Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
lượt xem 20
download
Luận án Tiến sĩ Luật học "Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay" trình bày trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề lý luận về tranh chấp và giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án; Thực trạng và thực tiễn pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toá án ở Việt Nam; Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng toà án.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM CÔNG THIÊN ĐỈNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NGƢỜI TIÊU DÙNG VỚI THƢƠNG NHÂN BẰNG TOÀ ÁN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội, 2022
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM CÔNG THIÊN ĐỈNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NGƢỜI TIÊU DÙNG VỚI THƢƠNG NHÂN BẰNG TOÀ ÁN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật kinh tế Mã số: 9 38 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Dƣơng Anh Sơn Hà Nội, 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và những điều tôi viết cũng như việc thu thập thông tin là trung thực, những kết luận đóng góp khoa học của luận án chưa được công bố trong các công trình khác hiện nay. TÁC GIẢ LUẬN ÁN PHẠM CÔNG THIÊN ĐỈNH
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, công lao của các quý Thầy, Cô rất to lớn, xin nhận nơi em lời cám ơn chân thành đến các quý Thầy, Cô trong thời gian qua đã giúp đỡ tận tình; Đặc biệt em xin cảm ơn quý Thầy, Cô trong học viện Khoa học xã hội, quý Thầy hướng dẫn, Gia đình; Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất có thể, nhưng cũng khó tránh những thiếu sót. Tác giả rất mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô để đề tài trở nên tốt hơn; Xin chân thành cảm ơn.
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt MỞ ĐẦU -------------------------------------------------------------------------------------- 1 1. Tính cấp thiết việc nghiên cứu của luận án -------------------------------------------- 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ---------------------------------------- 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ---------------------------------------- 3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án ------------------------- 4 5. Những đóng góp mới của luận án ------------------------------------------------------- 5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án --------------------------------------------- 5 7. Kết cấu của luận án ------------------------------------------------------------------------ 6 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ---------------------------------------- 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ------------------------------------------------------- 8 1.2. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu ----- 24 Kết luận chƣơng 1 -------------------------------------------------------------------------- 27 Chƣơng 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NGƢỜI TIÊU DÙNG VỚI THƢƠNG NHÂN BẰNG TOÀ ÁN ---------------------------------------------------------------------------- 28 2.1. Quan hệ về tiêu dùng và các yếu tố cấu thành -------------------------------------- 28 2.2. Tranh chấp tiêu dùng và giải quyết tranh chấp tiêu dùng ------------------------- 50 2.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong tiêu dùng -------------------------- 55 2.4. Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án của quốc gia khác và bài học rút ra cho Việt Nam ----------------------------- 76 Kết luận chƣơng 2 -------------------------------------------------------------------------- 80
