Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh duyên hải miền Trung
lượt xem 15
download
Luận án Tiến sĩ Luật học "Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh duyên hải miền Trung" trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề lý luận và pháp luật hình sự một số quốc gia quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp; Quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Bộ luật Hình sự năm 2015 và pháp luật một số quốc gia; Thực tiễn và các yêu cầu, giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp từ các tỉnh duyên hải miền Trung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh duyên hải miền Trung
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --o0o-- PHÙNG ANH DŨNG CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN CÁC TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2023
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --o0o-- PHÙNG ANH DŨNG CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN CÁC TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 9.38.01.04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN VĂN ĐỘ HÀ NỘI - 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu nêu trong luận án là trung thực. Các luận điểm kế thừa trong luận án được trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong công trình nào khác. Nghiên cứu sinh PHÙNG ANH DŨNG
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................. 8 1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước ..................................................... 8 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước....................................................... 13 1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................... 28 1.4. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .......... 30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................. 33 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ QUỐC GIA QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP ............................................................................. 34 2.1. Những vấn đề lý luận về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp......... 34 2.2. Dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp ........................................................................................................... 50 2.3. Cơ sở của việc quy định các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Bộ luật Hình sự ................................................................................ 53 2.4. Quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong pháp luật hình sự một số quốc gia .............................................................................. 55 2.5. Một số vấn đề lý luận về định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp ............................................ 61 Kết luận Chương 2 ........................................................................................ 65 Chương 3: QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM........................ 66 3.1. Khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp từ năm 1945 đến khi có bộ luạt hình sự 2015 ........................................................................................................... 66 3.2. Quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Bộ luật hình sự 2015....................................................................................................... 74 Kết luận Chương 3 ........................................................................................ 97
- Chương 4: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP VÀ CÁC YÊU CẦU GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC TỘI PHẠM NÀY. .................................................................................................. 99 4.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp tại các tỉnh duyên hải miền Trung .................................................... 99 4.2. Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật về các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp ................................................... 127 4.3. Các giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp ............................................ 136 Kết luận Chương 4 ...................................................................................... 148 KẾT LUẬN .................................................................................................. 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...................... 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 153
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự CQĐT Cơ quan điều tra CQTHTT Cơ quan tiến hành tố tụng HĐXX Hội đồng xét xử KSV Kiểm sát viên NXB Nhà xuất bản TAND Tòa án nhân dân TNHS Trách nhiệm hình sự TTHS Tố tụng hình sự VKS Viện kiểm sát VKSND Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao XHCN Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Số liệu các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp trên địa bàn các tỉnh duyên hải miền Trung giai đoạn 2010 - 2021................................ 100 Bảng 4.2. Số liệu các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp tại từng địa phương cụ thể thuộc các tỉnh duyên hải miền Trung giai đoạn 2010 – 2021 ....................................................................................................... 101 Bảng 4.3. Tỷ lệ tội phạm cụ thể trong nhóm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trên địa bàn các tỉnh duyên hải miền Trung trong năm 2021 .. 102 Bảng 4.4 Kết quả định tội danh đối với người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp trên địa bàn các tỉnh duyên hải miền Trung giai đoạn 2010 - 2021 ........................................................................................... 103 Bảng 4.5. Kết quả quyết định hình phạt đối với người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp trên địa bàn các tỉnh duyên hải miền Trung giai đoạn 2010 - 2021................................................................................... 104
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong số các hoạt động của Nhà nước thì hoạt động tư pháp là một dạng hoạt động có ý nghĩa đặc biệt nhằm mục đích bảo vệ công lý, giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, xã hội và công dân. Những hành vi trực tiếp xâm phạm đến sự đúng đắn của hoạt động tư pháp có thể dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng trong việc thực thi công lý, duy trì trật tự xã hội cũng như đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do đó, việc bảo vệ hoạt động tư pháp bằng pháp luật hình sự là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với bất kỳ Nhà nước nào bởi chính sự tồn tại, phát triển của hệ thống những quan hệ xã hội trong lĩnh vực này có ý nghĩa góp phần đảm bảo cho xã hội được ổn định và phát triển theo một trật tự nhất định mà Nhà nước mong muốn. Đây cũng là lý do mà Nhà nước ta quy định các tội xâm phạm hoạt động tư pháp thành một chương độc lập trong BLHS, cụ thể là Chương XXIV với các tội phạm được quy định từ Điều 367 đến Điều 391 BLHS năm 2015. Trong những năm vừa qua, tình hình các tội xâm phạm hoạt động tư pháp ở nước ta diễn biến phức tạp khi số vụ phạm tội gia tăng theo từng năm, nhất là tại các tỉnh duyên hải miền Trung đã xảy ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đối với niềm tin của người dân vào hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp. Nhiều vụ án liên quan đến hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp tại các tỉnh duyên hải miền Trung như vụ án dùng nhục hình dẫn đến hậu quả nạn nhân Ngô Thanh Kiều bị chết tại Phú Yên; vụ án ông Huỳnh Văn Nén bị bức cung, dùng nhục hình dẫn đến chấp hành hình phạt tù oan sai gần 17 năm… đã gây xôn xao dư luận trong cả nước. Theo báo cáo công tác năm 2021 của Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực duyên hải miền Trung thì số lượng vụ án khởi tố tăng 4,7% về số vụ so với cùng kỳ năm 2020, tăng cao hơn tỷ lệ toàn quốc là 3,1%; chức vụ, xâm phạm hoạt động tư pháp tăng 8,5% cùng kỳ năm trước (trong khi trên toàn quốc, tỷ lệ này chỉ là 6,1%). Dự báo trong giai đoạn sắp tới, tình hình tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp trên phạm vi cả nước nói chung và tại địa bàn các tỉnh duyên hải miền Trung nói riêng sẽ còn diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi và gây khó khăn hơn trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp trong thời gian qua còn tồn tại nhiều hạn chế, vướng mắc. Trong một số vụ án liên quan đến tội dùng nhục hình, việc định tội danh đối với người phạm tội vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau, chưa có sự thống nhất trên thực tế. Điển hình là trường hợp 1
- người phạm tội thực hiện hành vi dùng nhục hình để tước bỏ tính mạng của nạn nhân, cố ý xâm phạm đến hai khách thể khác nhau là sự đúng đắn của hoạt động tư pháp và tính mạng con người nhưng chỉ bị truy cứu TNHS về tội dùng nhục hình trong khi một số địa phương khác lại truy cứu TNHS về cả hai tội danh. Những hạn chế, vướng mắc này đã gây nhiều bức xúc, ảnh hưởng đến sự nghiêm minh, chính xác của hoạt động áp dụng pháp luật hình sự. Từ khi được ban hành lần đầu tiên vào năm 1985, BLHS Việt Nam đã liên tục được nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với chính sách hình sự của Nhà nước ta qua mỗi thời kỳ. Qua nghiên cứu cho thấy, một số hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến hoạt động tư pháp, thể hiện tính nguy hiểm cao cho xã hội nhưng chưa được luật hình sự quy định là tội phạm nên không thể truy cứu TNHS. Đồng thời, hệ thống hình phạt quy định trong các tội xâm phạm hoạt động tư pháp nói chung đã nghiêm khắc và đáp ứng được mục đích trừng trị, giáo dục người phạm tội nhưng quy định về hình phạt trong một số tội phạm cụ thể còn mâu thuẫn với phần chung. Mức chế tài quy định trong một số điều luật còn thể hiện sự bất hợp lý khi so sánh trong mối tương quan chung, chưa tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Đồng thời, quy định pháp luật hình sự hiện hành về dấu hiệu pháp lý của một số tội phạm hoạt động tư pháp vẫn còn nhiều điểm bất cập, không hợp lý nên dẫn đến những khó khăn, trong việc áp dụng thực tế xử lý TNHS đối với các tội phạm này. Bên cạnh đó, việc nhận thức về lý luận đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp của những người tiến hành tố tụng chưa được đầy đủ nên dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật không thống nhất, bỏ lọt tội phạm hoặc nhầm lẫn giữa tội danh trong nhóm tội phạm này với các tội danh thuộc nhóm tội phạm khác trong BLHS. Trong những năm qua, công tác nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến các tội xâm phạm hoạt động tư pháp chưa được quan tâm, chú trọng triển khai nên việc áp dụng pháp luật về nhóm tội phạm này phát sinh nhiều sai sót trên thực tế và chưa có phương hướng giải quyết kịp thời, ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm này. Ở giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tiếp tục tiến hành công cuộc cải cách tư pháp, cải cách hành chính nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng hệ thống tư pháp minh bạch, hiệu quả, bảo vệ công lý, vì con người. Chiến lược cải cách tư pháp đã đề ra một trong những phương hướng quan trọng, đó là hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự phù hợp với nền 2
- kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trên cơ sở những định hướng lớn của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm, qua nghiên cứu quy định trong BLHS Việt Nam hiện hành về TNHS đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, tác giả nhận thấy vẫn còn những khoảng trống, bất cập về lý luận, pháp luật cũng như hạn chế trong việc áp dụng những quy định này trên thực tế. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với khoa học pháp lý là phải định hướng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phát triển theo xu thế chung của thời đại thông qua việc nghiên cứu rà soát pháp luật, chính sách đối chiếu, so sánh với thông lệ quốc tế và các tiêu chuẩn về quyền con người cũng như mô hình hoạt động ưu việt trên thế giới để tham khảo đánh giá tìm giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam; xây dựng lại các quy phạm pháp luật có tính khả thi hơn, minh bạch hơn. Việc nghiên cứu về TNHS đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp hiện nay vẫn chưa được các chuyên gia pháp lý hình sự quan tâm. Số lượng các công trình nghiên cứu liên quan đến nhóm tội phạm này hiện tại rất ít các tác giả thường đi sâu nghiên cứu về TNHS của một tội phạm cụ thể chứ không nghiên cứu về TNHS của nhóm tội phạm. Do đó, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự về TNHS đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp sẽ làm phong phú thêm về lý luận và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật; góp phần vào quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật hình sự trong thời gian tới. Như đã phân tích ở trên, tình hình tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp tại địa bàn các tỉnh duyên hải miền Trung trong những năm qua diễn biến phức tạp với số vụ phạm tội và tính chất nguy hiểm luôn ở mức cao hơn những địa phương khác trên cả nước. Bên cạnh đó, việc áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp tại địa bàn các tỉnh duyên hải miền Trung cũng phát sinh nhiều hạn chế, vướng mắc. Vì lý do đó, tác giả quyết định chọn đề tài: “Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh duyên hải miền Trung” làm luận án Tiến sĩ luật học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án đưa ra nhận thức về lý luận đối với nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp, đề xuất những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. 3
- 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đã nêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án được xác định cụ thể như sau: Nghiên cứu cơ sở lý luận về tội xâm phạm hoạt động tư pháp và cơ sở lý luận của việc ban hành các quy định về TNHS đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp; Nghiên cứu so sánh quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong pháp luật hình sự một số quốc gia trên thế giới và từ đó rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam; Khái quát lịch sử và phân tích thực trạng quy định pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp; Đánh giá thực tiễn áp dụng quy định pháp luật hình sự hiện hành về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp tại địa bàn các tỉnh duyên hải miền Trung, làm sáng tỏ những bất cập, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân dẫn đến những bất cập, hạn chế, vướng mắc đó; Đề xuất những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp; đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các quan điểm khoa học về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp; Các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật một số nước về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp; Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hình sự hiện hành về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp tại địa bàn các tỉnh duyên hải miền Trung. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án được xác định như sau: Về nội dung, đề tài nghiên cứu về dấu hiệu pháp lý và TNHS đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hình sự để xử lý hình sự đối với nhóm tội phạm này; Về thời gian, đề tài nghiên cứu việc áp dụng quy định pháp luật hình sự Việt Nam để xử lý TNHS đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp từ năm 2010 đến nay; Về không gian, đề tài nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định pháp luật hình sự Việt Nam để xử lý TNHS đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp tại địa 4
- bàn các tỉnh duyên hải miền Trung, bao gồm các tỉnh thành: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu, luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đây là phương pháp luận khoa học được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ luận án để đánh giá khách quan về TNHS đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam. Theo đó, luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp luật học so sánh, đối chiếu, phương pháp thống kê, phương pháp khảo sát, phương pháp lịch sử cụ thể…Để hoàn thành mục đích nghiên cứu thì có sự kết hợp các phương pháp trong từng phần của luận án, phương pháp phân tích và tổng hợp là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong luận án. Đối với mỗi chương có thể nêu ra phương pháp nghiên cứu chủ đạo như sau: - Chương 1, tổng quan tình hình nghiên cứu - Chương 2, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống các thông tin từ các công trình đã được công bố trong và ngoài nước để tạo nền kiến thức chung và giải quyết triệt để cơ sở lý luận của đề tài này. Bên cạnh đó, tác giả dùng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, luật học so sánh để khẳng định những quy định về TNHS đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, chỉ ra được những vấn đề pháp lý cần học hỏi từ kinh nghiệm quốc tế, đưa ra những vấn đề gợi mở cho Việt Nam. - Chương 3, tác giả sử dụng phương pháp hệ thống, tổng hợp và phân tích để đánh giá các quy định về tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong quy định pháp luật hình sự Việt Nam và các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, tác giả dùng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, luật học so sánh để khẳng định những quy định về tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, chỉ ra được những vấn đề pháp lý cần học hỏi từ kinh nghiệm quốc tế, đưa ra những vấn đề gợi mở cho Việt Nam. - Chương 4, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê và xã hội học pháp luật để xem xét về tình hình tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và thực tiễn 5
- áp dụng quy định pháp luật hình sự để xử lý hình sự đối với nhóm tội phạm này tại địa bàn các tỉnh duyên hải miền Trung nhằm đánh giá và phát hiện những thành công và những hạn chế cần khắc phục. Tác giả còn sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp để chỉ ra những mặt hạn chế, bất cập và đánh giá hiệu quả của việc áp dụng quy định pháp luật hình sự trong xử lý hình sự đối với các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp tại địa bàn các tỉnh duyên hải miền Trung; - Cuối cùng, tác giả sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống để đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. Thêm vào đó, có kết hợp với phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp luật học so sánh, phương pháp hệ thống để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng quy định pháp luật hình sự để xử lý hình sự đối với các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp theo luật hình sự Việt Nam. 5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án Điểm mới của Luận án thể hiện ở chỗ đây là công trình khoa học đầu tiên ở cấp độ luận án tiến sỹ nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về TNHS đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trên cơ sở quy định của pháp luật hình sự hiện hành và chính sách hình sự đổi mới. Luận án đã hệ thống và phát triển hệ thống lý luận mới; phân tích có so sánh các quy định của pháp luật hiện hành về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp; đánh giá thực tiễn và đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án Luận án có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. - Về lý luận, Luận án góp phần bổ sung, làm giàu, cụ thể hóa lý luận luật hình sự, lý luận áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp; - Về thực tiễn, Luận án là tài liệu tham khảo cho các cơ quan lập pháp trong nghiên cứu hoàn thiện các quy định của BLHS; cho các cơ quan có thẩm quyền trong hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật và cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong khởi tố điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm hoạt động tư pháp; - Luận án cũng có thể được sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập về Luật hình sự nói chung, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp nói riêng. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, các công trình nghiên cứu đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo, Luận án gồm 4 chương: 6
- Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Những vấn đề lý luận và pháp luật hình sự một số quốc gia quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp Chương 3. Quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Bộ luật Hình sự năm 2015 và pháp luật một số quốc gia Chương 4. Thực tiễn và các yêu cầu, giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp từ các tỉnh duyên hải miền Trung 7
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước Quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp đã được các học giả nước ngoài chú trọng nghiên cứu trong những năm gần đây. Những quan điểm về nhóm tội phạm này được phản ánh rõ nét bởi điều kiện kinh tế, yếu tố văn hóa - lịch sử, truyền thống pháp luật có tính chất đặc trưng của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực và phổ quát trên bình diện toàn cầu. Trên thế giới hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, có thể kể đến như: - Bài viết “Crimes against Justice under the Legislation of the States of the European Union” (Các tội phạm chống lại công lý theo luật của các quốc gia Liên minh Châu Âu), của nhóm tác giả Andrii R. Vorobchak, Viktor V. Nalutsyshyn, Olena V. Popovych, tạp chí International Journal of Criminology and Sociology, tháng 9/2020. Nhóm tác giả đã phân tích quy định về các tội phạm chống lại công lý (tương ứng với các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp theo luật hình sự Việt Nam) và TNHS đối với tội phạm này trong pháp luật hình sự các nước Latvia, Lithuania, Romania, Slovenia, Cộng Hòa Séc, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan và Đan Mạch trong sự so sánh với quy định pháp luật hình sự Ukraina. Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã thống kê về tình hình tội phạm và việc xử lý TNHS đối với một số tội phạm chống lại công lý tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả nêu lên những ưu điểm trong quy định về tội phạm chống lại công lý của các nước Liên minh Châu Âu cũng như thực tiễn truy cứu TNHS đối với tội phạm này, từ đó rút ra những kinh nghiệm pháp lý mà Ukraina cũng như các quốc gia khác có thể học tập để hoàn thiện quy định pháp luật về các tội phạm chống lại công lý. Việc tham khảo bài viết này giúp tôi có thêm các kiến thức liên quan đến các tội danh xâm phạm hoạt động tư pháp cũng như hình phạt có thể áp dụng đối với tội phạm này trong pháp luật của một số quốc gia Liên minh Châu Âu cũng như học tập kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia này. - Bài viết “Neveda Defense lawyer explains crimes against public justice” (Luật sư bào chữa bang Neveda giải thích các tội phạm chống lại công lý) của nhóm luật sư bào chữa bang Neveda, Hoa Kỳ. Trong bài viết này, các tác giả đã phân tích các tội phạm chống lại công lý trong pháp luật Hoa Kỳ, bao gồm các hành vi phạm tội như: Đưa hối lộ cho cán bộ tư pháp hoặc đòi, nhận hối lộ với tư cách là cán bộ tư pháp; Khai gian dối hoặc thuyết phục hoặc hỗ trợ ai đó khai gian dối; Đe dọa bồi 8
- thẩm đoàn, trọng tài, công chức hoặc nhân viên công vụ khác; Cản trở cuộc điều tra tội phạm bằng cách từ chối tiết lộ thông tin theo yêu cầu từ cơ quan điều tra… Đồng thời, theo quy định của luật hình sự Hoa Kỳ thì chủ thể của nhóm tội phạm này có thể bao gồm những người làm việc trong hệ thống tư pháp và những người không nằm trong hệ thống tư pháp. Tiếp đến, nhóm tác giả đã phân tích một số vụ án liên quan đến tội phạm chống lại công lý diễn ra tại bang Neveda, đặc biệt là các vụ án liên quan đến hành vi ra bản án, quyết định trái pháp luật của các thẩm phán cũng như việc xử lý hình sự đối với các thẩm phán này. Trên cơ sở xác định một số hạn chế còn tồn tại trong quá trình xử lý hình sự các tội phạm chống lại công lý, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả truy cứu TNHS đối với những người phạm tội này. Đây là một công trình nghiên cứu khá chi tiết về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong pháp luật Hoa Kỳ, có thể giúp tác giả hiểu thêm về những ưu điểm cho những quy định này để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam. - Bài viết “Criminological aspects of crimes against public justice committed by prosecution authorities office holders” (Khía cạnh tội phạm của tội phạm chống lại công lý được thực hiện bởi người có thẩm quyền công tố) của tác giả Sinelnikov. Trong bài viết này, tác giả đưa ra phân tích các khía cạnh pháp lý của tội phạm chống lại công lý do người có thẩm quyền trong các cơ quan công tố thực hiện, cụ thể là các công tố viên trong quá trình thi hành công vụ. Tác giả phân tích các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm này, trong đó nổi bật là nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của môi trường nghề nghiệp đối với việc phát sinh các tội ác chống lại công lý. Tác giả nhận định rằng việc tội phạm phát sinh và tồn tại có liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng sau: Cán bộ thực thi pháp luật không đủ trình độ văn hóa pháp lý; Ý thức tiêu cực trong việc thực thi pháp luật; Việc phạm tội bởi người có thẩm quyền trong các cơ quan thực thi pháp luật hiếm khi bị phát hiện và trừng phạt.... Tính chất đặc biệt của tội phạm này và hạn chế trong quy định của luật hình sự được xác định là những yếu tố quyết định làm cho tình hình tội phạm này ngày càng gia tăng. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp khắc phục hạn chế trong quy định pháp luật hình sự về nhóm tội phạm này cũng như nâng cao hiệu quả phát hiện và xử lý các hành vi phạm tội xâm phạm công lý do người có thẩm quyền trong các cơ quan công tố thực hiện. Việc tham khảo bài viết này có thể giúp tác giả hiểu thêm các nguyên nhân dẫn đến một số hạn chế trong việc áp dụng pháp luật về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp đưa ra một số kiến nghị để khắc phục những hạn chế này. 9
- - Bài viết “The Scottish Criminal Justice System” (Hệ thống tư pháp hình sự Scotland), University of Glasgow, 2019. Bài viết giới thiệu về hệ thống tư pháp hình sự của Scotland, phân tích các hành vi bị coi là xâm phạm đến tư pháp hình sự do các nhân viên tư pháp thực hiện, hình phạt bị áp dụng đối với các hành vi này và tình hình tội phạm xâm phạm đến hoạt động tư pháp diễn ra tại Scotland trong các năm 2016, 2017 và 2018. Trong đó, một số hành vi bị coi là xâm phạm đến tư pháp hình sự do các nhân viên tư pháp thực hiện có nét tương đồng với quy định trong luật hình sự Việt Nam như: Thẩm phán hoặc Bồi thẩm đoàn nhận hối lộ để ra phán quyết có lợi cho người bị buộc tội; Hành vi cố ý tiêu hủy hồ sơ vụ án; Cố ý bức cung, dùng nhục hình đối với người bị buộc tội… Việc nghiên cứu quy định về các tội phạm xâm phạm đến tư pháp cũng như hình phạt đối với các tội phạm này trong hệ thống tư pháp hình sự của Scotland nhằm hiểu rõ kinh nghiệm lập pháp của quốc gia này, góp phần hoàn thiện quy định pháp luật hình sự Việt Nam về các tội phạm xâm phạm xâm phạm hoạt động tư pháp cũng như nâng cao hiệu quả xử lý nhóm tội phạm này. - Bài viết “Offences against Public Justice” (Các tội chống lại Công lý) của tác giả Srishti John, 9/2020. Tác giả đã phân tích quy định về các tội chống lại Công lý trong BLHS Ấn Độ tại Chương XI, phần 201 đến phần 229A. Cụ thể tác giả đã phân tích dấu hiệu pháp lý của các tội danh này theo quy định của Luật Hình sự Ấn Độ, trong đó tác giả đặc biệt phân tích chuyên sâu liên quan đến các tội danh Tiêu hủy hoặc làm sai lệch chứng cứ do người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan tư pháp thực hiện và tội Cung cấp các thông tin sai sự thật do chủ thể thường thực hiện. Tác giả phân biệt những trường hợp tiêu hủy hoặc làm sai lệch chứng cứ cấu thành tội phạm chống lại Công lý tại Điều 201 và những trường hợp cấu thành tội phạm tại các Chương khác hoặc không phạm tội. Đồng thời, tác giả cũng phân tích quy định pháp luật và minh chứng bằng các vụ án thực tế liên quan đến tội cung cấp các thông tin sai sự thật nhằm phân biệt những trường hợp cấu thành tội phạm này theo quy định tại Điều 203 BLHS Ấn Độ và những trường hợp cung cấp các thông tin sai sự thật nhưng không phạm tội. Các nội dung trong bài viết này cung cấp các thông tin cơ bản về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong quy định pháp luật hình sự Ấn Độ hiện nay, giúp tôi có thêm cơ sở để đưa ra một số kiến nghị phù hợp với bối cảnh tại Việt Nam. - Bài viết “Trends in offences against the administration of justice” (Các xu hướng vi phạm chống lại sự quản lý của tư pháp) của tác giả Marta Burczycka và Christopher Munch, Nxb Juristat, 2015. Trong bài viết này, các tác giả đã phân tích 10
- các tội phạm chống lại các hoạt động tư pháp trong BLHS Canada như Hối lộ quan chức tư pháp, khai báo gian dối, không tham dự phiên tòa, vượt ngục, vi phạm tuyên thệ, cản trở khai báo, hành vi sai trái của quan chức trong quá trình thực thi công lý. Nhóm tác giả đưa ra các số liệu về tội phạm chống lại các hoạt động tư pháp từ năm 2004 đến năm 2015 để xác định xu hướng gia tăng của nhóm tội phạm này tại Canada. Từ đó, nhóm tác giả đã phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của nhóm tội phạm này, bao gồm hạn chế trong quy định pháp luật và sự lỏng lẻo trong việc quản lý. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp để khắc phục những hạn chế này. Việc nghiên cứu bài viết giúp tôi có thêm hiểu biết liên quan đến quy định pháp luật hình sự Canada về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, so sánh với quy định pháp luật hình sự Việt Nam để xác định những hạn chế trong quy định của BLHS hiện nay. - Bài viết “Public justice offences” (Xâm phạm Công lý), Australian Law Reform Commission, 2010. Nhóm nghiên cứu đã phân tích khái quát về các hành vi xâm phạm công lý theo quy định của pháp luật Australia, trong đó xác định hành vi xâm phạm công lý là các hành vi phạm tội nhằm can thiệp vào hoạt động của cơ quan hành pháp, nhân viên tư pháp, bồi thẩm đoàn và người làm chứng. Đồng thời, nhóm tác giả phân biệt những trường hợp bị coi là đồng phạm trong việc thực hiện tội phạm xâm phạm công lý và những trường hợp không bị coi là đồng phạm. Trên cơ sở phân tích một số vụ án điển hình, nhóm tác giả đã chỉ ra những bất cập trong quy định pháp luật về tội phạm này cũng như những sai sót trong quá trình xử lý tội phạm của các cơ quan thực thi pháp luật tại Australia. Từ đó, nhóm tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phát hiện và xử lý đối với nhóm tội phạm này. Những khuyến nghị của nhóm tác giả giúp tác giả có thêm cơ sở lý luận để đưa ra một số giải pháp trong luận án này. - Sách chuyên khảo “Blackstone's Commentaries on the Laws of England” (Các bình luận của Blackstone về luật pháp của nước Anh), Yale Law School, 2008. Nhóm nghiên cứu đã phân tích và có những bình luận chuyên sâu về các quy định pháp luật hình sự của Vương quốc Anh, trong đó có các tội chống lại hoạt động Công lý tại Chương 10. Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã khái quát lịch sử hình thành và phát triển quy định về các tội chống lại hoạt động Công lý tại Vương quốc Anh từ thế kỷ 15 cho đến hiện nay. Đồng thời, nhóm tác giả phân tích dấu hiệu pháp lý của các tội chống lại hoạt động Công lý, trong đó nhấn mạnh đến các hành vi diễn ra phổ biến tại Vương quốc Anh bao gồm cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án và lợi dụng quyền hạn để cản trở các hoạt động công lý. Trên cơ sở xác định những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động 11
- truy cứu TNHS đối với các tội phạm này, nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp để khắc phục những hạn chế đó, bao gồm cả việc sửa đổi quy định pháp luật hiện hành và nâng cao hiệu quả xét xử tội phạm. Nội dung của công trình này giúp tác giả có thêm kiến thức về các tội xâm phạm tư pháp trong luật hình sự vương quốc Anh, qua đó có thể so sánh, đối chiếu với quy định của BLHS Việt Nam hiện hành. - Sách chuyên khảo“Criminal Law” (Luật hình sự) của các tác giả Stephen A. Saltzbufg, John L.Diamond, Kit Kinports và Thomas H.Morawetz (xuất bản bởi The Michie Company, Law Publishers, 1994) đề cập đến rất nhiều vấn đề của khoa học luật hình sự trong: Cấu trúc và nguồn gốc của luật hình sự; cơ sở của hình phạt, lỗi trong luật hình sự, các giai đoạn phạm tội và đồng phạm, các nhóm tội phạm... Liên quan đến các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, cuốn sách có đề cập đến một số hành vi như: Nhận hối lộ, ra phán quyết trái pháp luật, cản trở điều tra, khai báo gian dối… thể, nhóm tác giả đã phân tích cơ sở để tội phạm hóa các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp vào trong BLHS, các dấu hiệu pháp lý của các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các đặc điểm riêng biệt của từng tội phạm cũng như phân tích TNHS đối với các chủ thể thực hiện các hành vi phạm tội này. - Giáo trình Расследование преступления (Điều tra hình sự) của GS,TSKH. Iablokova N.P (chủ biên), trường Đại học tổng hợp Lômônôxôp thuộc Đại học tổng hợp quốc gia Mátxcơva, xuất bản năm 2005 đã đưa ra các khái niệm, luận điểm khoa học và phương pháp luận về điều tra khám phá các vụ án hình sự; đồng thời đưa ra một số phương pháp, chiến thuật, thủ thuật, giả thuyết điều tra đối với các loại tội phạm và từng nhóm tội phạm cụ thể, trong đó có các tội phạm xâm phạm đến hoạt động tư pháp như: Tội đưa ra các chứng cứ giả, Tội xâm phạm đến tính mạng của người đang tiến hành các hoạt động tư pháp hoặc điều tra ban đầu, Tội cản trở việc thi hành hoạt động tư pháp và cản trở hoạt động điều tra ban đầu…theo quy định của BLHS Liên bang Nga. Nhóm tác giả xác định những yếu tố đặc trưng gây khó khăn cho việc điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, trong đó tiêu biểu là thủ đoạn che giấu hành vi phạm tội của những người có thẩm quyền thực hiện các hoạt động tư pháp, từ đó đưa ra các phương pháp điều tra phù hợp nhằm xử lý các hành vi phạm tội này. Việc nghiên cứu giáo trình này giúp tác giả xác định được cách thức cũng như những ưu điểm trong việc điều tra các hành vi phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp tại Liên bang Nga, đó rút ra được những kinh nghiệm cho Việt Nam. Bên cạnh đó còn có một số bài viết có liên quan đến các khía cạnh của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp như: International Criminal Justice, Critical 12
- Perspectives and New Challenges, Publisher: Springer Verlag, 2012; Siegel, Larry J. Criminology: The Core. Belmont, CA: Wadsworth/Thomson Learning, 2002; Public Order and Morality-Based Crimes, John Pearson, 2011; Umbreit, M.S., Vos B., Coates R.B., Lightfoot E. (2005), “Restorative justice in the twenty first century: A social movement full of opportunities and pitfalls”, Marquette Law Review, 89(2); Augustine Brannigan and Zhiqiu Lin, The Canadian Journal of Sociology, 1999… Như vậy, đã có một số công trình ở ngoài nước nghiên cứu về khái niệm, dấu hiệu pháp lý, nguyên nhân phát sinh và phương pháp điều tra các tội phạm xâm phạm đến hoạt động tư pháp. Tuy các công trình này còn khá sơ sài, chưa nghiên cứu tổng thể, chi tiết về các tội xâm phạm đến hoạt động tư pháp nhưng đây là cơ sở, là nguồn tài liệu có giá trị tham khảo để nghiên cứu sinh triển khai thực hiện đề tài của mình. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở nước ta hiện nay, vấn đề nghiên cứu về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo luật hình sự Việt Nam mới chỉ có một số công trình được công bố ở các mức độ khác nhau. Thứ nhất, đối với cấp độ các công trình nghiên cứu khoa học các cấp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, có một số công trình nghiên cứu một cách khái quát về nhóm tội phạm này cũng như nghiên cứu chi tiết về một hoặc một số tội phạm cụ thể xâm phạm hoạt động tư pháp, đó là: - Nguyễn Tất Viễn (1996), Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong luật hình sự Việt Nam, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Luật học [91]. Đây có thể được xem là công trình đầu tiên nghiên cứu chi tiết và chuyên sâu quy định pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Trong công trình này, trước hết tác giả đã phân tích các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trong việc tội phạm hóa các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp vào trong BLHS năm 1985 cũng như phân tích thực tiễn kinh nghiệm lập pháp về nhóm tội phạm này trong quy định pháp luật hình sự một số quốc gia khác. Sau đó, tác giả đã phân tích dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định trong BLHS năm 1985 cũng như TNHS cụ thể đối với các tội phạm này. Đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu, khảo sát và đánh giá tình hình các tội xâm phạm hoạt động tư pháp tại Việt Nam trong giai đoạn 10 năm (1986 - 1995), đánh giá việc áp dụng chính sách hình sự đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trên phạm vi cả nước. Trên cơ sở xác định hạn chế còn tồn tại trong quy định BLHS năm 1985 về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và thực tiễn áp dụng pháp luật cũng như các nguyên nhân dẫn đến hạn chế, tác giả đưa ra các 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 640 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 481 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 405 | 114
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 248 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 92 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay
182 p | 89 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 206 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 66 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng theo pháp luật Việt Nam hiện nay
158 p | 59 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay
179 p | 76 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay
204 p | 68 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
163 p | 38 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
27 p | 60 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo pháp luật Việt Nam hiện nay
192 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tính mạng của con người từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giới hạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam
178 p | 7 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tính mạng của con người từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn