![](images/graphics/blank.gif)
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về y tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 3
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Luận án Tiến sĩ Luật học "Pháp luật về y tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về y tế tư nhân; Những vấn đề lý luận của pháp luật về y tế tư nhân; Nghiên cứu thực trạng ban hành và thực hiện hiện pháp luật về y tế tư nhân ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về y tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG QUANG MẠNH PHÁP LUẬT VỀ Y TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 9 38 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương 2. PGS.TS. Lê Văn Long Hà Nội, 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Tất cả các số liệu được đưa ra, các ví dụ và trích dẫn trong luận án đều đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học mà luận án đưa ra chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Đặng Quang Mạnh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về y tế tư nhân ......... 9 1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về y tế tư nhân ... 24 Kết luận Chương 1 .................................................................................................. 28 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA Y TẾ TƯ NHÂN VÀ PHÁP LUẬT VỀ Y TẾ TƯ NHÂN ................................................................................. 29 2.1. Những vấn đề lý luận về y tế tư nhân ........................................................ 29 2.2. Những vấn đề lý luận của pháp luật về y tế tư nhân ................................. 35 Kết luận Chương 2 .................................................................................................. 60 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ Y TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................... 61 3.1.Thực trạng điều chỉnh pháp luật về y tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay...... 61 3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về y tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay ...... 78 Kết luận Chương 3 ................................................................................................ 108 Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ Y TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM .. 109 4.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật và tăng cường thực hiện pháp luật về y tế tư nhân ở Việt Nam............................................................................................. 109 4.2. Quan điểm hoàn thiện pháp luật tăng cường thực hiện pháp luật về y tế tư nhân ở Việt Nam............................................................................................. 112 4.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng cường thực hiện pháp luật về y tế tư nhân ở Việt Nam............................................................................................. 117 Kết luận Chương 4 ................................................................................................ 133 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 134 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 136
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BYT Bộ Y tế CCHN Chứng chỉ hành nghề DN Doanh nghiệp DVYT Dịch vụ Y tế ĐKDN Đăng ký GPHĐ Giấy phép hoạt động NCS Nghiên cứu sinh UBND Ủy ban nhân dân VPHC Vi phạm hành chính YTTN Y tế tư nhân
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1. Mô hình bộ máy quản lý nhà nước về y tế tư nhân ................................ 79 Bảng 3.1. Thống kê công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về YTTN giai đoạn từ 2016 đến nay ...................................................................................................... 80 Bảng 3.2. Thống kê cơ sở YTTN tham gia ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ......................................................................................................................... 90 Bảng 3.3. Thống kê khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2023 tại các cơ sở YTTN .................................................................................................................... 91
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng về vấn đề xã hội hóa trong cung ứng các dịch vụ công ích được ghi nhận tại Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII, ngày 21 tháng 8 năm 1997 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90/CP về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá. Hai năm sau đó, ngày 19 tháng 8 năm 1999 Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 73/1999/NĐ- CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao. Hai văn bản pháp lý này đã xác lập hành lang pháp lý mở đầu cho giai đoạn xã hội trực tiếp tham gia vào cung ứng các dịch vụ giáo dục, y tế và văn hóa xã hội nhằm đảm bảo chia sẻ gánh nặng cho ngân sách nhà nước, tôn trọng cơ chế thị trường và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cho những người yếu thế. Những giai đoạn tiếp theo sau đó, Chính phủ đã có những văn bản cũng cố hơn nữa hành lang thể chế về xã hội hóa trong cung ứng dịch vụ công ích. Trong đó tiêu biểu gồm Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao ban hành ngày 18 tháng 4 năm 2005 và Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ban hành ngày 30 tháng 5 năm 2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Bên cạnh đó, các bộ, ngành và các địa phương cũng ban hành các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa chủ trương này của Đảng và Chính phủ. Trên cơ sở hành lang pháp lý đó, xu hướng xã hội hóa trong cung ứng dịch vụ ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nền kinh tế thị trường. Trong đó, lĩnh vực y tế với sự tham gia của y tế tư nhân đã đạt được những bước tiến quan trọng. Theo thống kê hiện nay, toàn quốc có 157 bệnh viện tư nhân đang hoạt động, trong đó có 6 bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài và 151 bệnh viện có vốn nội địa. Bên cạnh đó, có hơn 30.000 phòng khám tư nhân và cơ sở dịch vụ y tế đang hoạt động. Bao gồm 30 phòng khám đa khoa, 87 nhà hộ sinh và các loại hình khác. Đội ngũ y bác sĩ ở khu vực tư nhân có trình độ cao và kinh nghiệm dày dặn nhờ cơ chế đãi ngộ, thu hút nhân lực cao tại các cơ sở y tế tư nhân linh hoạt, hiệu quả. 1
- Theo ước tính của Bộ Y tế đến hết năm 2023, Y tế tư nhân (YTTN) đang chiếm khoảng 8% quy mô cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực y tế và được dự bao sẽ tăng lên 15% năm 2030 và đạt tỷ lệ 30% năm 2045. Sự tham gia và phát triển không ngừng của lĩnh vực YTTN đã, đang và sẽ góp phần quan trọng trong mở rộng phạm vi và chất lượng cung ứng dịch vụ KB, CB cho người dân; gia tăng tính cạnh tranh trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ y tế và tăng cường các cơ hội phát triển cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động của lĩnh vực kinh tế tư nhân đang gặp nhiều rào cản khiến cho sự phát triển còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể: (1) hệ thống pháp luật về YTTN chưa được tập trung hóa và pháp điển hóa cụ thể, thường xuyên và khoa học nên chưa tạo ra được hành lang pháp lý tốt cho thành lập và hoạt động của YTTN; (2) các chủ thể quản lý nhà nước về YTTN chưa được pháp luật quy định một cách độc lập, chuyên nghiệp nên còn chưa thống nhất trong quản lý; (3) các nội dung quản lý nhà nước về YTTN chưa có sự tách biệt với y tế công lập nên chưa có những quy định pháp lý đặc thù dành riêng cho lĩnh vực này; (4) các quy định của pháp luật liên quan đến điều kiện thành lập và hoạt động của YTTN như: pháp luật về đầu tư, pháp luật về bảo hiểm y tế, pháp luật về dân sự, pháp luật về đăng ký kinh doanh… còn nhiều quy định cản trở, gây khó khăn đối với lĩnh vực YTTN; (5) các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực YTTN còn nhiều vướng mắc; (6) các loại hình hoạt động của YTTN chưa tách biệt với y tế công lập nói chung gây ra cản trở trong việc sáng tạo mô hình cung ứng dịch vụ YTTN mới. Những hạn chế trên của pháp luật đã tác động trực tiếp đến thành lập và hoạt động của các tổ chức YTTN, đồng thời cũng chưa tạo được cơ chế, chính sách phát triển lĩnh vực này ở Việt Nam thời gian qua. Do đó, muốn lĩnh vực y tế tư nhân phát triển, tất yếu đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu nhằm hoàn thiện pháp luật và tăng cường thực hiện pháp luật về y tế tư nhân. Dưới góc độ khoa học, pháp luật về YTTN chưa được nhiều nghiên cứu trong nước xem xét, đánh giá và kiến nghị đề xuất giải pháp, đặc biệt là nghiên cứu ở quy mô một luận án tiến sĩ. Chính vì vậy, điều này cũng đặt ra yêu cầu bức thiết phải có những nghiên cứu nhằm khỏa lấp “khoảng trống” đó. 2
- Trên cơ sở thực tiễn và khoa học đó, NCS quyết định lựa chọn đề tài “Pháp luật về y tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay” để thực hiện nghiên cứu trong quy mô một luận án tiến sĩ luật học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là xây dựng luận cứ khoa học về lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và tăng cường thực hiện pháp luật về YTTN ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài gồm: - Thu thập, hệ thống hoá các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến pháp luật về YTTN; phân tích, đánh giá các tài liệu này theo những nội dung cụ thể và đưa ra các bình luận về xu hướng nghiên cứu pháp luật về YTTN trong thời gian qua. - Phân tích, làm sáng tỏ nhận thức lý luận về pháp luật về YTTN, xác định khái niệm, đặc điểm, sự tất yếu, nội dung điều chỉnh và các yếu tố tác động đến pháp luật về YTTN. - Khảo sát, đánh giá thực trạng pháp luật về YTTN và thực trạng thực hiện pháp luật về YTTN ở Việt Nam hiện nay. Chỉ rõ những ưu điểm, thành công, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của thực trạng đó. - Nhận diện bối cảnh hoàn thiện pháp luật và tăng cường thực hiện pháp luật về YTTN ở Việt Nam. - Xác định quan điểm và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao năng lực, hiệu quả thực hiện pháp luật về YTTN ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quy định pháp luật và thực hiện pháp luật về YTTN ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Pháp luật về YTTN ở Việt Nam bao gồm nhiều nội dung khác nhau. Trong quy mô của luận án tiến sĩ chuyên sâu, NCS xác định giới hạn phạm 3
- vi nội dung nghiên cứu đề tài luận án trên hai phương diện chính: 1/ Nội dung và hình thức điều chỉnh pháp luật về YTTN; 2/ Thực hiện nội dung và hình thức điều chỉnh pháp luật về YTTN ở Việt Nam. - Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu thực trạng pháp luật về YTTN tại Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, có tiến hành so sánh, tìm hiểu kinh nghiệm ở một số quốc gia khác. - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu pháp luật về YTTN ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới đất nước và dựa trên số liệu báo cáo thực tế trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây. Cụ thể, các nghiên cứu tập trung vào giai đoạn từ năm 2010 là thời điểm Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 có hiệu lực đến hết năm 2023 khi luận án bắt đầu hoàn tất kết quả nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận án, NCS sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm: Phương pháp khảo cứu tài liệu; Phương pháp so sánh; Phương pháp lịch sử; Phương pháp chứng minh; Phương pháp điều tra xã hội học; Phương pháp phân tích và tổng hợp. Các phương pháp được vận dụng cụ thể theo từng Chương của luận án như sau: Chương 1 nhằm làm rõ các vấn đề tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về YTTN, NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu gồm: Phương pháp khảo cứu tài liệu; Phương pháp so sánh; Phương pháp phân tích, tổng hợp: - Phương pháp khảo cứu tài liệu được sử dụng để hệ thống hoá các công trình nghiên cứu về pháp luật về YTTN và đưa ra các nhận định sơ bộ về nội dung của hệ thống các công trình này. - Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu các công trình đã tổng hợp nhằm phân loại chúng theo nhóm các vấn đề mà luận án dự kiến nghiên cứu, tạo tiền đề để đưa ra được các kết luận về tổng quan tình hình nghiên cứu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để làm rõ những công trình nghiên cứu về các vấn đề của pháp luật về YTTN: lý luận, thực tiễn và giải pháp. Từ đó chỉ ra được những nội dung đã được nghiên cứu, làm rõ và chỉ ra khoảng trống nghiên cứu cho luận án. 4
- Chương 2 nhằm làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật về YTTN, NCS sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp so sánh. - Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm trình bày và phân tích các khái niệm khác nhau về pháp luật về YTTN. Đồng thời đây cũng là phương pháp dùng để chỉ ra nội dung, các yêu tố tác động và sự cần thiết phải điều chỉnh của của pháp luật về YTTN. - Phương pháp so sánh nhằm đối chiếu các quan điểm khác nhau về pháp luật về YTTN và về y tế công lập; giữa quan điểm pháp lý về YTTN của các quốc gia trên thế giới nhằm làm đa dạng hoá vấn đề lý luận của đề tài. Chương 3 nhằm nghiên cứu thực trạng ban hành và thực hiện hiện pháp luật về YTTN ở Việt Nam, NCS sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích, tổng hợp và Phương pháp điều tra xã hội học. - Phương pháp thống kê được sử dụng để làm rõ thực trạng ban hành và thực hiện pháp luật về YTTN tại Việt Nam trong 10 năm trở lại đây. - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để làm rõ các thành quả và hạn chế của thể chế pháp lý cũng như việc thực hiện pháp luật về YTTN. - Phương pháp điều tra xã hội học là phương pháp được ứng dụng để điều tra, khảo sát ý kiến của những chủ thể liên quan đến pháp luật về YTTN ở Việt Nam hiện nay. Phương pháp này được thực hiện thông qua hình thức: điều tra bằng bảng hỏi. + Mẫu điều tra khảo sát: Điều tra bằng bảng hỏi được thực hiện với cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước có thẩm quyền quản lý YTTN (a); đội ngũ nhân sự là quản lý, người hành nghề y trong các cơ sở YTTN (b) và người dân tham gia dịch vụ YTTN (c). Số lượng mẫu cụ thể như sau: a = 100; b = 500; c = 1000. Phương thức chọn mẫu như sau: (a) là cán bộ, công chức đang làm việc tại Bộ Y tế và Sở y tế các tỉnh – lựa chọn ngẫu nhiên; (b) là người đứng đầu cơ sở YTTN; bác sĩ và y tá, hộ lý trong các cơ sở YTTN – lựa chọn ngẫu nhiên; (c) người dân đã và tham gia dịch vụ y tế tại các cơ sở YTTN – lựa chọn ngẫu nhiên tại các cơ sở YTTN. 5
- + Mục đích điều tra khảo sát: Mục đích của điều tra bằng bảng hỏi nhằm ghi nhận các đánh giá của 03 đối tượng trên về các quy định của pháp luật và quá trình thực hiện pháp luật về YTTN trên thực tế. + Quy trình điều tra khảo sát được thực hiện như sau: - Bước 1: Xác định vấn đề cần điều tra, khảo sát - Bước 2: Xây dựng bộ công cụ điều tra, khảo sát + Lập phiếu điều tra trên cơ sở các nội dung cần điều tra, khảo sát + Lấy ý kiến chuyên gia, giảng viên hướng dẫn để hoàn thiện phiếu điều tra, khảo sát - Bước 3: Tiến hành điều tra và nghiên cứu thực tiễn theo nội dung và đối tượng đã xác định - Bước 4: Kết thúc điều tra và xử lý số liệu Sử dụng công thức thống kê trong nghiên cứu khoa học giáo dục, công thức tính điểm trung bình để phân tích thông tin: 1 4 X xini N i 1 Trong đó: xi: là điểm được cho ứng với nội dung i. ni: là số người cho điểm ở nội dung tương ứng. N: là tổng số người cho điểm mỗi nội dung. Bảng 1. Bảng phân loại đánh giá mức độ đạt và số điểm trung bình thang đo 4 mức Mức độ Điểm quy ước Khoảng điểm đánh giá Chưa cao 1 điểm Từ 1.0 – 1.75 Bình thường 2 điểm Từ 1.76 – 2.75 Cao 3 điểm Từ 2.76 – 3.75 Rất cao 4 điểm Từ 3.76 – 4.0 6
- - Chương 4 nhằm mục đích đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và tăng cường thực hiện pháp luật về YTTN, luận án chử yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án có những điểm mới sau: - Chứng minh tính tất yếu sự điều chỉnh của pháp luật đối với YTTN. - Xác lập 05 nội dung điều chỉnh chính và quan trọng nhất của pháp luật đối với YTTN. - Phản ánh, phân tích, đánh giá thực trạng điều chỉnh của pháp luật và thực hiện pháp luật về YTTN ở Việt Nam từ năm 2010 đến hết năm 2023. - Đề xuất các giải pháp phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn để hoàn thiện pháp luật và tăng cường thực hiện pháp luật về YTTN ở Việt Nam thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án đóng góp những vấn đề lý luận mới của pháp luật về YTTN trong bối cảnh hiện nay. Những đóng góp đó một mặt bổ khuyết những thiếu sót để hoàn thiện hơn hoạt động nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến đề tài luận án, mặt khác gợi mở một hướng nghiên cứu mới về YTTN dưới góc độ ngành Luật học và Quản lý nhà nước. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các nội dung nghiên cứu thực tiễn của đề tài cung cấp cho học giới và nhà quản lý một bức tranh tổng thể về thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về ý tế tư nhân ở Việt Nam giai đoạn qua. Những bối cảnh, quan điểm và giải pháp được đề xuất trong luận án, nếu được sự đồng thuận từ các nhà lập pháp, nhà quản lý có thể sẽ trở thành những tài liệu tham khảo hoặc những gợi mở mới có giá trị trong công tác hoàn thiện pháp luật và tăng cường thực hiện pháp luật về YTTN ở Việt Nam thời gian tới. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể trở thành tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, bồi dưỡng trong các ngành Luật học hoặc Quản lý nhà nước. 7
- 7. Kết cấu của luận án Phần nội dung chính của Luận án được kết cấu gồm 04 Chương, 14 mục và các tiểu mục. Cụ thể như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt ra cần luận án tiếp tục nghiên cứu Chương 2. Những vấn đề lý luận của y tế tư nhân và pháp luật về y tế tư nhân Chương 3. Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về y tế tư nhân ở Việt Nam Chương 4. Quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng cường thực hiện pháp luật về y tế tư nhân ở Việt Nam 8
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về y tế tư nhân 1.1.1. Tình hình nghiên cứu những khía cạnh lý luận liên quan đến pháp luật về y tế tư nhân a. Ở phạm vi nước ngoài Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến pháp luật về YTTN trên phạm vi thế giới đã được nhiều công trình thực hiện từ rất sớm. Điều này xuất phát từ thực tiễn khi dịch vụ YTTN đã xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong đời sống của nhiều quốc gia từ rất sớm., đặc biệt là các quốc gia phát triển. Các vấn đề lý luận về YTTN và pháp luật về YTTN cơ bản có sự thống nhất trong xuyên suốt lịch sử nghiên cứu ở phạm vi thế giới. Điều này có được bởi thế giới quan về sự tồn tại và vai trò của YTTN bên cạnh y tế công lập trong học giới, đặc biệt ở các quốc gia tư nhân cơ bản có sự thống nhất cao. Chính vì thế, phân tích tình hình nghiên cứu những khía cạnh lý luận liên quan đến đề tài luận án ở phạm vi nước ngoái, NCS chỉ lựa chọn một số nghiên cứu nổi bật trong thời gian gần đây để phân tích. Cụ thể: - Nghiên cứu về khái niệm và vai trò của YTTN: Khái niệm và vai trò của YTTN là hai vấn đề lý luận về YTTN được nghiên cứu rộng rãi và đã có sự thống nhất về mặt học thuật ở trên thế giới. Các nghiên cứu điển hình như: Asian Development Bank -ADB (2021) với nghiên cứu “Guidebook on Public–Private Partnership in Hospital Management”[45]; tác giả Audrey Chapman (2019) với nghiên cứu “The Impact of Reliance on Private Sector Health Services on the Right to Health”[46]; tác giả Nguyen, T. H. H. (2020) với nghiên cứu “Private Provision of Ambulatory Health Services in Vietnam”[59]; nhóm tác giả Sanjay Basu, Jason Andrews, Sandeep Kishore, Rajesh Panjabi, David Stuckler (2021), với nghiên cứu “Comparative Performance of Private and Public Healthcare Systems in Law- and Middle-Income Countries: A Systematic Review”[60]... đã làm rõ và thống nhất khái niệm về YTTN. 9
- Theo đó, khái niệm được thống nhất về YTTN là lĩnh vực khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe được cung cấp bởi khu vực tư nhân – đối lập với được cung cấp bởi khu vực nhà nước. Khái niệm này cũng được thừa nhận rộng rãi trong đời sống xã hội trên thế giới. Nội hàm khái niệm mà các nghiên cứu này đề xuất bao trùm cả hoạt động cung ứng dịch vụ y tế của cá thể tư nhân và tổ chức tư nhân có đăng ký hành nghề và đóng thuế. Bên cạnh làm rõ khái niệm này, các nghiên cứu kể trên đều cũng đã làm rõ vai trò của YTTN trong đời sống xã hội thông qua phân tích tính tất yếu trong sự ra đời và tồn tại của YTTN hay vai trò, vị trí của YTTN trong các chương trình phúc lợi xã hội, ứng phó dịch bệnh cộng đồng... Những vai trò đó được thống nhất bao gồm: chia sẻ áp lực cho hệ thống y tế công lập; cung cấp thêm các lựa chọn khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe; đảm bảo tính cạnh tranh trong cung ứng dịch y tế; hiện đại hóa công nghệ y học; góp phần đào tạo nhân lực y khoa. Có thể thấy, vấn đề khái niệm và vai trò của YTTN thông qua các nghiên cứu tiêu biểu này đã có sự thống nhất và sáng tỏ cao. Qua đó, các kết quả nghiên cứu này đóng vai trò là nền tảng có giá trị vững chắc nhất cho nghiên cứu về YTTN sau này. - Nghiên cứu về bản chất và điều kiện cung ứng dịch vụ YTTN: bản chất của YTTN được nhiều nghiên cứu thực hiện song hành cùng khái niệm và vai trò của YTTN. Các nghiên cứu tiêu biểu có thể kể tới như: các tác giả Steffie Woolhandler, M.D., M.P.H., David U. Himmelstein, M.D (2017) với nghiên cứu “Costs of Care and Administration at For-Profit and Other Hospitals in the United States”[61]; tác giả Birungi, H And Mugisha, F (2018) với nghiên cứu “The policy on public-private mix in the Ugandan health sector: catching up with reality”[51] và tác giả James P. Phillips, M.D (2016), “Workplace Violence against Health Care Workers in the United States”[54]. Các nghiên cứu trên đều đã phân tích các khía cạnh bản chất của YTTN. Nhìn chung, các nghiên cứu đều đồng nhất ở quan điểm cho rằng, YTTN có bản chất là một dịch vụ cung ứng đặc biệt. Mặc dù được tư nhân xây dựng, vận hành và cung ứng nhưng lại chịu sự can thiệp rất lớn từ phía nhà nước, đặc biệt về các điều kiện tổ chức hoạt động. Điều này khiến cho YTTN mặc dù là thuộc “tư hữu” song lại có tính chất của “công cộng”. Bản chất đó xuất phát từ nội dung mà dịch vụ này cung ứng. Y tế vốn là vấn đề phức tạp, đòi hỏi chuyên môn sâu và trực tiếp tác động đến 10
- sức khỏe, tính mạng của con người. Trong khi đó, động lực của các tổ chức và cá nhân cung ứng dịch vụ này đại đa số là vì lợi nhuận (có một phần nhỏ hoạt động vì phi lợi nhuận). Chính vì thế, nếu không kiểm soát từ phía nhà nước một cách chặt chẽ, các đơn vị cung ứng vì lợi nhuận sẽ bỏ qua các yêu cầu về chuyên môn, điều đó gây ra thiệt hại cho người bệnh. Bên cạnh đó, bản chất “bất cân xứng thông tin” của cung ứng và thụ hưởng dịch vụ YTTN cũng được các nghiên cứu phân tích như một hạn chế cố hữu trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng đã làm rõ những điều kiện cung ứng dịch vụ YTTN. Các nghiên cứu kể trên khi tiếp cận quy định của pháp luật về YTTN chủ yếu làm rõ vấn đề điều kiện để thành lập và vận hành một cơ sở cung ứng dịch vụ YTTN. Kết quả nghiên cứu những vấn đề này cơ bản không đồng nhất cao vì còn phụ thuộc vào địa bàn nghiên cứu. Song ở khía cạnh lý luận, sự đồng nhất thể hiện ở chỗ, các nghiên cứu đều xác định rằng điều kiện thành lập và cung ứng là một bắt buộc gắn liền với quy định của pháp luật. Sự ghi nhận này chính là một phương thức quan trọng để nhà nước quản lý việc cung ứng dịch vụ YTTN. - Nghiên cứu về quan hệ pháp luật trong cung ứng dịch vụ YTTN: quan hệ pháp luật về YTTN được một số nghiên cứu tiêu biểu đề cập tới như: tổ chức World Trade Organization (2022), với nghiên cứu “Services Sectoral classification list”[64]; tác giả Barack Obama (2007), với nghiên cứu “The Audacity of Hope”[47]; tác giả Audrey Chapman (2019) với nghiên cứu “The Impact of Reliance on Private Sector Health Services on the Right to Health”[46] và tổ chức Asian Development Bank - ADB (2021), với nghiên cứu “Guidebook on Public–Private Partnership in Hospital Management”[45]. Các nghiên cứu đều cho thấy rằng, quan hệ pháp luật trong cung ứng dịch vụ YTTN giữa bên cung ứng và bên thụ hưởng là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt. Theo đó, quan hệ này sẽ phát sinh khi người bệnh có yêu cầu được khám, chữa bệnh hoặc chăm sóc sức khỏe. Như vậy, sự đặc biệt đầu tiên theo các nghiên cứu chính là tính tự nguyên và bất thành văn của các chủ thể khi tham gia quan hệ này. Bên cạnh đó, tính đặc biệt còn được các nghiên cứu phân tích ở khía cạnh, cơ sở hoặc người hành nghề YTTN có quyền từ chối cung cấp dịch vụ giữa chừng cho chủ thể thụ hưởng mà không cần đến những sự ràng buộc bởi hợp đồng pháp lý. Và cuối cùng, theo các 11
- nghiên cứu tính đặc biệt cuối cùng là mặc dù các chủ thể bình đẳng với nhau, song bản chất của quan hệ này là bất bình đẳng. Điều này xuất phát từ bản chất “bất cân xứng thông tin” như đã phân tích từ các nghiên cứu ở trên. b. Ở phạm vi trong nước Ở phạm vi trong nước, cùng với sự đổi mới về tư duy phát triển đất nước, kinh tế tư nhân được công nhận trong Hiến pháp đã mở đường cho sự tham gia của tư nhân vào hoạt động cung ứng dịch vụ vốn trước đó chỉ được độc quyền bởi nhà nước, trong đó bao gồm cả dịch vụ y tế. Cùng với thực tiễn đó, các nghiên cứu cũng ra đời và ngày càng mở rộng và hoàn thiện nội dung nghiên cứu hơn về YTTN. Tuy nhiên, sự lâu đời, số lượng và sự đa dạng trong chủ đề nghiên cứu về YTTN ở phạm vi trong nước cũng vì hoàn cảnh thực tế trên mà ít hơn và kém toàn diện hơn ở phạm vi ngoài nước. Có thể kể tới một số khía cạnh lý luận đã được các nghiên cứu làm rõ sau: - Nghiên cứu về khái niệm và đặc điểm của YTTN: khác với khái niệm về YTTN được học giới nước ngoài nghiên cứu từ sớm và có sự thống nhất cao về nội hàm, các nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam ra đời muộn hơn đáng kể và có sự thay đổi về nội dung theo thời gian. Thực tế này do hoạt động nghiên cứu về YTTN gắn chặt với chế độ kinh tế Việt Nam qua các thời kỳ. Chỉ khi Hiến pháp năm 1992 ghi nhận thành phần kinh tế tư nhân, khi đó cả về kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng về vấn đề kinh tế tư nhân nói chung và YTTN nói riêng mới được xác lập một cách chính thức. Theo thời gian, sự hoàn thiện của cơ chế thị trường và sự cởi mở trong quan điểm kinh tế chính trị nhằm đáp ứng đòi hỏi về toàn cầu hóa nên kinh tế tư nhân cũng ngày càng được nhận định theo đúng bản chất của nó. Điều này cũng có tác động rất lớn đến hoạt động nghiên cứu về vấn đề này nói chung và YTTN nói riêng. Cũng chính vì vấn đề này mà khi xem xét tình hình nghiên cứu về khái niệm YTTN, chủ yếu tác giả sẽ đề cập đến những công trình nghiên cứu gần đây với góc độ tiếp cận hiện đại và đầy đủ về vấn đề này. Có thể kể tới gồm: tác giả Nguyễn Nguyệt Nga (1997), với luận án phó tiến sĩ “Sự phát triển của khu vực y tế và cải cách kinh tế trong một nền kinh tế đang chuyển đổi: Việt Nam 1989-1997”[16]; tác giả Đặng Thị Lệ Xuân (2011), với luận án tiến sĩ “Xã hội hóa y tế ở Việt Nam: Lý luận - thực tiễn và giải pháp” [39] và đặc biệt là tác giả Đinh Thị Thanh Thủy (2018) với luận án “Pháp luật 12
- về dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở YTTN ở Việt Nam hiện nay”[30]. Các nghiên cứu kể trên đều có những khái niệm về YTTN theo hướng tiếp cận hiện đại, phù hợp với quan điểm về YTTN hiện nay. Theo đó, các tác giả đều đã làm rõ nội hàm khái niệm YTTN là một cấu thành của dịch vụ y tế công cộng. Trong đó, điểm khác biệt lớn nhất giữa YTTN và y tế công lập ở chỗ chủ sở hữu. Và vì chủ sở hữu là tư nhân nên dịch vụ YTTN chủ yếu hướng tới lợi nhuận khi cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân. Điểm thú vị trong khái niệm của các nghiên cứu này là đề cập đến đối tượng thụ hưởng – “người dân” thay vì sử dụng thuật ngữ “người bệnh” hay “người thụ hưởng” như các nghiên cứu ở nước ngoài. Thuật ngữ này xuất hiện trong các khái niệm này có ý nghĩa nhất định khi thể hiện vai trò của YTTN đối với chính sách chăm sóc sức khỏe toàn dân của Việt Nam. Các nghiên cứu này và đặc biệt là nghiên cứu của tác giả Định Thị Thanh Thủy cũng đã làm rõ những đặc điểm của YTTN. Theo đó, các đặc điểm được chỉ ra gồm: là một dịch vụ đặc biệt vì bản chất ngành nghề; việc cung ứng và thụ hưởng dịch vụ YTTN đến từ nhu cầu bức thiết của người dân; dịch vụ YTTN có tính cộng đồng cao; chịu sự quản lý rất chặt chẽ bởi nhà nước; có thể được nhà nước trợ giá thông qua các công cụ bảo hiểm. Có thể thấy, khái niệm và đặc điểm của YTTN cơ bản đã được các nghiên cứu làm rõ và nhận diện một cách chính xác. - Nghiên cứu về bản chất và vai trò của YTTN: bản chất và vai trò của YTTN được một số nghiên cứu tiến hành đồng thời với quan điểm cho rằng bản chất phản ánh vai trò và vai trò có trong bản chất của YTTN. Các nghiên cứu tiêu biểu về nội dung này có thể kể tới như: tác giả Nguyễn Nguyệt Nga (1997) với luận án phó tiến sĩ “Sự phát triển của khu vực y tế và cải cách kinh tế trong một nền kinh tế đang chuyển đổi: Việt Nam 1989-1997”[16]; tác giả Trịnh Minh Hoan (2004) với luận án tiến sĩ “Vai trò YTTN qua nghiên cứu các trường hợp tại thành phố Đà Nẵng”[10]; tác giả Đặng Thị Lệ Xuân (2011) với nghiên cứu “Xã hội hóa y tế ở Việt Nam: Lý luận - thực tiễn và giải pháp”[39]; tác giả Nguyễn Huy Quang (2010) với nghiên cứu “Quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế ở nước ta hiện nay”[18], tác giả Phạm Huy Dũng (2002) với nghiên cứu “Tổng quan về tình hình YTTN Việt Nam” [9]. 13
- Theo các nghiên cứu, YTTN đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Trước hết, YTTN thể hiện quan điểm mở rộng cơ hội tiếp cận dịch vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của người dân; YTTN còn là tác nhân thúc đẩy sự cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế; YTTN đảm bảo chia sẻ áp lực cung ứng dịch vụ y tế đối với hệ thống y tế công lập; YTTN thúc đẩy sự hợp tác quốc tế và giao lưu quốc tế về y học; YTTN góp phần hiện thực hóa chính sách chăm sóc sức khỏe toàn dân của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Như vậy, vai trò của YTTN đã được các nghiên cứ làm rõ ở nhiều khía cạnh khác nhau, qua vai trò đó cũng thể hiện được những nét cơ bản của bản chất của YTTN. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng đã đề cập đến bản chất “bất cân xứng thông tin”; bản chất “bị can thiệp bởi nhà nước”; bản chất “hợp tác chặt chẽ giữa YTTN và y tế công lập”. Những kết quả nghiên cứu này làm sáng tỏ và đa dạng hơn những vấn đề lý luận chung về YTTN. - Nghiên cứu các nội dung điều chỉnh pháp luật về YTTN: đây là nội dung tương đối hẹp và đặc thù khi nghiên cứu về YTTN nói chung. Pháp luật về YTTN chủ yếu được các nghiên cứu đề cập đến quy định của pháp luật liên quan đến điều kiện hành nghề YTTN. Sự hạn chế trong nghiên cứu này ở phạm vi Việt Nam xuất phát từ thực tiễn, pháp luật hiện nay không có chế định hay ngành luật nào quy định chuyên biệt về lĩnh vực này. Tuy nhiên, dưới các mục đích tiếp cận khác nhau, một số nghiên cứu tiêu biểu cho nội dung này có thể kể tới như: tác giả Hoàng Thị Vịnh (2014) với nghiên cứu “Hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam”[37]; tác giả Đinh Thị Thanh Thủy (2018) với nghiên cứu “Pháp luật về dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở YTTN ở Việt Nam hiện nay”[30] và Báo cáo nghiên cứu của Actionaid VietNam (2010) “Tiếp cận của người nghèo đến dịch vụ y tế và giáo dục trong bối cảnh xã hội hóa hoạt động y tế và giáo dục tại Việt Nam”[1]... đã làm rõ các khía cạnh điều chỉnh của pháp luật về hành nghề khám, chữa bệnh cá cá thể và tổ chức tư nhân như: điều kiện thành lập; điều kiện hoạt động; các điều kiện liên quan đến phạm vi và lĩnh vực cung ứng dịch vụ; các vấn đề liên quan đến tranh chấp quyền và nghĩa vụ trong cung ứng và thụ hưởng dịch vụ khám, chữa bệnh tư nhân. Các nghiên cứu này cơ bản đã làm rõ được một số thực tiễn điều chỉnh pháp luật về YTTN, song còn chưa bao quát 14
- và đặc biệt chưa cập nhật được nội dung điều chỉnh của Luật Khám bệnh, chữa bệnh mới nhất của Việt Nam hiện nay. Ngoài ra nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến YTTN còn có một số bài báo khoa học, báo truyền thông (chính luận) và một số phân tích của các chuyên gia về chính sách phát triển YTTN cũng đã góp phần làm đa dạng hóa và hoàn thiện những vấn đề lý luận về vấn đề này. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu những vấn đề thực tiễn liên quan đến pháp luật về y tế tư nhân a. Ở phạm vi nước ngoài Nghiên cứu về những khía cạnh thực tiễn liên quan đến YTTN rất phổ biến trong học giới nước ngoài. Các khía cạnh chủ yếu được phân tích làm rõ bao gồm: - Nghiên cứu về thực tiễn tổ chức và hoạt động của YTTN: tác giả Alexander S. Preker - April Harding (2020), với nghiên cứu “The Economics of Public and private Roles in Health Care”[42]. Nghiên cứu này đề cập đến các quy tắc trong tổ chức và hoạt động của dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong nền kinh tế mở. Giá trị của nghiên cứu chính là xác lập được thực tiễn bản chất và vị trí của YTTN trong nền kinh tế. Thực tiễn này cho thấy, cung cấp dịch vụ YTTN là một cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Cấu thành này vừa giải quyết được những vấn đề thuộc về kinh tế, song cũng giúp đảm đương được những yêu cầu về mặt xã hội. Qua một số ví dụ tại Anh Quốc, Hoa Kỳ và Thụy Sĩ, nghiên cứu cho thấy mỗi quốc gia có một hệ thống quy định về tổ chức và hoạt động khác nhau về YTTN. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào tư tưởng phát triển kinh tế và pháp lý của từng quốc gia. Song tựu chung lại, thực tiễn cũng cho thấy rằng, hầu hết tại các quốc gia phát triển, YTTN luôn được đối xử theo phương châm “được cung ứng bất kỳ dịch vụ nào y tế công ích được cung ứng, nhưng phải tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn và nguyên tắc của chính quyền”; Quan điểm này cũng là nội dung nghiên cứu của tác giả Bhandari, D. (2014) với nghiên cứu “Public Private Partnerships in Health Care, Policy Framework And Emerging Trends In India”[50]. Tuy nhiên, tác giả này chủ yếu đề cập đến các quan điểm trong chính sách phát triển YTTN của Ấn Độ, qua đó cho thấy được các tiêu chuẩn và yêu cầu phát triển của YTTN. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Ấn Độ có một 15
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p |
650 |
179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p |
488 |
162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p |
413 |
114
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p |
256 |
41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p |
102 |
37
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay
182 p |
101 |
33
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p |
216 |
30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
305 p |
147 |
21
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p |
421 |
17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
163 p |
51 |
9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
27 p |
72 |
7
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo pháp luật Việt Nam hiện nay
192 p |
15 |
5
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tính mạng của con người từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
221 p |
13 |
4
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giới hạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam
178 p |
14 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo pháp luật Việt Nam hiện nay
26 p |
13 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tính mạng của con người từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
27 p |
16 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về y tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay
27 p |
5 |
2
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)