intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số ý kiến về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm hại tình dục trẻ em

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

54
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại bồi thường thiệt hại do xâm hại tình dục trẻ em. Đồng thời, qua đó cũng nêu lên một số bất cập và góp phần kiến nghị hoàn thiện những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người xâm hại tình dục trẻ em.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số ý kiến về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm hại tình dục trẻ em

  1. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM Nguyễn Hữu Thuận, Nguyễn Chí Cường, Tô Thái Nhật Linh* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đoàn Trọng Chỉnh TÓM TẮT Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại bồi thường thiệt hại do xâm hại tình dục trẻ em. Đồng thời, qua đó cũng nêu lên một số bất cập và góp phần kiến nghị hoàn thiện những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người xâm hại tình dục trẻ em. Xâm hại tình dục đối với trẻ em đang là một vấn đề nhức nhối của xã hội Việt Nam trong thời gian gần đây. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như ngày nay thì liên tục có những vụ việc xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện và xử lý. Biết rõ những hành vi xâm hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội là vậy, nhưng việc xác định được trách nhiệm của người gây thiệt hại và nghĩa vụ bồi thường của người gây thiệt hại thì vẫn còn nhiều hạn chế. Từ đó, có thể thấy được vấn đề này quan trọng đối với xã hội nói chung và cuộc sống của chúng ta. Trong phạm vi bài viết này nhóm tác giả phân tích thực trạng áp dụng quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại (BTTH) do xâm hại tình dục trẻ em theo quy định Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015, từ đó kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về vấn đề này. Từ khóa: bồi thường thiệt hại, căn cứ phát sinh, nạn nhân, trẻ em, xâm hại tình dục. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Có thể thấy rằng, vấn đề xâm hại tình dục đối với trẻ em đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội thời gian gần đây. Căn cứ theo: khoản 8 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 “Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức”. Trẻ em bị xâm hại tình dục là một trong những nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được pháp luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, là đối tượng cần sự bảo vệ của toàn xã hội. Hiện nay, nhóm trẻ bị xâm hại tình dục ngày càng diễn biến phức tạp cả về quy mô và cách thức thực hiện. Xâm hại tình dục trẻ em đang là vấn nạn trên toàn Việt Nam, hậu quả mà các em phải gánh chịu có thể có những tổn thất về sức khỏe thể chất và tinh thần, làm giảm khả năng học tập, hòa nhập xã hội và thậm chí có thể hủy hoại các em, ảnh hưởng đến việc trở thành con người tốt, trở thành cha mẹ tốt trong tương lai nhà nước ta đã có nhiều biện pháp để phòng chống, giảm thiểu và nhằm đẩy lùi hiện tượng xâm hại tình dục trẻ em. Qua đó công tác bảo vệ trẻ em hiện nay còn gặp phải những rào cản, khó khăn như: khâu phát hiện và báo cáo số vụ xâm hại trẻ em còn chưa kịp thời, Luật pháp về bảo vệ trẻ em còn nhiều khoảng trống, thiếu cụ thể. Tuy nhiên, so với những thiệt hại mà các nạn nhân phải hứng chịu thì vẫn chưa 1996
  2. được nhận sự bồi thường thỏa đáng với những thiệt hại mất mát mà nạn nhân phải chịu. Thấy rõ những hành vi xâm hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội là vậy, nhưng việc xác định được trách nhiệm của người gây thiệt hại và nghĩa vụ bồi thường của người gây thiệt hại thì vẫn còn nhiều hạn chế, tính răn đe đối với người phạm tội chưa được cứng rắn. Từ đó, có thể thấy được vấn đề xâm hại tình dục trẻ em rất quan trọng đối với xã hội và cần có những quy định rõ ràng cụ thể nhằm xác định hành vi và trách nhiệm bồi thường đối với hành vi xâm hại tình dục trẻ em. 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT Về nguyên tắc BTTH: Điều 585 BLDS 2015: thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH: theo khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Như vậy, căn cứ xác định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là “hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại”. Thiệt hại ảnh hưởng trực tiếp đến người bị xâm hại. Thiệt hại về tinh thần (tổn thất về tinh thần) được hiểu là tình trạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị xa lánh, bị hiểu nhầm, buồn phiền, mất mát về tình cảm. Hành vi trái pháp luật là hành vi xử sự cụ thể của con người thực hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với quy định của pháp luật. Nhận thấy rằng, hành vi xâm hại tình dục trẻ em thể hiện rõ được mức độ vi phạm bởi đối tượng vi phạm tác động đến nạn nhân và gây ra hậu quả. Chính vì thế, hành vi trái pháp luật cũng được xem là một trong những điều kiện làm phát sinh quan hệ pháp luật và một trong những điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt do xâm hại tình dục trẻ em. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi xâm hại tình dục trẻ em sẽ là hành vi có lỗi cố ý vì hành vi này của đối tượng gây hại trực tiếp đến sức khỏe danh dự, nhân phẩm của trẻ em bị xâm hại. Về phương thức BTTH: căn cứ khoản 1 Điều 585 BLDS 2015 có quy định “Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Căn cứ Điều 3 BLDS 2015 thỏa thuận là nguyên tắc đặc trưng và cơ bản của pháp luật dân sự thì các chủ thể trong quan hệ dân sự có quyền tự thỏa thuận với nhau về mức bồi thường, thời gian bồi thường và số lần bồi thường nếu những thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Những thiệt hại khi nạn nhân bị xâm hại tình dục được ước tính bằng những giá trị hiện vật mà cụ thể ở đây là tiền và tiền trong trường hợp này sẽ được dùng nhằm mục đích giải quyết hậu quả khi hành vi xâm hại tình dục gây ra bởi cá nhân có hành vi xâm phạm. Căn cứ tại khoản 3 Điều 585 BLDS 2015 “Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường”. Khi mức bồi thường mà bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại không thỏa thuận được hoặc mức bồi thường ấn định không còn phù hợp với thực tiễn do nguyên nhân 1997
  3. nào đó. Nên các bên muốn được đáp ứng mức bồi thường thích hợp thì có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi và quy định lại mức bồi thường khác. Thiệt hại về tinh thần là những thiệt về tính mạng, sức khỏe danh dự và nhân phẩm. Những thiệt hại này sẽ được bồi thường bởi người gây ra hành vi xâm hại hoặc người giám hộ bồi thường cho nạn nhân, người được thụ hưởng số tiền bồi thường sẽ do người thân hoặc nạn nhân thụ hưởng theo quy định của BLDS 2015. Căn cứ theo quy định tại các Điều 590, 591 và 592 trong BLDS 2015, khi nạn nhân bị xâm hại dẫn đến phát sinh thiệt hại tinh thần sẽ được bảo vệ theo những quy định này: Về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín. Do sức khỏe bị xâm phạm; do tính mạng bị xâm phạm; do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Như vậy, khi tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì thiệt hại tinh thần sẽ được xác định và người bị thiệt hại được một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Về nguyên tắc, mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên, nếu các bên không thỏa thuận được thì thực hiện như sau: đối với trường hợp tính mạng bị xâm phạm thì mức bồi thường tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (khoản 2 Điều 591 BLDS 2015); mức bồi thường hiện nay tăng so với mức cũ tối đa không quá 60 tháng lương cơ sở. Mức lương cơ sở hiện nay (áp dụng từ 01/07/2018) theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP là 1.390.000 đồng. Đối với trường hợp sức khỏe bị xâm phạm thì mức bồi thường tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (khoản 2 Điều 590 BLDS 2015). Mức này cao hơn so với mức cũ tối đa không quá 30 tháng lương cơ sở. Đối với trường hợp thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì mức bồi thường tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (khoản 2 Điều 592 BLDS 2015) [5]. 3 THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Thực trạng Trong những năm gần đây, những vụ việc về xâm hại tình dục trẻ em nổi trên các mặt báo ngày càng nhiều các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng. “Theo thống kê của Bộ Lao động thương binh xã hội (LĐT XH), mỗi năm, Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em bị xâm hại được phát hiện, trong đó trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm hơn 60%. Những hành vi, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em chỉ khi chạm ngưỡng hình sự mới bị phát hiện, xử lý cho nên con số nói trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm”. Trong đó, trẻ em bị xâm hại tình dục bởi người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao là 21,3%; gần 60% số trẻ em bị xâm hại bởi người quen, hàng xóm. Ước tính, khoảng 68,4% số trẻ em từ 1-14 tuổi phải chịu ít nhất một hình phạt thể chất hoặc tâm lý bởi các thành viên trong gia đình.[6] Đoàn giám sát của Quốc hội cho biết, theo Báo cáo của Chính phủ, giai đoạn từ ngày 01/01/2015 đến ngày 30/06/2019, có 8.442 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý, với 8.709 trẻ em bị xâm hại. Trong các vụ xâm hại này thì phổ biến nhất, để lại hậu quả nặng nề, gây bức xúc dư luận nhất là xâm hại tình dục, chiếm 75,4% tổng số vụ xâm hại trẻ em. Nhiều địa phương, số vụ xâm hại tình dục trẻ em chiếm trên 90% như: Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Nai...[7] Qua giám sát cho thấy, còn nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại nhưng chưa được phát hiện kịp thời, đầy đủ để xử lý, nhất là các hành vi bạo lực gây tổn hại về thể chất và tinh thần cho 1998
  4. trẻ em; đồng thời công tác theo dõi, thống kê tình hình trẻ em bị xâm hại chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến, số vụ xâm hại trẻ em được phát hiện và xử lý nêu trong các báo cáo chưa phản ánh đầy đủ tình hình thực tế. Mỗi năm cả nước có trên 1.200 trẻ em báo cáo bị xâm hại tình dục. Theo báo cáo của Tòa án nhân dân Tối cao, trong 5 năm từ 2013-2018, tòa tiếp nhận 8.254 vụ xâm hại tình dục trẻ em [8]. Trong ngày 05/01/2018, tại trụ sở Tòa án, Tòa án nhân dân huyện An Phú đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số 47/2017/HSST ngày 07/11/2017 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 191/2017/QĐXXST-HS ngày 18/12/2017 đối với bị cáo Lê Thanh L về tội dâm ô đối với trẻ em. Căn cứ các Điều 584, Điều 585, Điều 586, Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015. Về trách nhiệm dân sự: công nhận sự thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại của bị hại và bị cáo tại phiên tòa, bị cáo Lê Thanh L bồi thường cho người bị hại là Nguyễn Thị K T (đại diện hợp pháp là bà Võ Thị Mỹ L) số tiền là 21.000.000 đồng (Hai mươi mốt triệu đồng). Do đã nộp trước 1.000.000 đồng. Bị cáo chỉ phải nộp thêm số tiền là 20.000.000 đồng (Hai mươi triệu đồng). Dù đã có những quy định của pháp luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm hại tình dục trẻ em gây ra. Tuy nhiên, trong việc thực thi trách nhiệm bồi thường thiệt hại trên thực tế lại gặp rất nhiều khó khăn do vướng mắc trong việc xác định trách nhiệm bồi thường, chứng minh thiệt hại, thời gian thu thập thông tin, số liệu về tổng mức thiệt hại mất quá nhiều thời gian, kèm theo đó là các biện pháp chế tài còn chưa thật sự nghiêm khắc,… Bên cạnh đó, pháp luật dân sự không có quy định chi tiết về vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi xâm hại tình dục trẻ em gây ra. Sau đây là một số vấn đề bất cập: Cách thức xác định thiệt hại về sức khỏe, tinh thần: đối với thiệt hại về sức khỏe được quy định tại khoản 1 Điều 590 BLDS 2015 thì mặc dù có thiệt hại về sức khỏe do hậu quả của xâm hại tình dục trẻ em đã đến cơ sở y tế, bệnh viện chữa trị nhưng việc thu thập chứng cứ để chứng minh thiệt hại không phải là điều dễ dàng bởi các thủ tục và trình tự thủ tục khá phức tạp, cũng như trình độ hiểu biết của người bị thiệt hại còn thấp nên việc chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tinh thần, còn gặp nhiều khó khăn làm cho người bị thiệt hại từ bỏ việc đòi lại quyền lợi của mình. Đối với thiệt hại về sức khỏe ảnh hưởng đến tinh thần được quy định tại khoản 2 Điều 590 BLDS 2015 thì làm thế nào để tính toán được thiệt hại về tinh thần và chứng cứ để chứng minh có thiệt hại về tinh thần cho người thiệt hại. Bù đắp tổn thất có đồng nghĩa với bồi thường toàn bộ, bởi bù đắp tổn thất về tinh thần chỉ mang tính ước lượng chứ không xác định được toàn bộ và cũng chưa có luật quy định chi tiết, rõ ràng. Ngoài việc tòa án chỉ ấn định một khoản tiền tương ứng trong trường hợp có bù đắp tổn thất về tinh thần. Về mức bồi thường và quy định về phương thức chi trả tiền bồi thường: căn cứ tại khoản 3 Điều 585 BLDS 2015: “Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường”. Nhưng, mức bồi thường có thể thay đổi có khả năng được thực hiện trong trường hợp bồi thường nhiều lần (hàng tháng hoặc hàng năm). Nếu bồi thường thiệt hại trong trường hợp bồi thường toàn bộ một lần thì có được áp dụng thay đổi mức bồi thường không? Trên thực tế, mức bồi thường mà người bị ảnh hưởng được nhận đã khá thấp so với những thiệt hại mà họ phải gánh chịu do xâm hại tình dục trẻ em gây ra. Đối với phương thức chi trả tiền bồi thường mà doanh nghiệp áp dụng là phương thức nào, trình tự áp dụng ra sao để vừa công bằng, chính xác cũng như đảm bảo 1999
  5. quyền lợi của chủ thể bị thiệt hại nếu có di chứng về sau hay đối với các trường hợp có thể có di chứng về sau. 3.2 Kiến nghị Từ những bất cập nêu trên, dưới góc độ nghiên cứu bài báo này nhóm tác giả nhận thấy các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải có sự đổi mới và quy định cụ thể trong việc bồi thường thiệt hại do xâm hại tình dục trẻ em để phù hợp với Bộ luật Dân sự như sau: - Chính vì những quy định bồi thường này mang tính chung nên dẫn đến tình trạng kháng cáo do nhận thấy thiếu sự thỏa đáng, phù hợp với những thiệt hại do con, em mình phải chịu. Từ những căn cứ nêu trên nhóm tác giả nhận thấy cơ quan Nhà nước cần có những quy định riêng về mức bồi thường do hành xâm hại tình dục trẻ em, ngoài ra mức bồi thường đối với những hành vi xâm hại tình dục cần phải đẩy lên mức tối đa tùy theo những thiệt hại nạn nhân phải chịu. Do đó, kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần ban hành quy định cụ thể về hành vi xâm hại tình dục và đưa ra những căn cứ và quy định cụ thể về những dấu hiệu và trách nhiệm phải bồi thường đối với hành vi xâm hại tình dục. - -Cách thức xác định thiệt hại về sức khỏe, tinh thần: cần ban hành nghị định hướng dẫn chi tiết về hình thức xác định thiệt hại về sức khỏe, tinh thần, tài sản, tính mạng đối với những thiệt hại mà người xâm hại tình dục trẻ em gây ra đối với người bị thiệt hại. Bởi vì, thiệt hại về sức khỏe tinh thần là thiệt hại mang tính chất đặc thù, cũng không dễ để xác định thiệt hại này, vì loại thiệt hại này không được biểu hiện một cách trực tiếp, ngay lập tức mà cần phải trải qua một khoảng thời gian thì nó mới có biểu hiện và hậu quả mà nó để lại sẽ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng trong suốt một thời gian dài về sau. - Quy định về giám định thiệt hại đối với sức khỏe, tinh thần, cơ chế trách nhiệm cần có quy định rõ ràng về trình tự, phương thức, cơ chế cũng như cơ quan thực hiện, thời gian thu thập tài liệu, chứng cứ giám định cần phải được thực hiện nhanh chóng và trong thời gian ngắn nhằm tạo cơ sở pháp lý cho những người bị thiệt hại bảo vệ quyền lợi của mình. - Quy định về vấn đề thay đổi mức bồi thường và phương thức bồi thường cần phải được cụ thể hóa, và chỉ rõ đối với những phương thức bồi thường (một lần, nhiều lần), cũng như phương thức thể hiện những mức bồi thường đó, nhằm đảm bảo quyền lợi của người bị thiệt hại. - Ngoài ra, với tính chất nghiêm trọng của hành vi xâm hại tình dục bên cạnh việc bổ sung các quy định về vấn đề giám định hay vấn đề thay đổi mức bồi thường, nhóm tác giả nhận thấy cần bổ sung những quy định trong việc hỗ trợ điều tra và phát hiện các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em một cách triệt để như sau:  Cần bổ sung các quy định về mức thưởng và mức phạt đối với hành vi che giấu không tố giác. Bởi vì, hành vi xâm hại tình dục trẻ em có cách thức phạm tội rất đặc biệt nên đối với hoạt động điều tra việc phối hợp đưa lời khai, tố giác tội phạm là yếu tố rất quan trọng trong việc định hướng điều tra vì vậy nhóm tác giả nhận thấy cần có những quy định mới nhằm thúc đẩy các cá nhân, tổ chức phối hợp điều tra một cách nhanh chóng và triệt để. 2000
  6.  Việc đưa ra mức thưởng thưởng đối với những cá nhân, tổ chức là điều cần thiết, đối với việc trao thưởng có thể thông qua việc trao bằng khen hoặc tuyên dương... Để góp phần lan tỏa đến cộng đồng, nâng cao nhận thức đối với mọi người, quan trọng hơn hết là góp phần hỗ trợ việc điều tra một cách nhanh chóng và triệt để vấn đề xâm hại tình dục trẻ em. - Cần tăng cường tập huấn cho các cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xâm hại tình dục trẻ em, việc xác định độ tuổi nạn nhân, thu thập chứng cứ; sự dàn xếp, thỏa thuận giữa người thực hiện hành vi và chủ thể bị xâm hại thông qua yếu tố vật chất, điều tra viên thiếu kinh nghiệm, có yếu tố nước ngoài… là rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn vì là án nhạy cảm, khả năng phối hợp còn nhiều bất cập. Do đó, cần triển khai mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho các cán bộ làm công tác này. Nội dung của lớp bồi dưỡng, tập huấn cần tập trung vào các dấu hiệu của tội phạm, các thủ đoạn phạm tội, kinh nghiệm đấu tranh chống tội phạm tình dục trẻ em. Cần đưa vào chương trình giảng dạy của các cơ sở đào tạo trường, học viện, các bài giảng về tội phạm xâm hại tình dục trẻ. Tăng cường công tác phòng ngừa, kiểm soát đối với các đối tượng có nguy cơ cao[9]. Bên cạnh đó, Nghị định số 167/2013 NĐ-CP của Chính phủ (Thư viện Pháp luật, 2013) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội cần nghiên cứu sửa đổi để đáp ứng được sự thay đổi của thực tiễn đời sống để xử phạt với các hành vi quấy rối tình dục đối với trẻ em nếu hành vi quấy rối tình dục chưa được coi là tội phạm. Công tác giám sát thực thi pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em cần thực hiện tốt, đồng thời, cần khẩn trương tiến hành rà soát và giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em và phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em để có những con số thống kê xác định được nguyên nhân và diễn biến của tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, từ đó tìm ra căn nguyên phạm tội, đặc điểm tội phạm sẽ giúp chúng ta phòng ngừa tội phạm đạt kết quả cao hơn và sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật tốt hơn[10]. Các hoạt động truyền thông phổ biến pháp luật và buổi giáo dục tiếp tục được triển khai rộng khắp trên các phương tiện thông tin đại chúng với các nội dung về quyền được trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý nói chung và hướng đến các đối tượng đặc thù (trẻ em, người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo,...). 4 KẾT LUẬN Trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013 khoản 1 Điều 20 “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Điều này gắn liền với mỗi công dân không thể tách rời, thay thế hay chuyển giao cho người khác, không ai được quyền xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người. Hiến pháp Việt Nam 2013 khoản 1 Điều 37 quy định “Trẻ em được Nhà nước, gia đình, xã hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và được tham gia vào các vấn đề của trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. 2001
  7. Việc hoàn thiện và phát triển pháp luật nói chung và những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm hại tình dục có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em trước những hành vi xâm hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm. Trong đó quan trọng hơn hết, đó chính là việc nâng cao nhận thức của mọi người trong việc quan tâm chăm sóc bảo vệ trẻ em trước những hành vi trái pháp luật và nhằm tạo tính nghiêm khắc, răn đe, nhắc nhở người dân trong việc tuân thủ pháp luật. Đặc biệt nghiên cứu còn chỉ ra những hạn chế trong việc áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hiến pháp 2013. [2] Bộ luật Dân Sự 2015. [3] Luật Trẻ em 2016. [4] Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của “ ộ luật dân sự 2015” về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và Điều 604, “ ộ luật Dân sự 2015”. [5] Nghị Định 72/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vữ trang. [6] Những vụ việc xâm hại tình dục trẻ em: Cần vào cuộc xử lý nghiêm minh; 19/03/2019; https://laodong.vn/xa-hoi/nhung-vu-viec-xam-hai-tinh-duc-tre-em-can-vao-cuoc-xu-ly- nghiem-minh-663377.ldo [7] Hơn 8.400 vụ trẻ em bị xâm hại mới chỉ là “phần nổi của tảng băng”; Thứ hai, 27/04/2020 https://dangcongsan.vn/thoi-su/hon-8400-vu-tre-em-bi-xam-hai-moi-chi-la- phan-noi-cua-tang-bang-553648.html [8] Hơn 1.200 trẻ bị xâm hại tình dục mỗi năm, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chăm sóc; 10/09/2020 https://nld.com.vn/suc-khoe/hon-1200-tre-bi-xam-hai-tinh-duc-moi-nam-bo- y-te-ban-hanh-huong-dan-cham-soc-20200910082417796.htm [9] Đề xuất giải pháp hành động phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em trong hoạt động https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/80/813 [10] Pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam hiện nay: Một số kiến nghị hoàn thiện 06/01/2020 https://www.vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/KhoaHocCongNghe/View_Detail.aspx?Ite mID=54 2002
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0