Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
lượt xem 9
download
Luận án Tiến sĩ Luật học "Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam" trình bày những vấn đề lý luận về hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT); Thực trạng pháp luật và thực hiện hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) trong các dự án giao thông đường bộ ở Việt Nam; Giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) trong các dự án giao thông đường bộ ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---o0o--- ĐINH VĂN TUẤN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG - KINH DOANH - CHUYỂN GIAO TRONG CÁC DỰ ÁN VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2022
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---o0o--- ĐINH VĂN TUẤN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG - KINH DOANH - CHUYỂN GIAO TRONG CÁC DỰ ÁN VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 9380107 LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Dương Đức Chính HÀ NỘI - 2022
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài............................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ......................................................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................... 4 4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu ......................................... 5 5. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................ 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án............................................................. 8 7. Kết cấu của luận án ............................................................................................... 8 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................................................9 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ........................................ 9 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về đầu tư theo hình thức đối tác công tư nói chung và về hợp đồng BOT nói riêng .............................................................. 9 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về pháp luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư nói chung và về hợp đồng BOT nói riêng ............................................... 18 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ....................... 19 1.2.1. Những kết quả đạt được về mặt lý thuyết và thực tiễn của các công trình nghiên cứu liên quan đến hợp đồng BOT .................................................... 19 1.2.2. Những kết quả về mặt lý thuyết và thực tiễn của các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề pháp luật điểu chỉnh hợp đồng BOT............................ 20 1.2.3. Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án chưa được các công trình đã công bố nghiên cứu hoặc đã nghiên cứu nhưng chưa có giải pháp phù hợp ........ 21 1.3. Lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu .............. 22 1.3.1 Cơ sở lý thuyết ............................................................................................. 22 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................ 24 Kết luận chương 1 ................................................................................................. 26 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG BOT VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BOT TRONG CÁC DỰ ÁN VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ .............................................................................................................27 2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hợp đồng BOT ..................................... 27 2.1.1. Khái niệm và sự hình thành hợp đồng BOT ............................................... 27 2.1.2. Đặc điểm của hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ .... 35 2.1.3. Vai trò của hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ ........ 39 i
- 2.2. Lý luận pháp luật về hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ ............................................................................................................................... 41 2.2.1. Hợp đồng BOT và những vấn đề pháp luật liên quan ................................ 41 2.2.2. Các yếu tố công và tư trong hợp đồng BOT ............................................... 50 2.2.3. Hình thức văn bản sử dụng để ban hành quy định về hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ............................................................... 52 2.3. Hợp đồng BOT trong các dự án giao thông đường bộ ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam ................................ 55 2.3.1. Hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ ở một số nước trên thế giới ........................................................................................................... 55 2.3.2. Kinh nghiệm từ một số dự án BOT ............................................................ 63 2.3.3. Bài học kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam ............................................... 65 Kết luận chương 2 ................................................................................................... 67 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BOT TRONG CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM ...................................................................................68 3.1. Thực trạng pháp luật về hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) trong các dự án giao thông đường bộ ở Việt Nam ........................... 68 3.1.1. Khái quát quá trình xây dựng pháp luật về đầu tư theo hình thức BOT ở Việt Nam ............................................................................................................... 68 3.1.2. Thực trạng pháp luật về hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ ............................................................................................................... 72 3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) trong các dự án giao thông đường bộ ở Việt Nam .......... 103 3.2.1. Khái quát chung về các dự án BOT giao thông đường bộ ở Việt Nam.... 103 3.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ ở Việt Nam ............................................................................... 105 3.3. Đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ ở Việt Nam ........................................ 107 3.3.1 Đánh giá về pháp luật hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ ở Việt Nam ......................................................................................... 107 3.3.1.1 Kết quả đạt được về pháp luật hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ ở Việt Nam ............................................................................... 107 3.3.1.2 Những hạn chế về pháp luật hợp đồng BOT trong các dự án giao thông đường bộ ở Việt Nam và nguyên nhân ..................................................... 109 ii
- 3.3.2. Đánh giá về thực hiện pháp luật hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ ở Việt Nam ............................................................................... 117 Kết luận chương 3 ................................................................................................. 126 Chương 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG BOT TRONG CÁC DỰ ÁN VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM....................... 127 4.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ ở Việt Nam .............. 127 4.1.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về hợp đồng BOT .................................................................................................................... 127 4.1.2. Nguyên tắc và mục tiêu hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp luật về hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ ................................... 128 4.1.3. Phương hướng hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp luật về hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ.................................................... 130 4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng BOT trong các dự án giao thông đường bộ ở Việt Nam ...... 133 4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật hợp đồng BOT trong các dự án giao thông đường bộ ở Việt Nam ....................................................................... 133 4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng BOT trong các dự án giao thông đường bộ ở Việt Nam .................................... 142 Kết luận chương 4 ................................................................................................. 148 KẾT LUẬN LUẬN ÁN ........................................................................................ 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO iii
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ADB : Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á ASEAN : Association of Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Southeast Asian Nations BOT : Build-Operate-Transfer Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao BT : Build- Transfer Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao CBCC : Cán bộ công chức CSHT : Cơ sở hạ tầng DNDA : Doanh nghiệp dự án ĐTM : Đánh giá tác động môi trường ETC : Electronic Toll Collection Hệ thống thu phí tự động không dừng GCI : Global Competitiveness Index Chỉ số cạnh tranh toàn cầu GDP : Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GTĐB : Giao thông đường bộ GTVT : Giao thông vận tải IMF : International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế KCHT : Kết cấu hạ tầng NSNN : Ngân sách nhà nước ODA : Official Development Assistance Hình thức đầu tư nước ngoài PPP : Public Private Partnership Đầu tư theo hình thức đối tác công tư UBTVQH : Ủy ban Thường vụ Quốc hội WB : World Bank Ngân hàng Thế giới WEF : World Economic Forum Diễn đàn Kinh tế Thế giới iv
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Kết cấu hạ tầng giao thông có vai trò rất quan trọng, được ví như huyết mạch của một quốc gia. Giao thông vận tải đường bộ là bộ phận quan trọng cấu thành nên hệ thống kết cấu hạ tầng, muốn phát triển kinh tế xã hội thì giao thông phải đi trước một bước. Bác Hồ đã nói: “Giao thông là mạch máu của tổ chức, giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng, giao thông xấu thì mọi việc đình trệ” vì vậy phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ cần được ưu tiên đầu tư nhằm tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng của đất nước, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Ngược lại, hệ thống giao thông kém phát triển sẽ trở thành một trở ngại lớn. Ở nhiều nước đang phát triển hiện nay, kết cấu hạ tầng thiếu và yếu đã gây ứ đọng trong luân chuyển các nguồn lực, khó hấp thụ vốn đầu tư, gây ra những “nút cổ chai kết cấu hạ tầng giao thông” ảnh hướng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đang là ưu tiên của nhiều quốc gia đang phát phát triển, trong đó có Việt Nam. Với quan điểm hạ tầng giao thông phải đi trước một bước, trong những năm qua, Chính phủ đã cố gắng thực hiện nhiều biện pháp đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đặc biệt là giao thông đường bộ. Hệ thống giao thông đường bộ tốt giúp lưu thông hàng hóa thuận lợi, giảm bớt thời gian và chi phí vận chuyển, tiết kiệm chi phí kinh doanh, góp phần tạo nên sự hấp dẫn của môi trường đầu tư. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc bảo đảm nguồn thu của ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu tài trợ cho các hoạt động của nhà nước cũng như tài trợ cho việc xây dựng, kiến thiết hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, tăng cường nguồn lực đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, một trong những biện pháp được áp dụng đó là thiết lập mối quan hệ đối tác giữa Nhà nước và tư nhân thông qua hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Kinh nghiệm thế giới cho thấy, nhờ áp dụng hợp đồng BOT, Nhà nước và doanh nghiệp cùng có lợi. Đầu tư theo hình thức này giúp chính phủ các nước giảm bớt gánh nặng đầu tư vốn bằng nguồn ngân sách nhà nước, thông qua cơ chế thu hút 1
- vốn đầu tư của khu vực tư nhân vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng và dịch vụ công. Hình thức này cũng tạo cơ hội để các nhà đầu tư tư nhân được đóng góp ý kiến, đề xuất các chính sách phù hợp về kinh tế, xã hội nhằm tối đa hóa lợi ích cho tất cả các bên. Trên thế giới, hình thức hợp đồng BOT đã từng được triển khai thực hiện ở các nước phát triển như Anh, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc và đã đem lại những thành công ngoài mong đợi trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của các quốc gia này. Trong khi đó, ở các nước ASEAN như Philippines, Thái Lan, Singapore, chính phủ các nước này cũng đã bước đầu đưa ra những cải cách pháp luật nhằm phát triển hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT trong thời gian gần đây. Ở Việt Nam, hợp đồng BOT bắt đầu được thực hiện từ năm 1997 khi Chính phủ ban hành Nghị định 77/1997/NĐ-CP về quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT đối với nhà đầu tư trong nước. Xác định được tầm quan trọng của hợp đồng BOT đối với công cuộc xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng đặc biệt là hạ tầng giao thông đường bộ, từ khi bắt đầu thực hiện hợp đồng BOT tại Việt Nam đến nay, Chính phủ và các Bộ ban ngành đã ban hành nhiều văn bản pháp quy điều chỉnh hợp đồng BOT nói riêng và điều chỉnh hình thức đối tác công tư nói chung. Dưới sự quan tâm, đầu tư của nhà nước, các dự án giao thông đường bộ thực hiện theo phương thức đối tác công tư PPP đã những bước phát triển đáng ghi nhận. Theo số liệu của Bộ GTVT, trong giai đoạn 2011-2020 ngành này đã huy động được nguồn vốn tư nhân đầu tư vào 62 dự án giao thông đường bộ dưới hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) và BT với tổng số vốn 196.549 ngàn tỷ đồng, chiếm 48% tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong giao thông. Trong số đó, lĩnh vực đường bộ chiếm đa số với 60 dự án có tổng mức đầu tư 185 ngàn tỷ đồng. Các dự án chủ yếu được thực hiện theo hình thức BOT, chiếm 91%, trong khi dự án BT chỉ chiếm 9%. Từ số liệu trên có thể thấy tầm quan trọng của Hợp đồng BOT trong giao thông đường bộ tại Việt Nam. Tuy nhiên, do đây là một lĩnh vực còn khá mới ở Việt Nam, kinh nghiệm thực tiễn để áp dụng cơ chế đầu tư theo hợp đồng BOT này chưa nhiều nên khung pháp luật điều chỉnh mối quan hệ đặc biệt này đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Việc tìm kiếm một cơ chế đối thoại, đối tác thực sự hiệu quả giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân ở Việt Nam trong quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng giao là vấn đề nan giải đòi hỏi cần phải được giải quyết cả về lý luận và thực tiễn, cần được tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu và có giải pháp tháo gỡ, một vấn đề nổi cộm nữa là hệ thống pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT của Việt Nam chưa tạo được niềm tin cho các đối tác, chưa đủ mạnh để giải quyết các phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện. Đặt biệt, Việt Nam chưa có một quy định cụ thể hay một định nghĩa nào dành riêng cho hợp đồng BOT giao thông đường bộ, trong khi loại hợp đồng này có vai trò, tầm 2
- quan trọng rất lớn đối với cơ sở hạ tầng của Việ Nam. Vậy, hệ thống pháp luật về BOT của Việt Nam còn những thiếu sót gì, cần được nghiên cứu hoàn thiện ra sao để mang lại hiệu quả cao, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Chính những trăn trở trên đã thúc đẩy nghiên cứu sinh tìm hiểu và lựa chọn đề tài “Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam” để nghiên cứu và làm luận án tiến sĩ vì các lý do chủ yếu sau đây: Thứ nhất, ở Việt Nam trong thời gian tới với nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ngày càng tăng, trong khi nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ngày càng trở nên khan hiếm thì việc huy động nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư trong nước và đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài sẽ là giải pháp rất hiệu quả để cân bằng giữa khả năng nguồn vốn đầu tư của nền kinh tế và nhu cầu đầu tư. Việc triển khai các dự án đầu tư theo hình thức PPP mà đặc biệt với giao thông đường bộ là áp dụng hợp đồng BOT sẽ giúp Nhà nước giải quyết hiệu quả bài toán về nguồn vốn. Ngoài ra, việc đầu tư theo hình thức hợp đồng này cũng đem lại những lợi ích mà ở các hình thức đầu tư khác không thể thực hiện được, đó là: giảm gánh nặng tài chính cho Nhà nước trong đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cũng như cung cấp các dịch vụ công; tạo cơ hội đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận cho các nhà đầu tư tư nhân; nhà đầu tư tư nhân không chỉ cung ứng vốn, mà còn chuyển giao các phát minh công nghệ mới, cũng như kỹ năng quản trị tốt; cơ chế phân chia trách nhiệm quản lý rủi ro một cách hiệu quả nhất. Đây chính là điểm khác biệt đáng kể so với mô hình đầu tư truyền thống. Thứ hai, mặc dù hình thức đầu tư này đã được triển khai và thực hiện ở Việt Nam hơn 20 năm nhưng thực tiễn thực hiện trong thời gian qua cho thấy việc đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT đối với các dự án giao thông đường bộ vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập và trở thành rào cản đối với khu vực tư nhân khi tham gia đầu tư, trong đó có việc huy động vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài. Tình trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân từ sự hạn chế, bất cập của khung pháp lý điều chỉnh mối quan hệ đầu tư khi thực hiện hợp đồng BOT đặc biệt là BOT đường bộ. Điều đó thể hiện ở chỗ, các văn bản pháp luật quy định về PPP hiện nay chưa đồng bộ, thường xuyên thay đổi không ổn định, dù đã ban hành luật mới nhưng chưa đi vào áp dụng thực tiễn, đặc biệt chưa có quy định chính thức riêng biệt cho hợp đồng BOT giao thông đường bộ. Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, các quy định pháp luật điều chỉnh trực tiếp về PPP nói chung và BOT nói riêng luôn có sự thay đổi, trong khi đó dự án đầu tư theo dạng hợp đồng này thường diễn ra trong một thời gian dài, thậm chí có những dự án thực hiện từ 20 năm đến 30 năm. Việc các quy định pháp luật không 3
- ổn định, sẽ gây ra nhiều bất lợi cho cả Nhà nước và nhà đầu tư khi thực hiện dự án. Đây là một trong những lý do cơ bản khiến cho các nhà đầu tư, đặc biệt là đối với nhà đầu tư nước ngoài không mặn mà đầu tư theo hình thức này ở Việt Nam. Ngoài ra, việc chậm pháp điển hóa các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ đầu tư khi thực hiện hợp đồng BOT theo hướng ban hành văn bản pháp luật có tính chuyên biệt về đầu tư thực hiện theo hợp đồng BOT giao thông đường bộ cũng là nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án. Thứ ba, không chỉ là những hạn chế, bất cập của pháp luật mà quá trình thực hiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT cũng bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc, ví dụ như: hạn chế về tính công khai, minh bạch trong việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án, tính công khai, minh bạch của cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân... 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng pháp luật từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng BOT trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nói trên, người nghiên cứu cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Nắm được tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về hợp đồng BOT trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. - Xác định khoảng trống nghiên cứu, làm rõ những kết quả nghiên cứu có thể kế thừa, những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu. - Luận án làm rõ những vấn đề lý luận về hợp đồng BOT trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thong đường bộ. - Luận án phân tích, đánh giá và làm rõ thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng BOT trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. - Luận án đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng BOT trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở nước ta. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hợp đồng BOT xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo nghĩa khách quan là chế định hợp đồng BOT trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Ngoài ra, luận án nghiên cứu cả phương diện thực tiễn của chế định pháp luật này qua việc thực hiện một số dự án Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. 4
- - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Hợp đồng BOT là một tổ hợp các hợp đồng, tuy nhiên nghiên cứu sinh chỉ đi nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của Hợp đồng chính là hợp đồng BOT, trong đó chủ thể là cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên cơ sở các điều kiện thực tế của Việt Nam; Nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trên thế giới trong vận dụng thực hiện hợp đồng BOT vào đầu tư cơ sở hạ tầng; Thu thập số liệu, đánh giá thực trạng các dự án BOT giao thông đường bộ; Nhận dạng các nhân tốt chủ yếu tác động đến việc phát triển các dự án BOT đường bộ; Đánh giá thực trạng về thể chế pháp lý điều chỉnh hợp đồng BOT và đề xuất các giải pháp, đưa ra các khuyến nghị hoàn thiện về mặt pháp luật nhằm thúc đấy sự phát triển của các dự án đầu từ theo dạng hợp đồng BOT trong giao thông đường bộ. + Về không gian: luận án nghiên cứu về pháp luật Việt Nam điều chỉnh các hoạt động của dự án được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, thu thập số liệu, đánh giá thực trạng các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông đường bộ đặc biệt là các dự án xây dựng đường và cầu trên phạm vi cả nước Việt Nam vì đây là những loại hình công trình hạ tầng quan trọng nhất trọng hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ. + Về thời gian: luận án nghiên cứu về mặt pháp luật và đánh giá các dự án về giao thông đường bộ được đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng BOT tại Việt Nam từ năm 2011 cho đến nay. 4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu Về phương pháp luận: luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng thể chế kinh tế thị trường hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cách tiếp cận nghiên cứu: Trong triển khai nghiên cứu, luận án sử dụng cách tiếp cận tổng hợp, hệ thống, liên ngành và đa ngành về chính trị học, kinh tế học, nhà nước học và luật học. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp logic, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, dự báo…Ngoài ra, thí sinh sẽ tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các nhà nghiên cứu, những nhà quản lý và hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và doanh nhân để tìm hiểu thực tế của hoạt động đầu tư theo hình thức BOT, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật về hợp đồng BOT xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở nước ta. 5
- - Phương pháp phân tích được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài để phân tích cơ sở lý luận của hợp đồng BOT trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và phương diện lý thuyết của pháp luật về hợp đồng BOT trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Phương pháp này cũng dùng để đánh giá, bình luận các quy định pháp luật, thực tiễn và hiệu quả áp dụng pháp luật về hợp đồng BOT xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để làm cơ sở cho những kết luận khoa học. - Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp được sử dụng để đánh giá nhằm rút ra những kết luận tổng quan, những quan điểm, các đề xuất, kiến nghị cụ thể liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu giữa quy định của pháp luật với thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng BOT xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh và thực hiện pháp luật về hợp đồng BOT xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở một số nước và gợi mở kinh nghiệm cho Việt Nam; so sánh đầu tư theo hợp đồng BOT với các phương thức đầu tư khác. - Phương pháp logic được sử dụng khi đánh giá thực trạng pháp luật, xem xét về tính thống nhất, tính đồng bộ phát hiện mâu thuẫn trong nội dung quy định pháp luật về tính pháp lý của hợp đồng BOT xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, làm cơ sở cho các đề xuất kiến nghị giải pháp. - Phương pháp chuyên gia được sử dụng để trao đổi, tham vấn ý kiến trong đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về hợp đồng BOT xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. - Ngoài các phương pháp nghiên cứu phổ biến nói trên, luận án còn sử dụng phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu bao gồm các số liệu thứ cấp, các tài liệu, báo cáo của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài Chính, Tổng cục Thống kê liên quan đến PPP, BOT và các hợp đồng đầu tư khác trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: tác giả thu thập, hệ thống hóa và phân tích các tài liệu, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố liên quan đến hợp đồng BOT trong xây dựng giao thông đường bộ như: bài báo khoa học, bài viết hội thảo, sách, giáo tình, đề tài khoa học, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, các chính sách, quy định, văn bản pháp luật liên quan đến hợp đồng BOT của các nước và Việt Nam. Phương pháp này giúp tìm ra khoảng trống lý thuyết và thực tiễn để luận án có thể bổ sung, đóng góp. Trên cơ sở đó hệ thống hóa cơ sở lý luận về hợp đồng BOT, làm căn cứ hình thành khung lý thuyết nghiên cứu. Ngoài ra, thu thập dữ liệu thứ cấp từ niên giám thống kê, báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, kế thừa số liệu của các nghiên cứu trước có 6
- liên quan đến đề tài góp phần cung cấp thông tin làm căn cứ để tác giả đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư thực hiện theo dạng hợp đồng BOT trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua trao đổi, làm việc với các chuyên gia để xin ý kiến tham vấn. Phương pháp này không đi sâu tìn hiểm các bên khác có liên quan như phía nhà đầu tư. Những quan điểm, ý kiến đánh giá của các bên liên quan khác được thu thập từ dữ liệu thứ cấp. Phương pháp xử lý dữ liệu: tác giả sử dụng phương pháp mô tỏa, thống kê, so sánh, tổng hợp và chuyên gia để đưa ra những kết luận về thực trạng thể chế pháp lý cũng như thực trạng các dự án theo hình thức hợp đồng BOT trong giao thông đường bộ. 5. Những đóng góp mới của luận án Là một công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống và mang tính toàn diện về pháp luật điều chỉnh “Hợp đồng xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam”, luận án có những đóng góp mới sau đây: Thứ nhất, Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu về Hợp đồng (BOT) trong các dự án về giao thông đường bộ, luận án nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ và pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ, trong đó luận án nhấn mạnh trọng tâm vào việc phân tích, luận giải về bản chất pháp lý của quan hệ công - tư theo hình thức hợp đồng BOT và cơ chế điều chỉnh pháp luật hợp đồng BOT mang tính chất đặc thù đối với các dự án giao thông đường bộ. Thứ hai, luận án đã chỉ rõ bản chất của quan hệ đầu tư dưới dạng hợp đồng BOT vốn dĩ là một quan hệ có tính chất bất cân xứng giữa các bên tham gia (Nhà nước và Tư nhân), trong đó các bên xác lập quan hệ hợp tác dựa trên việc ký kết hợp đồng BOT để đạt được những mục tiêu mà mỗi bên theo đuổi. Thứ ba, luận án đã tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý luận về hợp đồng BOT để thấy được những vấn đề pháp lý riêng biệt của hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ và rút ra bài học bổ ích cho việc quản lý dạng hợp đồng này. Nêu bật được những nét đặc thù về chủ thể, đối tượng, mục đích của hợp đồng BOT trong cá dự án giao thông đường bộ, những đặc điểm riêng biệt của BOT khác xa so với những dạng hợp đồng thương mại, hợp đồng dân sự thông thường khác. Thứ tư, luận án tìm hiểu và phân tích sâu các vấn đề về pháp luật và thực thi pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT trong cá dự án giao thông đường bộ, xác định được những hạn chế về pháp luật hợp đồng BOT đường bộ và nguyên nhân của 7
- những hạn chế đó, làm tiền đề cho việc xây dựng các giải pháp hoàn thiện pháp luật hiện hành. Thứ năm, luận án nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện hợp đồng BOT ở các nước và đúc rút những kinh nghiệm nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam. Thứ sáu, luận án đề xuất và đưa ra định nghĩa về hợp đồng BOT trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Đây là điểm rất mới của luận án so với các công trình nghiên cứu trước đây và có ý nghĩa đóng góp cho sự phát triển của pháp luật điều chỉnh BOT đường bộ. Thứ bảy, trên cơ sở xác định được những hạn chế, bất cập còn tồn tại của pháp luật và thực hiện pháp luật BOT giao thông đường bộ, luận án đã đưa ra nhiều nhóm giải pháp cụ thể và đồng bộ góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT giao thông đường bộ cũng như góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BOT giao thông đường bộ ở Việt Nam./. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án là công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu, có hệ thống và toàn diện để giải quyết những vấn đề lý luận cốt lõi và thực tiễn sinh động, phức tạp về hợp đồng BOT giao thông đường bộ ở Việt Nam. - Luận án là nguồn tài liệu hữu ích đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc đánh giá hiệu quả của các quy định pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, làm cơ sở, tiền đề cho việc hoàn thiện pháp luật về đầu tư trong thời gian tới. - Luận án còn là nguồn tài liệu có giá trị đối với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học trong quá trình giảng dạy, học tập, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án bao gồm 04 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Những vấn đề lý luận về hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT). Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực hiện hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) trong các dự án giao thông đường bộ ở Việt Nam. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) trong các dự án giao thông đường bộ ở Việt Nam. 8
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Trong một vài thập kỷ gần đây, hình thức PPP trong xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng khẳng định được vai trò trong điều kiện nguồn vốn ngân sách Nhà nước hạn hẹp trong khi vẫn phải đáp ứng các yêu cầu nâng cao chất lượng công trình và đảm bảo hiệu quả đầu tư công. Tại Việt Nam, đặc biệt là trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, mô hình hợp tác công tư PPP được áp dụng phổ biến thông qua dạng hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao BOT. Hiện nay ở nước ta, cũng như ở nhiều nước trên thế giới đã có nhiều công trình công bố trong các sách, tạp chí và Internet, các báo cáo của đề tài nghiên cứu các cấp, luận văn và luận án tập trung nghiên cứu và phân tích nhiều khía cạnh lý luận và thực tiễn của hợp đồng BOT. Với tinh thần học hỏi, nghiên cứu kinh nghiệm, đồng thời nhằm tránh trùng lặp trong quá trình khiển khai luận án, nghiên cứu sinh đã có dịp tiếp cận với các công trình nghiên cứu của các tác giả bao gồm: luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, đề tài nghiên cứu, các bài báo, bài viết, báo cáo liên quan đến chủ đề luận án của nghiên cứu sinh. 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về đầu tư theo hình thức đối tác công tư nói chung và về hợp đồng BOT nói riêng Đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo hình thức BOT được quy định đầu tiên tại Nghị định số 77/CP ngày 18/6/1997 của Chính phủ. Tuy đã có nền tảng pháp lý gần 20 năm nhưng loại hình đầu tư này chỉ mới phát triển mạnh trong những năm gần đây. Không thể phủ nhận những giá trị tích cực trong thực tiễn của các dự án BOT, nhưng các dự án này khi đi vào vận hành khai thác cũng đã mang lại những hệ lụy, tạo nên nhiều dư luận trái chiều trong xã hội, thậm chí ngay cả đối với các cơ quan nhà nước. - Tiến sỹ Nguyễn Hữu Hiểu, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán - Kiểm toán nhà nước đã có những nghiên cứu, đánh giá về công tác quản lý dự án đầu tư theo hình thức BOT. Quá trình xây dựng, vận hành khai thác các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã bộc lộ một số vấn đề khiến hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án này chưa đạt như mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác điều hành chứ không phải do bản chất của hình thức đầu tư BOT. Trên cơ sở thực tế triển khai các dự án BOT thời gian qua có thể chỉ ra một số hạn chế cơ bản trong công tác quản lý dự án đầu tư theo hình thức BOT như sau: 9
- Một là, công tác đánh giá sự cần thiết, lựa chọn áp dụng hình thức đầu tư BOT để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập. Hai là, nguyên tắc thị trường chưa được tôn trọng khi thực hiện các hợp đồng BOT. Ba là, công tác lựa chọn các nhà đầu tư chưa minh bạch. Bốn là, công tác quản lý hoạt động thu phí bị buông lỏng gây nhiều bức xúc cho người dân. Năm là, việc xác định thời gian hoàn vốn thiếu cơ sở khoa học dẫn đến kết quả thời gian nộp phí của người dân dài hơn cần thiết. Sáu là, có sự quan ngại về việc kiểm toán dự án BOT của cơ quan Kiểm toán nhà nước. - (Europe, 2008) Guidebook on Promoting Good Governance in Public- Private Partnerships (Sách hướng dẫn về thúc đẩy khuyến khích quản trị hiệu quả trong quan hệ đối tác công tư), Sách xuất bản vào năm 2008, tại United Nations, Geneva (Switzerland), Tác giả: United Nations Economic Commission for Europe. Công trình đã chứng minh chính phủ và khu vực tư nhân có thể cải thiện quản trị trong BOT như thế nào. Công trình cho thấy việc thiếu các quy trình, thủ tục và tổ chức cho phép, tức là "quản trị", là rào cản chính để mở rộng việc sử dụng hợp đồng BOT. Công trình nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản trị tốt trong các dự án BOT. Nó xác định một số nguyên tắc chính và các lĩnh vực áp dụng BOT chính; giải thích sự cần thiết có một chính sách riêng biệt về BOT để đặt ra một "lộ trình", và đặt ra được các mục tiêu rõ ràng. Xây dựng một khuôn khổ pháp lý rõ ràng, minh bạch là đặc biệt quan trọng với dự án BOT, đưa ra các nguyên tắc và ưu tiên cho việc xây dựng các khuôn khổ này. Đồng thời công trình nghiên cứu cũng chỉ ra các rủi ro khi thực hiện các dự án BOT và chính phủ nên quản lý rủi ro đó như thế nào. Bên cạnh đó, công trình cho thấy tầm quan trọng của tính minh bạch, tính trung lập, và không phân biệt đối xử trong quá trình tham gia và thực hiện BOT. Các trường hợp cụ thể của Hà Lan, Vương quốc Anh, và Mỹ được cung cấp như là ví dụ về các nguyên tắc trong hành động. - (Rui, 2010) Public-Private Partnership Contracts: A Tale of Two Cities with Different Contractual Arrangements (Những hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư, hợp đồng BOT: câu chuyện về hai thành phố với thỏa thuận hợp đồng khác nhau), Tác giả: Rui Cunha Marques. Đơn vị: Centre of Urban and Regional Systems (Trung tâm hệ thống Đo thị và Khu vực), Technical University of Lisbon (Đại học kĩ thuật Lisbon), và Sanford V. Berg. Đơn vị: Public Utility Research Center (Trung tâm nghiên cứu Công ích), Đại học Florida. Bài báo đăng vào 1 tháng 6 năm 2010, trong Public Administration. Bài viết này phân tích quy định của hợp đồng trong quan hệ đối tác công tư (PPP) cho các dịch vụ kết cấu hạ tầng. Công trình đưa ra nghiên cứu tại EU, hợp 10
- đồng BOT với việc thực hiện các bước chuyển nhượng, giao thầu và quản lý. Một số tính năng của các hợp đồng BOT bao gồm việc chia sẻ trách nhiệm và rủi ro giữa các đối tác nhà nước và tư nhân, một cách tiếp cận vòng đời dự án, và khuyến khích (đầu ra) thanh toán đề án. Công trình cho thấy rất nhiều nghiên cứu về BOT đã tập trung vào các nước đang phát triển, nơi mà thường là thiếu minh bạch và chuyên nghiệp trong thực hiện và quản lý các dự án BOT, thiếu các thủ tục để ngăn chặn tham nhũng. Nghiên cứu này rút ra bài học từ một phân tích chi tiết hợp đồng BOT tại Bồ Đào Nha, Phân tích này giúp bước đầu có thể tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa đầy đủ của thỏa thuận thể chế được rộng rãi sử dụng. Công trình này đã nghiên cứu khái quát về hợp đồng BOT, đồng thời chỉ ra thế mạnh và hạn chế, vấn đề thiết kế hợp đồng và các lý do phổ biến của một số hợp đồng thất bại. Nghiên cứu này giúp cho tác giả luận án thấy được tầm quan trọng của việc thiết kế và giám sát, quản lý các hợp đồng BOT để từ đó nghiên cứu các quy định pháp luật của Việt Nam khi điều chỉnh vấn đề này như thế nào? Việc kiểm soát các thủ tục đấu thầu và thiết kế hợp đồng được pháp luật quy định ra sao? Trên cơ sở đó, tác giả luận án có thể đưa ra các khuyến nghị về việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng BOT. - (Roberto, 2004) Resource Book On PPP Case Studies, Sách xuất bản vào tháng 6/2004 bởi Liên minh châu Âu, tác giả: Roberto Ridolfi. Công trình nghiên cứu về nhu cầu hỗ trợ chính trị và cam kết bền vững được thể hiện rõ ràng nhất là đối với các dự án lớn và những dự án đầu tiên mà phát triển và thực hiện theo hình thức BOT như thế nào? Kết hợp với đó là sự cần thiết nhận ra giá trị rõ ràng với tiền từ dự án và nêu lên một minh chứng rằng các cấu trúc hợp đồng dự án BOT sẽ sử dụng chi phí hiệu quả hơn so với phương thức mua sắm truyền thống và sẽ mang lại giá trị vượt trội về tiền. Điểm đáng lưu ý của công trình này là những phân tích, đánh giá về rủi ro, chia sẻ rủi ro trong các dự án theo hợp đồng BOT giữa các bên đối tác công tư như thế nào. Những yếu tố nào góp phần tạo nên sự thành công của các dự án theo hợp đồng BOT như: sự cần thiết của một môi trường pháp lý và quy định có hiệu lực và được quy định rõ ràng. Điều này cho phép các hợp đồng được xác định chắc chắn và cho phép các bên hiểu được ranh giới của sự tương tác lẫn nhau; việc phân tích dự án chặt chẽ được thực hiện bởi cả hai bên. Những vấn đề này sẽ được tác giả nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay, các quy định pháp luật hiện hành được ban hành để điều chỉnh về vấn đề chia sẻ rủi ro như thế nào, có bảo đảm nguyên tắc chung là rủi ro tốt nhất cần được chịu bởi bên có khả năng quản lý chi phí hiệu quả hay không? - (Yongjian K., ShouQing W., Albert P.C., Patrick T.I., 2010) Preferred Risk Allocation in China's Public- Private Partnership (PPP) Projects (Phân bổ rủi ro ưu tiên trong các dự án PPP tại Trung Quốc), tác giả: Yongjian K., ShouQing W., 11
- Albert P.C., Patrick T.I. Bài báo đăng 7/2010, trong tạp chí International Journal of Project Management (Tạp chí Quốc tế về Quản lí dự án), trang 482-492. Công trình nghiên cứu về việc phân bổ rủi ro trong các dự án theo hợp đồng BOT của Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực công chịu phần lớn trách nhiệm cho 12 rủi ro khác liên quan đến chính phủ hay quan chức chính phủ và những hành động của họ. Mười bốn rủi ro không thuộc về khu vực công, cũng không thuộc về khu vực tư nhân mà có thể tự giải quyết thì được ưu tiên phân bổ đồng đều. Khu vực tư nhân chịu phần lớn trách nhiệm cho 10 rủi ro ở cấp độ dự án. Điều thú vị là, không có rủi ro nào phân bổ riêng chỉ cho khu vực tư nhân. Phân tích sâu hơn về những lý do đằng sau các ưu đãi phân bổ cũng được tiến hành. Bài viết này cố gắng phát triển một cơ chế phân bổ rủi ro công bằng cho việc thực hiện các dự án theo hợp đồng BOT ở Trung Quốc. Các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc thực hành và nghiên cứu quản lý rủi ro cho các dự án BOT tại Trung Quốc và cũng cung cấp thông tin có giá trị cho những công ty quốc tế có ý định đầu tư vào xây dựng hạ tầng ở Trung Quốc. Công trình này chỉ nghiên cứu về việc phân bổ rủi ro trong các dự án PPP được thực hiện tại Trung Quốc. Công trình này là tài liệu rất có giá trị để tác giả luận án tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế trong việc phân bổ rủi ro ra sao. Ở Việt Nam, pháp luật có vai trò như thế nào trong việc giảm thiểu rủi ro của các dự án đầu tư theo phương thức hợp đồng BOT. - Luận án tiến sĩ của tác giả Thân Thanh Sơn (2015) với đề tài: “Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức đối tác công tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam”. Về cơ sở lý luận, luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về hình thức hợp đồng BOT, lựa chọn, bổ sung một số khái niệm trong việc xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT giao thông đường bộ theo hình thức hợp đồng BOT. Xác định danh mục các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức BOT phù hợp với điều kiện chính trị - luật pháp - KTXH ở Việt Nam. Về mặt thực tiễn, luận án xác định các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức hợp đồng BOT ở Việt Nam, từ đó, thực hiện phân bổ các yếu tố rủi ro đến các bên đối tác. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất kiểm soát một số yếu tố rủi ro cơ bản nhằm phát triển CSHT giao thông đường bộ ở Việt Nam. Ý nghĩa khoa học của đề tài thể hiện ở việc luận án góp phần làm rõ, bổ sung thêm lý luận về rủi ro và phân bổ rủi ro trong hình thức hợp đồng BOT về phát triển CSHT giao thông đường bộ. Đồng thời, đề tài luận án nhận diện được danh mục các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT theo hình thức BOT phù hợp với điều kiện chính trị - luật pháp - KTXH ở Việt Nam. Đây là một trong những công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển kết cấu hạ tầng. Công trình này 12
- là một trong các nguồn tài liệu để tác giả của luận án tiếp tục nghiên cứu dưới góc độ pháp lý các quy định pháp luật hiện nay ở Việt Nam trong việc điều chỉnh phân bổ rủi ro như thế nào trong các dự án PPP. - Young và cộng sự (2009) đã phân tích dự án BOT trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ gắn liền với sự tham gia của nhà nước, nhà đầu tư tư nhân, đối tượng thụ hưởng và các bên có liên quan và đã chỉ ra bốn yếu tố tác động đến dự án PPP nói riêng và BOT nói chung là nhà nước, lựa chọn nhượng quyền, rủi ro dự án và tài chính cho dự án. Để đảm bảo dự án BOT đường bộ thành công, nhà nước cần hoàn thiện chính sách theo hướng tạo môi trường đầu tư thuận lợi, phân bổ rủi ro hợp lý, lựa chọn đối tác có năng lực, bảo lãnh tỷ giá và doanh thu tối thiểu, ổn định vĩ mô. - Cuttaree (2008) xác định các yếu tố thành công của PPP tại Chile và Mexico trong điều kiện sau khủng hoảng bao gồm: quy hoạch dự án PPP tốt, nghiên cứu khả thi dự án tốt, dự báo doanh thu và chi phí chính xác, khuôn khổ luật pháp phù hợp, thể chế nhà nước mạnh, quản lý kinh tế vĩ mô tốt, người sử dụng có khả năng thanh toán, đấu thầu cạnh tranh và minh bạch. Mặc dù vậy, tác giả chưa chỉ ra được mức độ quan trọng của từng nhân tố đối với thành công của dự án PPP. Nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện các dự án PPP trong lĩnh vực đường bộ của Australia với nghiên cứu sâu Dự án Airport Link, Banks (2008) đã chỉ ra rằng những điều kiện thành công của dự án PPP ngành đường bộ là: (i) cam kết chính trị mạnh mẽ của Nhà nước; (ii) có luận chứng kinh tế đúng đắn, (iii) tìm hiểu kỹ thị trường trước khi tiến hành quá trình đấu thầu; (iv) năng lực của nhóm cán bộ chuẩn bị dự án. Pascual (2008) nghiên cứu dự án đường cao tốc theo hình thức PPP tại Philipin đã chỉ ra điều kiện tiên quyết cho thành công dự án là việc thể chế hóa PPP thông qua khung chính sách, pháp lý và chương trình truyền thông toàn diện về PPP. - Trên cổng thông tin điện tử của Viện chiến lược và chính sách tài chính thuộc Bộ Tài chính có bài viết về “Xã hội hóa đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức BOT” được đăng ngày 29/09/2017 đã cung cấp các số liệu về lượng vốn đấu tư, vốn giải ngân theo hình thức hợp đồng BOT của ngành GTVT giai đoạn 2011 - 2016, một số thành quả mà các dự án BOT giao thông đã đạt được đồng thời cũng đồng thời cũng phân tích những bất cập, hạn chế của hình thức hợp đồng BOT. - Về thực trạng các dự án BOT cũng có một số bài báo, bài viết phân tích, điểm qua tình hình thực hiện dự án như: bài viết “Bí ẩn hợp đồng BOT đường bộ: Nhà đầu tư luôn có lãi?” đã được một số chuyên gia phản ánh và nhà báo Hà Duy thông tin trên Báo điện tử Vietnamnet ngày 16/05/2016. Thực trạng thu phí hợp đồng BOT trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã được phản ánh qua bài “Tiền dân 13
- vào túi ai ?” của tác giả Sỹ Lực đăng trên Báo tiền phong điện tử ngày 26/12/2016. Sai phạm trong công tác quản lý và khai thác dự án BOT đã được tác giả Tuấn Dũng thông tin trong bài viết “ Dự án BOT ký hợp đồng khi chưa cấp phép đầu tư”, Báo tuổi trẻ ngày 28/11/2016. Tác giả Bảo Như có bài viết “Sai phạm dày đặc tại Dự án BOT cầu Đồng Nai” đăng trên Báo đầu tư Online ngày 29/10/2016. - Tác giả Werner Rugermer trong cuốn sách “Heuschrecken” im offentlichan Raum: Public Private Partnéhip - Anatomie einé globalen Finanzinstruments, đã cho rằng các nguyên tắc của quan hệ đối tác công tư (PPP) phát triển tại Anh và được áp dụng ở EU và ở Đức như một phương thuốc mới cho giải quyết các khoản nợ tồn đọng và đầu tư. Ở đó, nhà đầu tư không chỉ đảm nhiệm việc xây dựng, chẳng hạn một trường học, một con đường hay nhà máy xửa lý mà cả kế hoạch, tài chính hóa và hoạt động dài hạn. Bên cạnh những đặc điểm và kết quả ở Anh, cuốn sách này cung cấp các nghiên cứu trường hợp mạng lưới vận động hành lang và pháp luật ở Đức. - Nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện các dự án PPP trong lĩnh vực đường bộ của Australia với nghiên cứu sâu Dự án Airport Link, Banks (2008) đã chỉ ra rằng những điều kiện thành công của dự án PPP ngành đường bộ là: (i) cam kết chính trị mạnh mẽ của Nhà nước; (ii) có luận chứng kinh tế đúng đắn, (iii) tìm hiểu kỹ thị trường trước khi tiến hành quá trình đấu thầu; (iv) năng lực của nhóm cán bộ chuẩn bị dự án. Pascual (2008) nghiên cứu dự án đường cao tốc theo hình thức PPP tại Philipin đã chỉ ra điều kiện tiên quyết cho thành công dự án là việc thể chế hóa PPP thông qua khung chính sách, pháp lý và chương trình truyền thông toàn diện về PPP. Tác động của khủng hoảng đến PPP là chủ đề được tập trung nghiên cứu trong lĩnh vực này kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định bối cảnh hiện nay tạo điều kiện cho các nước phát triển PPP ở cấp độ cao hơn, thích nghi với điều kiện môi trường sau khủng hoảng. - Dự án đầu tư theo hình thức BOT ở các nước đang pháp triển và các nước mới nổi cũng được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu và chỉ ra nét đặc thù. Finlayson (2008) nghiên cứu về xu thế mới trong việc tạo nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng ở Hàn Quốc và Ấn độ, từ đó đưa ra những thách thức trong việc tạo nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức hợp đồng BOT bao gồm: Tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định; Xây dựng khung pháp lý cho việc nhượng quyền khai thác công trình hạ tầng; Xây dựng quy trình giải quyết tranh chấp; Đưa ra khung chính sách ổn định cho dự án; Đảm bảo biện pháp khắc phục về mặt pháp lý cho các tổ chức cho vay trong trường hợp rủi ro; Thiết kế dự án hiệu quả và có khả năng gọi vốn; Xây dựng cơ chế giảm nhẹ rủi ro. - UNESCAP (2011) đã chỉ ra các vấn đề của PPP trong đầu tư xây dựng hạ tầng tại các nước đang phát triển khu vực châu Á - Thái Bình Dương là khu vực 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 640 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 481 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 405 | 114
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 227 | 71
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam
29 p | 270 | 59
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 248 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 92 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 206 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 66 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 p | 27 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quan hệ giữa luật tục và pháp luật từ thực tiễn các tỉnh khu vực Tây Bắc Bộ
178 p | 29 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoạt động chứng minh của luật sư trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn các tỉnh Tây Nam Bộ
185 p | 32 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Người lao động cao tuổi theo pháp luật Việt Nam hiện nay
183 p | 17 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh duyên hải miền Trung
169 p | 29 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn - Nguyễn Thành Luân
210 p | 40 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam
14 p | 143 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
23 p | 16 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn