
6Số 3/2024
TẠP CHÍ ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG
I. Đặt vấn đề
Hải Dương là tỉnh thuộc trung tâm Ðồng bằng Bắc Bộ,
trong vùng trọng điểm kinh tế của các tỉnh phía Bắc. Nhờ điều
kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi; cùng với những đường
lối, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước,
Hải Dương đã và đang từng bước vươn lên với những tiềm
năng nổi trội và thế mạnh khác biệt. Đây là những cơ sở thực
tiễn rất quan trọng để Hải Dương định hướng phát triển tới
năm 2025 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và
đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại.
Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của
mọi công việc"[2]. Công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ
là nhiệm vụ chính trị đặc biệt được Đảng ta thường xuyên
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đã đạt được những kết quả quan
trọng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng
trong từng giai đoạn cụ thể. Đặc biệt là thắng lợi của 40 năm
đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Để thực hiện khát vọng và mục tiêu phát triển Hải Dương
đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, Văn kiện
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII,
nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định, một trong những khâu đột
phá là: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tạo chuyển
biến mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; nêu cao
vai trò gương mẫu, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám
chịu trách nhiệm của người đứng đầu đáp ứng yêu cầu phát
triển trong giai đoạn mới”[3]. Tuy nhiên, thực tế cho thấy,
“việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của
tỉnh hiện nay vẫn còn có mặt bất cập, hạn chế như: Đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành của tỉnh
đông nhưng chưa mạnh; cơ cấu có nơi còn chưa hợp lý... Cán
bộ lãnh đạo, quản lý có tinh thần đổi mới, năng động sáng tạo,
có tư duy đột phá, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
còn ít... Những hạn chế nêu trên đang là rào cản lớn ảnh
hưởng đến sự phát triển của tỉnh”[4].
Trong hệ thống chính trị 4 cấp của Việt Nam, cấp xã là cấp
thấp nhất. Do đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã là những
người gần dân nhất, sát dân, gắn bó với nhân dân, thực hiện
chức năng làm cầu nối giữa Đảng với nhân dân, giữa công
dân với Nhà nước. Hiện nay, sự biến đổi các lĩnh vực kinh tế -
xã hội, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế... đang và tiếp tục diễn
ra rất nhanh chóng và sâu sắc, vai trò của đội ngũ lãnh đạo,
quản lý cấp xã càng được thể hiện rõ và phải được nâng lên.
Đặc biệt, sự biến đổi của môi trường lãnh đạo, quản lý; nhiệm
vụ và tính chất của công tác lãnh đạo quản lý... ở cấp xã, đặt ra
những yêu cầu mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã
hướng đến mục tiêu phát triển Hải Dương đến năm 2030 trở
thành tỉnh công nghiệp hiện đại.
II. Nội dung nghiên cứu
1. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã và yêu cầu
đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã trong định hướng
phát triển Hải Dương là tỉnh công nghiệp hiện đại
Hiện nay có thể có nhiều cách tiếp cận về đội ngũ cán bộ,
lãnh đạo, quản lý cấp xã, nhưng tựu trung các quan điểm đều
cho rằng, đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã là tập hợp những
Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ góp phần xây dựng
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã hướng đến mục tiêu phát triển
Hải Dương là tỉnh công nghiệp hiện đại
1
TS. Phạm Xuân Thiên
1 Trường Chính trị tỉnh Hải Dương
Tóm tắt:
Trong giai đoạn hiện nay, sự chuyển biến của sản xuất theo phương thức công nghiệp hiện đại trở thành xu hướng tất yếu ở
trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều này có mối quan hệ trực tiếp đến việc định hướng, đề ra chủ
trương, chính sách của mỗi địa phương. Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra mục tiêu:
“Phấn đấu đến năm 2025 là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại, tạo nền tảng để Hải
Dương sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”[1].
Thực tiễn phát triển Hải Dương thành tỉnh công nghiệp đang đặt ra những yêu cầu mới đối với đội ngũ cán bộ và công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung, ở cấp xã nói riêng. Bài viết này đề cập đến những nội dung rất quan trọng là yêu cầu xây dựng
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã; thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ góp phần xây
dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã hướng đến mục tiêu phát triển Hải Dương thành tỉnh công nghiệp hiện đại trong
thời gian tới.
Từ khoá: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã; tỉnh công nghiệp hiện đại.