Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 18
download
Luận án Tiến sĩ Luật học "Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay" trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề lý luận về Doanh nghiệp xã hội và pháp luật về doanh nghiệp xã hội; Thực trạng pháp luật về doanh nghiệp xã hội và thực tiễn áp dụng pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay; Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHÙNG THỊ YẾN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội, 2022
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHÙNG THỊ YẾN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật kinh tế Mã số: 9 38 01 07 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS BÙI NGUYÊN KHÁNH Hà Nội, 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu, trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính xác và đã được công bố. Những kết luận khoa học của luận án là mới và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Nghiên cứu sinh Phùng Thị Yến i
- LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cám ơn sâu sắc nhất, chân thành nhất tới PGS, TS Bùi Nguyên Khánh, một nhà khoa học nhiệt huyết đã tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu, học tập, và động viên khích lệ tôi hoàn thành luận án tiến sỹ này. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Ngoại Thương, Khoa Luật đã luôn tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án. Tôi vô cùng biết ơn những người thân trong gia đình, những đồng nghiệp, bạn bè luôn khuyến khích, động viên, cảm thông, chia sẻ cả về thời gian và các nguồn lực khác trong suốt quá trình hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh Phùng Thị Yến ii
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................................................... 7 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án ................................................... 7 1.1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến khái niệm, đặc điểm, vai trò của Doanh nghiệp xã hội ........................................................................................... 7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về pháp luật về doanh nghiệp xã hội, hình thức pháp lý, nội dung quan hệ pháp luật doanh nghiệp xã hội ....................... 11 1.1.3. Một số nghiên cứu khác có liên quan đến luận án: ................................ 14 1.1.4. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án ............ 16 1.2. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu ....................................................... 19 1.2.1. Cơ sở lý thuyết ....................................................................................... 19 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ........................................ 19 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 20 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI .............................................. 21 2.1. Tổng quan về doanh nghiệp xã hội ................................................................. 21 2.1.1. Quan niệm về doanh nghiệp xã hội ........................................................ 21 2.1.2. Chức năng, đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp xã hội ...................... 42 2.1.3. Các loại hình tổ chức của doanh nghiệp xã hội ...................................... 49 2.1.4. Nhu cầu phát triển của doanh nghiệp xã hội trong nền kinh tế thị trường ... 51 2.2. Pháp luật về Doanh nghiệp xã hội .................................................................. 55 2.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật về doanh nghiệp xã hội ............. 55 2.2.2. Khái niệm pháp luật về doanh nghiệp xã hội ......................................... 58 2.2.3. Nội dung pháp luật về Doanh nghiệp xã hội .......................................... 60 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 71 iii
- Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..................................................................................... 72 3.1 Thực trạng pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay ........... 72 3.1.1. Về khái niệm doanh nghiệp xã hội ......................................................... 72 3.1.2. Về thành lập doanh nghiệp xã hội .......................................................... 82 3.1.3. Các vấn đề pháp lý về hoạt động của doanh nghiệp xã hội ................... 91 3.1.4. Các vấn đề về giải thể và tổ chức lại doanh nghiệp xã hội .................. 106 3.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay .. 108 3.2.1. Tổng quan doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay......................... 108 3.2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam ..... 110 3.2.3. Đánh giá................................................................................................ 119 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ...................................................................................... 