TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG<br />
-----------------------------------------<br />
<br />
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
<br />
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc<br />
-------------------------------<br />
<br />
NGÂN HÀNG ĐỀ THI<br />
Môn: VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG A1<br />
Ban hành kèm theo Quyết định số: ………/QĐ-TTĐT1của Giám đốc<br />
Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông ký ngày /04/2006<br />
DÙNG CHO ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC TỪ XA 5 NĂM CÁC NGÀNH<br />
THỜI GIAN : 120 phút<br />
MỖI ĐỀ 4 CÂU (<br />
<br />
một câu loại 1, một câu loại 2, một câu loại 3 và một câu loại 4)<br />
<br />
I. CÂU LOẠI 1 (1 điểm)<br />
Câu 1: (1 điểm)<br />
Thả một vật rơi tự do từ độ cao h = 20 m so với mặt đất. Tính thời gian rơi của vật và vận tốc<br />
của vật lúc chạm đất. Cho g = 10m/s2.<br />
Câu 2: (1 điểm)<br />
Ném một vật theo phương thẳng đứng xuống dưới từ độ cao h = 40m so với mặt đất với vận<br />
tốc ban đầu v0= 10m/s. Tìm thời gian chuyển động của vật. Cho g = 10m/s2.<br />
Câu 3: (1 điểm)<br />
Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều đi hết quãng đường AB trong 6 giây. Vận tốc của<br />
vật khi đi qua điểm A là 5m/s, khi đi qua điểm B là 15m/s. Tìm chiều dài của quãng đường AB.<br />
Câu 4: (1 điểm)<br />
Một ôtô khối lượng 1 tấn chuyển động nhanh dần đều trên mặt đường nằm ngang với gia tốc<br />
2<br />
2m/s , hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là<br />
k = 0,1. Tìm lực kéo của động cơ ô tô. Cho g<br />
= 10m/s2.<br />
Câu 5: (1 điểm)<br />
Một viên đạn khối lượng 10g đang bay với vận tốc 100m/s thì gặp một bản gỗ dày và cắm sâu<br />
vào bản gỗ một đoạn s = 4cm. Tính lực cản trung bình của gỗ tác dụng lên viên đạn.<br />
Câu 6: (1 điểm)<br />
Một ôtô có khối lượng 20 tấn chuyển động chậm dần đều trên mặt đường nằm ngang dưới tác<br />
dụng của lực ma sát có độ lớn 6000 N. Vận tốc ban đầu của xe là 54 km/h. Tìm:<br />
a. Gia tốc chuyển động của ô tô.<br />
b. Thời gian chuyển động cho đến khi xe dừng hẳn.<br />
Câu 7: (1 điểm)<br />
Phát biểu nguyên lý I của nhiệt động học và các hệ quả.<br />
Câu 8: (1 điểm)<br />
1<br />
<br />
Nêu những hạn chế của nguyên lý I và phát biểu nguyên lý II của nhiệt động học.<br />
<br />
II. CÂU LOẠI 2(2 điểm)<br />
Câu 1: (2 điểm)<br />
Phát biểu định lý về động năng. Định nghĩa và ý nghĩa thế năng của một chất điểm trong<br />
trường lực thế. Từ đó dẫn đến định luật bảo toàn cơ năng trong trường lực thế.<br />
Câu 2: (2 điểm)<br />
Phát biểu 3 định luật Niutơn và định luật vạn vật hấp dẫn Niutơn.<br />
Câu 3: (2 điểm)<br />
Thả một vật rơi tự do từ độ cao h = 20 m. Tính:<br />
Quãng đường mà vật rơi được trong 0,1 giây đầu và 0,1 giây cuối.<br />
Thời gian cần thiết để vật đi hết 1m đầu và 1m cuối.<br />
Cho g = 10 m/s2.<br />
Câu 4: (2 điểm)<br />
Một ôtô khối lượng m = 1,5 tấn chạy trên đoạn đường phẳng có hệ số ma sát là k = 0,2. Cho g<br />
= 10m/s2. Tính lực kéo của động cơ ôtô khi :<br />
a. Ôtô chạy thẳng nhanh dần đều với gia tốc 3m/s2 trên mặt đường nằm ngang.<br />
Ôtô chạy thẳng đều lên dốc trên mặt đường nằm nghiêng so với phương ngang một góc với sin =<br />
0,04.<br />
Câu 5: (2 điểm)<br />
Một vật trượt không vận tốc ban đầu trên mặt phẳng nghiêng hợp với phương ngang một góc<br />
O<br />
45 , khi đi hết quãng đường 40 cm thì thu được vận tốc là 2 m/s. Xác định hệ số ma sát giữa vật và<br />
mặt nghiêng. Cho g = 10m/s2.<br />
Câu 6: (2 điểm)<br />
Một vật được đặt trên một mặt phẳng nghiêng hợp với phương ngang một góc bằng 4O. Hãy<br />
xác định:<br />
a. Giá trị giới hạn của hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng để vật có thể trượt trên mặt đó.<br />
Cho biết sin 4O tg 4O 0,07.<br />
b. Gia tốc của vật trượt trên mặt phẳng nghiêng nếu hệ số ma sát bằng 0,03.<br />
Cho g = 10m/s2.<br />
Câu 7: (2 điểm)<br />
Cho hệ cơ học như hình vẽ. Bỏ qua khối lượng của ròng rọc<br />
và sợi dây, ma sát ở ổ trục ròng rọc không đáng kể, sợi dây không<br />
giãn. Khối lượng của vật A là 300g, khối lượng của vật B là 200 g.<br />
Tìm gia tốc chuyển động của hệ và sức căng của sợi dây. Cho g =<br />
10m/s2.<br />
<br />
2<br />
<br />
B<br />
A<br />
<br />
Câu 8: (2 điểm)<br />
Cho một hệ gồm hai vật A, B có khối lượng 200g và 300g<br />
được nối với một sợi dây vắt qua ròng rọc (như hình vẽ). Hệ số ma<br />
sát giữa vật A và mặt bàn nằm ngang là<br />
k = 0,25. Bỏ qua khối<br />
lượng của ròng rọc và sợi dây, coi ma sát ở ổ trục của ròng rọc là<br />
không đáng kể, sợi dây không giãn. Tính lực căng sợi dây và gia<br />
tốc chuyển động của hệ. Cho g = 10 m/s2.<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
III. CÂU LOẠI 3 (3 điểm)<br />
Câu 1: (3 điểm)<br />
1. Phát biểu và viết biểu thức định luật Culông trong mụi trường.<br />
2. Tại ba đỉnh của tam giác đều ABC cạnh a = 6cm trong không khí, người ta lần lượt đặt 3<br />
điện tích điểm giống nhau q1 = q2 = q3 = 6.10-7 C. Tìm lực tác dụng tổng hợp lên điện tích điểm q0 =6.10-7 C đặt tại tâm của tam giác đó. Cho k = 9.109 N.m2/C2.<br />
Câu 2: (3 điểm)<br />
1. Khái niệm điện trường. Định nghĩa và ý nghĩa véc tơ cường độ điện trường. Véc tơ cường<br />
độ điện trường do một điện tích điểm, hệ điện tích điểm gây ra tại một điểm.<br />
2. Cho hai mặt phẳng song song vô hạn mang điện đều, bằng nhau và trái dấu, đặt cách nhau<br />
5mm trong không khí. Cường độ điện trường giữa chúng là 104 V/m. Tính hiệu điện thế giữa hai mặt<br />
phẳng đó và mật độ điện mặt của chúng. Cho o = 8,86.10-12 C2/ N.m2.<br />
Câu 3: (3 điểm)<br />
1. Khái niệm đường sức điện trường. Định nghĩa và biểu thức của điện thông.<br />
2. Cho hai điện tích q và 2q đặt cách nhau 10 cm. Hỏi tại điểm nào trên đường nối hai điện<br />
tích ấy điện trường bị triệt tiêu.<br />
Câu 4: (3 điểm)<br />
Phát biểu và viết biểu thức định lý O - G (dạng tích phân) đối với điện trường. Ứng dụng để<br />
tính điện trường do một mặt cầu tích điện đều gây ra tại một điểm ở trong mặt cầu và một điểm ở<br />
ngoài mặt cầu.<br />
Câu 5: (3 điểm)<br />
1. Chứng minh trường tĩnh điện là trường lực thế.<br />
2. Tại hai điểm A, B cách nhau 8 cm trong không khí, đặt hai điện tích điểm q1= +10-8 C và<br />
q2= -10-8 C.<br />
a. Xác định điện thế tại điểm O nằm chính giữa đoạn AB và tại điểm M cách A một đoạn 6 cm<br />
và MA AB.<br />
b. Tính công của lực điện trường khi dịch chuyển một điện tích điểm<br />
qO = -10-9C theo<br />
một cung nửa đường tròn có đường kính là OM.<br />
Câu 6: (3 điểm)<br />
1. Định nghĩa và ý nghĩa điện thế. Điện thế do một điện tích điểm, hệ điện tích điểm gây ra tại<br />
một điểm.<br />
2. Tại hai đỉnh A, B của hình vuông ABCD cạnh a = 6 cm trong không khí, lần lượt đặt hai<br />
điện tích điểm q1= 4.10-8C, q2= - 4.10-8C. Tính công của lực điện trường khi di chuyển điện tích điểm<br />
q0= 10-9C từ điểm C đến điểm D.<br />
3<br />
<br />
Cho k = 9.109 N.m2/C2.<br />
Câu 7: (3 điểm)<br />
1. Định nghĩa và các tính chất của vật dẫn cân bằng tĩnh điện.<br />
2. Cho hai mặt cầu kim loại đồng tâm bán kính R1 = 4cm và R2 = 2cm mang điện tích q1 = 2 9<br />
.10 C , q2 = 9.10-9 C, đặt trong không khí. Tính cường độ điện trường và điện thế tại những điểm<br />
3<br />
cách tâm mặt cầu những khoảng bằng 1cm, 3cm, 5cm. Cho k = 9.109 N.m2/C2.<br />
Câu 8: (3 điểm)<br />
1. Năng lượng của tụ điện phẳng, mật độ năng lượng điện trường đều và năng lượng điện<br />
trường bất kỳ.<br />
2. Một quả cầu kim loại bán kính R= 1m, mang điện tích q =10-6 C, đặt trong không khí. Tính:<br />
a. Điện dung của quả cầu.<br />
b. Điện thế của quả cầu.<br />
c. Năng lượng của quả cầu.<br />
Cho k = 9.109 N.m2/C2.<br />
<br />
IV. CÂU LOẠI 4 (4 điểm)<br />
Câu 1: (4 điểm)<br />
1. Định nghĩa phần tử dòng điện. Phát biểu và viết biểu thức định luật Ampe về lực tương tác<br />
giữa hai phần tử dòng điện.<br />
2. Một dây dẫn uốn thành hình chữ nhật các cạnh a=16cm, b=30cm và có dòng điện I = 6A<br />
chạy qua. Xác định véc tơ cường độ từ trường tại tâm của khung dây.<br />
Câu 2: (4 điểm)<br />
1. Khái niệm từ trường, đường cảm ứng từ. So sánh đường sức từ trường và đường sức điện<br />
trường tĩnh. Định nghĩa và biểu thức của từ thông.<br />
2. Một dây dẫn uốn thành hình một tam giác đều cạnh a = 60 cm. Trong dây dẫn có dòng điện<br />
cường độ I = 3,14 A chạy qua. Tìm cường độ từ trường tại tâm của tam giác đó.<br />
Câu 3: (4 điểm)<br />
1. Phát biểu và viết biểu thức định lý Amper về dòng điện toàn phần. Ứng dụng để tính cường<br />
độ từ trường tại một điểm bên trong ống dây điện hình xuyến và trong ống dây điện hình trụ dài vô<br />
hạn.<br />
2. Một dây dẫn được uốn thành hình vuông cạnh a = 6cm, có dòng điện<br />
I = 6A chạy qua.<br />
Xác định cường độ từ trường tại tâm của khung dây.<br />
Câu 4: (4 điểm)<br />
1. Trình bày về công của từ lực.<br />
2. Một dây dẫn thẳng, dài l = 10 cm, có dòng điện I = 2A chạy qua, chuyển động với vận tốc v<br />
= 20 cm/s trong một từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5T theo phương vuông góc với đường sức<br />
từ trường. Dây dẫn chuyển động theo chiều khiến cho từ lực sinh công cản. Tính công cản đó sau thời<br />
gian t = 10s.<br />
Câu 5: (4 điểm)<br />
4<br />
<br />
1. Trình bày thí nghiệm Farađây về hiện tượng cảm ứng điện từ. Phát biểu định luật Lenxơ về<br />
chiều dòng điện cảm ứng. Ứng dụng để xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong ống dây<br />
khi cho cực bắc của nam châm chuyển động vào trong lòng ống dây.<br />
2. Tìm cường độ từ trường tại điểm M, gây ra bởi một đoạn dây dẫn thẳng AB có dòng điện I<br />
= 20A chạy qua, biết điểm M nằm trên đường trung trực của AB, cách AB một đoạn 5cm và nhìn AB<br />
dưới góc 600.<br />
Câu 6: (4 điểm)<br />
1. Năng lượng từ trường đều trong lòng ống dây điện thẳng, từ đó dẫn đến mật độ năng lượng<br />
từ trường đều và năng lượng từ trường bất kỳ.<br />
2. Hình vẽ bên là mặt cắt vuông góc của hai dòng điện<br />
thẳng, song song, dài vô hạn, ngược chiều nhau. Khoảng<br />
cách giữa hai dòng điện là AB=10cm. Cường độ các dòng<br />
I2<br />
I1<br />
điện lần lượt bằng I1 = 20A, I2= 30A. Xác định véc tơ .<br />
.<br />
.<br />
.<br />
+<br />
M3<br />
cường độ từ trường tổng hợp tại các điểm M1, M2, M3. Cho M1<br />
M2<br />
B<br />
A<br />
biết M1A = 2cm, AM2=4cm, BM3 = 3cm.<br />
Câu 7: (4 điểm)<br />
1. Phát biểu luận điểm I của Macxoen về trường điện từ, viết biểu thức dạng tích phân và nêu<br />
ý nghĩa. Khái niệm điện truờng xoáy, so sánh với điện trường tĩnh.<br />
2. Hai dây dẫn thẳng, song song, dài vô hạn, đặt cách nhau 6 cm, có hai dòng điện I1=1A, I2=<br />
4A cùng chiều chạy qua. Xác định vị trí có cường độ từ trường tổng hợp bằng không.<br />
Câu 8: (4 điểm)<br />
1. Phát biểu luận điểm II của Macxoen về trường điện từ, viết biểu thức dạng tích phân và nêu<br />
ý nghĩa. Khái niệm dòng điện dịch, so sánh với dòng điện dẫn.<br />
2. Hai dây dẫn thẳng song song, dài vô hạn, đặt cách nhau 6cm, có hai dòng điện I1= 1A, I2=<br />
4A ngược chiều chạy qua. Tìm một điểm mà cường độ từ trường bị triệt tiêu.<br />
<br />
5<br />
<br />