Cơ kỹ thuật & Kỹ thuật cơ khí động lực<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KẾT CẤU<br />
PHẦN MŨI LÕI XUYÊN ĐẾN KHẢ NĂNG XUYÊN THÉP<br />
CỦA ĐẦU ĐẠN XUYÊN ĐỘNG NĂNG<br />
Nguyễn Đình Hùng1*, Bùi Ngọc Hưng2, Đặng Hồng Triển3, Trần Đình Thành4<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số<br />
kết cấu phần mũi lõi xuyên đến khả năng xuyên thép của đầu đạn xuyên động năng<br />
bằng phương pháp mô phỏng số; đánh giá kết quả nhận được với kết quả thử<br />
nghiệm bắn đạn thật tại trường bắn. Kết quả nghiên cứu đóng góp cơ sở lý luận<br />
khoa học phục vụ cho việc lựa chọn kết cấu của lõi xuyên khi thiết kế, chế tạo đạn<br />
xuyên động năng.<br />
Từ khóa: Phần mũi; Xuyên thép; Đạn xuyên động năng; Lõi xuyên.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đạn xuyên giáp dùng cho súng bộ binh được trang bị phổ biến trong Quân đội của các<br />
nước trên thế giới nhằm phá hủy các mục tiêu bọc thép nhẹ (có thành mỏng) như các xe<br />
quân chở quân, trực thăng,… và đồng thời, đạn cũng được dùng để tiêu diệt sinh lực mặc<br />
áo giáp. Đạn xuyên giáp có rất nhiều cỡ khác nhau phổ biến là cỡ 5,56mm, 7,62mm, 9mm,<br />
12,7mm và 14,5mm [1, 2].<br />
Cấu tạo chung của các loại đầu đạn xuyên giáp bao gồm lõi xuyên và vỏ bọc, trong đó<br />
lõi xuyên là chi tiết đặc biệt quan trọng, quyết định lớn đến khả năng xuyên thép của từng<br />
loại đạn, ngoài ra ở một số loại đạn còn có thể có thêm liều thuốc cháy để tăng khả năng<br />
phá cháy mục tiêu hoặc thêm liều thuốc vạch đường để tăng khả năng quan sát khi bắn vào<br />
ban đêm.<br />
Khả năng xuyên của đầu đạn xuyên động năng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác<br />
nhau như kết cấu, vật liệu của lõi xuyên; kết cấu, vật liệu của mục tiêu và điều kiện va<br />
chạm giữa đầu đạn và mục tiêu. Trong đó chiều dài phần mũi lõi xuyên có ảnh hưởng lớn<br />
đến khả năng xuyên thép của đầu đạn. Các công trình nghiên cứu của Eichelberger và<br />
Gehring năm 1962, Christman và cộng sự năm 1963, Kinslow năm 1970, Kawata và<br />
Shiori năm 1978,... chỉ ra rằng, mô hình hiện tượng va đập tốc độ cao của các viên đạn có<br />
tỉ lệ L/D nhỏ (trong đó L – chiều dài phần đầu đạn, D – cỡ đạn) hoặc đầu đạn hình cầu vào<br />
mục tiêu có bề dày lớn xảy ra theo bốn giai đoạn như trên hình 1 [8, 9]:<br />
- Giai đoạn ban đầu: Ngay sau khi va đập, tại bề mặt tiếp xúc xuất hiện một áp lực vô<br />
cùng lớn, áp lực này được tính theo Hugoniot:<br />
= . .<br />
trong đó: ρ - Mật độ vật liệu mục tiêu; us - Vận tốc va đập; up - Tốc độ âm thanh trong<br />
vật liệu mục tiêu.<br />
Giai đoạn này diễn ra rất nhanh. Đối với các đầu đạn phẳng, chỉ trong thời gian 01 nano<br />
giây; đối với đầu đạn có phần mũi hình cầu, giai đoạn này được tính bằng thời gian đầu<br />
đạn đi hết chiều cao phần mũi. Do vậy giai đoạn này chịu ảnh hưởng chủ yếu của kết cấu<br />
phần mũi đạn và là đầu vào của giai đoạn tiếp theo.<br />
- Giai đoạn thâm nhập ổn định: Giai đoạn này rất quan trọng và thời gian phụ thuộc<br />
vào tỉ lệ L/D, tỉ lệ L/D càng lớn thì thời gian càng dài. Trong giai đoạn này, xung va đập<br />
ban đầu liên tục bị suy yếu dẫn đến vận tốc va đập giảm dần.<br />
- Giai đoạn tạo lỗ xuyên: Giai đoạn này áp lực tại vùng biến dạng trong đạn giảm dần<br />
và tiếp tục diễn ra cho đến khi mật độ năng lượng sau sóng va đập trở nên quá nhỏ để<br />
<br />
<br />
170 N. Đ. Hùng, …, T. Đ. Thành, “Nghiên cứu ảnh hưởng … của đầu đạn xuyên động năng.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
thắng được độ bền của vật liệu mục tiêu. Tại thời điểm này, sóng va đập chuyển thành<br />
sóng đàn hồi dẻo và tiếp tục di chuyển trong mục tiêu.<br />
- Giai đoạn phục hồi: Đây là giai đoạn phản ứng ngược lại của vật liệu mục tiêu xảy ra<br />
khi sóng ứng suất bị suy yếu đến mức không tồn tại dòng chảy dẻo của vật liệu hoặc biến<br />
dạng dẻo lớn của mục tiêu.<br />
Mô hình các giai đoạn thâm nhập mục tiêu được trình bày trên hình 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I II III IV<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Các giai đoạn xuyên thép.<br />
Qua những nghiên cứu trên nhận thấy, kết cấu phần mũi của đạn ảnh hưởng trực tiếp<br />
đến giai đoạn ban đầu của đầu đạn xuyên động năng, là đầu vào của giai đoạn thâm nhập<br />
ổn định và ảnh hưởng lớn đến khả năng xuyên thép. Trong khuôn khổ của bài báo, tác giả<br />
trình bày kết quả nghiên cứu bằng phương pháp mô phỏng số và kiểm chứng bằng thực<br />
nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của kết cấu phần mũi lõi xuyên đến khả năng xuyên thép<br />
của đầu đạn xuyên động năng.<br />
2. MÔ PHỎNG KHẢ NĂNG XUYÊN THÉP CỦA ĐẦU ĐẠN XUYÊN ĐỘNG<br />
NĂNG VÀO BẢN THÉP ĐỒNG NHẤT<br />
2.1. Mô hình mô phỏng bằng phần mềm ANSYS AUTODYN<br />
Xem xét bài toán va xuyên giữa đầu đạn xuyên động năng 7,62x51 mm và mục tiêu.<br />
Do vỏ bọc ảnh hưởng ít tới quá trình va xuyên, để đơn giản hóa bài toán, xem xét quá trình<br />
va xuyên của lõi xuyên và mục tiêu.<br />
Lõi xuyên làm bằng cacbit vonfram, dạng hình trụ, phần mũi có dạng côn kết hợp với<br />
chỏm cầu – đây là kết cấu thông dụng của đầu đạn xuyên thép hiện đại. Các kích thước<br />
chính của lõi xuyên như trên hình 2. Mục tiêu là bản thép đồng nhất, bề dày 26mm, kích<br />
thước bề mặt 100x100 mm – đây là kích thước đủ lớn để nghiên cứu quá trình va xuyên<br />
của đầu đạn vào mục tiêu (theo [8], ảnh hưởng của sóng va đập đến quá trình xuyên nằm<br />
trong phạm vi dưới 6 lần cỡ đạn). Tại thời điểm ban đầu, lõi xuyên chuyển động tịnh tiến<br />
đến va chạm vuông góc với bề mặt mục tiêu. Vận tốc va chạm của đầu đạn được tính toán<br />
dựa trên vận tốc đo được V25 của đầu đạn và thông số tài liệu thiết kế [1] và các bài toán<br />
thuật phóng ngoài [2, 3].<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 171<br />
Cơ kỹ thuật & Kỹ thuật cơ khí động lực<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Kết cấu lõi xuyên.<br />
Để đánh giá ảnh hưởng của hình dạng và kích thước phần mũi, tiến hành khảo sát quá<br />
trình va xuyên của 06 lõi xuyên có cùng đường kính d = 5,05mm và có chiều dài phần mũi<br />
khác nhau, lm = 3,56; 3,76; 3,96; 4,16; 4,36 và 4,56mm, tương ứng các bán kính cong<br />
phần mũi lần lượt là R = 1,755; 1,655; 1,550; 1,440; 1,340; 1,230mm. Chiều dài của đầu<br />
đạn (L0) được tính để đảm bảo khối lượng các lõi xuyên không đổi (mloi = 5,08 gam).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Mô hình phần tử hữu hạn.<br />
Khi mô phỏng, thực hiện xây dựng mô hình hình học trên ứng dụng Design Modeler<br />
tích hợp sẵn trong ANSYS Workbench. Xây dựng 1/4 mô hình và sử dụng 02 bề mặt đối<br />
xứng để tiết kiệm dung lượng bộ nhớ của máy tính. Mô hình phần tử hữu hạn (hình 3)<br />
được xây dựng trên ANSYS Explicit Dynamics, sau đó chuyển sang ANSYS AUTODYN<br />
và chỉnh sửa các mô hình vật liệu và đặt các điều kiện giải bài toán.<br />
Để mô tả cơ tính vật liệu lõi xuyên và bản thép trong điều kiện tương tác tốc độ cao, sử<br />
dụng mô hình dòng chảy dẻo có tính tới tăng bền do tốc độ biến dạng:<br />
- Mô hình tăng bền Johnson Cook: Theo mô hình này, ứng suất chảy động được xác<br />
định theo công thức sau:<br />
<br />
y A B ip 1 C ln eip0 1 T m <br />
n<br />
<br />
<br />
trong đó A, B, C, m và n – Các hệ số vật liệu được xác định qua thực nghiệm;<br />
ip - Cường độ biến dạng dẻo;<br />
eip0 – Cường độ tốc độ biến dạng dẻo;<br />
T T0<br />
T , T Nhiệt độ quy đổi (oK);<br />
Tnc T0<br />
T0 – Nhiệt độ môi trường (oK);<br />
Тnc – Nhiệt độ nóng chảy của vật liệu (oK).<br />
<br />
<br />
172 N. Đ. Hùng, …, T. Đ. Thành, “Nghiên cứu ảnh hưởng … của đầu đạn xuyên động năng.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
- Phương trình trạng thái Shock:<br />
p p H p ( E E H )<br />
p0c02 (1 )<br />
pH <br />
1 s 1 2<br />
1 pH <br />
EH <br />
2 p0 1 <br />
Vận tốc sóng va đập U được tính theo công thức:<br />
U C1 S1u p S2u 2p<br />
trong đó C1, S1, S2 – các hệ số; up – vận tốc môi trường; – Hệ số Greneisen.<br />
trong đó: C, S1, S2, S3, – các hệ số<br />
Giá trị các thông số vật liệu như trong bảng 1 [7].<br />
Bảng 1. Thông số vật liệu lõi xuyên và mục tiêu.<br />
Lõi xuyên Mục tiêu<br />
Thông số vật liệu Đơn vị<br />
(Tung. alloy) (Thép 1006)<br />
Phương trình trạng thái Gruneisen<br />
Khối lượng riêng, kg/m3 17000 7896<br />
Hệ số Gruneisen 1,54 2,17<br />
Hệ số C1 m/s 4029 4569<br />
Hệ số S1 1,237 1,49<br />
Hệ số S2 s/m 0<br />
Nhiệt dung riêng J/kgK 134 452<br />
Mô hình bền Johnson Cook<br />
Mô đun cắt GPa 160 81,8<br />
Giới hạn chảy tĩnh, A MPa 1506 350<br />
Hệ số hóa cứng, B MPa 177 275<br />
Số mũ hóa cứng, n - 0,12 0,36<br />
Hệ số tốc độ biến dạng, C - 0,016 0,022<br />
Số mũ mềm nhiệt, m - 1,0 1,0<br />
0<br />
Nhiệt độ nóng chảy, Tnc K 1723 1811<br />
Điều kiện phá hủy:<br />
Biến dạng chính lớn nhất cho phép - 0,4 0,5<br />
Sau khi mô phỏng cần cần xác định chiều sâu xuyên của đầu đạn khi xuyên vào thép<br />
đồng nhất đối với các phương án thiết kế phần mũi đầu đạn khác nhau. So sánh với kết quả<br />
thực nghiệm để đánh giá khả năng ứng dụng mô hình tính toán mô phỏng.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 173<br />
Cơ kỹ thuật & Kỹ thuật cơ khí động lực<br />
<br />
2.2. Các kết quả mô phỏng bằng phần mềm ANSYS AUTODYN<br />
Trên hình 4, ứng với các đầu đạn có chiều dài phần mũi khác nhau, trình bày hình ảnh<br />
khi đầu đạn dừng lại trong mục tiêu (hình 4, a, b, c - ứng với các trường hợp đầu đạn<br />
không xuyên quan bản thép) và khi lõi vừa ra khỏi mục tiêu (hình 4, d, đ, e - ứng với các<br />
đầu đạn xuyên thủng bản thép).<br />
<br />
a) lm=3,56 mm b) lm= 3,76 mm c) lm=3,96 mm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
d) lm= 4,16 mm đ) lm=4,36 mm<br />
<br />
<br />
vd = 121,5 m/s<br />
vd = 165,6 m/s<br />
<br />
<br />
e) lm=4,56 mm<br />
<br />
<br />
<br />
vd = 32,8 m/s<br />
<br />
<br />
Hình 4. Kết quả xuyên thép của các phương án thiết kế lõi xuyên.<br />
Trên hình cũng thể hiện giá trị vận tốc lõi xuyên sau khi xuyên thủng mục tiêu (vd).<br />
Trên hình 5 trình bày đồ thị biến đổi vận tốc của đầu đạn trong quá trình va xuyên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a) Lõi xuyên có lm=3,56 mm b) Lõi xuyên có lm= 4,36 mm<br />
Hình 5. Đồ thị vận tốc lõi xuyên.<br />
<br />
<br />
174 N. Đ. Hùng, …, T. Đ. Thành, “Nghiên cứu ảnh hưởng … của đầu đạn xuyên động năng.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Qua kết quả mô phỏng nhận thấy, phần mũi lõi xuyên ảnh hưởng đáng kể đến khả<br />
năng xuyên thép của đầu đạn. Với phương án thiết kế chiều dài phần mũi lõi xuyên lm =<br />
4,36 mm, đầu đạn có khả năng xuyên bản thép là tốt nhất. Với các phương án chiều dài<br />
phần mũi lõi xuyên nhỏ hơn lm = 4,36mm, khả năng xuyên tăng lên khi tăng chiều dài<br />
phần mũi. Tuy nhiên khi khi chiều dài quá lớn, quá trình xuyên bản thép ở giai đoạn đầu,<br />
nhưng do độ bền phần mũi không cao (do tiết diện phần mũi nhỏ hơn so với phần thân)<br />
dẫn đến hiệu quả xuyên giảm. Kết quả, với phương án lm = 4,56 mm, đạn xuyên thủng<br />
bia, nhưng vận tốc còn lại của đầu đạn khi xuyên qua bia thép bị giảm đi so với phương<br />
án lm = 4,36 mm. Có thể kết luận rằng, phương án lm=4,36 mm là phương án tối ưu so<br />
với các phương án đã khảo sát, tốc độ sau khi xuyên thủng bia của lõi xuyên cũng đạt<br />
vận tốc lớn nhất (vd = 165,6 m/s).<br />
3. THỰC NGHIỆM KHẢ NĂNG XUYÊN THÉP CỦA LÕI XUYÊN.<br />
3.1. Điều kiện tiến hành thực nghiệm<br />
Thực nghiệm được tiến hành tại trường bắn nhà máy Z113/ Tổng cục Công nghiệp<br />
Quốc phòng. Súng thử nghiệm có kết cấu phần nòng súng chuyên dùng cho thử nghiệm,<br />
được kiểm định định kỳ theo quy định sử dụng thiết bị thử nghiệm chuyên dụng. Sử dụng<br />
thiết bị đo bia quang (máy Mibus) để đo tốc độ của đầu đạn. Dùng Crusher loại 0,2cm2, trụ<br />
đồng 46,5 mm, dư áp 2.300 kG/cm2 để đo áp suất trong vỏ liều. Bia thép mục tiêu là<br />
thép CT-3 có độ dày 26 mm đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn cơ sở thử nghiệm.<br />
Lõi xuyên theo hai phương án thiết kế có chiều dài phần mũi đạn khác nhau (lm1 = 3,96<br />
mm; lm2 = 4,36 mm), cùng các bán thành phẩm được tổng lắp theo yêu cầu của tài liệu<br />
thiết kế [1]. Kết cấu của đạn được trình bày trên hình 6.<br />
Vỏ Lõi xuyên Áo chì<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Kết cấu đầu đạn xuyên giáp 7,62x51 mm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
lm1 = 3,96 mm<br />
<br />
<br />
<br />
lm2= 4,36 mm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Hai phương án thiết kế lõi xuyên cho đạn 7,62x51 mm.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 175<br />
Cơ kỹ thuật & Kỹ thuật cơ khí động lực<br />
<br />
Sơ đồ thử nghiệm được bố trí trên hình 8:<br />
Súng thử nghiệm Bia thép δ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bia quang<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Sơ đồ bố trí thử nghiệm.<br />
Cách thức tiến hành thử nghiệm: Mục tiêu đặt cách miệng nòng 100 m. Nòng súng đặt<br />
vuông góc với mục tiêu. Bố trí đo vận tốc của đạn ở cự ly 25 m theo quy định của tài liệu<br />
thiết kế; số lượng bắn 20 viên; xác định vận tốc trung bình V25tb và độ chênh lệch vận tốc Δ25<br />
giữa vận tốc lớn nhất và nhỏ nhất của đạn trong nhóm bắn. Xác định khả năng xuyên bia mục<br />
tiêu của lõi xuyên ở hai phương án thiết kế.<br />
3.2. Kết quả thử nghiệm<br />
Kết quả bắn được thể hiện trên hình 9<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a) Bắn với lõi xuyên lm = 3,96 mm b) Bắn với lõi xuyên lm = 4,36 mm<br />
Hình 9. Mặt trước (hình bên trái) và mặt sau (hình bên phải) của bia thép sau khi bắn thử<br />
nghiệm với bia bề dày 26mm.<br />
Bảng 2. Kết quả thực nghiệm đo vận tốc và khả năng xuyên của đầu đạn.<br />
Thứ Đơn Chiều dài lm, mm<br />
Nội dung Ghi chú<br />
tự vị 4,36 3,96<br />
1 Vận tốc trung bình V25tb m/s 833,7 827,8<br />
2 Chênh lệch vận tốc Δ25 m/s 25,0 17,2<br />
3 Khả năng xuyên bia thép:<br />
- Bia thép dày δ = 22 mm viên 10/10 10/10<br />
- Bia thép dày δ = 26 mm viên 10/10 04/08 2 phát không trúng bia<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Qua tính toán mô phỏng, kiểm chứng bằng thực nghiệm nhận thấy kết quả giữa tính toán và<br />
thực nghiệm về cơ bản tương đối phù hợp. Các kết quả khảo sát trên cơ sở ứng dụng mô phỏng<br />
bằng phần mềm ANSYS AUTODYN cho kết quả một cách tường minh. Đối với kết quả thực<br />
nghiệm khi khảo sát với lõi xuyên có lm = 3,96 mm cho 04/08 phát xuyên, có thể nhận định với<br />
kết cấu phần mũi như trên, chiều dày xuyên thép 26 mm đã nằm trong vùng giới hạn xuyên của<br />
lõi xuyên và phù hợp với tính toán mô phỏng. Kết quả mô phỏng đạn đã xuyên hết chiều dài bia<br />
nhưng chưa xuyên thủng, mũi đạn đã lộ ra mặt sau của bia (hình 4 c). Kết quả của bài toán tính<br />
toán mô phỏng cho thấy các dữ liệu vật liệu đầu vào được lựa chọn là phù hợp với thực tế, có<br />
những sai số chấp nhận được. Một số nguyên nhân dẫn đến sai số có thể kể đến như:<br />
<br />
<br />
176 N. Đ. Hùng, …, T. Đ. Thành, “Nghiên cứu ảnh hưởng … của đầu đạn xuyên động năng.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
- Bỏ qua chuyển động quay của đạn và gia tốc trọng trường;<br />
- Các sai lệch do tham số vật liệu đầu vào, một số dữ liệu trong thư viện vật liệu là gần<br />
đúng và các điều kiện tiến hành thử nghiệm thực tế (vận tốc đo được tính giá trị trung bình,<br />
tính toán vận tốc chạm theo lý thuyết,...).<br />
Như vậy với bộ tham số vật liệu đã được xác định cùng với các tham số vật liệu trong thư<br />
viện ANSYS AUTODYN, hoàn toàn có thể tiến hành mô phỏng quá trình xuyên của đầu đạn<br />
xuyên động năng vào bản thép. Kết quả mô phỏng tương đối sát với thực tế, có thể áp dụng<br />
trong quá trình thiết kế sản phẩm và đánh giá uy lực của đạn.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Đề tài cấp Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo đạn xuyên<br />
cỡ 7,62×51 mm NATO”.<br />
[2]. G.A. Đanhilin, V.P. Ogorodnhicov, A.B. Davolocin, (Người dịch: Nguyễn Văn Thủy,<br />
Trần Văn Định, Trần Đình Thành): “Cơ sở thiết kế đạn súng bộ binh” – Học viện<br />
KTQS, 2007.<br />
[3]. Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Đình Sại: “Giáo trình Thuật phóng ngoài” – Học viện Kỹ<br />
thuật Quân sự, 2003.<br />
[4]. Autodyn Training Course. Ansys Workbench Release 11.0.2006.<br />
[5]. Hallquist, John O. LS-DYNA theoretical manual. Livermore Software Technology<br />
Corporation, 2006.<br />
[6]. Jane’s Ammunition Handbook 2001 – 2002.<br />
[7]. LA-4167-MS. May 1 1969. Selected Hugoniots: EOS 7th Int. Symp. Ballistics.<br />
Johnson & Cook.<br />
[8]. Зукас Дж. А., Киколас Т., Свифт Х. Ф., Грешук Л. Б., Курран Д. Р. И др.<br />
Динамика удара: пер. с англ. М., Мир, 1985.<br />
[9]. Высокоскоростные ударные явления: пер. с англ. М., Мир, 1973.<br />
ABSTRACT<br />
A STUDY ON THE EFFECTS OF PENETRATOR NOSE SHAPE AND LENGTH ON<br />
PENETRATION CAPABILITY OF ARMOR-PIERCING ROUNDS<br />
Numerical simulations were performed to study the effect of the length of the<br />
nose section on the penetration capability of armor piercing rounds. Ballistic<br />
results, deformations of the targets and bullets were discussed in comparison with<br />
the firing results. The research results can be of interest for size and structure<br />
selection during design or manufacture of state armor piercing bullets.<br />
Keywords: Nose section; Penetration; Armor piercing bullets; Piercing core.<br />
<br />
Nhận bài ngày 12 tháng 12 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 16 tháng 01 năm 2019<br />
Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 4 năm 2019<br />
<br />
Địa chỉ: 1Viện Vũ khí/ Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.<br />
2<br />
Cục Quản lý Công nghệ/ Tổng cục Công nghiệp quốc phòng<br />
3<br />
Viện Khoa học và Công nghệ quân sự<br />
4<br />
Học viện Kỹ thuật quân sự<br />
*Email: dhungvvk@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 177<br />