Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 24
download
Luận án Tiến sĩ Luật học "Pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay" trình bày những vấn đề lý luận pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam; Yêu cầu, định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ NGUYỆT PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2022
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ NGUYỆT PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: LUẬT KINH TẾ Mã số: 9 38 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN NHƢ PHÁT 2. PGS.TS. TRẦN ĐÌNH HẢO HÀ NỘI - 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập do tôi thực hiện, dựa trên sự hướng dẫn của tập thể các nhà khoa học và những tài liệu tham khảo đã được trích dẫn. Các số liệu sử dụng trong Luận án là trung thực và từ những nguồn hợp pháp. Báo cáo khoa học phản ánh trung thực kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nghiên cứu sinh Trần Thị Nguyệt
- LỜI CẢM ƠN Tôi trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; các Thầy giáo, Cô giáo, các Nhà Khoa học của Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, đặc biệt là các Cán bộ, Viên chức, Giảng viên của Khoa Luật và Phòng Đào tạo của Học viện đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Như Phát và PGS. TS. Trần Đình Hảo đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi để hoàn thành Luận án. Tôi gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn đồng hành, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn! Nghiên cứu sinh Trần Thị Nguyệt
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ........................................................................ 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................... 9 1.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.................................... 23 Kết luận Chƣơng 1 ........................................................................................ 25 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH .......................................................... 27 2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại thoả thuận hạn chế cạnh tranh..... 27 2.2. Pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh ....................................... 44 Kết luận Chƣơng 2 ........................................................................................ 69 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM................................................................................................. 70 3.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về thoả thuận hạn chế cạnh tranh .... 70 3.2. Thực trạng quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc thoả thuận hạn chế cạnh tranh ........................................................... 97 3.3. Thực tiễn thực thi pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam ..................................................................................................111 Kết luận Chƣơng 3 ...................................................................................... 125 Chƣơng 4: YÊU CẦU, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH ......................... 126 4.1. Yêu cầu và định hướng hoàn thiện pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh ................................................................................................. 126
- 4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh ............................................ 139 Kết luận Chƣơng 4 ...................................................................................... 168 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................. 170 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ ................................................... 173 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 175 Phụ lục 1 ....................................................................................................... 187
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Giải nghĩa 1 CQCT Cơ quan cạnh tranh 2 CSKH Chính sách khoan hồng 3 HCCT Hạn chế cạnh tranh 4 LCT Luật Cạnh tranh 5 PLCT Pháp luật cạnh tranh 6 QLCT Quản lý cạnh tranh 7 TTCT Tố tụng cạnh tranh 8 TTHCCT Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 9 UBCTQG Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia 10 VVCT Vụ việc cạnh tranh