124 Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ................................................. 125 4.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay ......................................................................................................... 125 4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay .................................................................................................................. 130 4.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện pháp luật về Doanh nghiệp xã hội ...... 130 4.2.2. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng thực thi ................................. 145 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ...................................................................................... 151 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 152 DANH MỤC CÁC C NG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢ C C NG ....................................................................... 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 154 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 166 iv
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Công ty Cổ phần CTCP Công ty Trách nhiệm hữu hạn CTTNHH Doanh nghiệp DN Doanh nghiệp xã hội DNXH Doanh nhân xã hội DNhXH Hợp tác xã HTX Luật Doanh nghiệp LDN Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp TNXHCDN Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng CSIP (tên Tiếng Anh là: Centre for Social Innitiatives Promotion) v
- DANH MỤC ẢNG – IỂU – SƠ ĐỒ Bảng 3.1. Số lượng DNXH ở Việt Nam từ 2015-2018..............................................110 Bảng 3.2: Số lượng các DNXH có cụm từ “xã hội” trong tên riêng ..........................111 Bảng 3.3. Các loại hình pháp lý của DNXH ở Việt Nam ..........................................112 Bảng 3.4: Địa bàn hoạt động của các DNXH ở Việt Nam.........................................112 Bảng 3.5: Lĩnh vực hoạt động của các DNXH ..........................................................114 Bảng 3.6: Quy mô vốn chủ sở hữu của các DNXH năm 2019 ..................................114 Bảng 3.7: Cơ cấu nguồn vốn vay và tài trợ của các DNXH ở Việt Nam ...................115 Bảng 3.8. Tình hình kinh doanh của các DNXH ở Việt Nam ....................................117 Bảng 3.9: Số lượng việc làm trong các DNXH ở Việt Nam giai đoạn 2015-2019 .....118 Biểu đồ 3.1 Các khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay của DNXH ...........................116 Biểu đồ 3.2: Các mục tiêu xã hội mà DNXH ở Việt Nam hướng tới .........................117 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ các DNXH nhận hỗ trợ từ các chương trình hỗ trợ DNXH ..........119 Sơ đồ 1.1. Vị trí của DNXH đối với tổ chức lai và doanh nghiệp thương mại theo cách định nghĩa của Ofer Eldar. [122] ................................................................................34 Sơ đồ 1.2. Phổ DNXH [103].......................................................................................43 Sơ đồ 1.3. Quan hệ pháp luật DNXH [120] ................................................................60 vi
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Cùng với phong trào bảo vệ người tiêu dùng, DNXH là một trong loại hình doanh nghiệp đặc biệt được hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước. Mặc dù vậy, DNXH vẫn tiếp tục đặt ra những thách thức về nhận thức, về vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường cũng như các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nó trong xã hội hiện đại. Tuy còn có sự khác biệt trong pháp luật của mỗi quốc gia, song từ phương diện pháp lý, DNXH được tiếp cận là loại hình doanh nghiệp được hình thành từ các sáng kiến xã hội, trên nền tảng nhu cầu giải quyết một vấn đề xã hội cụ thể của cộng đồng, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân của những người sáng lập. Tính tự phát, năng động đặc thù này khiến cho nhận thức của xã hội luôn bị bỏ lại rất xa so với thực tiễn sinh động của mô hình doanh nghiệp xã hội. Từ phương diện mục tiêu, DNXH được hiểu đơn giản hơn là những doanh nghiệp hoạt động không vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, được hình thành để giải quyết một vấn đề xã hội nào đó mà doanh nghiệp đó theo đuổi, phần lớn lợi nhuận thu được dùng để phục vụ các mục tiêu xã hội và môi trường. Thực tiễn phong phú của các DNXH cũng làm cho các quan điểm về khái niệm về doanh nghiệp xã hội rất đa dạng, nhiều chiều. Tuy nhiên, dù ở cách tiếp cận nào thì DNXH cũng mang ba đặc điểm then chốt đó là: Có mục tiêu, sứ mệnh xã hội được đặt lên hàng đầu, ngay từ khi thành lập; sử dụng các hoạt động kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng như một phương tiện để đạt mục tiêu xã hội đó; Tái phân bổ phần lớn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trở lại cho tổ chức, cộng đồng và mục tiêu xã hội. DNXH là một hiện tượng mới trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Trong giai đoạn trước đổi mới, Việt Nam cũng đã có một số mô hình có thể được coi là các DNXH, đó là các Hợp tác xã tạo việc làm cho người khuyết tật. Sau năm 1986, đường lối đổi mới và chính sách mở cửa của Nhà nước đã thực sự tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế, các tổ chức từ thiện, phát triển cộng đồng trong và ngoài nước. Từ giữa những năm 1990, một số DNXH thực thụ đã bắt đầu xuất hiện như trường Hoa Sữa, Nhà hàng KOTO tại Hà Nội, Mai Handicrafts tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nhận thức xã hội vẫn in đậm sự tách bạch giữa hai loại hình doanh nghiệp vì lợi nhuận và các tổ chức không vì lợi nhuận, do đó, các DNXH chỉ mới phát triển ở mức độ đơn lẻ, quy mô hạn chế. Từ năm 2010, Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, dòng vốn tài trợ có xu hướng giảm, không ít tổ chức phi lợi nhuận đã chuyển đổi thành DNXH để tìm 1
- hướng đi mới cho mình. Mặc dù ở thời điểm sau khi Luật Doanh nghiệp Việt Nam mới được ban hành, chính thức được thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014, trên cả nước đã có ít nhất 200 tổ chức [55] được cho là đang hoạt động đúng theo mô hình DNXH1 và một trong các DNXH điển hình và tiên phong được biết đến rộng rãi là Nhà hàng KOTO được thành lập ở Hà Nội từ năm 1999. Rõ ràng, nhiều tổ chức được thành lập và hoạt động mà không biết bản thân mình là một DNXH, do đó số lượng DNXH thực tế ở nước ta còn có thể lớn hơn rất nhiều con số trên. Bên cạnh đó, trước khi Luật doanh nghiệp 2014 chính thức được thông qua, Việt Nam chưa có một văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động của DNXH cũng như chưa có một loại hình doanh nghiệp hay một địa vị pháp lý dành riêng cho DNXH. Các loại hình tổ chức pháp lý của DNXH đến thời điểm hiện nay chia làm hai nhóm chính là Doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp; và Tổ chức xã hội (NGO) hoạt động theo một số văn bản dưới luật điều chỉnh các loại hình tổ chức tự nguyện của nhân dân, các hội, các quỹ từ thiện, quỹ xã hội, các tổ chức khoa học công nghệ [21]. Vì thế, việc lựa chọn đi theo một khung khổ pháp lý nhất định là Doanh nghiệp hoặc tổ chức NGO cho một thực thể tổ chức mang đặc tính hỗn hợp của DNXH gây nên nhiều trở ngại trong quá trình thành lập, vận hành và phát triển của các DNXH. Thực tế, ở Việt Nam, Nhà nước vẫn chưa đủ nguồn lực để giải quyết tất cả những vấn đề xã hội. Báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2012 cho thấy, Việt Nam đã đạt tiến độ đáng kể trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ đói nghèo giảm từ 60% xuống còn 20,7% trong vòng 20 năm [42]. Tuy nhiên, với tỷ lệ 20,7% dân số đói nghèo vẫn là một con số cao. Sau khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, nhiều tổ chức phi chính phủ, các nguồn viện trợ ODA sẽ rút dần khỏi Việt Nam. Vì vậy, việc phát triển DNXH là rất cần thiết để tăng cường các nguồn lực cho giải quyết các vấn đề xã hội. Một trong điểm mới của Luật doanh nghiệp năm 2014 là quy định về tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của DNXH. Sau rất nhiều năm chờ đợi, cộng đồng DNXH ở Việt Nam đã đứng trước một cơ hội mang tính chất bước ngoặt, lần đầu tiên DNXH được công nhận về mặt pháp lý. Đến Luật doanh nghiệp năm 2020, dù đã có những sửa đổi nhưng các quy định dành cho DNXH chưa nhiều. Về mặt nhận thức của xã hội, khái niệm này vẫn còn mới mẻ, thậm chí gây tranh luận, nhất là khi bàn về ý nghĩa cũng như các giải pháp về chính sách và pháp luật liên quan đến các thực thể kinh tế - xã hội đặc thù này. 1 Thuật ngữ tiếng Anh của DNXH là Social Enterprise (SE), 2
- Sự phát triển của DNXH sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội theo hướng văn minh, tiến bộ, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta, vì vậy đây không chỉ là xu thế chung của thế giới mà còn rất cần thiết ở Việt Nam. Kinh nghiệm thế giới chỉ ra rằng vai trò của nhà nước với hệ thống pháp luật và chính sách là những điều kiện thiết yếu để các DNXH phát triển. Với những lý do trên đây, tôi đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay” thực hiện trong khuôn khổ của Luận án tiến sĩ luật học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận án là nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về DNXH và pháp luật về DNXH phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về DNXH ở Việt Nam hiện nay; và để từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về DNXH ở Việt Nam trong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác giả sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản như sau : - Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về DNXH và pháp luật về doanh nghiệp xã hội; - So sánh, phân tích, đánh giá kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số quốc gia: Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Thái Lan, Trung Quốc và Hàn Quốc về doanh nghiệp xã hội; - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về DNXH ở Việt Nam hiện nay; - Phân tích, đánh giá thực tiễn thực thi pháp luật về DNXH ở Việt Nam hiện nay; - Đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về DNXH ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là DNXH, pháp luật về DNXH; kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật và áp dụng pháp luật về DNXH ở một số quốc gia trên thế giới; Thực tiễn pháp luật và áp dụng pháp luật về DNXH ở Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả tập trung nghiên cứu ở những vấn đề chung về DNXH và pháp luật về DNXH theo quan điểm chung trên thế giới và ở Việt Nam; nghiên cứu về thực tiễn áp dụng pháp luật về DNXH về 3
- khía cạnh địa vị pháp lý (quyền và nghĩa vụ) của các DNXH ở nước ta; nghiên cứu pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của DNXH ở một số nước trên thế giới để đề xuất pháp luật điều chỉnh pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về DNXH cho Việt Nam. - Về không gian: Luận án giới hạn ở việc tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về DNXH theo pháp luật của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Thái Lan, Trung Quốc và Hàn Quốc. Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh là những quốc gia phát triển, tồn tại DNXH đầu tiên trên thế giới, đồng thời, đến nay cũng là những quốc gia có hệ thống pháp lý phù hợp phát triển DNXH tương đối tốt. Thái Lan là một trong những nước đi tiên phong trên lĩnh vực phát triển DNXH trong khu vực Đông Nam Á. Còn Trung Quốc là quốc gia có hệ thống chính trị và luật pháp tương đồng với Việt Nam, đồng thời cũng là quốc gia có được mô hình DNXH phát triển. Hàn Quốc là một trong các quốc gia châu Á công nhận DNXH và cho ra đời đầu tiên các quy định pháp lý dành cho DNXH. - Về thời gian: DNXH đầu tiên xuất hiện manh nha ở Việt Nam là vào những năm 80, thời kỳ của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Vì vậy, luận án sẽ giới thiệu về DNXH ở Việt Nam từ thời điểm này đến hiện nay, tuy nhiên, cũng chỉ tập trung phân tích sâu pháp luật và áp dụng chính sách pháp luật về DNXH ở Việt Nam hiện nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, Luận án còn sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, luật học so sánh, liên ngành và dự báo qua các tài liệu thứ cấp để làm sáng tỏ các vấn đề được nghiên cứu trong luận án. Cơ sở lý luận của luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để đạt được kết quả nghiên cứu, làm rõ những vấn đề nghiên cứu đặt ra, luận án chú trọng sử dụng các phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp phân tích được sử dụng khi đánh giá, bình luận các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn về DNXH làm cơ sở cho những kết luận khoa học. Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. + Phương pháp tổng hợp được sử dụng khi đánh giá nhằm rút ra những kết luận tổng quan, những quan điểm, các đề xuất, kiến nghị. + Phương pháp đối chiếu - so sánh luật học được sử dụng khi phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật có liên quan đến DNXH của pháp luật Việt Nam với 4
- pháp luật của một số nước trên thế giới; giữa thực tiễn áp dụng pháp luật về DNXH của Việt Nam và của các quốc gia trên thế giới nhằm tìm ra các điểm chung, những điểm khác biệt trong các quy định và thực tiễn áp dụng của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các nước trên thế giới. + Phương pháp phân tích logic quy phạm được sử dụng khi đánh giá thực trạng pháp luật, xem xét về tính thống nhất, phát hiện mâu thuẫn trong nội dung quy định pháp luật có liên quan về DNXH. + Phương pháp thống kê được sử dụng để đánh giá các tài liệu thu thập được một cách trung thực, khách quan nhằm đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về địa vị pháp lý của DNXH, trên cơ sở đó, tác giả có những khuyến nghị về pháp luật điều chỉnh DNXH. Trong quá trình viết luận án, các phương pháp này có thể sử dụng đan xen và tiếp cận cả theo hướng đa ngành và liên ngành để thuận tiện cho việc phân tích, đánh giá toàn bộ các vấn đề được đặt ra trong phạm vi nghiên cứu của luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án đã làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề có liên quan đến luận án, làm rõ những vấn đề đã được nghiên cứu, những vấn đề còn đang tiếp tục nghiên cứu cũng như khoảng trống nghiên cứu mới cho luận án. - Luận án đã hệ thống hoá và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về DNXH và pháp luật về DNXH theo các nội dung như Tổng quan về DNXH, pháp luật về DNXH. - Luận án làm rõ thực trạng pháp luật về DNXH và thực tiễn thực hiện pháp luật về DNXH ở Việt Nam hiện nay, từ đó rút ra đánh giá, nhận xét về pháp luật và thực hiện pháp luật về DNXH để làm căn cứ cho các giải pháp hoàn thiện. - Luận án sau khi làm rõ phương hướng hoàn thiện pháp luật về DNXH ở Việt Nam hiện nay, tác giả đã đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về DNXH ở Việt Nam, những giải pháp là có cơ sở khoa học và có tính khả thi. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Trên cơ sở nghiên cứu DNXH và pháp luật về DNXH, có thể khẳng định rằng luận án được nghiên cứu sẽ góp phần vào việc làm phong phú thêm về lý luận và thực tiễn pháp luật về DNXH, đồng thời góp phần hoàn thiện pháp luật về DNXH ở Việt Nam hiện nay. Những đề xuất, kiến nghị mà luận án nêu ra đều có cơ sở khoa học và thực tiễn, có ý nghĩa đối với việc xây dựng và hoàn thiện về DNXH ở Việt Nam. 5
- Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về DNXH và pháp luật về DNXH, làm tài liệu giảng dạy và học tập trong chuyên ngành luật học, chuyên ngành quản trị kinh doanh và quản lý kinh tế. Luận án cũng là luận chứng khoa học cho việc xây dựng pháp luật về DNXH trong thời gian tới. 7. Kết cấu của Luận án Để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật liên quan đến vấn đề này, Luận án dự kiến được kết cấu thành năm chương và tập trung vào những nội dung chính cần nghiên cứu như sau: Chương 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết Chương 2: Những vấn đề lý luận về Doanh nghiệp xã hội và pháp luật về doanh nghiệp xã hội Chương 3: Thực trạng pháp luật về doanh nghiệp xã hội và thực tiễn áp dụng pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay Chương 4: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam 6
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án DNXH là chủ thể được công nhận từ rất lâu ở các nước trên thế giới. Vì thế, các nghiên cứu chuyên sâu về mô hình này cũng hình thành từ rất sớm, khoảng nửa cuối những năm 90. Với những ưu điểm không thể nào bác bỏ và với những đóng góp cho cộng đồng, mô hình DNXH đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng, có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau đây: 1.1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến khái niệm, đặc điểm, vai trò của Doanh nghiệp xã hội - Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài: + Khi nghiên cứu các tài liệu nước ngoài về DNXH, không thể không nhắc đến nghiên cứu “The Meaning of Social Entrepreneurship” của Gregory Dees được viết lần đầu năm 1998, bản chỉnh sửa gần đây nhất vào năm 2011 nói về Ý nghĩa của tinh thần doanh nhân xã hội [103] [104]. Trong nghiên cứu này, ông đã chỉ ra rằng, những nỗ lực của chính phủ và các tổ chức từ thiện đã không đạt được những gì mà xã hội kỳ vọng; các trung tâm xã hội cũng không chứng tỏ được hiệu quả. Ngược lại, các doanh nhân xã hội ngày càng chứng tỏ vai trò to lớn trong việc phát triển các mô hình mới cho một thế kỷ mới. Khái niệm “tinh thần doanh nhân xã hội” (TTDNXH - social entrepreneurship) có thể mới mẻ, nhưng bản thân hiện tượng này thì không. Các doanh nhân xã hội đã luôn hiện diện, dù chúng ta có thể gọi họ bằng cái tên này hoặc cái tên khác. Tuy nhiên, việc đưa ra một khái niệm mới là rất quan trọng, vì ngoài các hoạt động phi lợi nhuận mang tính sáng tạo, TTDNXH có thể bao gồm các dự án kinh doanh xã hội và các tổ chức lai trong đó trộn lẫn các yếu tố phi lợi nhuận và vị lợi nhuận. Để mở rộng sân chơi dành cho TTDNXH, chúng ta cần đưa ra một cách định nghĩa phù hợp. Từ cách dẫn dắt đó, G. Dees đã đưa ra các lý thuyết về tinh thần doanh nhân. Cụ thể, theo quan điểm của một vài học giả nổi tiếng trước đó cho rằng “doanh nhân” không nhất thiết là những người tạo ra sự thay đổi, tuy nhiên họ phải luôn luôn “tìm kiếm sự thay đổi, đáp ứng và khai thác nó như một cơ hội”. Khái niệm "cơ hội" đã trở thành trụ cột của nhiều định nghĩa về TTKD hiện nay. Doanh nhân là những người có thiên hướng nhìn nhận sự thay đổi là cơ hội chứ không phải là rắc rối. Đồng thời, đối với một doanh nhân, khởi nghiệp là không nhất thiết và cũng không đủ, có nghĩa là không phải mọi doanh nghiệp đều có thể đại diện cho TTDN. Drucker cũng chỉ rõ rằng hoạt động kinh doanh được nói đến ở đây không đòi hỏi động cơ lợi nhuận. 7
- Tiếp theo, G. Dees cũng so sánh sự khác nhau giữa doanh nhân xã hội và doanh nhân thông thường. Theo đó, nếu doanh nhân thông thường với mục tiêu là tạo ra của cải vật chất cho xã hội, từ đó tìm kiếm và tối đa lợi nhuận thu về; Thì đối với các doanh nhân xã hội, sứ mệnh xã hội là rõ ràng và thống trị. Sứ mệnh xã hội ảnh hưởng đến cách các doanh nhân xã hội nhận thức và đánh giá các cơ hội. Tiêu chí trung tâm ở đây là những tác động liên quan đến sứ mệnh đó, chứ không phải là việc tạo ra của cải. Với các doanh nhân vị lợi nhuận, của cải là một cách để đo lường giá trị được tạo ra; đó là bởi họ phải tuân theo quy luật thị trường. Nếu họ không thuyên chuyển các nguồn lực để sử dụng một cách có hiệu quả kinh tế, họ sẽ gặp phải nguy cơ bị loại khỏi vòng xoáy kinh doanh. Ví dụ, nếu một doanh nhân không thể thuyết phục được đủ số lượng khách hàng trả một mức giá hợp lý để tạo ra lợi nhuận, thì đây là một dấu hiệu cho thấy rằng không có đủ giá trị được tạo ra để biện minh cho việc sử dụng các nguồn lực này. Tuy nhiên, thị trường không tạo thuận lợi cho các doanh nhân xã hội. Trong trường hợp cụ thể, thị trường không làm tốt công tác đánh giá các cải thiện xã hội, hàng hoá công cộng và các thiệt hại cùng lợi ích cho những người không có khả năng chi trả. Những yếu tố này thường rất cần thiết cho việc kinh doanh xã hội, và đó cũng chính là điều làm cho một doanh nhân trở thành một doanh nhân xã hội. Thực tế, rất khó xác định liệu một doanh nhân xã hội đang tạo ra giá trị xã hội đầy đủ để biện minh cho các nguồn lực được sử dụng trong việc tạo ra giá trị đó. Sự duy trì hoặc tăng trưởng của một DNXH chỉ là một bằng chứng rất yếu ớt về sự hiệu quả trong việc cải thiện các điều kiện xã hội. Cuối cùng, ông tổng kết để đưa ra khái niệm về tinh thần doanh nhân xã hội, trong đó hội tụ từ rất nhiều các quan điểm của các học giả nổi tiếng trước đó. Cụ thể, ông đưa ra một khái niệm tinh thần doanh nhân xã hội bao gồm các tiêu chí đó là: Doanh nhân xã hội đóng vai trò nhân tố đổi mới trong các lĩnh vực xã hội, bằng cách: thông qua một sứ mệnh để tạo ra và duy trì giá trị xã hội; nhận thức và không ngừng theo đuổi các cơ hội mới để phục vụ cho sứ mệnh đó; tham gia vào các quá trình đổi mới liên tục, thích nghi và rút ra bài học; hoạt động mạnh mẽ và không bị giới hạn vào nguồn lực sẵn có; và thể hiện trách nhiệm giải trình cao hơn đối với thành viên và đối với kết quả đầu ra. The meaning of social entrepreneurship của Gregory Dees được coi là một trong những nghiên cứu đầu tiên trên thế giới tách bạch DNXH ra khỏi các mô hình doanh nghiệp truyền thống khác. Cũng từ đó, ông xuất bản thêm hai cuốn sách và rất nhiều bài báo khác về chủ đề này – là những công trình nền móng có đóng góp to lớn đối với việc tiếp cận các vấn đề lý luận về DNXH ngày nay [104], trong đó phải kể đến mô hình phổ DNXH sẽ được tác giả sử dụng nghiên cứu, đề cập trong luận án (phần lý luận) 8
- + Trong cuốn sách nổi tiếng “The power of unreasonable people” của hai tác giả John Elkington và Pamela Hartigan năm 2008, giáo sư trường Đại học Cambridge Publishing, Vương quốc Anh [101], đã có bản dịch tiếng Việt “Sức mạnh của những người phi lý” [30] đã miêu tả sự trỗi dậy của một thế hệ những người tạo ra sự thay đổi, những người không chấp nhận thế giới như trong thực tại, những người biết họ có thể làm được điều gì, và họ bắt tay vào làm việc. Trong cuốn sách này, các tác giả đã đưa ra rất nhiều các câu chuyện dẫn chứng về lịch sử hình thành cũng như con đường mà phong trào DNXH được thừa nhận ở các nước phát triển châu Âu như Đức, Pháp. Đặc biệt, trong nghiên cứu này, dễ dàng nhận thấy yếu tố then chốt khiến phong trào DNXH được thúc đẩy lan rộng một cách nhanh chóng trên thế giới đó là việc dịch chuyển các chức năng xã hội từ phía chủ thể công sang các chủ thể tư và các chủ thể thứ ba (còn được biết đến là các chủ thể trong hệ sinh thái xã hội dân sự). + Nghiên cứu “How to change the world: Social entrepreneurs and the power of New Ideas”, Oxford University Press, 2007 của tác giả David Bornstein [88] nhận định rằng DNXH sẽ là những mô hình giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội đồng thời làm thay đổi bộ mặt thế kỷ 21. Trong đó, tác phẩm cũng thể hiện quan điểm cá nhân về khái niệm DNXH đã mở rộng và mở ra như thế nào trong vài năm gần đây, gồm quan hệ đối tác từ thiện Gates-Buffetts, sự gia tăng của Google và sự lan rộng của các tổ chức kinh tế có hoạt động từ thiện thường xuyên. Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho hoạt động so sánh các quan điểm về DNXH. + Luận án cũng không thể không tham khảo nghiên cứu “The role of social enterprise and hybrid organizations” của học giả Ofer Eldar đến từ trường đại học Yale law school, Mỹ [122], nghiên cứu này đã đưa ra được một cách định nghĩa rất cẩn trọng và khoa học cho khái niệm DNXH. Trong nghiên cứu này, Elder đã tiếp cận khái niệm DNXH một cách thuyết phục và có hệ thống bằng cách sử dụng phương pháp định nghĩa qua loại gần nhất và khác/ biệt chủng. Ông chọn khái niệm xuất phát là doanh nghiệp thương mại, từ đó định nghĩa tổ chức lai và cuối cùng chạm đến khái niệm DNXH. Nghiên cứu cũng chỉ ra cơ hội và thách thức của DNXH, đồng thời đưa ra các đề xuất phục vụ các DNXH Hoa Kỳ trong việc quản trị doanh nghiệp và lựa chọn mô hình pháp lý phù hợp theo pháp luật hiện hành. + Nghiên cứu “The role of social enterprise” của 02 học giả Robert Katz và Antony Page từ đại học Ấn Độ [131] phân tích về vai trò của các loại hình DNXH. Theo đó, nghiên cứu đưa ra ba phần rõ ràng. Thứ nhất là chỉ rõ vai trò của các tổ chức phi lợi nhuận và các DNXH đối với pháp luật và nền kinh tế. Theo đó; Ở các nước phát triển, thị 9
- trường hoạt động khá tốt trong việc phân phối hàng tiêu dùng (chẳng hạn như TV, điện thoại) cho hầu hết mọi người tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu cá nhân tối thiểu. Tuy nhiên, thị trường có ít nhất hai sai sót nghiêm trọng, khiến cho nó không phải công cụ hiệu quả nhằm cải thiện phúc lợi xã hội và hạnh phúc của con người nói chung (một là, có thể dự đoán được là thị trường sẽ không cung cấp đầy đủ các hàng hóa công cộng; hai là các thị trường tự do thường khó giải quyết sự bất bình đẳng về tài sản và các nguồn lực khác giữa những người khác nhau). Trong bối cảnh đó, vai trò của các tổ chức phi lợi nhuận là rất tiềm năng, ví dụ, đây có thể là một cổng giao lưu cho các doanh nhân xã hội và như là công cụ thay đổi xã hội - cụ thể là các DNXH phi lợi nhuận. Các tổ chức phi lợi nhuận có thể vận động sự tối ưu hóa phúc lợi xã hội và giảm bất bình đẳng về kinh tế. Thứ hai, nghiên cứu phân tích rõ vai trò của doanh nghiệp vị lợi nhuận. Thứ ba, nghiên cứu phân biệt giữa hai cách tiếp cận với giá trị đặc thù của DNXH vị lợi nhuận, theo đó, mỗi cách tiếp cận sẽ tạo ra thay đổi trong luật về DNXH theo một hướng khác nhau. - Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam: + Báo cáo quy mô nhất về DNXH tại Việt Nam mà được công bố rộng rãi là Báo cáo Nghiên cứu “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam – Khái niệm, bối cảnh và chính sách” năm 2012 được thực hiện bởi Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cùng sự hợp tác của Hội đồng Anh tại Việt Nam và Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng (CSIP) [34]. Trong nghiên cứu này, các tác giả tập trung phân tích và đưa ra khái niệm về DNXH, trong đó có đưa ra các quan điểm khác nhau về chủ thể này; đồng thời tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của các DNXH ở Việt Nam theo từng giai đoạn. Ngoài ra, các tác giả nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế từ Anh, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore; từ đó phân tích thực trạng DNXH ở Việt Nam từ đó đưa ra các kiến nghị về cơ chế, chính sách để phát triển doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam. Đặc biệt, nghiên cứu chỉ ra rằng: “Việt Nam tuy bước qua một ngưỡng phát triển mới, nhưng vẫn nằm trong nhóm nước đang phát triển, có thu nhập trung bình thấp. Đất nước vẫn còn nghèo, trong khi đó quá trình tăng trưởng kinh tế lại đặt ra rất nhiều vấn đề xã hội – môi trường mới nảy sinh. Ước tính có đến 24 triệu người (28%) thuộc diện đối tượng cần hỗ trợ, bao gồm: hộ nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người mãn hạn tù, người bị nhiễm HIV/AIDS, người già neo đơn. Bên cạnh đó là hàng loạt các vấn đề khác như bạo lực xã hội, lối sống không lành mạnh, stress của dân đô thị, giáo dục và y tế đều ở tình trạng quá tải, bất hợp lý, thực phẩm an toàn, xử lý rác thải, ô nhiễm không khí, tiết kiệm năng lượng, bảo tồn văn hóa… Rõ ràng đã đến lúc để Chính phủ cần coi các DNXH như những đối tác chia sẻ gánh nặng, giúp Chính phủ thực hiện các mục tiêu xã 10
- hội. Việc ban hành các văn bản pháp luật tạo lập khung khổ pháp lý, chính thức công nhận và đề ra các chính sách cụ thể khuyến khích, hỗ trợ các DNXH, cũng như thể chế thực hiện các chính sách đó là vô cùng cần thiết”. Tuy nhiên, tài liệu này không thực sự hệ thống hóa và đào sâu khía cạnh pháp ý cũng như áp dụng pháp luật về DNXH, hơn nữa vì tài liệu được nghiên cứu và xuất bản năm 2012, nên những thông tin mà nó cung cấp đã không còn cập nhật, nhất là trong bối cảnh môi trường DNXH Việt Nam hiện tại và đặc biệt là pháp luật về DNXH đã thay đổi rất nhiều trong vài năm qua. + Nghiên cứu: “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam – cần một mô hình để phát triển” của tác giả Vũ Phương Đông đăng trên tạp chí Luật học số tháng 9 năm 2012 [28] đã giới thiệu một số quan niệm về DNXH trên thế giới và kinh nghiệm xây dựng mô hình DNXH tại Vương quốc Anh cũng như quan niệm về DNXH tại Việt Nam. Từ đó, tác giả góp ý về hoàn thiện khung pháp lý cho DNXH ở Việt Nam từ việc học tập mô hình pháp lý từ Vương quốc Anh, như việc xây dựng khái niệm mô hình DNXH; hay góp ý về việc sửa đổi Luật doanh nghiệp năm 2005 như việc ghi nhận về khái niệm DNXH, sau đó hướng dẫn chi tiết bằng Nghị định về DNXH; 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về pháp luật về doanh nghiệp xã hội, hình thức pháp lý, nội dung quan hệ pháp luật doanh nghiệp xã hội - Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài: + Nghiên cứu “Law and Choice of entity on the social enterprise frontier” của Thomas Kelly [140], giáo sư trường đại học bắc Carolina Chapel Hill, và nghiên cứu đã chứng minh vì sao cần tìm ra một hệ thống pháp luật hay vấn đề lựa chọn thể chế trước ngưỡng DNXH. Bởi lẽ, các học giả mặc dù có các quan điểm khác nhau về việc có xem sự phát triển về doanh nghiệp xã hội có phải là một bước tiến mới hay không nhưng họ lại đồng thuận rằng vai trò của DNXH có tính lai ngày càng tăng. Theo họ, các khái niệm về xã hội đang vượt ra khỏi lề lối truyền thống- từ ba lĩnh vực kinh doanh, phi lợi nhuận và chính phủ, đang xuất hiện thêm một lĩnh vực thứ tư, bao gồm sự pha trộn các yếu tố kinh doanh và phi lợi nhuận. Tại sao sự xuất hiện của ngành xã hội mới này lại giành được sự quan tâm đặc biệt của luật sư? Đó là bởi vì các doanh nhân thế hệ mới tuyên bố rằng họ đang sống trong một ngưỡng cửa xã hội mới, nơi luật pháp đã lỗi thời và những thực thể pháp lý cũ đã không còn phù hợp đối với kế hoạch cải thiện xã hội của họ. Với tốc độ phát triển đáng ngạc nhiên, họ đòi hỏi luật pháp và các luật sư phải bắt kịp mình. Từ đó, Thomas chứng minh sự cần thiết cần có khung pháp lý dành cho loại hình doanh nghiệp này từ các thách thức mà chính các DNXH gặp phải trong quá trình hoạt động, cụ thể như: vấn đề gọi vốn; Thách thức trong cơ chế đóng băng tài sản đối trong dòng chảy 11
- DNXH; thách thức trong xây dựng thương hiệu; Thách thức trong việc thỏa mãn các cổ đông vị lợi nhuận; và sự không rõ ràng về mức thuế đối với các tổ chức lai. Từ đó, ông cũng đề xuất một số hình thức pháp lý để hỗ trợ cho DNXH. + Hai nghiên cứu nổi tiếng khác tác giả cũng sử dụng tham khảo trong luận án đó là: “Theorizing forms for social enterprise” [86] và “Regulating social enterprise” của học giả Dana Brakman Reiser [87], nói về các hình thức lý thuyết và các quy định pháp lý dành cho DNXH. Theo đó, các tác giả cho rằng việc đưa ra hình thức chuyên biệt dành cho DNXH thì không nhất thiết có nghĩa là pháp luật tạo nên một pháp nhân hoàn toàn mới, mà có thể từ các cấu trúc sẵn có (tổ chức phi lợi nhuận hoặc doanh nghiệp vị lợi nhuận) phát triển thêm các chức năng riêng. Đặc biệt, pháp luật phải cung cấp phương tiện đảm bảo rằng các mục tiêu xã hội cần nêu ra khi DNXH đăng ký địa vị pháp lý phải đảm bảo vượt qua mục đích kinh doanh của họ. Và để áp dụng yêu cầu này lên các nhà lãnh đạo và quản lý một DNXH, pháp luật cần thiết lập một cấu trúc thực hiện các nghĩa vụ ủy thác nhằm ưu tiên cho lợi ích xã hội. Thực chất, các cấu trúc pháp lý này là một dạng công cụ dưới dạng hợp đồng để các DNXH thực hiện nghĩa vụ cam kết về phúc lợi xã hội. + Nghiên cứu “Social enterprise in South Korea: History and Diversity, social enterprise journal”, Vol.7 của tác giả Eric Bidet và Eum Hyung-sik [94] đã cho thấy lịch sử phát triển và sự đa dạng các mô hình DNXH tại Hàn Quốc. Trong đó đã nghiên cứu chi tiết các khía cạnh pháp lý về DNXH trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới các hình thức tồn tại của DNXH được ghi nhận trong đạo luật Social Enterprise Promotion Act in 2006 (Đạo luật xúc tiến DNXH năm 2006. Bài viết là tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ cho hoạt động học hỏi kinh nghiệm xây dựng pháp luật về DNXH. - Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam: + Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: “Pháp luật về Doanh nghiệp xã hội và thực tiễn thi hành tại Việt Nam” của TS Nguyễn Thị Yến, 2017, Đại học Luật Hà Nội [64], là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về DNXH dưới góc độ pháp lý sau khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thi hành. Trong công trình này, các tác giả đã làm rõ bản chất pháp lý, những quy định đặc thù điều chỉnh loại hình doanh nghiệp mới này, phân tích những bất cập, vướng mắc của các quy định pháp luật khi áp dụng vào thực tiễn. + Báo cáo nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu so sánh chế định doanh nghiệp xã hội trong hệ thống pháp luật của một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” của TS Nguyễn Toàn Thắng, 2017, đại học Luật Hà Nội [48], là công 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 640 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 481 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 405 | 114
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 227 | 71
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam
29 p | 270 | 59
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 248 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 92 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 206 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 66 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 p | 27 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quan hệ giữa luật tục và pháp luật từ thực tiễn các tỉnh khu vực Tây Bắc Bộ
178 p | 29 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoạt động chứng minh của luật sư trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn các tỉnh Tây Nam Bộ
185 p | 32 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Người lao động cao tuổi theo pháp luật Việt Nam hiện nay
183 p | 17 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh duyên hải miền Trung
169 p | 29 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn - Nguyễn Thành Luân
210 p | 40 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam
14 p | 143 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
23 p | 16 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn