
4
mặt đất rừng Thông ở huyện Sóc Sơn. Đây là công cụ rất có ý nghĩa để hỗ trợ các cơ quan chức năng
và các lực lượng CCR một cách chủ động và hiệu quả cao.
4. Những đóng góp mới của luận án
4.1. Về mặt lý luận
- Góp phần bổ sung kiến thức về mối liên hệ định lượng giữa đặc điểm đám cháy trên mặt đất
rừng Thông với các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu.
- Lượng hóa bằng những phương trình thực nghiệm cho phép xác định nhanh đặc điểm của đám
cháy trên mặt đất rừng Thông.
- Góp phần bổ sung các số liệu khoa học về PCCCR Thông ở khu vực nghiên cứu.
4.2. Về mặt thực tiễn
- Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu xác định nhanh đặc điểm đám cháy rừng Thông cụ thể ở khu
vực nghiên cứu:
(1) Đặc điểm trạng thái rừng của từng điểm cách đều 30m trên toàn diện tích rừng.
(2) Độ dốc, độ cao của từng điểm cách đều 30m trên toàn diện tích rừng.
(3) Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa lưu trữ đến từng giờ ở khu vực nghiên cứu.
(4) Khoảng cách đến đường giao thông của từng địa điểm ở khu vực nghiên cứu.
- Đã xây dựng được công cụ xác định nhanh đặc điểm đám cháy và phương pháp, chiến thuật,
kỹ thuật chữa cháy cho từng đám cháy cụ thể theo thời gian thực, đó là trang web và phần mềm quản
trị dữ liệu. Đây là công cụ hữu ích cho cơ quan quản lý và LLCC rừng.
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới về cháy rừng và phòng cháy chữa cháy rừng
- Tổng hợp các khái niệm, các nghiên cứu cơ bản về cháy rừng, các dạng cháy rừng, đặc điểm
cháy rừng và cơ chế cháy rừng, nguy cơ cháy rừng, chỉ số khô hạn và VLC, trong đó có rừng Thông.
- Tổng hợp các khái niệm, quan điểm về quản lý lửa rừng, PCR; các biện pháp phòng ngừa,
ngăn chặn cháy rừng xảy ra như: biện pháp kinh tế - xã hội, biện pháp kỹ thuật; bản chất, phương pháp,
chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy và dụng cụ, phương tiện PCCCR, trong đó có rừng Thông ở Sóc Sơn.
Tuy nhiên chưa có công trình nào được công bố trên thế giới nghiên cứu về đặc điểm đám cháy
trên mặt đất rừng Thông và phương pháp, chiến thuật, kỹ thuật CCR Thông.
2. Các nghiên cứu trên thế giới về phòng cháy chữa cháy rừng Thông
Tổng hợp các công trình, kết quả nghiên cứu về PCCCR Thông của các nhà khoa học Liên Xô
(sau này là Nga), Australia, New Zealand, Mỹ về phân bố, khối lượng VLC để phân loại mức nguy cơ
cháy của rừng Thông; mô hình hóa mối quan hệ giữa quá trình cháy với lớp VLC; nghiên cứu các yếu
tố khí tượng ảnh hưởng đến công tác PCCCR.
Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào được công bố đề cập đến đặc điểm đám cháy trên mặt đất rừng
Thông và sự liên hệ tương quan giữa đặc điểm đám cháy với các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu (đặc điểm địa
hình, khí tượng, hiện trạng rừng và khối lượng VLC) trong rừng Thông.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1. Các nghiên cứu ở Việt Nam về phòng cháy chữa cháy rừng
- Tổng hợp các khái niệm và quan điểm của các nhà khoa học trong nước về cháy rừng và
PCCCR: quá trình cơ bản của cháy rừng; các dạng cháy rừng; mặt tiêu cực và tích cực của cháy rừng
(lửa rừng); các yếu tố ảnh hưởng đến cháy rừng; các đặc điểm cơ bản của đám cháy rừng.