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài nghiên cứu Quá trình chuyển đổi nền kinh tế của Việt Nam đang đối mặt với những cơ hội và thách thức lớn để từng bước khẳng định mình là bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế thế giới trước xu hướng toàn cầu hoá. Trong bối cảnh đó, nhu cầu thúc đẩy quá trình hội nhập về pháp luật đang được đặt ra ngày càng cấp bách. Đặc biệt trong thời gian gần đây các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới lần lượt ra đời, tạo động lực phát triển toàn diện và vượt bậc cho nền kinh tế, thay đổi căn bản hệ thống pháp luật quốc gia. Trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia đều có bộ quy tắc với mục tiêu xây dựng thể chế đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, tăng cường hiệu quả, hiệu lực và tính minh bạch trong thực thi pháp luật cạnh tranh (PLCT). Theo đó, PLCT của quốc gia thành viên cần được sửa đổi theo hướng phù hợp với cam kết quốc tế và khai thác tốt cơ hội mà các Hiệp định thương mại tự do mang lại. Trong bối cảnh đó các nền kinh tế thị trường đều xác định PLCT là công cụ hữu hiệu để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết nền kinh tế, khắc phục những khiếm khuyết của thị trường hoặc những tác động bất lợi của quá trình tự do hóa thương mại. Chính sách cạnh tranh và các chính sách kinh tế khác, đặc biệt chính sách công nghiệp và thương mại, chính sách điều tiết ngành có mối gắn kết và tác động chặt chẽ với nhau. Việc sử dụng hiệu quả công cụ chính sách cạnh tranh mà chủ yếu là thông qua thực thi PLCT có tác dụng tương hỗ các chính sách khác, góp phần quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh xu hướng trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ tại một số quốc gia tiềm ẩn tác động bất lợi đến nền kinh tế trong nước của Việt Nam trong giai đoạn hiện tại. Với tính cách là một trong những bộ phận pháp luật nền tảng của nền kinh tế thị trường hiện đại, PLCT đang trong quá trình tạo lập chỗ đứng thích hợp cho mình trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Năm 2004, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam, Luật Cạnh tranh (LCT) được ban hành, đánh dấu bước ngoặt to lớn sự trưởng thành của công tác lập pháp đồng thời cũng phản chiếu chính xác điều kiện hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội. Sau 14 năm thi hành, cùng với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế - xã hội, xu hướng hội nhập quốc tế, cũng như những hạn chế, bất cập trong nội dung quy định, Luật Cạnh tranh 2004 đã được sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường 1
- hiệu lực, hiệu quả thực thi, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn. Luật Cạnh tranh 2018 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018. Luật Cạnh tranh 2018 ra đời là một bước tiến mới trong công tác lập pháp, nhằm điều chỉnh và kiểm soát có hiệu quả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (TTHCCT) ngày càng tinh vi, phức tạp, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế số bùng nổ. Cũng giống với các hiện tượng hạn chế cạnh tranh (HCCT) khác, TTHCCT là tất yếu trong đời sống kinh tế của nền kinh tế thị trường. Thoả thuận hạn chế cạnh tranh là bước đầu tiên của giới doanh nhân trong quá trình tích lũy và tập trung tư bản - yêu cầu tập trung hóa và thống nhất hành động trên thương trường. Từ yêu cầu phát triển thị trường, quy trình này có tính tất yếu và cần được khuyến khích trong những điều kiện nhất định. Những TTHCCT nhằm thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm, thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán… về nguyên tắc cần phải được khuyến khích và ủng hộ vì nó đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội. Tuy nhiên, nếu không được giám sát, cảnh báo kịp thời từ phía Nhà nước, TTHCCT sẽ có xu hướng bóp méo hoặc thủ tiêu cạnh tranh và phương hại đến lợi ích toàn xã hội. Trong những trường hợp này, quyền tự do khế ước đã được các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận thực hiện quá giới hạn và cần phải được điều chỉnh kịp thời từ phía công quyền thông qua các thủ tục phát hiện, điều tra và xử lý. Ranh giới giữa TTHCCT được phép hay bị cấm được xác định thông qua nhiều tiêu chí, trong số đó là tiêu chuẩn hiệu quả của kinh tế học1. Việc xác định ranh giới pháp lý này và biên độ dao động của chúng là công việc chung, thường xuyên của cả cơ quan quản lý cạnh tranh và các cơ quan điều tiết ngành. Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật về TTHCCT ở Việt Nam là một công việc có giá trị và ý nghĩa to lớn trong đời sống kinh tế và pháp lý. Làm thế nào để lấp đầy những khoảng trống trong hệ thống pháp luật về TTHCCT? Làm thế nào để có những cơ chế bảo vệ các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh? Làm thế nào để những doanh nghiệp tiến hành TTHCCT bị phát hiện sớm, điều tra và xử lý nhanh chóng, hiệu quả? Làm sao để không còn quan ngại rằng chế định thỏa thuận hạn chế 1 Ví dụ như: thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng, hàng hóa dịch vụ; hợp lý hóa cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh… 2
- cạnh tranh trong Luật Cạnh tranh 2018 tính hiệu lực và hiệu quả vẫn không cao hơn là mấy so với Luật Cạnh tranh 2004 trước đây? Những câu hỏi đó đã gợi mở, định hướng tư duy và thôi thúc Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài nghiên cứu “Pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay” cho Luận án Tiến sỹ Luật học của mình, và Nghiên cứu sinh xác định việc dày công nghiên cứu nghiêm túc, đầy đủ và sâu sắc là thực sự cần thiết và cấp bách. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận pháp luật về TTHCCT; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về TTHCCT ở Việt Nam để từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về TTHCCT ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nói trên, Đề tài có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề sau: - Tiếp cận nghiên cứu có hệ thống đối với cơ sở lý luận về chính sách cạnh tranh và PLCT; làm rõ các vấn đề về lý luận pháp luật về TTHCCT, đưa ra các tiêu chí để xác định một thỏa thuận được coi là TTHCCT, ranh giới kiểm soát các thoả thuận này; tìm hiểu kinh nghiệm lập pháp và kinh nghiệm kiểm soát, điều chỉnh hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh của một số quốc gia trên thế giới; - Phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, về trình tự thủ tục giải quyết vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và thực tiễn thực thi pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam; - Nghiên cứu đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thoả thuận hạn chế cạnh tranh; - Nghiên cứu so sánh chính sách khoan hồng, chính sách miễn trừ; - Nghiên cứu đánh giá mô hình và hiệu quả hoạt động cơ quan quản lý cạnh tranh; - Xác định chính xác yêu cầu, định hướng và đề xuất các giải pháp kinh tế - pháp lý nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về TTHCCT. Bởi thế, đối tượng nghiên cứu của đề tài Luận án này là: 3
- - Hệ thống các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, hoàn thiện pháp luật kinh tế và pháp luật cạnh tranh Việt Nam nói riêng; - Các quy định của Luật Cạnh tranh và thực tiễn thực thi pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam trong những năm qua (từ 2004 đến nay); - Các quy định pháp luật của các luật chuyên ngành có liên quan mật thiết đến /với pháp luật cạnh tranh (như các đạo luật: Luật Đấu thầu, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Viễn thông, Luật Chứng khoán, Luật Hàng không dân dụng, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Tố tụng hành chính, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự); - Các quan điểm khoa học đã được các tác giả, cá nhân, tổ chức công bố kết quả nghiên cứu về thoả thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam và trên thế giới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu thoả thuận hạn chế cạnh tranh và pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi kinh tế xuất hiện trong cấu trúc thị trường độc quyền nhóm với tính chất là bước đầu tiên của giới doanh nhân trong quá trình tích lũy và tập trung tư bản, yêu cầu tập trung hóa và thống nhất hành động trên thương trường - trên phương diện kinh tế học. Và trên phương diện pháp lý TTHCCT được Nhà nước kiểm soát như thế nào. Luận án không nghiên cứu pháp luật về tập trung kinh tế, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh; thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và vụ việc vi phạm các quy định về tập trung kinh tế. Về thời gian, đề tài Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2004 (từ khi Luật Cạnh tranh 2004 được ban hành) cho đến nay. Về không gian, ngoài pháp luật cạnh tranh của Việt Nam, Luận án còn tìm hiểu, nghiên cứu, dẫn chiếu, phân tích, so sánh pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh của một số quốc gia: Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc… 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Mác Lê- nin (khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể, phát triển, thực tiễn); tư tưởng Hồ Chí 4
- Minh; Đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường năng động, hiệu quả, có trật tự, kỷ cương trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch; các chính sách cải cách pháp luật, đổi mới, hội nhập trong giai đoạn hiện nay và giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, để tạo sự phong phú trong cách tiếp cận và giải quyết vấn đề, một số quan điểm về chính sách cạnh tranh của các quốc gia, các tổ chức quốc tế cũng được tham khảo. Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý hiện đại: Phương pháp tiếp cận hệ thống, đa ngành, liên ngành cung cấp cách tiếp cận hệ thống, đa ngành, liên ngành khoa học xã hội và nhân văn như lịch sử, kinh tế, luật nhằm làm rõ bản chất kinh tế, pháp lý của thoả thuận hạn chế cạnh tranh và việc giải quyết loại vụ việc này; đánh giá mức độ phù hợp hay không phù hợp, về tính khả thi của các quy định có liên quan. Đặc biệt, phương pháp tiếp cận kinh tế học pháp luật trong nghiên cứu pháp luật cạnh tranh nói chung và pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh nói riêng được ưu tiên sử dụng. Phương pháp tổng hợp được sử dụng ở Chương 2, 3, 4. Qua việc thu thập các tài liệu, tổng hợp các ý kiến khác nhau để giải quyết các vấn đề lý luận nhằm nhận diện TTHCCT và đưa ra cấu trúc pháp luật về TTHCCT. Phương pháp tổng hợp giúp cung cấp bức tranh toàn diện, đa chiều về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về TTHCCT để từ đó kiến nghị các giải pháp hoàn thiện. Phương pháp phân tích để phân tích, giải thích và hệ thống hóa các quy định cụ thể của các hệ thống pháp luật được nghiên cứu. Phương pháp này cung cấp một cái nhìn toàn diện, đầy đủ, có hệ thống các quy định pháp luật về TTHCCT. Phương pháp luật học so sánh được sử dụng xuyên suốt Luận án để so sánh các quy định pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước về TTHCCT, qua đó chọn lọc, tiếp thu những yếu tố thích hợp nhằm hoàn thiện quy định về TTHCCT ở Việt Nam. Phương pháp này được dùng để xác định những điểm giống nhau và khác nhau của các quy định trong các hệ thống pháp luật được dẫn chiếu, nghiên cứu, qua đó thấy được sự tương đồng, khác biệt của pháp luật cạnh tranh Việt Nam và quốc tế, làm luận cứ xác thực cho việc đưa ra các giải pháp khắc phục những bất cập của pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Phương pháp nghiên cứu phân tích tình huống thực tiễn: một số tình huống 5
- thực tiễn liên quan đến việc kiểm soát các thoả thuận hạn chế cạnh tranh sẽ được lựa chọn để phân tích. Việc phân tích các tình huống nhằm tìm hiểu và đánh giá việc áp dụng các quy định liên quan trên thực tiễn, tìm ra những điểm quy định chưa đầy đủ, những điểm còn bất hợp lý trong các quy định của pháp luật. Ðồng thời việc sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống thực tiễn sẽ bổ trợ cho những lý lẽ, luận giải và kiến nghị mà Nghiên cứu đưa ra. Phương pháp diễn giải, quy nạp được sử dụng chủ yếu trong Chương 4 của Luận án để nghiên cứu các yêu cầu, định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh. 5. Những đóng góp mới về khoa học của Luận án Pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh phức tạp cả về lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về TTHCCT ở Việt Nam hiện nay, Luận án có những đóng góp mới về khoa học như sau: Luận án là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam dưới góc độ chuyên ngành Luật Kinh tế, có quan sát, nghiên cứu, đánh giá, kết hợp các nhận thức, quan điểm, triết lý và hiệu quả Kinh tế học vi mô. Những nghiên cứu của Luận án góp phần hệ thống hóa và hoàn thiện lý luận pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Luận án đánh giá thực trạng các quy định pháp luật hiện hành và quá trình thực thi pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trên cả hai phương diện pháp luật nội dung điều chỉnh hành vi TTHCCT và pháp luật hình thức điều chỉnh trình tự thủ tục giải quyết vụ việc TTHCCT. Luận án phân tích các yêu cầu, đề xuất định hướng và nêu một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong thời gian tới. Thứ nhất, Luận án hoàn thiện cơ sở lý luận về thoả thuận hạn chế cạnh tranh: tập trung phân tích khái niệm thoả thuận hạn chế cạnh tranh, các đặc điểm của thoả thuận hạn chế cạnh tranh, nhu cầu tiến hành thoả thuận hạn chế cạnh tranh, phân loại thoả thuận hạn chế cạnh tranh, xác định rõ bản chất kinh tế - pháp lý của thoả thuận hạn chế cạnh tranh và các dạng thức tồn tại cơ bản của thoả thuận hạn chế cạnh tranh; 6
- Thứ hai, Luận án cung cấp cách nhìn toàn diện, đầy đủ cả về lý luận và thực tiễn đối với pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trên phương diện pháp luật nội dung. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về TTHCCT: nguyên tắc vi phạm mặc nhiên và nguyên tắc lập luận hợp lý đã được phân tích thấu đáo. Luận án đã phân tích cấu trúc hình thức, cấu trúc nội dung của pháp luật về TTHCCT. Đặc biệt, trong cấu trúc nội dung, các lý thuyết về dạng hành vi, về đánh giá tác động, chính sách miễn trừ, chương trình khoan hồng đã được nghiên cứu tỉ mỉ, sâu sắc; Thứ ba, trên phương diện pháp luật hình thức, Luận án đã chỉ rõ cơ sở pháp lý làm phát sinh vụ việc TTHCCT; phân tích quy định pháp luật về thẩm quyền, về các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ việc thoả thuận hạn chế cạnh tranh; Thứ tư, trên cơ sở phân tích, tham chiếu so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới, Luận án xác định các kinh nghiệm cần thiết về điều chỉnh pháp luật đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh - một việc làm thiết thực đối với các cơ quan hoạch định chính sách và thực thi pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam. Luận án đánh giá thực trạng các quy định pháp luật hiện hành và phát hiện những vướng mắc, bất cập trong quy định về hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, trong chính sách miễn trừ, chính sách khoan hồng; Thứ năm, Luận án đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng các quy định liên quan tới từng giai đoạn cụ thể của thủ tục giải quyết vụ việc thoả thuận hạn chế cạnh tranh, các biện pháp xử lý và chế tài, về thiết chế cơ quan cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay; Thứ sáu, Luận án cũng chỉ rõ sự cần thiết và nhu cầu liên thông giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật điều tiết ngành trong quá trình kiểm soát các thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Trên cơ sở đó, Luận án cũng nêu bật tầm quan trọng trong việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý cạnh tranh và cơ quan điều tiết ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát các thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Luận án phác họa bức tranh toàn cảnh và thống nhất trong đa dạng của hành vi kinh tế - pháp lý; của tư duy pháp lý kết hợp tư duy kinh tế, của phương diện luật nội dung trong mối quan hệ với luật hình thức. Chính những phương pháp nghiên cứu hiện đại như phương pháp tiếp cận hệ thống, đa ngành, liên ngành và phương pháp luật học so sánh đã giúp Nghiên cứu sinh có được những kết luận khoa học và sự đóng góp những điểm mới về mặt khoa học như đã nêu trên. 7
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần hoàn thiện pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam. Luận án cung cấp một dung lượng đáng kể những thông tin có giá trị về các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Luận án là một tài liệu tham khảo rất có giá trị cho những chủ thể quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt là những nhà nghiên cứu, các nhà lập pháp; cơ quan thực thi chính sách và pháp luật cạnh tranh; nhà đầu tư, doanh nhân. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của Luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và tham khảo hữu ích cho các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, giảng dạy về chính sách, pháp luật cạnh tranh nói riêng và pháp luật kinh tế nói chung. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, các Phụ lục, Luận án được kết cấu 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lý luận pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam Chương 4: Yêu cầu, định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh. 8
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về thoả thuận hạn chế cạnh tranh và pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về thoả thuận hạn chế cạnh tranh Hầu hết các nghiên cứu đều đi từ "thoả thuận" với tính cách là một khái niệm rộng. Có những thoả thuận nhằm hạn chế cạnh tranh, có những thoả thuận khuyến khích cạnh tranh nhưng cũng có những thoả thuận trung tính (không khuyến khích cạnh tranh nhưng cũng không hạn chế cạnh tranh) [78, tr.121]. Đây là quan niệm thể hiện trong Giáo trình Luật Cạnh tranh của Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình Luật Cạnh tranh của Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định: hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh được nhìn nhận là sự thống nhất cùng hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh [76, tr.74]. Tác giả Nguyễn Thị Nhung trong Luận án Tiến sỹ: “Điều chỉnh pháp luật đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay” đã viết: “Thoả thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất ý chí giữa các doanh nghiệp độc lập với nhau (gọi là các thành viên) để thực hiện các hành vi nhằm mục đích thủ tiêu hoặc hạn chế cạnh tranh giữa chúng và qua đó ngăn cản sự tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh khác cũng của các doanh nghiệp tiềm năng” [60, tr.5]. Tác giả Nguyễn Thị Trâm trong Luận án Tiến sỹ: "Thực hiện pháp luật trong kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay" đã định nghĩa: "Thoả thuận hạn chế cạnh tranh (các-ten) là sự thống nhất ý chí được thể hiện công khai hoặc ngầm dưới bất kỳ hình thức nào giữa các đối thủ cạnh tranh về những vấn đề như giá cả, sản lượng, phân chia thị trường, khách hàng, đấu thầu... nhằm hạn chế hoặc loại bỏ cạnh tranh giữa các thành viên tham gia thỏa thuận với mục đích tối đa hóa lợi nhuận của họ, có tác động làm giảm, làm sai lệch, làm cản trở hoặc thủ tiêu cạnh tranh" [75, tr.11]. 9
- Nghiên cứu về đặc điểm của thoả thuận hạn chế cạnh tranh, tính không bền vững của thoả thuận hạn chế cạnh tranh là một đặc điểm kinh tế - pháp lý khá điển hình được N. Gregory Mankiw nêu trong cuốn Principles of Economics (Nguyên lý kinh tế) [115, p.105]. Herbert Hovenkamp trong tác phẩm Federal Antitrust Policy: The Law of Competition and Its Practice (Chính sách chống độc quyền liên bang: Luật Cạnh tranh và thực tiễn) [105, p.149] đã chỉ rõ: nếu coi sự khác biệt về chi phí sản xuất và chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp tham gia thoả thuận là các nhân tố bên trong tác động đến tính ổn định của các thoả thuận, thì cấu trúc thị trường và sự minh bạch của thông tin thị trường lại là yếu tố bên ngoài tác động mạnh mẽ đến các thoả thuận hạn chế cạnh tranh. “Các nhà kinh tế học đã thống nhất rằng các thoả thuận hạn chế cạnh tranh sẽ dễ dàng xảy ra ở các thị trường mà mức độ tập trung của thị trường là cao, những thị trường chỉ bao gồm 2 đến 7 hoặc 8 doanh nghiệp. Một thị trường mà số lượng doanh nghiệp nhiều hơn 15 hoặc 20, thoả thuận hạn chế cạnh tranh là cực kỳ khó khăn” [104, p.71]. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), trong tác phẩm Guidelines for fighting bid rigging in public procurement (Hướng dẫn chống gian lận trong đấu thầu mua sắm công) thì cấu trúc thị trường với số lượng doanh nghiệp ít là một trong những yêu cầu quan trọng làm nảy sinh các thoả thuận hạn chế cạnh tranh. “Thông đồng trong đấu thầu có nhiều khả năng xảy ra khi chỉ có một số ít các công ty cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ. Càng ít người tham gia, càng dễ dàng cho các doanh nghiệp này đạt đến thoả thuận thông đồng trong đấu thầu” [118, p.2]. Avinash K. Dixit và Barry J. Nalebuff trong tác phẩm Thinking Strategically: The Competitive Edge in Business, Politics, and Everyday Life (Tư duy chiến lược: cạnh tranh trong kinh doanh, chính trị và cuộc sống hàng ngày) [95] đã có những phát hiện: xét ở khía cạnh kinh tế, bản chất của các thoả thuận hạn chế cạnh tranh mang lại cho các doanh nghiệp tham gia lợi nhuận cao từ việc cắt giảm sản lượng để tăng giá. Giáo trình Luật Cạnh tranh, Trường Đại học Luật Hà Nội và Luận án Tiến sỹ “Điều chỉnh pháp luật đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Nhung có nêu các đặc điểm của TTHCCT. 10
- Nghiên cứu về phân loại thoả thuận hạn chế cạnh tranh đáng chú ý có tác phẩm "Hành vi hạn chế cạnh tranh - Một số vụ việc điển hình của châu Âu", thoả thuận hạn chế cạnh tranh được định nghĩa và phân loại như sau: "Thoả thuận hạn chế cạnh tranh là các thoả thuận giữa các doanh nghiệp cạnh tranh nhằm ấn định giá hoặc sản lượng hoặc phân chia thị phần, khách hàng - thường được biết đến dưới tên gọi cartel - hoặc các thoả thuận theo đó các bên tham gia đấu thầu ấn định giá bỏ thầu hoặc thoả thuận trước doanh nghiệp sẽ thắng thầu - thường được biết đến dưới dạng đấu thầu thông đồng. Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh cũng bao gồm cả các thoả thuận dọc có tác động tiêu cực đến cạnh tranh như thoả thuận ấn định giá bán lại một sản phẩm nhằm ngăn cản nhà phân phối cung cấp ưu đãi cho khách hàng" [28, tr.7]. Ở đây, sự phân loại là chưa rõ, mới có sự xuất hiện loại hành vi "thoả thuận dọc" mà chưa đề cập đến loại thoả thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang song hành trong khái niệm. Giáo trình Luật Cạnh tranh của Trường Đại học Luật Hà Nội đã căn cứ vào vị trí của chủ thể tham gia TTHCCT trong chu trình kinh doanh mà phân chia TTHCCT thành hai loại: thoả thuận theo chiều ngang và thoả thuận theo chiều dọc [28, tr.7]. Tác giả Massimo Motta trong tác phẩm Competition Policy - Theory and Practice (Chính sách cạnh tranh - Lý thuyết và thực tiễn), trên cơ sở phân loại thoả thuận hạn chế cạnh tranh thành thoả thuận theo chiều ngang và thoả thuận theo chiều dọc [116, p.32]. Điều này cũng được ghi nhận trong Điều 81 Hiệp định Rome về việc thành lập Cộng đồng chung châu Âu. Theo Quy định số 2790/1999 của EC hướng dẫn các trường hợp miễn trừ trong quy định về TTHCCT bị cấm tại Điều 81 Hiệp định Rome thì các TTHCCT theo chiều dọc sẽ được miễn trừ khi thị phần của nhà cung cấp dưới 30 % trên thị trường liên quan (trừ một số thoả thuận theo chiều dọc thuộc loại hard - core cartel thì không áp dụng miễn trừ này) [116, p.32]. Trong Tiêu chí đánh giá tính cạnh tranh bất hợp pháp của một số nước và một số bình luận về Luật Cạnh tranh của Việt Nam, tác giả Nguyễn Văn Cương đã nêu một cách gián tiếp sự phân loại thoả thuận hạn chế cạnh tranh như sau: "Các doanh nghiệp tham gia thoả thuận có thể là đối thủ cạnh tranh với nhau trên thị trường (thoả thuận ngang) hoặc các doanh nghiệp thuộc các công đoạn khác nhau của quá trình kinh doanh từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng (thoả thuận dọc). Mỗi quốc gia khác nhau thường có quan niệm không hoàn toàn giống nhau về thoả 11
- thuận hạn chế cạnh tranh...” [18, tr.269]. Ngoài ra, trong Giáo trình Luật Thương mại của Trường Đại học Luật Hà Nội sự phân loại các thoả thuận hạn chế cạnh tranh được diễn đạt kèm với khái niệm thoả thuận hạn chế cạnh tranh [77, tr.336]. 1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh Trên phạm vi toàn cầu, đáng kể nhất là các tài liệu nghiên cứu của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) đề cập đến chính sách và pháp luật cạnh tranh nói chung cũng như pháp luật về TTHCCT nói riêng. Cụ thể, tài liệu “Glossary of Industrial Organisation Economics and Competition Law” (Từ điển thuật ngữ kinh tế công nghiệp và Luật Cạnh tranh) của OECD có chứa đựng nội dung giải nghĩa các thuật ngữ về cạnh tranh và TTHCCT… Tài liệu này giúp tra cứu các thuật ngữ cần thiết và hỗ trợ Nghiên cứu sinh có được một cái nhìn chung, tổng thể về các nội dung liên quan đến chính sách cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh và pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng đã đưa ra những gợi ý về khuôn khổ cho việc xây dựng, thực thi luật và chính sách cạnh tranh trong tài liệu “A Framework for the Design and Implementation of Competition Law and Policy” (Khung mẫu cho việc thiết kế và thực thi luật và chính sách cạnh tranh) [133]. Trong tài liệu này có chương nghiên cứu cụ thể liên quan đến thoả thuận hạn chế cạnh tranh và pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Năm 2010, Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) đã đưa ra Luật mẫu về cạnh tranh (sửa đổi) [85] và tổng quan kinh nghiệm áp dụng và thực hiện, trong đó có bình luận về từng điều khoản cụ thể và giới thiệu quy định liên quan trong pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Tác giả Nguyễn Thị Trâm nhìn nhận pháp luật về TTHCCT là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước thừa nhận, ban hành và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh để bảo vệ cạnh tranh và bảo đảm trật tự thị trường trong nền kinh tế thị trường, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và của người tiêu dùng [75]. Nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản, cấu trúc của pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh, có hai nguyên tắc thường được các cơ quan cạnh tranh sử dụng khi 12
- xem xét, đánh giá một hành vi TTHCCT, bao gồm: cấm mặc nhiên (per se rule) đối với các thỏa thuận nghiêm trọng và chỉ cấm một số trường hợp đối với các thỏa thuận không thuộc nhóm nghiêm trọng (rule of reason). Khi đề cập tới cấu trúc của pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh, Nghiên cứu sinh nhận thấy, cần xem xét cấu trúc này trên hai phương diện: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh (cấu trúc hình thức) và những nội dung cụ thể của thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong văn bản quy phạm pháp luật (cấu trúc nội dung). 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam 1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Có rất ít các nghiên cứu về thực trạng thoả thuận hạn chế cạnh tranh cũng như thực trạng quy định của pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Khi Luật Cạnh tranh 2004 ra đời có Luận án Tiến sỹ của Nguyễn Thị Nhung "Điều chỉnh pháp luật đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay" năm 2011; Bùi Nguyễn Anh Tuấn trong Bài nghiên cứu NC - 18: "Chính sách cạnh tranh từ góc độ quốc gia đang phát triển". Lẻ tẻ có những bài báo về tình trạng thoả thuận ngầm [34] thao túng giá phổ biến ở nhiều ngành (sữa); ấn định giá dịch vụ taxi [1]; xăng dầu một giá [39]; ấn định giá thuốc nhập khẩu [45]. Hành vi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp trong hiệp hội ngành nghề lâu nay tồn tại nhiều ở Việt Nam xuất phát từ một thực tế là trước khi có Luật Cạnh tranh, các thỏa thuận đó thường là công khai vì không có pháp luật điều chỉnh. Mặt khác, những thỏa thuận này thường được che đậy kín đáo: “Hiệp hội Ngân hàng, chẳng hạn, đã nhiều lần kêu gọi các thành viên là các ngân hàng thương mại cùng nhau hạ mức lãi suất huy động. Văn bản của hiệp hội viết rất khéo như nêu lý do là theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, cũng như dùng từ chung chung là “thống nhất hành động…” [39]. Những năm gần đây, kể từ 2018 Việt Nam có Luật Cạnh tranh mới, các nghiên cứu thực trạng pháp luật về TTHCCT chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn bảo vệ cạnh tranh của Nhà nước cũng như lý luận cùng những đòi hỏi nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với các TTHCCT. Thực trạng pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh rất cần được tiếp tục triển khai nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện trong bối cảnh kinh tế, xã hội hiện tại. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 634 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 479 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 399 | 114
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 247 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
304 p | 157 | 40
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 80 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay
182 p | 84 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 197 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
305 p | 134 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 59 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay
204 p | 64 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay
179 p | 65 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 p | 26 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
197 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
163 p | 38 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
27 p | 55 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
23 p | 15 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn