Luận án Tiến sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng theo pháp luật Việt Nam hiện nay
lượt xem 20
download
Luận án Tiến sĩ Luật học "Tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng theo pháp luật Việt Nam hiện nay" trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề lý luận pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng; Thực trạng pháp luật và thực tiễn tổ chức, hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng theo pháp luật Việt Nam hiện nay; Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng theo pháp luật Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -----o0o----- HOÀNG MẠNH THẮNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2022
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -----o0o----- HOÀNG MẠNH THẮNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9.38.01.07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THỊ BÍCH THỌ HÀ NỘI – 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu nêu trong Luận án là trung thực. Các luận điểm kế thừa trong Luận án được trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của Luận án chưa từng được công bố trong công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Hoàng Mạnh Thắng
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến PGS.TS. Lê Thị Bích Thọ, cùng đội ngũ các Thầy, Cô của Học viện Khoa học Xã hội, Bộ Tư pháp, Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh - những người đã truyền cảm hứng, động viên, trực tiếp hướng dẫn, góp ý giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành Luận án này. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Hoàng Mạnh Thắng
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ............................................................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................... 7 1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ................................................................ 19 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 23 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG .... 24 2.1. Những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng................................................................................................. 24 2.2. Khái quát lý luận pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng .............................................................................. 44 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 63 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY........................... 64 3.1. Thực trạng quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam .......................................................... 64 3.2. Thực tiễn tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng theo pháp luật Việt Nam hiện nay............................................................. 84 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................ 113 Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG Ở VIỆT NAM .............................................................................. 114 4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam114
- 4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam ................................................................................................. 124 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ............................................................................ 138 KẾT LUẬN .................................................................................................. 139 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................................................................ 141 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 142
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CCV Công chứng viên PCC Phòng công chứng VPCC Văn phòng công chứng TCHNCC Tổ chức hành nghề công chứng VBCC Văn bản công chứng XHCN Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ số 1: Số lượng của các TCHNCC .......................................................................... 89 Biểu đồ số 2: CCV qua đào tạo, tập sự và không qua đào tạo, tập sự trong 5 năm kể từ khi Luật Công chứng năm 2006 có hiệu lực ............................................................... 110
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Sự phát triển của nền kinh tế thị trường làm cho giao dịch ngày càng tăng trưởng đa dạng và phức tạp. Nếu các giao dịch không bảo đảm an toàn sẽ dẫn đến những tranh chấp, gây thiệt hại cho các bên tham gia và cho xã hội. Do vậy, cần phải có một cơ chế pháp lý bảo đảm an toàn cho các giao dịch theo nhu cầu của xã hội và theo yêu cầu của quản lý nhà nước trong việc điều hành nhằm ổn định trật tự xã hội. Đó là nguyên nhân mà hoạt động công chứng khởi thủy, tồn tại và phát triển như ngày nay. Hoạt động công chứng cung cấp chứng cứ có tính xác thực cao hơn những chứng cứ khác trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các bên, hướng hành động của họ thành hành vi xử sự hợp pháp, chuyển hóa các quy định của pháp luật thành thực tiễn pháp lý sinh động và phong phú của cuộc sống, phục vụ nhu cầu của xã hội. Xét ở phương diện quản lý nhà nước, hoạt động công chứng tạo ra loại chứng cứ xác thực, hợp pháp, kịp thời hỗ trợ và bổ trợ cho hoạt động tư pháp. Xét ở phương diện xã hội, hoạt động công chứng bảo đảm cho các giao dịch vận hành theo trật tự pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia, tạo sự ổn định và an toàn của giao dịch trong đời sống xã hội. Hoạt động công chứng ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận và có ý nghĩa to lớn, góp phần duy trì trật tự, an toàn pháp lý của các giao dịch trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, tình hình hiện nay đang đặt ra đối với hoạt động công chứng nhiều vấn đề cần phải được giải quyết, như cùng tồn tại và hoạt động của hai loại hình TCHNCC, một là PCC do Nhà nước tổ chức thành lập và hai là VPCC do tư nhân thành lập, cùng thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ công chứng; phạm vi hoạt động công chứng và chứng thực có sự pha trộn, đan xen và chưa phân định rõ ràng về bản chất. Nguyên tắc cơ bản của tổ chức và hoạt động của TCHNCC chưa được xây dựng. Đã xuất hiện sự cạnh tranh giữa hai loại hình khác nhau của TCHNCC với cơ chế tài chính khác nhau đang ảnh hưởng đáng kể đến vấn đề phát triển và bảo đảm cho sự hoạt động ổn định và bền vững của hệ thống các TCHNCC ở Việt Nam... 1
- Thực tiễn cũng cho thấy, việc xác định rõ VPCC là tổ chức kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong cách thức vận hành hoạt động. Một tổ chức kinh tế hoạt động với mục đích lợi nhuận thì điều đương nhiên là phải vận hành theo quy luật của thị trường và chịu sự điều tiết của thị trường, dịch vụ công chứng phải được coi như một sản phẩm dịch vụ do tổ chức đó cung cấp. VPCC sẽ bình đẳng với các tổ chức kinh tế khác về mặt địa vị pháp lý trong một số quy định chung áp dụng cho các tổ chức kinh tế, ví dụ như có thể có nhiều hơn một con dấu để phục vụ cho nhu cầu hoạt động, cách thức hạch toán và nộp thuế, các chính sách với người lao động hoặc các chính sách ưu đãi áp dụng cho tổ chức kinh tế khi thành lập và hoạt động ở địa bàn kinh tế khó khăn... Ngoài ra, việc nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn ở một số quốc gia trên thế giới trong việc tổ chức và hoạt động của TCHNCC nhằm tiếp thu có chọn lọc những yếu tố phù hợp góp phần hoàn thiện tổ chức và hoạt động của TCHNCC ở Việt Nam, để phát triển ổn định, bền vững cũng là điều cần thiết. Từ đó, đặt ra yêu cầu phải được nghiên cứu, đánh giá toàn diện các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về tổ chức và hoạt động của TCHNCC làm cơ sở khoa học để định hướng, đề xuất và kiến nghị cho việc hoàn thiện pháp luật về công chứng ở Việt Nam, dưới giác độ tổ chức cung cấp và bảo đảm cung cấp dịch vụ công chứng – một loại dịch vụ công thiết yếu như một chức năng phục vụ xã hội của Nhà nước. Bên cạnh đó, việc nhận thức đúng đắn về tổ chức và hoạt động của TCHNCC là một yêu cầu cần thiết phục vụ cho việc hoàn thiện thể chế công chứng theo chủ trương xã hội hóa, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay và trong tương lai. Với những phân tích ở trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng theo pháp luật Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu và làm Luận án Tiến sĩ luật học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của TCHNCC ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của TCHNCC ở Việt Nam hiện nay. 2
- 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định những nhiệm vụ cụ thể như sau: Một là, thực hiện tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án nhằm rút ra những kết quả mà luận án có thể kế thừa và xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong nội dung luận án; xác định rõ cơ sở lý thuyết nghiên cứu và hướng tiếp cận nghiên cứu. Hai là, nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về tổ chức và hoạt động của TCHNCC; nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật của một số quốc gia theo hệ phái công chứng Latinh về tổ chức và hoạt động của TCHNCC và rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam. Ba là, khái quát, phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của TCHNCC theo pháp luật Việt Nam hiện hành, nhằm làm rõ những ưu điểm, đồng thời, chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân. Bốn là, đề xuất định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của TCHNCC ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật cơ bản nhất về tổ chức và hoạt động của TCHNCC; hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về tổ chức và hoạt động của TCHNCC; kinh nghiệm pháp luật một số quốc gia trên thế giới về tổ chức và hoạt động của TCHNCC làm cơ sở để so sánh, đối chiếu, đánh giá với tổ chức và hoạt động của TCHNCC ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung, đề tài luận án nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của TCHNCC theo pháp luật Việt Nam, tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của luận án này tập trung vào loại hình VPCC - là các tổ chức tư (được vận hành theo loại hình doanh nghiệp công ty hợp danh), được Nhà nước giao quyền để cung cấp dịch vụ công, để xem xét, đánh giá PCC trong mối quan hệ “song hành” trong giai đoạn hiện nay cùng với VPCC thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ công chứng thiết yếu cho xã hội 3
- ở Việt Nam, nhưng không đi sâu nghiên cứu những quy định pháp luật về việc tổ chức và hoạt động của PCC với tư cách là đơn vị sự nghiệp công lập. Về không gian và thời gian, đề tài luận án được thực hiện trên phạm vi cả nước, kể từ thời điểm Luật Công chứng năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 cho đến nay. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó vận dụng linh hoạt, tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý phù hợp với yêu cầu nghiên cứu từng nội dung của luận án, cụ thể như sau: Chương 1, sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố để làm rõ các nội dung, kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, xác định những vấn đề mà luận án kế thừa, những vấn đề mà luận án cần tiếp tục triển khai trong nội dung nghiên cứu. Chương 2, sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch để phân tích, luận giải, khái quát các phạm trù có tính lý luận liên quan tới việc tổ chức và hoạt động của TCHNCC. Trong chương này, tác giả cũng sử dụng phương pháp so sánh để tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước về tổ chức và hoạt động của TCHNCC. Chương 3, sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích nhằm làm rõ thực trạng pháp luật Việt Nam và thực tiễn tổ chức và hoạt động của TCHNCC, từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập của quy định pháp luật liên quan. Chương 4, sử dụng phương pháp quy nạp, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích và phương pháp so sánh, để đề xuất định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của TCHNCC ở Việt Nam hiện nay. 4
- 5. Những đóng góp mới về khoa học của Luận án Luận án là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về tổ chức và hoạt động của TCHNCC ở Việt Nam. Luận án có một số đóng góp mới sau đây: Thứ nhất, Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận pháp luật về tổ chức và hoạt động của TCHNCC và việc cần thiết phải phân định về hoạt động công chứng là hoạt động hành nghề của CCV với hoạt động hỗ trợ cho hoạt động hành nghề của CCV. Đây là luận cứ khoa học quan trọng cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của TCHNCC ở Việt Nam. Thứ hai, Luận án đã làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn tổ chức và hoạt động của TCHNCC thông qua việc phân tích, bình luận các quy định của pháp luật hiện hành và áp dụng các quy định này trong thực tiễn, từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập của quy định pháp luật liên quan. Thứ ba, Luận án nêu rõ sự cần thiết và các định hướng, đồng thời, đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của TCHNCC ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần củng cố và hoàn thiện thêm những vấn đề lý luận pháp luật về tổ chức và hoạt động của TCHNCC ở Việt Nam phù hợp với mô hình công chứng hiện đại và pháp luật về công chứng của nhiều nước trên thế giới. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của Luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo có giá trị đối với các cơ quan có thẩm quyền khi nghiên cứu, sửa đổi Luật Công chứng năm 2014; là tài liệu hướng dẫn áp dụng trong việc tổ chức và hoạt động của TCHNCC; đồng thời, là tài liệu để phục vụ giảng dạy, bồi dưỡng và học tập về TCHNCC ở Việt Nam. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án được kết cấu 4 chương, cụ thể như sau: 5
- Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu Chƣơng 2: Những vấn đề lý luận pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng Chƣơng 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn tổ chức, hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng theo pháp luật Việt Nam hiện nay Chƣơng 4: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam 6
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu lý luận về công chứng và nghề công chứng Theo tác giả Tuấn Đạo Thanh (2008), trong “Nghiên cứu pháp luật về công chứng một số nước trên thế giới nhằm góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về công chứng ở Việt Nam hiện nay”, nghề công chứng đã xuất hiện trên thế giới từ rất sớm vào những ngày đầu của những nền văn minh cổ đại. Ở thời kỳ Ai Cập cổ đại đã xuất hiện các tu sĩ (theo tiếng Latinh là “Scribae”) chuyên ghi chép lại những ghi nhớ, văn bản, quyết định của các sự kiện quan trọng và cấp bản sao tài liệu công (Public Documents) cũng như tài liệu tư (Private Documents). Đến thời kỳ La Mã cổ đại, những kỹ năng lập, giải quyết và lưu giữ văn bản được nâng cao và có vai trò quan trọng trong lĩnh vực công lẫn tư. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nghề công chứng thời La Mã cổ đại đi cùng với phát triển của Nhà nước và pháp luật La Mã cổ đại. Khi đế chế La Mã cổ đại sụp đổ, những nội dung pháp luật dân sự và nghề công chứng đã kịp du nhập vào hệ thống pháp luật của những quốc gia khác. Nghề công chứng đã xuất hiện ở Cộng hòa Pháp từ những năm 1270, ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từ những năm 1650, ở Vương quốc Anh từ trước năm 1279. Ở Châu Á, hệ thống công chứng ở Nhật Bản đã có trên 110 năm lịch sử. Theo chính các luật gia của Nhật Bản nhận xét, thì hệ thống công chứng của họ chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi hệ thống công chứng của Cộng hòa Pháp và có tiếp thu một số quy định về công chứng Cộng hòa Liên bang Đức cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện lịch sử riêng của Nhật Bản [78]. Theo tác giả Võ Khánh Vinh (2003), Giáo trình các cơ quan bảo vệ pháp luật, thì hoạt động công chứng đã được hình thành và phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới, cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội và hệ thống pháp luật 7
- của mỗi nước. Công chứng đã và đang trở thành một nghề ở nhiều nước trên thế giới [92, tr.289-290]. Theo các nghiên cứu và giải thích trên, xét về nguồn gốc, công chứng là nghề sớm xuất hiện trong lịch sử loài người với vai trò ghi chép, soạn thảo văn bản và làm chứng của CCV như là một nhân viên công. Theo tác giả Nguyễn Văn Toàn (2004), Công chứng Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hướng theo mô hình công chứng Latinh, trên thế giới cho đến nay, nghề công chứng theo những mô hình công chứng tồn tại ở hầu hết các quốc gia và hình thành nên ba hệ thống công chứng cơ bản như sau: (i) Hệ thống công chứng Latinh (chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống luật La mã, còn gọi là hệ thống dân luật - Civil Law), tồn tại ở hầu hết các nước châu Âu (trừ Đan Mạch và Anh); châu Phi (các nước thuộc địa cũ của Pháp); các nước châu Mỹ - Latinh, bang Quebec của Canada, bang Luisane của Hoa Kỳ, một số nước châu Á (Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ...); (ii) Hệ thống công chứng Anglo-Saxon, gắn liền với hệ thống pháp luật Anglo-Saxon (Hệ thống thông luật - Common Law), tồn tại ở các quốc gia: Vương quốc Anh, Mỹ (trừ bang Luisane), Canada (trừ bang Quebec), Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Đài Loan...; (iii) Hệ thống công chứng Collectiviste (công chứng tập thể hay công chứng nhà nước) tồn tại ở các nước XHCN trước đây gồm: Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Bungari, Hungari, Rumani, Cu Ba, Trung Quốc, Việt Nam [74]. Ở Việt Nam, hoạt động công chứng đã được hình thành vào thời kỳ Pháp thuộc. Theo tác giả Trần Văn Hạnh (2016), Tổng quan về nghề công chứng, thời Pháp thuộc, hoạt động công chứng được định hình rõ nét ở Việt Nam với sự xuất hiện tổ chức công chứng với tên gọi là Phòng Chưởng khế theo mô hình và thể thức công chứng của Cộng hòa Pháp [37]. Theo nghiên cứu của tác giả Hoàng Mạnh Thắng (2008), Điều chỉnh pháp lý hoạt động công chứng tại Văn phòng công chứng dưới giác độ pháp luật doanh nghiệp, ở thời kỳ chế độ cũ ở miền Nam Việt Nam đã tồn tại chế định công chứng còn được gọi là “chưởng khế” lập, bảo quản và gìn giữ các khế ước (hợp đồng). 8
- Phòng Chưởng khế là cơ quan thuộc hệ thống tư pháp, được thiết lập trong một quản hạt của Tòa án sơ thẩm hay hòa giải rộng quyền tùy thuộc Bộ Tư pháp. Hoạt động chưởng khế thuộc thể chế công chứng nhà nước, chưởng khế do Nhà nước bổ nhiệm [81, tr.11]. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Hiến (1996), Những vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước, đưa ra một số vấn đề chung về công chứng nhà nước và tổ chức công chứng nhà nước, đề cập đến quá trình hình thành, phát triển của TCHNCC ở Việt Nam giai đoạn 10 năm sau thời kỳ đổi mới, cho rằng: “Công chứng của ta là công chứng nhà nước, cơ quan công chứng là cơ quan nhà nước, CCV là công chức nhà nước” [11, tr.266]. 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng Mô hình tổ chức và hoạt động của TCHNCC là một chế định pháp luật chính thức xuất hiện ở Việt Nam sau khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới vào năm 1986. Giai đoạn này đã có nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện và có thể kể một số công trình tiêu biểu, như sau: Luận án Tiến sĩ luật học của tác giả Dương Khánh (2002), đề tài “Tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước ở nước ta hiện nay”, đã nghiên cứu những vấn đề tổng thể của tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước với đối tượng là PCC, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước với những giải pháp và kiến nghị hoàn thiện cơ chế tổ chức và hoạt động của PCC [43]. Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Văn Toàn (2004) ở Trường Đại học Tổng hợp Jean-Moulin Lyon 3 Cộng hòa Pháp, với đề tài “Công chứng Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hướng theo mô hình công chứng Latinh” đã đánh giá, nghiên cứu về hoạt động công chứng của Việt Nam với mô hình công chứng nhà nước bước vào giai đoạn khởi đầu, mở cửa để gia nhập với công chứng thế giới theo mô hình công chứng tự do [74]. Luận án Tiến sĩ luật học của tác giả Tuấn Đạo Thanh (2008), đề tài “Nghiên cứu pháp luật về công chứng một số nước trên thế giới nhằm góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về công chứng ở Việt Nam hiện 9
- nay” đã đánh giá, nghiên cứu về các mô hình và trường phái công chứng trên thế giới, đã chỉ ra những điểm tương đồng cũng như khác biệt về hoạt động công chứng của một số quốc gia điển hình trên thế giới, qua đó rút ra những kinh nghiệm quý báu cho việc phát triển tổ chức và hoạt động công chứng ở Việt Nam [78]. Tác giả cũng cho rằng, các mô hình công chứng trên thế giới, được phân thành hai trường phái là trường phái công chứng nội dung theo hệ thống dân luật (trường phái công chứng Latinh) ở các nước Châu Âu lục địa, Châu Phi (các nước thuộc địa cũ của Pháp) và trường phái công chứng hình thức ở các nước theo hệ thống thông luật. Mỗi một mô hình công chứng và trường phái công chứng xét về tổ chức và hoạt động có đặc điểm riêng biệt về ưu điểm và nhược điểm, tùy theo hệ thống pháp luật dân sự điều chỉnh và đặc điểm lịch sử cũng như địa kinh tế, văn hóa ngày càng có xu hướng giao thoa và gần nhau. Trường phái công chứng Latinh yêu cầu CCV lập ra VBCC có nội dung dẫn chiếu và tham khảo bởi nhiều quy phạm pháp luật được áp dụng. Trường phái này công nhận ưu thế của chứng cứ viết, tìm kiếm sự cân bằng trong thỏa thuận của các bên và xác định ý chí đích thực của các bên nhằm tránh các tranh chấp có thể xảy ra về sau. Trong khi đó, trường phái công chứng Anglo-Saxon tạo cơ chế thực dụng, rất mềm dẻo, dễ thích ứng với các hoàn cảnh cụ thể của từng hợp đồng, giao dịch với trình tự thủ tục đơn giản, các nhu cầu về công chứng nhanh chóng được giải quyết. Người yêu cầu công chứng, nhất là các doanh nhân có thể đạt được cơ hội kinh doanh. Kích thích được tính năng động và quyền tự quyết của các bên trong giao dịch. Tuy nhiên, vai trò của Nhà nước trong quản lý các hoạt động công chứng rất mờ nhạt, không kiểm tra chặt chẽ đối với các hoạt động công chứng, cũng không ấn định mức phí mà khách hàng phải trả cho CCV. CCV có quyền tự do thỏa thuận với khách hàng về mức thù lao áp dụng cho mỗi vụ việc công chứng. Dịch vụ công chứng được xem như một sản phẩm đặt dưới luật chơi của thị trường dành cho người có quyền lực kinh tế. Người yếu thế không được bình đẳng về quyền được hưởng dịch vụ công chứng. Việc giao kết hợp đồng, giao dịch xuất phát từ quan hệ mạnh - yếu giữa các bên, không có được một giải pháp cân bằng về lợi ích. Người yếu thế bị áp đặt quan điểm, chịu lép vế, thua thiệt. VBCC không đạt được sự chuẩn mực của chứng cứ và khó có giá trị thi hành như 10
- một văn bản của cơ quan công quyền. Trách nhiệm vật chất của CCV không được xác định rõ ràng. An toàn pháp lý thấp, làm gia tăng các tranh chấp. Chi phí cho kiện tụng gia tăng, đánh vào tài chính của khách hàng và phí bảo hiểm không ngừng tăng [78]. Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Mích (2020) với đề tài “Hình thức pháp lý của Văn phòng công chứng theo pháp luật Việt Nam”, nghiên cứu về hình thức pháp lý của VPCC cho rằng, trên thế giới tồn tại hai mô hình công chứng, mô hình công chứng bao cấp và mô hình công chứng hành nghề tự do. Trong mô hình công chứng hành nghề tự do, VPCC tồn tại dưới nhiều hình thức pháp lý như: VPCC hoạt động theo loại hình doanh nghiệp một chủ, VPCC hoạt động theo loại hình công ty đối nhân và VPCC hoạt động theo loại hình công ty đối vốn và pháp luật Việt Nam cần phải sớm thừa nhận loại hình VPCC do một CCV làm chủ, tạo điều kiện cho CCV hành nghề tự do có cơ hội lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và nhu cầu của họ, tính ổn định của một doanh nghiệp không phụ thuộc vào số lượng chủ sở hữu của doanh nghiệp, mà nó phụ thuộc phần lớn vào cơ chế tổ chức, vận hành của doanh nghiệp. Luật Công chứng năm 2006 không cho phép VPCC được thuê CCV, nên loại hình VPCC hoạt động theo hình thức doanh nghiệp tư nhân đã bộc lộ bất cập trong trường hợp CCV không thể đến VPCC làm việc. Sự bất cập nêu trên đã được giải quyết cơ bản khi Luật Công chứng năm 2014 cho phép VPCC được thuê CCV làm việc theo hợp đồng lao động, tạo hành lang pháp lý để VPCC dễ dàng tăng, giảm số lượng CCV phù hợp với nhu cầu, giúp cho VPCC vận hành ổn định, bền vững [48]. Theo tác giả Võ Khánh Vinh (2003), Giáo trình các cơ quan bảo vệ pháp luật, thì mặc dù trên thế giới hình thành ba hệ thống công chứng, song được chia thành hai mô hình chính là mô hình công chứng tự do (ở hệ thống công chứng Latinh và hệ thống công chứng Anglo-Saxon) và mô hình công chứng nhà nước (chỉ tồn tại ở hệ thống công chứng Collectiviste) [92, tr.294]. Theo tác giả Lê Thị Phương Hoa (2005), Công chứng và xã hội hóa công chứng ở Việt Nam, ở mô hình công chứng nhà nước, cơ quan công chứng là thiết chế nhà nước, CCV là công chức, viên chức nhà nước, do Nhà nước bổ nhiệm, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, CCV không phải chịu trách nhiệm vật chất 11
- trước khách hàng mà chỉ chịu trách nhiệm hành chính trước Nhà nước. Mô hình công chứng nhà nước chỉ phù hợp với cơ chế kế hoạch hóa tập trung và nền kinh tế hiện vật với sự bao cấp của Nhà nước, trong đó, các giao dịch dân sự, kinh tế không phát triển, vai trò công chứng chủ yếu là nhằm bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ tài sản XHCN và tài sản cá nhân [38]. Theo những tác giả này, cho đến nay công chứng tồn tại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới với những hệ thống pháp luật khác biệt, song về cơ bản chỉ có hai mô hình công chứng là: Mô hình công chứng tự do (ở hệ phái công chứng Latinh và hệ phái công chứng Anglo-Saxon); Mô hình công chứng nhà nước (ở hệ phái công chứng nhà nước). Ưu thế vượt trội của mô hình công chứng tự do so với mô hình công chứng nhà nước là sự đề cao, phát huy trách nhiệm cá nhân của CCV, tạo ra cơ chế cạnh tranh lành mạnh, tạo động lực để CCV phát huy tính tích cực, chủ động trong hành nghề, tách hẳn sự bao cấp của Nhà nước làm gọn nhẹ bộ máy hành chính, tách bạch chức năng quản lý nhà nước với chức năng cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực công chứng, tiết kiệm và tăng thu ngân sách nhà nước thông qua việc đóng thuế của CCV. Mô hình công chứng tự do tạo ra sự linh hoạt về tổ chức và hoạt động, đáp ứng kịp thời nhu cầu công chứng của cư dân. Mô hình công chứng nhà nước đã tỏ ra lỗi thời, không phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế - xã hội, tuy nhiên ở Việt Nam vẫn duy trì mô hình này. Theo Báo cáo tổng thuật về pháp luật về công chứng của hệ thống công chứng Latinh (Cộng hòa Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc) và một thông tin liên quan đến hệ thống công chứng Anglo-Saxon, Bộ Tư pháp (2013) và Báo cáo tổng thuật pháp luật về công chứng của Cộng hòa Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Áo, Tây Ban Nha, Ba Lan, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác, Bộ Tư pháp (2022), thì Luật Công chứng của các nước theo Luật Latinh đều có chung các quy tắc cơ bản, sự khác biệt chỉ là do văn hóa. Bên cạnh đó, hướng đi và trình độ phát triển của công chứng có liên quan đến thời gian: Ở Pháp, Tây Ban Nha và Đức, hệ thống công chứng đã hoạt động được hai thế kỷ, hệ thống 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 634 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 479 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 399 | 114
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 247 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
304 p | 157 | 40
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 80 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay
182 p | 84 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 197 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
305 p | 134 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 59 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay
204 p | 64 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay
179 p | 65 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 p | 26 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
197 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
163 p | 38 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
27 p | 55 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
23 p | 15 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn