sủa, dễ đọc. Hết mỗi ý chính, mỗi sự kiện nên xuống dòng. Thấy cần thiết để làm nổi bật từng giai đoạn, từng sự kiện, từng ý nghĩa có thể ghi 1, 2, 3 hoặc a, b, c hoặc gạch đầu dòng, vì Lịch sử là một môn khoa học xã hội, có thể trình bày một cách có hệ thống. Như vậy cũng dễ cho người chấm. -Phải tính toán thời gian, để khi viết bài xong, vẫn còn 10, 15 phút. Nhất thiết phải đọc lại bài để sửa chữa những chỗ sai sót nhầm lẫn rồi mới nộp bài. Đọc lại là khâu rất quan trọng để bài thi được điểm cao hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4/1 Trường Tiểu học Hải Vân
14 p | 4679 | 1006
-
SKKN: Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 9A5 trường THCS Đào Duy Từ
15 p | 2344 | 450
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong công việc in ấn, photo văn bản hành chính nhà nước nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiệp vụ của chuyên viên công tác Văn phòng
11 p | 1415 | 137
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý Tài chính – Tổ chức nhân sự trường học
12 p | 743 | 103
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc quản lý chăm sóc sức khỏe học sinh ở trường Phổ thông Dân tộc Nội trú
18 p | 1252 | 98
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm gây hứng thú học toán cho học sinh lớp 2 qua việc tổ chức các trò chơi toán học
16 p | 457 | 94
-
SKKN: Một số kinh nghiệm dạy tốt bài hiệu ứng nhiệt của phản ứng lớp 10 phân ban
30 p | 394 | 86
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt kiểu bài tập làm văn tả người
12 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5 tuổi hứng thú và tích cực làm quen với toán trong trường mầm non
13 p | 44 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5B trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi
22 p | 18 | 6
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn vẽ trang trí trong trải nghiệm sáng tạo môn mĩ thuật lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana –Tỉnh Đăk Lăk
18 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn vẽ trang trí trong trải nghiệm sáng tạo môn Mĩ thuật lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana –Tỉnh Đăk Lăk
18 p | 51 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi có thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe
18 p | 29 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp
27 p | 33 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường Tiểu học
19 p | 32 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non
23 p | 3 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp
15 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn