TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC<br />
<br />
(ISSN: 1859 - 4557)<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆN TƯỢNG BÓNG CHE<br />
LÊN ĐẶC TÍNH LÀM VIỆC CỦA PIN QUANG ĐIỆN<br />
SỬ DỤNG PHẦN MỀM MATLAB/SIMULINK SIMSCAPE<br />
<br />
A STUDY ON IMPACTS OF PARTIAL SHADING ON SOLAR PHOTOVOLTAIC<br />
ARRAYS USING MATLAB/SIMULINK SIMSCAPE SOFTWARE<br />
Nguyễn Xuân Hiếu(1), Bùi Đăng Thảnh(2)<br />
(1)<br />
<br />
Khoa Cơ - Điện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam,<br />
(2)<br />
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br />
<br />
Tóm tắt:<br />
Mô đun quang điện được coi là bộ phận biến đổi điện năng cơ bản của hệ thống phát điện bằng<br />
năng lượng mặt trời. Đặc tính làm việc của nó phụ thuộc vào điều kiện môi trường như nhiệt độ,<br />
cường độ bức xạ mặt trời và hiện tượng bóng che. Thông thường hệ thống pin quang điện có thể<br />
bị che một phần hoặc toàn bộ bởi các đám mây, tòa nhà, cột điện, cây cối… làm thay đổi đặc tính<br />
công suất phát của hệ thống này. Mặt khác, tổn thất công suất và hiệu ứng điểm nóng gây ra khi<br />
pin bị che khuất cũng đem đến những vấn đề về độ tin cậy và an toàn cho cung cấp điện. Nghiên<br />
cứu đặc tính làm việc của hệ thống dưới ảnh hưởng của bóng che rất tốn kém, do đó một mô hình<br />
mô phỏng để nghiên cứu đặc tính làm việc của hệ thống quang điện dưới ảnh hưởng của hiện<br />
tượng bóng che là rất cần thiết. Trong bài báo này, pin quang điện DS-100M được sử dụng làm đối<br />
tượng mô phỏng. Việc nghiên cứu tập trung vào sự thay đổi đặc tính làm việc của hệ thống khi<br />
thay đổi các yếu tố như: mức độ che phủ pin quang điện, vị trí của mô đun quang điện bị che phủ<br />
cùng với thay đổi về nhiệt độ cũng như vai trò của bypass diode trong hệ thống bị che phủ. Các<br />
kết quả đạt được đã chỉ rõ sự thay đổi đặc tính làm việc với ảnh hưởng của hiện tượng bóng che.<br />
Các kết quả này là tích cực và sẽ hỗ trợ nhiều cho các nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo.<br />
<br />
Từ khóa:1<br />
Simscape; dãy pin quang điện, hiện tượng bóng che, đặc tính P-V, đặc tính I-V, bypass diode.<br />
<br />
Abstract:<br />
Solar photovoltaic module is the fundamental power transformation unit of photovoltaic (PV)<br />
generation system. The performance of a PV array is dependent on operating environmental<br />
conditions such as temperature, solar insolation, shading and array configuration. In most cases,<br />
the PV arrays may get shadowed completely or partially by passing clouds, neighboring buildings,<br />
1<br />
<br />
Ngày nhận bài: 17/08/2015; Ngày chấp nhận: 31/8/2015; Phản biện: TS. Nguyễn Hoàng Nam.<br />
<br />
SỐ 9 - tháng 10 năm 2015<br />
<br />
13<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC<br />
<br />
(ISSN: 1859 - 4557)<br />
poles, and trees, etc. Under such shaded conditions, the P-V characteristics become more complex<br />
with multiple peaks and it is very important to predict the characteristics to obtain maximum<br />
power. On the other hand, power losses and hotspot effects caused by partial shading can also<br />
bring about security and reliability problems. Due to expensiveness and time consumption, it is<br />
necessary to have a simulation model to study the impacts of partial shading on output<br />
characteristics of PV arrays under practical working conditions. In this article, a DS-100M solar PV<br />
panel is used for reference. The study also focuses on output characteristics of solar PV arrays<br />
under shading conditions: area and varying location of shaded modules, temperature changes as<br />
well as the role of bypass diode in the system. The simulation results show that PV system’s<br />
operation is significantly affected by shading and also make considerable contributions to<br />
experimental researches in future.<br />
<br />
Keywords:<br />
Simscape, photovoltaic arrays, shading effect, P-V characteristic, I-V characteristic, bypass diode.<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU CHUNG<br />
<br />
Mô phỏng toán học của module quang<br />
điện được nghiên cứu nhằm xác định đặc<br />
tính làm việc tối ưu của nó. Mô hình<br />
mạch điện tương đương của một tế bào<br />
quang điện bao gồm một nguồn dòng<br />
điện lý tưởng mắc song song một (hoặc<br />
hai) diode, một điện trở nối tiếp Rs, và<br />
một điện trở shunt Rsh [1-2]. Một hệ<br />
quang điện bao gồm nhiều module ghép<br />
nối tiếp hoặc song song với nhau, mỗi<br />
module lại bao gồm nhiều tế bào quang<br />
điện ghép nối tiếp [3]. Hiện tượng bóng<br />
che đối với pin quang điện là một hiện<br />
tượng ngẫu nhiên và phức tạp, nghiên<br />
cứu về nó có thể được thực hiện nhờ mô<br />
hình mô phỏng với sự hỗ trợ của các<br />
công cụ trong Simulink. Hiện tượng phủ<br />
bóng là một trong những yếu tố ảnh<br />
hưởng lên công suất đầu ra của pin quang<br />
điện cùng với nhiệt độ, cường độ bức xạ<br />
đã được đề cập trong nghiên cứu [4]. Các<br />
phương pháp mô phỏng hệ thống quang<br />
điện dùng mô hình để nghiên cứu về tác<br />
14<br />
<br />
động của bypass diode, của bóng che và<br />
sự biến động của Rsh cũng được mô tả<br />
trong [5-8].<br />
Nhìn chung, một số nghiên cứu đề cập ở<br />
trên đã đưa ra những nhận định về đặc<br />
tính làm việc của pin quang điện khi các<br />
module trong hệ thống bị che phủ cũng<br />
như vai trò của các bypass diode trong<br />
cấu trúc hệ thống. Mặc dù vậy, hình dạng<br />
của đường đặc tính làm việc toàn hệ<br />
thống khi có sự thay đổi vị trí và mức độ<br />
nhận ánh sáng của các module quang<br />
điện lại chưa được nhấn mạnh. Đồng<br />
thời, thực tế cũng cho thấy khi ánh sáng<br />
nhận được bởi module quang điện thấp<br />
hơn thì nhiệt độ làm việc cũng giảm, điều<br />
này ảnh hưởng đến công suất, đặc tính<br />
đầu ra của pin quang điện, nhưng nó lại<br />
chưa được đề cập đến trong các nghiên<br />
cứu trên. Do đó bài báo này sẽ tập trung<br />
vào nghiên cứu vai trò của bypass diode,<br />
vị trí module quang điện bị phủ bóng và<br />
nhiệt độ tới đặc tính đầu ra của hệ thống<br />
quang điện.<br />
SỐ 9 - tháng 10 năm 2015<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC<br />
<br />
(ISSN: 1859 - 4557)<br />
2. MÔ PHỎNG HỆ THỐNG PIN<br />
QUANG ĐIỆN DƯỚI ẢNH HƯỞNG<br />
BÓNG CHE DÙNG<br />
MATLAB/SIMULINK SIMSCAPE<br />
2.1. Mô hình mô phỏng tế bào<br />
quang điện trong<br />
Matlab/Simulink Simscape<br />
<br />
Khối mô phỏng tế bào quang điện được<br />
phát triển sẵn trong Simulink Simscape.<br />
Nó bao gồm một nguồn dòng điện, một<br />
diode mắc ngoài và một điện trở mắc nối<br />
tiếp Rs. Thông số đầu vào cho khối này<br />
có thể cho dưới hai dạng [9]:<br />
Thông qua dòng điện ngắn mạch Isc và<br />
điện áp hở mạch Voc;<br />
Thông qua thông số mạch điện tương<br />
đương.<br />
Khối tế bào quang điện này có các cổng<br />
như sau: cường độ bức xạ đầu vào<br />
và đầu ra là cực (+) và (-) của tế bào<br />
(hình 1).<br />
Hình 2. Module quang điện mô phỏng<br />
<br />
Hình 1. Khối tế bào quang điện<br />
trong Simscape [9]<br />
<br />
Trong thực tế nhiều tế bào quang điện<br />
được ghép nối tiếp với nhau để tạo thành<br />
một module quang điện và một hệ thống<br />
quang điện hoàn chỉnh sẽ bao gồm nhiều<br />
module được ghép nối tiếp và song song<br />
với nhau. Mô hình nghiên cứu được đề<br />
xuất ở đây sẽ bao gồm 6 module ghép<br />
nối tiếp, mỗi module có 6 tế bào quang<br />
điện mắc nối tiếp với nhau (hình 2, 3, 4).<br />
SỐ 9 - tháng 10 năm 2015<br />
<br />
Hình 3. Hệ thống quang điện mô phỏng<br />
<br />
15<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC<br />
<br />
(ISSN: 1859 - 4557)<br />
<br />
Hình 4. Hệ thống mô phỏng<br />
2.2. Đối tượng mô phỏng<br />
<br />
Đối tượng mô phỏng là pin quang điện<br />
DS-100M có các thông số được mô tả<br />
trong bảng 1.<br />
Bảng 1. Thông số pin DS-100M<br />
<br />
Mã hiệu<br />
<br />
DS-100M<br />
<br />
Số tế bào quang điện song<br />
song (NP)<br />
<br />
1<br />
<br />
Điện áp cực đại<br />
Phạm vi nhiệt độ vận hành<br />
<br />
Mã hiệu<br />
Công suất cực đại (Pmp)<br />
<br />
1000 V<br />
-40oC÷80oC<br />
<br />
DS-100M<br />
100 W<br />
<br />
Các thông số này được xây dựng dưới<br />
điều kiện kiểm tra: cường độ bức xạ bằng<br />
1000 W/m2 và nhiệt độ là 250C.<br />
<br />
Điện áp khi công suất cực<br />
đại (Vmp)<br />
<br />
18 V<br />
<br />
Dòng điện khi công suất<br />
cực đại (Imp)<br />
<br />
5.55 A<br />
<br />
Điện áp hở mạch (VOC)<br />
<br />
21.6 V<br />
<br />
module quang điện bị che phủ<br />
<br />
Dòng ngắn mạch (ISC)<br />
<br />
6.11 A<br />
<br />
Các trường hợp che phủ và vị trí của các<br />
module quang điện được thể hiện trên<br />
bảng 2.<br />
<br />
Số tế bào quang điện nối<br />
tiếp (NS)<br />
<br />
16<br />
<br />
2.3. Phương pháp nghiên cứu<br />
a. Ảnh hưởng của vị trí và số lượng<br />
<br />
36<br />
<br />
SỐ 9 - tháng 10 năm 2015<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC<br />
<br />
(ISSN: 1859 - 4557)<br />
Bảng 2. Các trường hợp nghiên cứu vị trí<br />
và số lượng module bị che phủ<br />
<br />
Bảng 3. Ảnh hưởng của bóng che<br />
và nhiệt độ<br />
<br />
TH<br />
<br />
Mô tả<br />
<br />
TH<br />
<br />
Mô tả<br />
<br />
1<br />
<br />
Không module nào bị che phủ (toàn<br />
bộ nhận bức xạ Ir=1000 W/m2)<br />
<br />
6<br />
<br />
2<br />
<br />
Một module bị che (Ir=500 W/m2):<br />
vị trí module bị che thay đổi từ 1<br />
đến 6, các module khác không bị<br />
che (Ir=1000 W/m2)<br />
<br />
Module 1, 2, 3 bị che phủ (Ir=500<br />
W/m2), các module còn lại (Ir=1000<br />
W/m2). T=25oC<br />
<br />
7<br />
<br />
Module 1, 2, 3 bị che phủ (Ir=500<br />
W/m2, T=15oC). Các module còn lại<br />
(Ir=1000 W/m2), T=25oC<br />
<br />
3<br />
<br />
2 module bị che (Ir=500 W/m2), các<br />
module còn lại có Ir=1000 W/m2<br />
a) Module 1 và 2 bị che<br />
<br />
c. Ảnh hưởng của bypass diode<br />
<br />
Bảng 4. Ảnh hưởng của bypass diode<br />
<br />
b) Module 1 và 3 bị che<br />
c) Module 2 và 3 bị che<br />
4<br />
<br />
3 module bị che (Ir=500 W/m2), các<br />
module còn lại (Ir=1000 W/m2)<br />
<br />
TH<br />
<br />
Mô tả<br />
<br />
8<br />
<br />
Module 2, 3, 6 bị che phủ (Ir=500,<br />
300 và 100 W/m2 lần lượt), T=25oC<br />
<br />
a) Module 1, 2, 3 bị che<br />
<br />
Không bypass diode cho 3 module<br />
này<br />
<br />
b) Module 1, 2, 4 bị che<br />
c) Module 2, 3, 6 bị che<br />
5<br />
<br />
9<br />
<br />
3 module bị che với mức độ khác<br />
nhau: 500, 300 và 100 W/m2<br />
a) Module 1, 2, 3 bị che<br />
<br />
Module 2, 3, 6 bị che phủ (Ir=500,<br />
300 và 100 W/m2 lần lượt), T=25oC<br />
Có bypass diode cho 3 module này<br />
<br />
b) Module 1, 2, 4 bị che<br />
<br />
Tất cả các module bị che phủ<br />
(Ir=100 W/m2), T=25oC.<br />
<br />
c) Module 2, 3, 6 bị che<br />
<br />
Tất cả đều có bypass diode<br />
<br />
b. Ảnh hưởng của bóng che và<br />
nhiệt độ làm việc<br />
<br />
Trong thực tế khi module quang điện bị<br />
che phủ, nhiệt độ làm việc của nó giảm<br />
do đó gây ảnh hưởng đến công suất đầu<br />
ra của hệ thống.<br />
Ảnh hưởng của bypass diode được xét<br />
trên cơ sở mô hình đề xuất như hình 3<br />
ở trên.<br />
SỐ 9 - tháng 10 năm 2015<br />
<br />
10<br />
<br />
3. KẾT QUẢ<br />
3.1. Ảnh hưởng của vị trí và số<br />
lượng module quang điện bị che<br />
phủ<br />
<br />
Thử nghiệm với các kịch bản mô tả ở<br />
mục 2.3 a ở trên chúng tôi nhận được các<br />
kết quả mô phỏng trong trường hợp 1, 2.<br />
như sau:<br />
17<br />
<br />