- Chƣơng 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NGƢỜI TIÊU DÙNG VỚI THƢƠNG NHÂN BẰNG TOÁ ÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ----------- 82 3.1. Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án ở Việt Nam hiện nay -------------------------------------------------- 82 3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án ở Việt Nam hiện nay -------------------------------------- 110 3.3. Đánh giá chung pháp luật và tình hình thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án ---------------------------- 122 Kết luận chƣơng 3 ------------------------------------------------------------------------ 125 Chƣơng 4. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NGƢỜI TIÊU DÙNG VỚI THƢƠNG NHÂN BẰNG TOÀ ÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 126 4.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng Toà án - 126 4.2. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án ------------------------------------------------------------ 128 4.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án ---- 133 Kết luận chƣơng 4 ------------------------------------------------------------------------ 146 KẾT LUẬN -------------------------------------------------------------------------------- 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật Dân sự BLTTDS Bộ luật Tố tụng Dân sự BVQLNTD Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng BTTH Bồi thường thiệt hại LBVQLNTD Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng NTD Người tiêu dùng PLBVQLNTD Pháp Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng ADR Giải quyết tranh chấp thay thế (Alternative dispute resolution) ODR Giải quyết tranh chấp trực tuyến (Online dispute resolution)
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết việc nghiên cứu của luận án Khi đề cập đến chiến lược phát triển về kinh tế – xã hội của một đất nước, các nhà nghiên cứu luôn chú tâm đến khía cạnh pháp luật của nó và tìm ra phương thức điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển kinh tế. Để hội nhập với nền kinh tế đang phát triển to lớn của nhiều nước trên thế giới, và để góp phần giải quyết tốt các tranh chấp phát sinh trong hoạt động tiêu dùng, bảo đảm về quyền tự do kinh doanh, bảo vệ và tôn trọng lợi ích hợp pháp của mọi chủ thể trong kinh doanh, cũng như NTD và việc ổn định và phát triển nền kinh tế thị trường. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, quan hệ tiêu dùng đã được mỡ rộng nhiều quốc gia. Đặc biệt các quốc gia đang phát triển trên thế giới, sức cung tăng, sức cầu tăng, thương nhân ngày càng nhiều, NTD càng ngày càng đông vì thế khó tránh khỏi vấn đề tranh chấp xảy ra. Pháp luật điều chỉnh quan hệ tiêu dùng cũng từ đó mà hình thành và phát triển nhanh chóng. Trong quan hệ tiêu dùng, tranh chấp là điều khó tránh. Khi mối quan hệ cung, cầu này phát triển và mở rộng về quy mô, nó sẽ gia tăng tính chất phức tạp của việc cung ứng hàng hoá cũng đồng thời gia tăng tính phức tạp của các tranh chấp tiêu dùng. Điều này cần phải nghiên cứu tỷ mỷ để đảm bảo tính công bằng cho các bên nếu không may có tranh chấp xảy ra. Tranh chấp tiêu dùng không mới nhưng trước tình hình phát triển kinh tế, đường lối đổi mới và chính sách mở cửa của Nhà nước…đã tạo điều kiện cho nhiều thương nhân thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, có cơ hội phát triển, và NTD có cơ hội lựa chọn các sản phẩm mà họ cần. Trong quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa NTD với thương nhân khó có thể tránh khỏi các tranh chấp ngoài ý muốn. Trước bối cảnh đó Việt Nam đã cho ban hành LBVQLNTD 2010, các văn bản dưới luật. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định trong việc giải quyết tranh chấp tiêu dùng. Ví dụ: một số phương thức có thể giải quyết tranh chấp như: phương thức trọng tài, hoà giải, thương lượng, Toà án. Ngoài ra, PLBVQLNTD liên quan tới các 1
- ngành luật khác chẳn hạn như pháp luật dân sự, tố tụng dân sự, luật nhà ở, điều này khiến giới học giả và các nhà lập pháp chưa thể giải quyết hết trong bối cảnh yêu cầu đặt ra đối với hoạt động lập pháp. Hiện nay có nhiều quy phạm được ban hành với mục đích điều chỉnh tốt hơn mối quan hệ giữa NTD với thương nhân cụ thể bằng phương thức Toà án, vì thế việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện pháp luật là rất cần thiết cho giai đoạn phát triển kinh tế. Trong vấn đề giải quyết tranh chấp, một số ưu điểm cần được phát huy hơn nữa và một số nhược điểm cần hoàn thiện để trở nên tốt hơn. Ngày nay vị thế của NTD được nâng lên, pháp luật cũng đã chú tâm đến vấn đề có liên quan đến tranh chấp trong tiêu dùng. Trước yêu cầu chung đó, tác giả đã nhìn nhận: việc nghiên cứu quan hệ pháp luật tiêu dùng và các phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng là điều cần thiết. Hiện nay tranh chấp tiêu dùng có khuynh hướng gia tăng, chúng diễn biến phức tạp đòi hỏi phải có những phương thức giải quyết mang lại hiệu quả. Do dó việc lựa chọn một phương thức giải quyết hợp lý là vấn đề mang ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt tranh chấp phát sinh giữa thương nhân với NTD. Trên thực tế, Toà án là cơ quan có đầy đủ các chức năng để thực hiện những cơ sở pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng phương thức Toà án vừa có những ưu điểm nhất định, vừa có những điểm hạn chế cố hữu cần được nghiên cứu để khắc phục. Từ các phân tích trên, tác giả quyết định nghiên cứu đề tài: “Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng toà án theo pháp luật Việt Nam hiện nay.” Để làm đề tài nghiên cứu sinh cho mình, với mong muốn góp phần hoàn thiện pháp luật để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam trong tương lai. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Mục đích nghiên cứu Làm rõ các vấn đề lý luận, thực tiễn về việc giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân bằng Toà án theo pháp luật Việt Nam, đồng thời phân tích các khía cạnh, đánh giá những nội hàm liên quan đến lí luận đối với các mối liên hệ pháp 2
- luật tiêu dùng trên cơ sở đó đánh giá thực trạng pháp luật và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật. - Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu, hệ thống các ấn phẩm, công trình khoa học của các học giả đi trước gần gũi với đề tài, đúc kết kinh nghiệm, phát triển ý tưởng khoa học, từ đó cho ra những nhận định của riêng mình. Nhiệm vụ cụ thể của luận án bao gồm:1, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá các nội dung về mặt lí luận và thực tiễn liên quan tác động tới quan hệ pháp luật tiêu dùng, phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng toà án theo pháp luật Việt Nam hiện nay. 2, tham khảo phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng ở một số nước từ đó xem xét những ưu điểm và nhược điểm đút kết thành kinh nghiệm. 3, nêu ra những vấn đề lý luận về quan hệ pháp luật tiêu dùng, pháp luật về giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng phương thức toà án, thực tiễn áp dụng pháp luật ra sao hiện nay. 4, so sánh, đối chiếu phương thức giải quyết tranh chấp bằng toà án với các phương thức khác. 5, đưa ra những kiến nghị về quan điểm, hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân bằng phương thức Toà án. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Thứ nhất, những tư tưởng, học thuyết về pháp luật tiêu dùng, những cách thức giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân bằng Toà án. Thứ hai, nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam và thế giới về bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NTD. Thứ ba, thực trạng và thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp của Toà án tại Việtnam. - Phạm vi nghiên cứu của luận án Về nội dung, nghiên cứu những vấn đề cơ bản về việc giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân bằng Toà án ở Việt nam, thực trạng thi hành và thực 3
- tiễn giải quyết, khái niệm NTD, thương nhân, phân loại tranh chấp, đối tượng của quan hệ, đặc thù, tính độc đáo của PLBVQLNTD, đặc điểm giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng Toà án, nghiên cứu về thực tiễn giải quyết tranh chấp, đồng thời nghiên cứu PLBVQLNTD ở quốc gia lớn, phát triển về pháp luật tiên tiến để đánh giá pháp luật bảo vệ NTD ở Việtnam, từ đó đề xuất những quan điểm hoàn thiện, nêu ra những cái đúng cái sai, cái chưa phù hợp để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày một tốt hơn. Về không gian, tập trung nghiên cứu của luận án về vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng Toà án ở Việt Nam. Lấy kinh nghiệm một số quốc gia, đúc kết, bổ sung cho những mặt hạn chế trong hệ thống pháp luật Việtnam. Thời gian nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án từ năm 2010 đến nay và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện định hướng đến năm 2030. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án - Phương pháp luận của luận án Phương pháp tiếp cận: dựa vào quan điểm về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và giải quyết tranh chấp, quan điểm này nâng cao vai trò bảo vệ người tiêu dùng. Đồng thời vận dụng quan điểm từ tư tưởng Hồ Chí Minh, triết học Mác-Lênin đối với vấn đề phát triển kinh tế. - Phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án được nghiên cứu dựa vào phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, và duy vật lịch sử. Phương pháp này được sử dụng làm kim chỉ nam đối với luận án, đánh giá về pháp luật thực định về vấn đề bảo vệ NTD và thực trạng việc giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân bằng Toà án tại Việt Nam. Luận án còn sử dụng thêm một số phương pháp nghiên cứu khác để làm cho luận án trở nên phong phú và đa dạng chẳng hạn như: Phương pháp tiếp cận đa ngành, liên ngành trong nghiên cứu pháp luật, phương pháp tiếp cận luật học thực định-nghiên 4
- cứu trên văn bản, phương pháp tiếp cận triết học pháp luật-nghiên cứu pháp luật dưới phương diện triết học, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu...để hoàn tất công việc nghiên cứu tác giả lồng ghép các phương pháp trên trong luận án tùy theo từng chương mà lòng vào để phù hợp với luận án, để luận án đạt được kết quả tối ưu. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ tiến sỹ chuyên sâu và có hệ thống về vấn đề tranh chấp và giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân, cụ thể như sau: Thứ nhất, luận án đề ra quan điểm tiếp tục hoàn thiện về lý luận pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân bằng Toà án. Luận án phân tích đánh giá, kế thừa một số công trình nghiên cứu trước về giải quyết tranh chấp trong tiêu dùng, đồng thời làm rõ khái niệm, tính đặc thù quan hệ tiêu dùng và giải quyết tranh chấp trong tiêu dùng. Trên cơ sở đó nghiên cứu chuyên sâu khái niệm, đặc tính, và nội dung liên quan đến pháp luật giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân bằng Toà án theo pháp luật Việtnam. Thứ hai, luận án sử dụng một số phương pháp: phương pháp tiếp cận đa ngành, liên ngành, luật học thực định, nghiên cứu luật học thông qua lăng kính triết học để phân tích, đánh giá và hệ thống về thực trạng, thực tiễn áp dụng pháp luật đối với tranh chấp tiêu dùng và giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng Toà án theo pháp luật Việtnam hiện nay để từ đó nêu ra các vấn đề đã đạt được và những vấn đề bất cập của pháp luật Việtnam. Thứ ba, luận án đưa ra một số giải pháp kiến nghị cụ thể với mục đích hoàn thiện đối với hệ thống pháp luật Việtnam về tranh chấp và giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân bằng Toà án tại Việtnam. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa về lý luận, qua đánh giá, phân tích, nghiên cứu rút ra được kết quả: đề tài được nghiên cứu một cách chi tiết, đóng góp thêm làm đa dạng, hoàn thiện cho lý luận chung về quan hệ tiêu dùng, giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng Toà 5
- án. Hơn thế nữa, đề tài nói lên được tính đặc thù, tính độc đáo riêng của pháp luật tiêu dùng so với cách ngành luật khác bằng cách so sánh, đối chiếu. Đề tài là một phần đóng góp thêm, hữu ích cho lý luận về PLBVQLNTD. Thông qua quá trình nghiên cứu các khía cạnh PLBVQLNTD về lý thuyết và về tình hình thực tế tác giả nhận thấy rằng đề tài của luận án mang tính chất thời sự, nói lên các vấn đề thực tế. Luận án đóng góp hoàn chỉnh về mặt lý luận mang tính chất nền móng để thực hiện việc cải thiện pháp luật BVQLNTD trở nên chuẩn mực hơn. Tác giả phân tích, so sánh, đối chiếu, kiến nghị theo những nền tảng logic, căn cứ từ lý thuyết đến thực tiễn. Ý nghĩa về thực tiễn, đề tài của luận án hiện nay, mang tính thực tiễn, có thể sử dụng để làm tư liệu, tham khảo, giảng dạy, hoàn thiện thêm, làm nguồn tài liệu bổ sung, phong phú, đa dạng cho pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam, đảm bảo tính công bằng cho các bên khi tham gia tranh chấp, đảm bảo lợi ích hợp pháp đối với NTD. Trên thực tiễn, nhu cầu hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD để giảm bớt tính bất công trong xã hội, mang tính thiết yếu vì thế cần phải có nghiên cứu chi tiết để hổ trợ trong việc thực thi và hình thành pháp luật. Luận án mang ý nghĩa sâu xa về phương diện lý luận và đồng thời góp phần làm sáng tỏ về phương diện thực tiễn luận án góp một phần không thể thiếu trong việc hoàn thiện về phương diện giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân bằng phương thức Toà án, cũng như về mặt hoàn thiện PLBVQLNTD tạo ra một hành lang pháp lý mang tính công bằng cho các bên, các bên cùng có lợi, và duy trì ổn định đảm bảo tính công bằng đối với mọi người. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, danh mục từ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án bao gồm 4 chương như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài luận án. Chương 2. Những vấn đề lý luận về tranh chấp và giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án. 6
- Chương 3. Thực trạng và thực tiễn pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toá án ở việt nam. Chương 4. Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án. 7
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Phương thức giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân đã quá quen thuộc trên thế giới từ khi các quyền và lợi ích hợp pháp của NTD bị xâm phạm, pháp luật BVNTD cũng theo đó mà phát triển, đồng thời các phương thức tiếp cận nghiên cứu các khía cạnh PLBVQLNTD và vấn đề giải quyết tranh chấp trong tiêu dùng cũng được nhiều nhà làm luật tiến hành nghiên cứu ở các khiá cạnh, các phương diện khác nhau, họ đã thể hiện tư tưởng, quan điểm của mình theo từng phương thức khác nhau. 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về lý luận bảo vệ người tiêu dùng và liên quan đến các phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng. Những công trình nghiên cứu về lý luận bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng liên quan đến các phương thức GQTC tiêu dùng, cụ thể một số công trình nghiên cứu sau đây có nội dung nghiên cứu chung đối với vấn đề lý luận về tiêu dùng. Những công trình này là những công trình quan trọng để nêu ra cơ sở lý luận trong tiêu dùng, thông qua đó một số tác giả đã đưa ra quan điểm của mình. Các quan điểm này rất quan trọng đối với việc bảo vệ NTD và liên quan đến phương thức GQTC trong tiêu dùng. - Đề tài nghiên cứu: “Bảo vệ người tiêu dùng thông qua phương thức giải quyết tranh chấp tại Toà án” [40]. Tác giả Nguyễn Thị Phương Châu, năm 2010. Trong bài viết này tác giả đề cập: NTD nên bao quát và hiểu theo nghĩa rộng hơn, NTD cần phải bao gồm kể cả tổ chức và cá nhân. Nếu tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ cho nhân viên mình sử dụng thì cũng gọi là NTD, tuy nhiên điều kiện để tổ chức trở thành NTD đó chính là: tổ chức không thực hiện việc kinh doanh. Nêu lý do thiết yếu cần phải có đối với vấn đề giải quyết tranh chấp bằng phương thức Tòa án, cùng với một số căn cứ dựa theo các nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng, đặc 8
- điểm tranh chấp tiêu dùng với tổ chức, cá nhân, và vai trò quan trọng của Toà án đối với việc giải quyết tranh chấp trong tiêu dùng. Ngoài ra tác giả đã đưa ra thực trạng của các vấn đề về giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, và thực trạng áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án đối với các tranh chấp giữa NTD với các tổ chức, cá nhân kinh doanh. - Đề tài nghiên cứu: “Bảo vệ người tiêu dùng thông qua các phương thức giải quyết tranh chấp”. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà, 2015 [51]. Trong bài viết này tác giả đưa ra, hiện nay chưa hề có khái niệm bảo vệ quyền lợi NTD được quy định chính thức ở các văn bản pháp luật hiện hành. Nêu ra cơ sở lý luận dựa theo chủ trương chính sách, quyền của NTD bị xâm phạm, họ luôn có nguy cơ bị xâm hại, vì thế vai trò và sự can thiệp của nhà nước rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD, vai trò này không thể thiếu. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là nhiệm vụ, là các yêu cầu cần thiết của mỗi quốc gia trên thế giới, vì thế đối với các nước đang phát triển đều có PLBVQLNTD. Tác giả còn đề cập về thực trạng của pháp luật hiện nay, và thực trạng áp dụng pháp luật về vấn đề BVQLNTD bằng các cách thức giải quyết tranh chấp như: trọng tài, thương lượng, hòa giải, Tòa án. Từ đó tác giả đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD ngày càng tốt hơn. - Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Cao Xuân Quảng (2021), “Cải cách pháp luật về trách nhiệm của thương nhân trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” [96]. Tác giả đã phân tích đánh giá làm rõ bản chất mối quan hệ giữa thương nhân với NTD trong việc bảo vệ quyền lợi NTD. Đồng thời phân ra trách nhiệm của thương nhân theo nhóm trong việc bảo vệ quyền lợi NTD. Tác giả so sánh đối chiếu, đánh giá một số quy định pháp luật, Xem xét tính phù hợp như thế nào trên thực tế. Việc thực thi các quy định này trong thời gian qua như thế nào. Từ đó đưa ra kiến nghị các giải pháp để cải cách các quy định pháp luật về trách nhiệm của thương nhân trong việc bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. - Bài viết "Một số vấn đề pháp lý cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay", tác giả Lã Trường Anh, tạp chí Nhân Lực Khoa Học Xã Hội, 9
- số 03 (34) 2016 [29]. Tác giả để cập đến vấn đề về khái niệm người tiêu dùng bao gồm cá nhân, gia đình, và tổ chức. Quan điểm của tác giả khó có thể cho rằng tổ chức là bên ở vị thế yếu cho việc cần được bảo vệ, bởi lẽ tổ chức mang tính chất quy mô, nó là tập hợp người có bộ máy, cơ cấu chặt chẽ rất vững chắc. Hơn thế nữa, tổ chức có sự am biết nhất định ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tổ chức có khả năng xử lý thông tin và tìm lực kinh tế, dù gì thì tổ chức cũng tốt hơn nhiều so với mỗi cá nhân đơn lẽ, vì vậy không có lý do gì cho rằng, tổ chức cũng là người tiêu dùng, và không có lý do gì cho rằng tổ chức từ ở vị thế mạnh lại chuyển sang thành người tiêu dùng ở vị thế yếu cần phải được bảo vệ...điều này rất phi lý. - Bài viết: "Một số vấn đề lý luận xung quanh luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng", tác giả Nguyễn Như Phát, tạp chí Nhà nước và pháp luật số 2 (262), 2010. Tác giả đề cập đến vấn đề tự do và bình đẳng khó có thể đạt được trong quan hệ tiêu dùng vì "thông tin bất cân xứng" mà NTD tham gia vào [86, tr28]. Pháp luật BVQLNTD là loại pháp luật thiên về pháp luật tư đặc biệt, điều chỉnh các mối quan hệ tư, quan hệ tư tức là quan hệ về mua bán, nên nó có nhiều ngoại lệ hơn so với pháp luật thông thường. Đơn giản là vì nó có yếu tố chi phối, có cả yếu tố can thiệp thiên về quan hệ tiêu dùng nhiều hơn quan hệ dân sự truyền thống. Quan hệ tiêu dùng có các tiềm ẩn về yếu tố ngoại lệ của pháp luật dân sự thông thường nên việc tạo ra PLBVQLNTD cần phải có yếu tố ngoại lệ ở pháp luật dân sự. PLBVQLNTD là loại pháp luật có tính chất can thiệp, nó can thiệp vào quyền tự do của nhà cung cấp...còn quan hệ tiêu dùng chính là quan hệ dân sự được Bộ Luật dân sự điều chỉnh, vì thế cần phải tuân theo các quy tắc dân sự như các nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc tự do thoả thuận, cho đến nguyên tắc tuân theo pháp luật và cả nguyên tắc hòa giải. Pháp luật tạo sự công bằng cho các bên. Tác giả đề cập vấn đề kiện tập thể - tức là nhân danh vì lợi ích chung, cụ thể lợi ích tập thể, chứ không phải tập thể là có nhiều người. Để tạo ra được tính công bằng, và để bảo vệ NTD cần chung tay góp sức của toàn xã hội. - N.Reich, “Protection of Consumers' Economic Interests by the EC”, 1992. Tác giả đề cập tới vấn đề hội đồng ghi nhận một xúc tiến mới trong chính sách bảo 10
- vệ người tiêu dùng, nhắm vào ba mục tiêu chính: những sản phẩm mà người ta trao đổi có thể tuân theo tiêu chuẩn về sức khỏe, an toàn, người tiêu dùng có thể hưởng lợi từ thị trường chung, các mối quan tâm của người tiêu dùng cũng phải được quan tâm đến trong các chính sách Châu Âu khác. Tác giả cũng đề cập đến vấn đề việc thảo luận xem việc tiêu dùng như là một tiến trình hợp nhất thị trường, sự lựa chọn của người tiêu dùng, hơn hẳn các quyền lợi người tiêu dùng, việc sắp nhập lại sẽ nổi trội hơn, vào tháng 12/1986 Hội đồng chấp nhận giải pháp đối với vấn đề hợp nhất về chính sách tiêu dùng trong các chính sách chung khác [153]. - Mudah Murah & Cepat, “Consumer Protection (TTPM) Tribunal Tuntutan Pengguna, Malaysia”, 2008. Trong cuốn sách này tác giả đề cập vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng phương thức tối ưu nhất, tiết kiệm về thời gian. Tác giả đề cập đến phương thức thủ tục rút gọn của Toà án vì những thủ tục thưa kiện bằng Toà án theo dân luật thông thường quá dài dòng, người tiêu dùng một khi khởi kiện tốn rất nhiều thời gian, công sức, và chi phí rất lớn, nên cần phát huy thủ tục rút gọn của Toà án. Tác giả đề cập đến vấn đề qui định phương thức thay thế lựa chọn của người tiêu dùng yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với hàng hoá và dịch vụ được người tiêu dùng mua với chi phí thấp không đáng kể. Nguyên nhân chính mà người tiêu dùng không thích kiện tụng ở Toà dân sự thông thường bao gồm thủ tục rườm rà phức tạp, chi phí cao, tốn thời gian, đặc biệt đối với hàng hoá và dịch vụ có giá trị thấp. [152] - Giesela Ruhl, “Consumer Protection in Choice of Law”, 2011. Nhìn chung trong cuốn sách này tác giả đề cập tới vấn đề bảo vệ tiêu dùng thông qua phương thức chọn luật để giao dịch, giải quyết tranh chấp trong hợp đồng, tác giả so sánh đối chiếu một số mô hình về việc chọn pháp luật bao gồm bên không được phép chọn luật, bên được phép chọn luật có giới hạn, bên giảm bớt tác động của việc chọn pháp luật. Ví dụ mô hình ở Thuỵ Sĩ không cho phép lựa chọn pháp luật để giao dịch trong hợp đồng tiêu dùng. Trong khi đối chiếu với mô hình tồn tại ở liên minh Châu Âu thì lại không cấm tất cả, nhưng giới hạn quyền lựa chọn pháp luật của các bên và chỉ được quyền lựa chọn pháp luật trong một số trường hợp do pháp 11
- luật quy định, chẵn hạn như quyền lựa chọn pháp luật đối với vấn đề cư trú thường xuyên, nơi cư ngụ của người chuyên chở, nơi hành chính trung ương…mô hình cuối mà tác giả đề cập là mô hình khác hoàn toàn với hai mô hình trên, nó không bao gồm phương thức không cho phép lựa chọn hoặc giới hạn luật mà nó là một mô hình làm giảm bớt tác động, ảnh hưởng của việc chọn luật [130]. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về các phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng và giải quyết tranh chấp tiêu dùng chuyên sâu bẳng Toà án liên quan đến đề tài của luận án Một số các công trình nghiên cứu về vấn đề giải quyết tranh chấp tiêu dùng, và giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng Toà án thông qua tác giả bài viết đã đưa ra quan điểm rất quan trọng đối với việc giải quyết tranh chấp trong bối cảnh hiện nay, cụ thể như tác giả: - "Một số vấn đề pháp lý trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ bằng phương thức thương lượng", tác giả Phan Thị Thanh Thuỷ, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật số 11/2016 [101]. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến chủ thể trong giải quyết tranh chấp bằng phương thức thương lượng, đánh giá, so sánh pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới như: Nhật Bản, Singapore, Philippines, Áo, Đức, Ba Lan, Trung Quốc về khái niệm NTD, thương nhân, nhà cung cấp. Đề cập đến các đối tượng tranh chấp tiêu dùng, bàn về vấn đề hàng hóa khuyết tật, tác giả đề cập đến mặt hạn chế của pháp luật, luật vẫn chưa có định nghĩa về khái niệm "dịch vụ không đạt chuẩn". Tác giả cho rằng vì thiếu định nghĩa này làm cho NTD không có căn cứ pháp lý để NTD khiếu kiện thuận tiện hơn. Đây là mặt hạn chế của pháp luật. Tác giả còn đề cập đến vấn đề về "quyền thương lượng và giới hạn của thương lượng trong giải quyết tranh chấp", "quyền thương lượng và yêu cầu bồi thường thiệt hại." Tác giả còn đưa một số tình huống thực tế để làm rõ các vấn đề như vấn đề của Tân Hiệp Phát, phân tích những nghĩa vụ của ông Minh người thưa kiện Tân Hiệp Phát cần phải làm, cuối cùng tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với NTD, một số lưu ý khi đề xuất giải quyết tranh chấp bằng thương lượng. 12
- - Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay, hiện thực và triển vọng. Tác giả Bùi Nguyên Khánh, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11/ 2010 [66]. Trong bài viết này tác giả đề cập đến NTD chính là "thượng đế", tuy nhiên các thiết chế liên quan đến thị trường vẫn còn hạn chế, nên "thựơng đế" luôn trong tình trạng trở thành "nạn nhân" của các thương nhân. Thông qua các cách thức kinh doanh gian dối, không trung thực nhiều thủ đoạn che đậy tinh vi. Việc bảo vệ NTD là nhiệm vụ của cả nước cũng là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không riêng một ai. Vấn đề tiếp theo là "vị thế bất cân xứng", NTD luôn ở vị thế yếu, bất cân xứng về thông tin, bất cân xứng về kinh nghiệm, hiểu biết. Để đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của các bên, để bảo vệ được quyền lợi của NTD một cách có hiệu qủa thì cần phải cải thiện các thiết chế và thể chế, vì hiện nay vẫn còn rất nhiều lỗ hổng, và những điều bất cập chưa hoàn thiện hết. Đặc biệt đối với phương thức giải quyết tranh chấp bằng Toà án, Tòa án là một phương thức giải quyết cứu cánh cuối cùng, khi các phương thức giải quyết khác không mang lại kết quả như mong muốn, và cũng là phương thức hữu hiệu để giải quyết triệt để các vấn đề, tuy nhiên một số vụ việc vẫn không thể giải quyết được vì gặp phải một số vấn đề khó khăn chẳng hạn: NTD kiện với tư cách cá nhân, NTD phải đối mặt với một số vấn đề trước khi kiện ra Toà, ví dụ: khởi kiện chủ thể nào, khả năng trả các loại phí ra sao, thực hiện nghĩa vụ chứng minh như thế nào. Ngoài các vấn đề trên tác giả còn đề cập đến thủ tục xét xử rút gọn đơn giản để quyền thưa kiện của NTD được đơn giản hóa, nhanh chóng hơn, tiết kiệm hơn về tiền tài cũng như về thời gian. - Pablo Cortes, “Online Dispute Resolution for Consumers in the European Union”, 2011. Trong sách này tác giả để cập đến vấn đề giải quyết tranh chấp theo phương thức truyền thống rất bất tiện, tốn thời gian và tốn kém đối với các giao dịch có giá trị nhỏ. Thế nên pháp luật hiện đại phải lựa chọn: chấp nhận phương thức giải quyết truyền thống phù hợp, hoặc tìm ra những phương thức mới tốt hơn, không bị kìm hãm, không phụ thuộc vào biên giới lãnh thổ. Phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR), nguồn gốc của nó chính là phương thức thay thế giải 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 634 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 478 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 398 | 114
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 247 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
304 p | 155 | 40
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 80 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay
182 p | 84 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 196 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
305 p | 134 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay
204 p | 64 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 263 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay
179 p | 61 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 p | 26 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
197 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
163 p | 37 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
27 p | 55 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
23 p | 14 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn