intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số kỹ thuật giúp trẻ học chữ

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

1.030
lượt xem
582
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có lẽ, một trong những khó khăn của các gia đình có con chuẩn bị bước vào lớp 1, những kỹ thuật dưới đây không chỉ giúp cho các bé có khả năng trí tuệ bình thường có thể tiếp nhận và ghi nhớ các mẫu tự một cách nhanh chóng, mà ngay cả những trẻ “chậm khôn” nhẹ và trung bình cũng có thể dùng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số kỹ thuật giúp trẻ học chữ

  1. Một số kỹ thuật giúp trẻ học chữ
  2. Có lẽ, một trong những khó khăn của các gia đình có con chuẩn bị bước vào lớp Một, đó là giúp cho bé có thể tiếp thu những con chữ một cách nhẹ nhàng và vui vẻ, thay vì cả mẹ lẫn con phải bước lên sàn đấu vật vì mấy chú A, B,C! Những kỹ thuật dưới đây không chỉ giúp cho các bé có khả năng trí tuệ bình thường có thể tiếp nhận và ghi nhớ các mẫu tự một cách nhanh chóng, mà ngay cả những trẻ “chậm khôn” nhẹ và trung bình cũng có thể cải thiện một cách đáng kể khả năng ghi nhớ ký tự của mình qua các hoạt động sau đây. 1/ Kỹ thuật hình ảnh hóa mẫu tự Bạn có thể yêu cầu trẻ nhìn các chữ cái và ghi nhớ theo trí tưởng tượng của mình. Trẻ có thể nghĩ rằng chữ “O” giống như bánh xe, và nó quay tròn như bánh xe của xe buýt. Hình dáng một cây thông cũng có khả năng giúp cho trẻ hình dung ra được chữ A. Cái ổ bánh mì gối có thể giúp trẻ nhớ đến chữ B.
  3. … Cứ thế, bạn hãy cùng trẻ vận dụng khả năng hình ảnh hóa các mẫu tự, gắn kết nó với một vật thể nào đó, trẻ sẽ dễ dàng nhớ hơn. 2/ Kỹ thuật lên – xuống Mới đầu, cha mẹ hãy cho trẻ làm quen với những chữ cái có những nét lên, rồi xuống. Điều đó sẽ khiến trẻ thích thú hơn rất nhiều, vì chúng đã hiểu được khái niệm “lên” và “xuống” từ những hành động như nhảy. Ví dụ, bạn có thể chỉ cho bé thấy chữ M “lên, xuống, lên, xuống” và việc tập viết có thể liên hệ với một vận động cơ thể thú vị. Và sau đó, bạn có thể bỏ thuật ngữ “lên, xuống”, thay vào đó là các “chữ cái”. “Lên, xuống” chỉ là một thuật ngữ giúp trẻ nhận được mặt các chữ cái. 3/ Kỹ thuật với các chữ in hoa Trẻ sẽ dễ phân biệt chữ in hoa này với chữ in hoa khác hơn. Vì thế, bạn hãy bắt đầu dạy trẻ những chữ in hoa trước. 4/ Kỹ thuật khám phá chữ cái
  4. Bạn hãy khuyến khích trẻ tìm các chữ cái trong cuộc sống ở xung quanh. Trẻ có thể chỉ những hình “lên, xuống” trên hộp sữa. Sau đó, bạn có thể nói: “Ah. Thật tuyệt. Đó là chữ cái ‘M’ trong từ milk (nghĩa là sữa)” và nó đi lên, xuống, lên rồi lại xuống”. Trẻ sẽ theo dõi cử chỉ của bạn vẽ chữ M trong không khí và cả trên hộp sữa. Sau đó, bạn có thể hỏi con xem liệu bé có thể nhìn thấy những từ nào lên, xuống khác nữa. Bạn cũng sẽ giúp trẻ nhận ra các chữ quen thuộc trong các hộp bánh, kẹo, hộp Chocolate và cả những bảng hiệu ở ngoài đường khi cho trẻ đi chơi nữa. 5/ Kỹ thuật kích thích trí tưởng tượng Bạn cũng có thể yêu cầu trẻ nhìn những chữ cái và ghi nhớ theo trí tưởng tượng của mình. Liệu trẻ sẽ miêu tả chữ cái bằng ngôn từ của chính mình như thế nào? Ví dụ, trẻ có thể nghĩ rằng chữ “O” trông giống như bánh xe, và nó quay tròn, quay tròn như bánh xe của xe buýt. 6/ Kỹ thuật vận dụng đa giác quan
  5. Cách tiếp cận này dựa trên việc vận dụng mọi giác quan để học. Nói cách khác, cách học này bao gồm: - Nhìn (nhận biết mặt chữ) - Nói (phát âm thành tiếng) - Vận động (chuyển động cơ thể để tạo hình chữ) - Chạm tay vào các mặt chữ nổi Các kỹ thuật này giúp tăng cường sự phát triển trí não của trẻ và giúp trẻ nhớ tốt hơn. Khi bạn khuyến khích con tìm kiếm các chữ cái trong môi trường xung quanh, miêu tả lại những gì bé thấy, tự viết lại nó, phát âm nó và học nghĩa của từ, điều này sẽ giúp phát triển nhận thức của bé và khơi dậy sự yêu thích của bé với chữ cái.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2