intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghịch nước

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

74
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trò chơi rót nước vào cốc mời mọi người trong gia đình: “Trời nóng quá, ai cũng khát. Vậy bé hãy rót nước mời ông, bà, bố mẹ… đi nào!” Lấy một bình nhựa đựng nước to và 4,5 cái cốc, bạn hãy cho phép bé tự rót nước vào từng cốc và lễ mễ mang ra mời mọi người. Lần đầu sẽ rớt, sánh nước ra ngoài, lần sau bé sẽ có kinh nghiệm hơn. Đây là bài học cho sự quan tâm chăm sóc đến người thân có sự tham gia của Nước. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghịch nước

  1. Nghịch nước Trò chơi rót nước vào cốc mời mọi người trong gia đình: “Trời nóng quá, ai cũng khát. Vậy bé hãy rót nước mời ông, bà, bố mẹ… đi nào!” Lấy một bình nhựa đựng nước to và 4,5 cái cốc, bạn hãy cho phép bé tự rót nước vào từng cốc và lễ mễ mang ra mời mọi người. Lần đầu sẽ rớt, sánh nước ra ngoài, lần sau bé sẽ có kinh nghiệm hơn. Đây là bài học cho sự quan tâm chăm sóc đến người thân có sự tham gia của Nước. Cho bé ngồi vào chậu nước to hoặc bồn tắm, thả
  2. vài thứ đồ chơi với độ nặng nhẹ khác nhau cho bé thấy cái nặng thì chìm, cái nhẹ thì nổi. Sau đó vớt hết đồ ra, cầm từng cái giơ lên đố bé: “Cái này sẽ chìm hay nổi hả con?” và thả xuống để cùng bé kiểm tra xem có đúng như thế không. Nếu đúng thì hãy reo lên khen ngợi bé thật nhiệt tình. Bài học vật lý đầu tiên trong đời bé đấy! Tập cho đôi tay linh hoạt: Bạn hãy lấy một khay đá trong tủ lạnh với những viên đá nhỏ đổ vào chậu nước to. Bé cầm cái cốc (hoặc một cái vợt nhỏ cũng tốt) vớt từng viên lên. Đó là trò c hơi “bắt cá”. Hãy gọi bé là bác đánh cá và cùng bé phấn khởi khi bắt được “cá to”. Ngoài ra bạn có thể để các viên đá vào cốc cho bé thấy một lúc sau nó tan ra thành nước hết. Vậy là đá lấy ở tủ lạnh ra cũng là nước, nhưng rất lạnh, lạnh đến nỗi đông thành đá (cho bé sờ tay vào đá để so sánh với nước thường). Bạn có thể kể thêm những câu chuyện về Bà Chúa Tuyết chẳng hạn, thổi hơi lạnh làm nước đông cứng…
  3. Trò chơi “tĩnh và động”: Thả những đồ chơi nổi vào chậu nước, nếu là hình con thuyền càng tốt. Bạn chỉ cho bé thấy khi để yên thì những con thuyền đứng yên trên nước, khi bạn thổi vào mựt nước thì con thuyền rung động. Và khi bạn cùng bé thò tay vào làm sóng thì thuyền bắt đầu bơi vòng tròn. Vừa chơi vừa tả cảnh gió tó, cảnh gió lặng… và để bé tự tưởng tượng thêm ra những gì bé thích. “Rửa bát giúp mẹ”: Hãy cho bé một cái rổ to, 2 chậu nước, cái giẻ rửa bát sạch và một ít bát đĩa nhựa. Bạn đã có một người giúp việc đắc lực rồi đấy. Hãy để cho bé tự rửa bát một mình, xem bé làm có giống mẹ không, úp bát có đúng cách không và thỉnh thoảng giữa những lời khen ngợi, bạn hãy khéo léo hướng dẫn thêm cho bé làm sao để động tác của bé chính xác hơn. Tương tự như vậy, bạn sẽ có trò chơi “rửa rau giúp mẹ”, “giặt quần áo giúp mẹ”, “tưới cây giúp mẹ”, “tắm cho em bé (búp bê)”… nữa. Đây là bài học cần thiết về sự yêu lao động của trẻ.
  4. Luyện cho tay khỏe, chính xác: Cho bé đứng cách chậu nước khoảng 1m. Hai mẹ con cùng ném những viên đá nhỏ hoặc đồ chơi trúng chậu nước. Ngoài ra có thể cho bé thấy rằng nếu ném mạnh thì nước bắn lên nhiều, ném nhẹ thì bắn ít. Chắc chắn các bậc phụ huynh còn có thể tự mình nghĩ ra rất nhiều trò chơi khác nữa cho bé vui vầy với nước, chỉ cần các bạn tưởng tượng thêm một chút và chịu khó bớt chút thời gian vừa chơi, vừa học cùng bé con đáng yêu của mình. Chúc các bạn một mùa hè nóng nực mà không buồn tẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2