Luận án Tiến sĩ Luật học: Chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam
lượt xem 15
download
Luận án Tiến sĩ Luật học "Chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận của chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam; Thực trạng chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay; Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam trong giai đoạn mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU TRANG CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2023
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU TRANG CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 9 38 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN THỊ BÁO HÀ NỘI, 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, không sao chép, trùng lắp với bất kỳ công trình nào đã công bố, các số liệu nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, tài liệu tham khảo của các tác giả khác đều được chỉ dẫn nguồn theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Thu Trang
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................... 10 1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................... 10 1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu đề tài luận án ....................................... 24 1.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án ........................ 27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 28 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM ........................... 29 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam.................................................................. 29 2.2. Chủ thể, đối tượng, nội dung chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam ............................................................................ 52 2.3. Các yếu tố tác động đến chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam ......................................................................................... 65 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 74 Chương 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .............................. 75 3.1. Tình hình bạo lực gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam ..... 75 3.2. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình ....................................................... Error! Bookmark not defined. 3.3. Tthực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam ........................................................................................................ 116 3.4. Đánh giá chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam ........................................................................................................ 143 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 156 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM . 158 4.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam ....................................................................................... 158
- 4.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam ....................................................................................... 163 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...................................................................................... 195 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 196 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................ 198 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............... Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC 1
- DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật Dân sự BLG : Bạo lực giới BLGĐ : Bạo lực gia đình BLHS : Bộ luật Hình sự CEDAW : Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối CNH : Công nghiệp hóa CSPL phòng, chống : Chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình BLGĐ CSPL : Chính sách pháp luật DS- KHHGĐ : Dân số- Kế hoạch hóa gia đình HĐH : Hiện đại hóa HLHPNVN : Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam NGO : Tổ chức phi chính phủ OPCAT : Công ước chống tra tấn QCD : Quyền công dân QCN : Quyền con người QLNN : Quản lý nhà nước QNT : Quyền nhân thân QPPL : Quy phạm pháp luật QTE : Quyền trẻ em TNHS : Trách nhiệm hình sự TPBLGĐ : Tội phạm bạo lực gia đình UNFPA : Qũy Dân số Liên hợp quốc UNICEF : Qũy Nhi đồng Liên hợp quốc VH-TT-DL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch WTO : Tổ chức Y tế thế giới
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Số vụ bạo lực gia đình từ năm 2009 đến năm 2021 ở Việt Nam .............75 Bảng 3.2. Số vụ bạo lực gia đình theo hình thức, người gây bạo lực và nạn nhân ...77 Bảng 3.3: Kết quả điều tra về các loại hình bạo lực gia đình ...................................79 Bảng 3.4. Số liệu về can thiệp, xử lý bạo lực gia đình giai đoạn 2012 - 2017 .........91 Bảng 3.5. Số liệu về biện pháp xử lý bạo lực gia đình giai đoạn 2012-2021 ...........93 Bảng 3.6. Số vụ áp dụng trách nhiệm hình sự đối với tội phạm bạo lực gia đình giai đoạn (2009- 2015) .................................................................................................. 128
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là tế bào của xã hội; nơi duy trì nòi giống; môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người và lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hóa của dân tộc; là nền tảng xây dựng xã hội hạnh phúc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế [113]. Đảng ta và Nhà nước ta đã nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và vai trò đóng góp của gia đình, vai trò của chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) để bảo vệ hạnh phúc gia đình, góp phần phát triển bền vững đất nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình” [70]. Quan điểm của Đảng về gia đình Việt Nam được thể hiện rõ trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội bổ sung, phát triển năm 2011 “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội”; Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nêu rõ mục tiêu cụ thể “Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành yếu tố thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách”; định hướng nhiệm vụ và giải pháp: “Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, có nề nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau”. Đại hội XII của Đảng tiếp tục định hướng “Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh” [29]. Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định một nhiệm vụ quan trọng, khẩn trương để xây dựng, phát triển văn hóa, con người trở thành nguồn sức mạnh nội sinh quan trọng của đất nước là: “Thực hiện các chuẩn mực văn hóa gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ và văn minh. Đề cao vai trò giáo dục của gia đình trong nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ”[30]; “Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”[30]. 1
- Cụ thể hóa đường lối chủ trương của Đảng về gia đình trong đó có phòng, chống BLGĐ, Nhà nước đã ban hành các chính sách pháp luật về gia đình và phòng, chống BLGĐ tập trung vào mục tiêu xây dựng “gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững” thể hiện trong các bản Hiến pháp; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Bình Đẳng giới; Luật Phòng, chống BLGĐ, được cụ thể hóa trong các văn bản hướng dẫn thi hành các bộ luật trong đó có quy định trong Nghị định số 02/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) về Công tác gia đình. Đặc biệt là trong Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030; Nghị quyết Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Thông báo kết luận số 26 của Ban Bí thư; Đề án tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hàng năm; Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống BLGĐ; Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống BLGĐ; Quyết định lấy tháng 6 hàng năm là Tháng hành động quốc gia về phòng, chống BLGĐ; Đề án về phát huy mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình; Chương trình giáo dục đời sống gia đình đến năm 2020; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình... Điều này một mặt hoàn thiện hơn chính sách về gia đình của nhà nước ta, mặt khác thể hiện rõ quyết tâm của Đảng và nhà nước về tập trung nguồn lực xây dựng gia đình hạnh phúc [149]. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế; sự biến đổi của xã hội; tác động của kinh tế thị trường; cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại những thuận lợi và cơ hội phát triển mạnh mẽ nhưng mặt trái của nó cũng nảy sinh những thách thức đối với hạnh phúc và sự bền vững của gia đình Việt Nam. Một trong những thách thức đó là BLGĐ đã và đang trở thành một vấn đề xã hội nhức nhối, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng mà trước hết là xâm phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi và người yếu thế khác trong xã hội; gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội. Do đó, đòi hỏi Nhà nước Việt Nam phải tiếp tục nâng cao nhận thức, nỗ lực xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật về phòng, chống BLGĐ bảo đảm sự thống nhất giữa ý chí của Đảng cầm quyền với pháp luật của Nhà nước, giữa pháp luật với việc áp dụng pháp luật trong đấu tranh phòng, chống BLGĐ. Vì việc nhận thức không đúng, hoạch định không đúng hoặc thực hiện không đúng chính sách pháp luật về phòng, chống BLGĐ sẽ làm giảm hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống BLGĐ, ngăn chặn tội phạm BLGĐ. 2
- Trên phương diện nghiên cứu, có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phòng, chống BLGĐ đã được công bố. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào chính sách gia đình, pháp luật về phòng chống BLGĐ, thực hiện pháp luật về phòng, chống BLGĐ hoặc các biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng BLGĐ. Số lượng các công trình nghiên cứu tập trung vào CSPL nói chung, CSPL phòng, chống BLGĐ nói riêng chưa nhiều, chưa có tính hệ thống và thường được thực hiện với quy mô nhỏ. Chính vì vậy, những vướng mắc về mặt lý luận và thực tiễn của CSPL về phòng, chống BLGĐ chưa được giải mã thỏa đáng. Theo đó, nhu cầu nghiên cứu một cách hệ thống, đồng bộ, sâu sắc, đầy đủ trong quy mô của luận án tiến sĩ về CSPL phòng, chống BLGĐ nhằm khắc phục khoảng trống trong hoạt động nghiên cứu đang được đặt ra một cách cấp bách. Những lý do nói trên là căn cứ nhận thức để nghiên cứu sinh mạnh dạn lựa chọn chủ đề: “Chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về CSPL phòng, chống BLGĐ nhằm xác lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện CSPL phòng, chống BLGĐ ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau: Một là, nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về CSPL phòng, chống BLGĐ, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò chính sách, đồng thời làm rõ chủ thể, đối tượng, nội dung cũng như các yếu tố tác động đến CSPL phòng, chống BLGĐ. Hai là, mô tả, phân tích, đánh giá thực trạng CSPL phòng, chống BLGĐ ở Việt Nam và chỉ ra những hạn chế của CSPL phòng, chống BLGĐ ở Việt Nam, làm rõ nguyên nhân của những hạn chế đó. Ba là, dự báo tình hình BLGĐ và phòng, chống BLGĐ trong thời gian tới, xác định các quan điểm, đề xuất các giải pháp hoàn thiện CSPL phòng, chống BLGĐ ở Việt Nam trong giai đoạn mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
- - Nghiên cứu các quan điểm khoa học về chính sách, CSPL, phòng, chống BLGĐ và CSPL phòng, chống BLGĐ. - Nghiên cứu quan điểm, chủ trương của Đảng và nội dung CSPL của Nhà nước về phòng, chống BLGĐ. - Nghiên cứu thực trạng thực hiện CSPL phòng, chống BLGĐ ở Việt Nam hiện nay. - Nghiên cứu kinh nghiệm của Việt Nam và một số quốc gia trong phòng chống BLGĐ, trong nhận thức và thực hiện CSPL phòng, chống BLGĐ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: CSPL nói chung, CSPL phòng, chống BLGĐ nói riêng được tiếp cận từ các góc độ rộng, hẹp và dựa theo các tiêu chí khác nhau. Trong giới hạn của luận án, tác giả lựa chọn tiếp cận nội dung của CSPL dựa trên cấu trúc nội hàm của CSPL, bao gồm chính sách lập pháp và chính sách thực hiện pháp luật. Theo đó, trong luận án, CSPL phòng, chống BLGĐ ở Việt Nam được triển khai nghiên cứu trên hai khía cạnh: (i) Chính sách xây dựng pháp luật (chính sách lập pháp) về phòng, chống BLGĐ và (ii) Chính sách thực hiện pháp luật ( tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật) về phòng, chống BLGĐ. Trên cả hai khía cạnh này, luận án tập trung nhận diện nội hàm của CSPL và thực tiễn thực hiện CSPL, không đi sâu vào quá trình xây dựng CSPL và các biện pháp cụ thể triển khai hoạt động phòng, chống BLGĐ ở Việt Nam. Ngoài ra, để có cơ sở đánh giá CSPL phòng, chống BLGĐ ở Việt Nam, luận án dành một dung lượng nhất định để nghiên cứu tình trạng BLGĐ và khái quát về thực tiễn phòng, chống BLGĐ cũng như dự báo các yếu tố tác động đến CSPL phòng, chống BLGĐ ở Việt Nam trong giai đoạn mới. - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu CSPL phòng, chống BLGĐ ở Việt Nam. - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu CSPL phòng, chống BLGĐ ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới đất nước ( từ năm 1986 đến nay), tập trung trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay. Các số liệu được luận án sử dụng trong nghiên cứu về CSPL phòng, chống BLGĐ được cập nhật trong giai đoạn từ khi ban hành Luật Phòng, chống BLGĐ năm 2007 đến nay. 4
- 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình và về quyền của phụ nữ, quyền trẻ em, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về gia đình, xây dựng gia đình văn hóa mới, về phòng, chống BLGĐ và đảm bảo quyền con người. Để đảm bảo tính khách quan, khoa học của các kết quả nghiên cứu, luận án tiếp thu những giá trị tích cực, phù hợp của một số lý thuyết phổ biến trên thế giới như: học thuyết Nhà nước pháp quyền, lý thuyết về quyền con người và đảm bảo quyền của những nhóm dễ bị tổn thương, lý thuyết về quản trị tốt, lý thuyết xã hội học pháp luật, triết học pháp luật... 4.2. Về phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp tổng quan và xử lý tài liệu, số liệu; phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê; phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; phương pháp dự báo khoa học. Cụ thể: 4.2.1. Phương pháp tổng quan và xử lý tài liệu, số liệu Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 3 của luận án nhằm thu thập các nguồn tài liệu, số liệu đã có, phân tích, đánh giá các tài liệu, số liệu để phát hiện vấn đề nghiên cứu hoặc minh chứng cho các luận điểm nghiên cứu. Các tài liệu được thu thập gồm có: các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; các văn kiện thể hiện quan điểm, đường lối của Đảng về phòng, chống BLGĐ; các chính sách của Nhà nước liên quan đến phòng chống BLGĐ và xây dựng, áp dụng pháp luật về phòng, chống BLGD; các số liệu phản ánh tình trạng BLGĐ và hoạt động phòng, chống BLGĐ; các số liệu phản ánh kết quả của hoạt động lập pháp và áp dụng pháp luật về phòng, chống BLGĐ... 4.2.2. Phương pháp phân tích Phương pháp phân tích được sử dụng trong toàn bộ luận án, tập trung nhất ở chương 1, chương 2, chương 3 nhằm làm rõ tình hình nghiên cứu đề tài, sáng tỏ các khía cạnh lý luận của đề tài và xây dựng bức tranh chi tiết, đa màu của thực tiễn thực hiện CSPL phòng, chống BLGĐ ở Việt Nam. Phương pháp phân tích tạo tiền đề cho việc đưa ra các luận điểm, kết luận khoa học, đồng thời minh chứng cho tính thuyết phục của các luận điểm, kết luận khoa học của luận án. 5
- 4.2.3. Phương pháp tổng hợp Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu ở chương 1, chương 3 và chương 4 của luận án. Việc sử dụng phương pháp tổng hợp sẽ cho phép nhận diện vấn đề một cách tổng thể, đầy đủ và giúp trực diện đưa ra các kết luận khoa học của luận án. Tác giả luận án có sự phân định rõ giữa phương pháp tổng hợp và các biện pháp thuần túy tập hợp quan điểm, số liệu, tư liệu liên quan đến luận án. Việc sử dụng phương pháp tổng hợp với tư cách là một phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến, hiện đại là con đường phản ánh rõ nhất tư duy khoa học của riêng tác giả luận án so với kết quả nghiên cứu thể hiện trong các công trình đã công bố có chủ đề liên quan đến đề tài luận án. 4.2.4. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh được sử dụng trong chương 2, chương 3, chương 4 của luận án nhằm tăng thêm tính thuyết phục của các số liệu, luận điểm được nêu ra trong luận án hoặc góp phần hình thành các luận điểm mới. Sử dụng phương pháp so sánh hướng tới phát hiện những điểm tương đồng và khác biệt của CSPL phòng, chống BLGĐ giữa các giai đoạn trong quá trình xây dựng và đổi mới đất nước, giữa đường lối, chủ trương của Đảng với CSPL của Nhà nước về phòng, chống BLGĐ; giữa CSPL và pháp luật về phòng, chống BLGĐ ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới; giữa pháp luật về phòng, chống BLGĐ ở Việt Nam với Luật Nhân quyền quốc tế; kết quả đạt được giữa thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thực hiện CSPL phòng, chống BLGĐ... 4.2.5. Phương pháp thống kê Phương pháp thống kê được sử dụng chủ yếu trong chương 3 của luận án nhằm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, tổng hợp để rút ra nhận xét, đánh giá. Số liệu thống kê được sử dụng trong đề tài luận án bao gồm số liệu thống kê về các vụ BLGĐ theo biểu mẫu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, số liệu thống kê của một số tỉnh thành về xử lý các vụ việc BLGĐ. Các số liệu này sẽ cung cấp bức tranh tổng thể về thực trạng BLGĐ ở Việt Nam. Đồng thời, cung cấp bằng chứng để đánh giá hiệu quả chính sách pháp luật về phòng, chống BLGĐ trên phạm vi toàn quốc. 4.2.6. Phương pháp dự báo khoa học Phương pháp dự báo khoa học được sử dụng tại chương 4 của luận án nhằm dự đoán trước tình hình trong nước và quốc tế, xu hướng BLGĐ và những 6
- chuyển biến mới trong nhận thức và hành động liên quan đến xây dựng CSPL và hiệu quả thực hiện CSPL phòng, chống BLGĐ ở Việt Nam trong giai đoạn mới. 4.2.7. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp được sử dụng chủ yếu tại chương 2 và chương 3 của luận án. Thực tiễn cho thấy, các nguồn tài liệu trực diện về CSPL phòng, chống BLGĐ không nhiều, được phản ánh lồng ghép trong một số chính sách khác có liên quan hoặc thể hiện thông qua tài liệu về xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật. Trong khi đó, quy mô của luận án không cho phép triển khai các hoạt động điều tra, khảo sát sâu về CSPL phòng, chống BLGĐ. Vì vậy, nghiên cứu tài liệu thứ cấp đi đôi với việc áp dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh ...là lựa chọn cần thiết để tác giả luận án có thể đưa ra những kết luận mang tính thuyết phục và có giá trị ứng dụng. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án dựa trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học có cùng chủ đề đã được thực hiện trong thời gian qua. Đồng thời, luận án có những phát hiện, luận giải và đóng góp mới về mặt khoa học, cụ thể như sau: - Luận án đã hệ thống hóa đầy đủ các công trình nghiên cứu về phòng, chống BLGĐ và CSPL phòng, chống BLGĐ. Trên cơ sở đó, luận án là công trình đầu tiên phát hiện được những vấn đề đã được làm rõ, những vấn đề đang còn tranh luận, những vấn đề chưa được đề cập nghiên cứu liên quan đến CSPL phòng, chống BLGĐ ở Việt Nam. Theo đó, luận án góp phần xác định rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn cần tiếp tục giải mã trong quá trình hoàn thiện CSPL phòng, chống BLGĐ ở Việt Nam. Chủ đề của luận án một đóng góp quan trọng vào hướng nghiên cứu đó. - Luận án đã đưa ra quan điểm cá nhân về CSPL phòng, chống BLGĐ ở Việt Nam, thể hiện quan điểm đó dưới dạng một định nghĩa và làm rõ các đặc điểm của CSPL phòng, chống BLGĐ ở Việt Nam, phân tích vai trò của CSPL phòng, chống BLGĐ ở Việt Nam. - Luận án đã nhận diện rõ cấu trúc nội hàm của CSPL nói chung và CSPL phòng, chống BLGĐ ở Việt Nam nói riêng. - Luận án đã nêu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến CSPL phòng, chống BLGĐ, chỉ rõ cách hiểu nội hàm từng yếu tố và khả năng ảnh hưởng của mỗi yếu tố đến nội dung cũng như quá trình hiện thực hóa CSPL phòng, chống BLGĐ ở Việt Nam. 7
- - Luận án nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về CSPL phòng, chống BLGĐ ở Việt Nam trên phương diện cơ bản thuộc nội hàm của CSPL: Chính sách xây dựng pháp luật (lập pháp) về phòng, chống BLGĐ và chính sách thực hiện pháp luật về phòng, chống BLGĐ. Luận án là công trình đầu tiên phân tích rõ thực trạng CSPL và thực tiễn thực hiện CSPL phòng, chống BLGĐ ở Việt Nam, chỉ ra hạn chế trong nội dung và trong quá trình thực hiện CSPL về phòng, chống BLGĐ ở Việt Nam. - Luận án đã xác định các quan điểm và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện CSPL phòng, chống BLGĐ và nâng cao hiệu quả thực hiện CSPL phòng, chống BLGĐ ở Việt Nam trong giai đoạn mới. Điểm nhấn của luận án là các giải pháp về đổi mới nhận thức, đổi mới nội dung CSPL phòng, chống BLGĐ, tổ chức triển khai CSPL phòng, chống BLGĐ theo hướng lấy phòng là chính, bảo vệ bên thứ ba, phối hợp mang tính liên ngành trong phòng, chống BLGĐ, hợp tác quốc tế về phòng, chống BLGĐ.....Các giải pháp được trình bầy có hệ thống, sát thực tiễn, có tính khả thi, có giá trị tham khảo trong xây dựng và thực hiện CSPL phòng, chống BLGĐ ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về CSPL phòng, chống BLGĐ thông qua việc làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng đến CSPL phòng, chống BLGĐ. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng góp phần là rõ thêm nhận thức lý luận về chính sách pháp luật nói chung. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Những quan điểm và giải pháp do luận án đưa ra có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cơ quan có thẩm quyền xây dựng Chiến lược quốc gia về phòng, chống BLGĐ giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, luận án có thể là tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đối với các chủ đề có liên quan đến chính sách pháp luật về phòng, chống BLGĐ; về xây dựng gia đình Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu gồm bốn chương, cụ thể: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra về đề tài luận án. 8
- Chương 2. Cơ sở lý luận của chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam. Chương 3. Thực trạng chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay. Chương 4. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam trong giai đoạn mới. 9
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 1.1.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình Ở trong nước, lý luận về CSPL phòng, chống BLGĐ được nghiên cứu tương đối tập trung trên hai khía cạnh: (i) lý luận về chính sách công và (ii) lý luận về phòng, chống BLGĐ. Đặc biệt, những vấn đề lý luận về phòng, chống BLGĐ được quan tâm nghiên cứu nhiều, nhất là ở giai đoạn ngay trước và sau khi Luật phòng, chống BLGĐ năm 2007 được ban hành. Về cơ bản, có thể điểm danh một số công trình chủ yếu sau: - Nghiên cứu lý luận về chính sách công và chính sách pháp luật: Tiêu biểu là một số công trình nghiên cứu được công bố dưới hình thức ấn phẩm là các sách chuyên khảo, sách tham khảo, giáo trình sử dụng ở cấp đại học và sau đại học, như: “Tổng quan về chính sách công” của tác giả Đỗ Phú Hải [ Đỗ Phú Hải (2017), Tổng quan về chính sách công, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội; “Những vấn đề cơ bản của chính sách công” [2] của PGS.TS Đặng Khắc Ánh và các đồng chủ biên biên soạn; “Đại cương về chính sách công” [39] của PGS. Nguyễn Hữu Hải và ThS. Lê Văn Hòa đồng chủ biên; “Chính trị trong chính sách công” của PGS.TS Triệu Văn Cường và các đồng chủ biên [23]; “Giám sát và đánh giá chính sách công” của TS. Lê Văn Hòa [Lê Văn Hòa (2016), Giám sát và đánh giá chính sách công, Nxb Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội]; Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách của tác giả Lê Chi Mai [ Lê Chi Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách, Nxb. Đại học quốc gia Hồ Chí Minh]... Các công trình khoa học này đều đề cập đến các khái niệm và các dấu hiệu của chính sách công, các loại hình chính sách công, các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách công, mô tả phân tích chính trị về chính sách công, cung cấp các công cụ để phân tích, tổng quan về toàn bộ chu trình chính sách từ lập chương trình kế hoạch, ra quyết định, thực hiện và đánh giá chính sách, giới thiệu về các chức năng chủ chốt của chính sách công, những thách thức và cách giải quyết những vấn đề đặt ra của chính sách công. 10
- Đặc biệt, rất đáng chú ý là loạt công trình nghiên cứu trực diện về CSPL của GS.TS Võ Khánh Vinh, trong đó phải kể đến các công trình tiêu biểu như: “Chính sách pháp luật”; “Xã hội học pháp luật, những vấn đề cơ bản” ; “Chính sách pháp luật: khái niệm và các dấu hiệu”; “Đời sống pháp luật – khách thể của chính sách pháp luật ; “Các phương tiện của chính sách pháp luật”; “Chính sách xây dựng pháp luật – Một loại chính sách pháp luật và một hình thức thực hiện chính sách pháp luật” ; Học thuyết pháp luật – Hình thức thực hiện chính sách pháp luật; Quan niệm tổng thể về chính sách xây dựng pháp luật ở Việt Nam; Chính sách pháp luật thi hành án hình sự: Những vấn đề lý luận [146] Tiếp cận CSPL như một loại hình chính sách công, GS Võ Khánh Vinh có thể xem là người đầu tiên đề cập nghiên cứu về CSPL một cách toàn diện và có hệ thống. Trong các công trình của mình, GS Võ Khánh Vinh đã nêu ra khái niệm và các dấu hiệu của CSPL; hệ thống CSPL; lập luận về khách thể và các phương tiện của CSPL; nêu và phân tích các hình thức thực hiện CSPL; làm rõ các loại và các cấp độ, các mối liên hệ của CSPL….Nhận thức lý luận về CSPL thể hiện trong các công trình nghiên cứu của GS. Võ Khánh Vinh đã được tiếp thu và phát triển trong nhiều công trình nghiên cứu sau đó với quy mô và các loại hình ấn phẩm khác nhau, trong đó có một số luận án tiến sĩ như: “ Chính sách pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội” [ Huỳnh Thị Kim Ánh, (2020) Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội]; “ Chính sách xét xử hình sự ở Việt Nam” [ Đặng Văn Cường, (2020), Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội]… - Nghiên cứu lý luận về phòng, chống BLGĐ: Lĩnh vực nghiên cứu này diễn ra sôi động, xuất phát từ mối quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và xã hội đối với vấn đề bảo đảm quyền con người và tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam. Theo đó, các công trình nghiên cứu có số lượng nhiều, đa dạng về hình thức ấn phẩm và quy mô. Đáng chú ý là những công trình sau: “Những vấn đề giới từ lịch sử đến hiện đại”[56] của Phan Văn Khôi, Đỗ Thị Thạch. Cuốn sách này đã nêu bật vấn đề giới trong kinh điển Mác xít; tư tưởng, quan điểm của các nhà mác xít là cơ sở lý luận, phương pháp luận quan trọng để nhận thức và thực hiện bình đẳng giới ở nước ta hiện nay. Vấn đề giới trong đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam được đánh giá rất tiến bộ và tích cực trên phương diện bình đẳng giới. Tuy nhiên, đường lối, chính sách pháp luật này được thực thi trong cuộc sống ra sao? Cần tiếp tục, hoàn thiện và bổ sung như thế nào để đem lại hiệu quả cao trong thực 11
- tiễn đã được làm rõ trong nội dung của cuốn sách. Vấn đề giới trong thông tin đại chúng. Phần này các bài viết tập trung nghiên cứu vấn đề giới trong một số phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, internet... Các tác giả đã chỉ ra được vai trò và tầm quan trọng của thông tin đại chúng và mặt hạn chế cần được khắc phục của thông tin đại chúng trong công tác tuyên truyền bình đẳng giới. Vấn đề giới trong sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Đối tượng hướng tới là sách giáo khoa giáo dục phổ thông để giảng dạy cho các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 12, với độ tuổi từ 6 tuổi đến 15 tuổi. Đây là lứa tuổi rất cần được nhận thức về giới. “Phòng ngừa tội phạm có sử dụng bạo lực những vấn đề lý luận”[104] của Bùi Văn Thịnh. Đây là sách chuyên khảo đầu tiên đề cập tương đối có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động phòng ngừa tội phạm có sử dụng bạo lực và thực tiễn tổ chức chỉ đạo hoạt động phòng ngừa tội phạm có sử dụng bạo lực. Đặc biệt, cuốn sách đã chỉ ra các nhóm nguyên nhân và điều kiện của tội phạm có sử dụng bạo lực ở nước ta thời gian qua như: Nhóm nguyên nhân và điều kiện thuộc về yếu tố xã hội, nhóm nguyên nhân thuộc về các cơ quan thực thi pháp luật, nhóm nguyên nhân thuộc về bản thân đối tượng phạm tội có sử dụng bạo lực... Tài liệu là cơ sở lý luận quý giá để tác giả luận án có thể kế thừa trong nghiên cứu chính sách pháp luật phòng, chống BLGĐ của nghiên cứu sinh. “Một số cách tiếp cận trong nghiên cứu bạo lực gia đình đối với người cao tuổi” [49] của Trần Thị Hồng, Lê Thị Hồng Hải. Trên cơ sở tài liệu thu thập được trong và ngoài nước, bài viết giới thiệu và phân tích một số cách tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu về bạo lực đối với người cao tuổi nói chung và bạo lực đối với người cao tuổi trong gia đình nói riêng. Bài viết có giá trị cao trong nghiên cứu về tình trạng và nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực đối với người cao tuổi trong gia đình Việt Nam. Thông qua cách tiếp cận nghiên cứu của bài viết cung cấp cơ sở lý luận quan trọng giúp lý giải vấn đề bạo lực đối với người cao tuổi trong gia đình. “Một số nhận thức về khái niệm tội phạm bạo lực gia đình” [115] của Lê Thị Hồng Thương. Bài viết này phân tích BLGĐ dưới góc độ một hành vi vi phạm pháp luật được điều chỉnh bởi pháp luật hình sự. Bên cạnh đó tác giả phân tích cụ thể cấu thành của tội phạm BLGĐ. Bài viết là một trong những cơ sở để nghiên cứu chế tài phòng, chống BLGĐ hiện nay. 12
- “Một số vấn đề về nghiên cứu bạo lực gia đình ở Việt Nam” [107] của Hoàng Bá Thịnh. Bài viết đề cập đến một số vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu BLGĐ ở Việt Nam. Cụ thể, như không nên tuyệt đối hóa bạo lực giới một chiều; Cần tránh những sai sót về phương pháp nghiên cứu, điều tra về BLGĐ. Thông qua bài viết tác giả đã chỉ ra những hạn chế trong nghiên cứu về BLGĐ ở Việt Nam nhằm tránh những hiểu lầm đáng tiếc trong cộng đồng nhất là trên phương tiện thông tin đại chúng. Ở ngoài nước, nghiên cứu lý luận liên quan đến CSPL phòng, chống BLGĐ chủ yếu được nhìn nhận từ yêu cầu bảo đảm quyền của nhóm dễ bị tổn thương. Đáng chú ý là các công trình sau: “International standards of the Law on demestic Violence Prevention and Control – chuẩn mực quốc tế của Luật phòng, chống bạo lực gia đình, 2008” của tác giả Shelley Casey, chuyên gia về giới của Liên hợp quốc [152] đã nêu rõ mục đích của Luật phòng, chống BLGĐ của các quốc gia. Trong đó có nêu những tình huống có thể dẫn tới việc ban hành quyết định bảo vệ, độc lập với bất cứ việc kiện tụng hoặc sự can thiệp pháp lý nào khác (hình sự, dân sự, hành chính); chế tài đối với việc vi phạm quyết định bảo vệ, các hoạt động hỗ trợ nạn nhân BLGĐ, hỗ trợ khẩn cấp; các hình thức xử lý bổ sung với người vi phạm. Đây là một công trình nghiên cứu sâu về BLGĐ và phòng, chống BLGĐ, cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng thể về hiện tượng BLGĐ từ cách thức, phương tiện hạn chế, khắc phục và ngăn ngừa BLGĐ. “Family Law in the Twentieth Century: A History - Luật gia đình trong thế kỷ XX: Một lịch sử ”, của tác giả Stephen Cretney [164]. Cuốn sách này là một nghiên cứu về những thay đổi của pháp luật về gia đình trong thế kỷ XX. “Family Law in the World Community: Cases, Materials, and Problems in Comparative and International Family Law - Luật gia đình trong cộng đồng thế giới. Các án lệ, văn bản và các vấn đề Luật Quốc tế so sánh về gia đình” của tác giả Marianne D. Blair, Merle H. Weiner, Barbara Stark, Solangel Maldonado [161]. Cuốn sách này bao gồm một loạt các vấn đề tư pháp quốc tế, bao gồm bắt cóc trẻ em, nuôi con, nuôi con nuôi, thực thi pháp luật hỗ trợ trẻ em, công nhận kết hôn và ly hôn. “International family law - Pháp luật gia đình quốc tế” của tác giả Barbara Stark [162]. Cuốn sách này phân tích lý do tại sao cần phải nghiên cứu pháp luật gia đình quốc tế, phân tích các nội dung của pháp luật gia đình quốc tế trong mối tương quan so sánh với pháp luật gia đình trong nước. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 639 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 481 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 402 | 114
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 248 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
304 p | 173 | 40
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 90 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay
182 p | 86 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 200 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
305 p | 135 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 64 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay
204 p | 64 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay
179 p | 67 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 270 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 p | 27 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
197 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
163 p | 38 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
27 p | 57 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
23 p | 16 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn