intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên trường Đại học GTVT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

156
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo này khảo sát 115 sinh viên trường đại học GTVT, phân tích và làm sáng tỏ các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên. Kết quả khảo sát cho thấy có nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan tác động đến động cơ học tập của sinh viên. Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số đề xuất với mong muốn góp phần nâng cao động cơ học tập của sinh viên trường đại học GTVT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên trường Đại học GTVT

  1. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GTVT Vũ Thanh Hiền Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội Email: vthien@utc.edu.vn; Tel: 0913095980 Tóm tắt: Động cơ học tập là một trong những yếu tố quyết định đến kết quả học tập của sinh viên. Nhiều công trình nghiên cứu đã được tiến hành về động cơ học tập bên trong và bên ngoài của người học. Tuy nhiên mỗi đối tượng người học sẽ có những đặc điểm và động cơ học tập khác nhau. Hiện tại chưa có các công trình nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên khối kỹ thuật, với đại đa số sinh viên là nam, đến từ những vùng nông thôn, không có điều kiện kinh tế và học tập tốt bằng sinh viên thành thị. Bài báo này khảo sát 115 sinh viên trường đại học GTVT, phân tích và làm sáng tỏ các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên. Kết quả khảo sát cho thấy có nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan tác động đến động cơ học tập của sinh viên. Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số đề xuất với mong muốn góp phần nâng cao động cơ học tập của sinh viên trường đại học GTVT. Từ khóa: yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan, động cơ học tập, hứng thú học tập, chất lượng giáo dục – đào tạo (GD-ĐT) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Động cơ học tập là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong nhân cách sinh viên. Nó quyết định mục đích và thúc đẩy hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên nhằm chiếm lĩnh mục tiêu, yêu cầu đào tạo, sẵn sàng bước vào nghề nghiệp đã xác định. Trong hệ thống động cơ của con người, động cơ học tập giữ một vị trí rất quan trọng trong việc thúc đẩy con người nỗ lực vươn lên chiếm lĩnh tri thức, hướng tới thành công. Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương đã xác định: giáo dục đại học phải “… tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học” [1]. Đây là tư tưởng hết sức quan trọng, đặt ra những yêu cầu mới cho công tác GD-ĐT đại học. Trường Đại học GTVT có kế hoạch bắt đầu từ năm học 2020-2021 sẽ nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên và phương pháp đánh giá học tập của sinh viên tiến tới áp dụng chuẩn đầu ra theo CDIO. Và như vậy động cơ học tập của sinh viên là yếu tố rất quan trọng góp phần thực hiện được kế hoạch này. Có thể nói củng cố và phát triển động cơ học tập cho sinh viên ở trường ĐH GTVT là một nhiệm vụ hết sức cần thiết nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, giữ vững định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT. Bài báo trình bày kết quả điều tra thực trạng động cơ học tập của 115 sinh viên trường ĐH GTVT, qua đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên và từ đó đưa ra các gợi ý, đề xuất để nâng cao động cơ học tập của sinh viên trường đại học GTVT. -855-
  2. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải 2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2.1. Khái niệm về động cơ học tập Khái niệm động cơ thực sự rất khó để định nghĩa và dường như các học giả đã không thể thống nhất để đưa ra một định nghĩa chung cho khái niệm này. Theo Gardner [2] động cơ bao gồm bốn khía cạnh, đó là mục tiêu, sự nỗ lực, sự mong muốn đạt được mục tiêu đó và thái độ tích cực đối với hoạt động đang được nói đến. Clement, Dornyei & Noels [3] định nghĩa động cơ là sự thúc đẩy để tạo ra và duy trì những ý định và các hành động tìm kiếm mục tiêu. Như vậy, động cơ quan trọng vì nó quyết định mức độ tham gia và thái độ tích cực của sinh viên đối với việc học. Ngoài ra, động cơ là nhu cầu về sự hoàn thành và thành công, sự tò mò, mong muốn được khuyến khích và có những trải nghiệm mới. Vì thế, nếu người học được tạo động cơ để học tập thì người học chắc chắn sẽ thành công. Djigunovie [4] cũng có quan điểm tương tự rằng nếu người học có động cơ thì họ sẽ học nhanh hơn và học nhiều hơn. Như vậy, dựa vào các định nghĩa trên, động cơ có thể được định nghĩa một cách vắn tắt như sau: động cơ bao gồm mục tiêu, sự cố gắng, nghị lực, sự tham gia tích cực và sự kiên trì của người học. 2.1. 2. Động cơ bên trong và động cơ bên ngoài (Intrinsic vs. Extrinsic motivation) Động cơ bên trong và động cơ bên ngoài đã được nghiên cứu một cách rộng rãi và chính sự phân loại thành hai loại động cơ này đã đóng góp những hiểu biết quan trọng ở cả hai lĩnh vực thực hành giáo dục và thực hành phát triển. Theo thuyết tự chủ của Deci và Ryan [5], động cơ học tập được phân loại dựa trên những lý do hay mục đích hoạt động khác nhau. Và họ đã phân loại động cơ học thành hai loại cơ bản nhất, đó là động cơ bên trong (intrinsic motivation) và động cơ bên ngoài (extrinsic motivation). Theo họ thì động cơ bên trong là động cơ thúc đẩy nguời học thực hiện các hoạt động xuất phát từ nhu cầu, sự hiểu biết, niềm tin của người học đến đối tượng đích thực của hoạt động học tập. Loại động cơ này giúp người học luôn nỗ lực, có ý chí, khắc phục trở ngại từ bên ngoài đồng thời giúp sinh viên duy trì hứng thú và ham muốn học hỏi, tìm tòi, vượt qua những khó khăn để đạt được những mục tiêu trong học tập. Động cơ bên ngoài là động cơ chỉ những tác động bên ngoài lên hoạt động học tập của sinh viên như: đáp ứng mong đợi của cha mẹ, lòng hiếu danh, sự lôi cuốn vào bài giảng của giảng viên, sự khâm phục của bạn bè …. Tuy động cơ này mang tính thụ động nhưng nó cũng góp phần vào việc kích thích, tạo hứng thú, kỹ năng trong quá trình học tập. Harmer [6] cũng chia động cơ học thành hai loại như trên. Theo ông, động cơ bên trong liên quan đến các nhân tố bên trong lớp học; động cơ bên ngoài bao gồm các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài lớp học, chẳng hạn nhu cầu vượt qua kỳ thi, hy vọng được nhận phần thưởng về tài chính, hay khả năng được đi du lịch trong tương lai. Ngoài ra, động cơ bên trong là những đặc điểm bên trong mà người học mang đến môi trường học, đó là thái độ, niềm tin, nhu cầu và các yếu tố cá nhân. Ngược lại, động cơ bên ngoài xuất phát bên ngoài cá nhân người học, và liên quan đến các nhân tố môi trường bên ngoài -856-
  3. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải giúp hình thành nên hành vi của người học. Tóm lại, động cơ bên trong và động cơ bên ngoài không loại trừ lẫn nhau, mà chúng tương hỗ lẫn nhau. Trong thực tế, hầu hết người học có động cơ học tập là xuất phát từ những lý do cả bên ngoài lẫn bên trong. 2.2. Quan điểm về động cơ học tập và tác động đến chất lượng đào tạo đại học Chất lượng giáo dục và đào tạo luôn là vấn đề quan tâm của mỗi quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Trong quá trình hoạch định chiến lược và điều hành chiến lược phát triển nền giáo dục, các nhà quản lý luôn mong muốn đi tìm câu trả lời “làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo?” Ở các góc nhìn khác nhau, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các luận giải khoa học khác nhau khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học. Kết quả nghiên cứu của LeBlanc & Nguyen [7] với sinh viên đại học ngành quản trị khinh doanh tại các trường đại học ở Canada cho thấy cảm nhận của sinh viên về kiến thức và chất lượng đào tạo thông qua giảng viên là yếu tố quan trọng để tạo ra giá trị trong đào tạo. Thực hiện nghiên cứu với sinh viên các trường ở Thái Lan, Urairat Yamchuti [7] cũng khẳng định, động cơ học tập của sinh viên bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố: Năng lực tự thân của người học, môi trường học tập của các trường đại học, quá trình đào tạo và sự nỗ lực từ chính người học. Nghiên cứu về chất lượng đào tạo của Cheng & Tam [7] và Cheng [7] cũng cho rằng, chất lượng đào tạo được quyết định bởi ba nhóm yếu tố chính, đó là quá trình quản lý, quá trình giảng dạy và quá trình học tập. Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ & cộng sự [7] đối với sinh viên khối ngành kinh tế tại các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cho thấy, có tác động rất mạnh từ năng lực giảng viên đến động cơ học tập của sinh viên và kiến thức thu nhận của sinh viên, động cơ học tập cũng tác động mạnh tới kiến thức thu nhận. Kết quả chỉ ra rằng năng lực giảng viên càng cao thì tác động đến động cơ học tập của sinh viên càng mạnh. Trong khi đó, bằng cách sử dụng phương pháp phân tích độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá Nguyễn Trọng Nhân & Trương Thị Kim Thủy [8] động cơ học tập của sinh viên ngành Việt nam học của trường Đại học Cần Thơ bị tác động bởi 4 nhân tố, gồm “chương trình đào tạo, tài liệu học tập và năng lực giảng viên”, “sự tương thích của ngành học và sức hấp dẫn của ngành học khác”, “ đánh giá của giảng viên, cơ sở vật chất trường học và độ khó của học phần”, và “mối quan hệ giữa kỹ năng và kiến thức trường lớp với làm việc thực tế”. Còn Nguyễn Thị Bình Giang & Dư Thống Nhất [9] cho rằng kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Bình Dương bị tác động mạnh bởi hai động cơ bên trong (học để có kỹ năng thực hành nghề và học để tiếp thu kiến thức) và một động cơ bên ngoài (học để có bằng đại học) 2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên trường ĐH GTVT Từ kết quả của các công trình như nói ở trên mô hình nghiên cứu thực trạng các yếu tố -857-
  4. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên là như sau: Yếu tố xã hội Môi trường học tập Động cơ bên ngoài Gia đình & Bạn bè Động cơ học tập Nhận thức của bản thân Ý chí của bản thân Động cơ bên trong Tích cách của bản thân Sơ đồ 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất. 3. MÔ TẢ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu Với mô hình nghiên cứu đề xuất trên, bài viết muốn tìm hiểu các yếu tố tác động đến động cơ học tập bên trong và động cơ bên ngoài và mối quan hệ giữa hai loại động cơ này của sinh viên trường Đại học GTVT, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao động cơ học tập cho sinh viên của nhà trường. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng tham gia nghiên cứu bao gồm 115 sinh viên từ các khóa 56, 57, 58, 59 và 60 đến từ các khoa Vận tải Kinh tế, Công nghệ thông tin, Điện-Điện tử, Công trình, Kỹ thuật xây dựng và Quốc tế. 3.3. Phương pháp nghiên cứu Hai phương pháp chính được sử dụng để tiến hành nghiên cứu là phương pháp định lượng và phương pháp phân tích tổng hợp. Một bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận và sau đó gửi cho 115 sinh viên như đã nêu ở phần trên để thu thập thông tin. Bảng câu hỏi gồm 2 phần: Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới động cơ học tập của sinh viên (6 yếu tố liên quan đến nhận thức, ý chí và tính cách của bản thân) và các yếu tố khách quan (12 yếu tố liên quan đến yếu tố xã hội, môi trường học tập, gia đình & bạn bè). Các yếu tố này được thiết kế dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất (Sơ đồ 1). Số liệu thu thập được xử lý trên Microsoft Form, sau đó sẽ được phân tích, tổng hợp và -858-
  5. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải mô tả. Bên cạnh đó tác giả phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với 30 sinh viên (mỗi lớp có 5 sinh viên đại diện) qua các giờ học và quan sát việc học tập của sinh viên trên lớp. 3.4. Tổng hợp và phân tích kết quả 3.4.1. Kết quả thu được từ phiếu khảo sát Bảng 1. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới động cơ học tập của sinh viên. TT Các yếu tố Ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hưởng TB nhiều bình thường ít SL % SL % SL % 1 Tính cách của bản thân 39 34,1 56 48,8 20 17,1 6 2 Ý thức tự giác học tập 93 81,3 22 18,8 0 1 3 Niềm tin vào ngành đang 51 43,9 51 43,9 12 12,2 3 theo học 4 Hứng thú học tập 75 65,4 40 34,6 0 2 5 Khả năng học tập của bản 46 40,7 54 46,9 15 12,4 4 thân 6 Ý thức tự khẳng định năng 45 39,5 54 46,9 16 13,6 5 lực của bản thân (Chú thích: - SL: Số lượng; - TB: Thứ bậc) Kết quả ở bảng 1 cho thấy, động cơ học tập của sinh viên chịu tác động rất lớn bởi tâm lý chủ quan. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này là không giống nhau. Ý thức tự giác học tập và hứng thú học tập là hai yếu tố tác động mạnh nhất đến động cơ học tập của sinh viên. 81,3% và 65,4% sinh viên cho rằng 2 yếu tố này tác động nhiều nhất đến động cơ học tập của họ. Ý thức tự giác cũng như hứng thú học tập sẽ giúp sinh viên khắc phục được những khó khăn trở ngại để hoàn thành mục tiêu mà bản thân đề ra. Niềm tin vào ngành đang theo học và khả năng học tập của bản thân được lần lượt là 43,9% và 40,7% sinh viên cho là có ảnh hưởng nhiều đến động cơ học tập. Kết quả này phản ánh thực tế xã hội hiện nay là sinh viên khi ra trường đang gặp khó khăn khi xin việc làm. Khi sinh viên biết bản thân đang theo học những ngành đang có nhu cầu cao -859-
  6. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải của xã hội cũng như họ tự tin về khả năng học tập của mình thì động cơ học tập sẽ được nâng cao rõ rệt. Hai yếu tố còn lại là: Ý thức tự khẳng định năng lực của bản thân và tính cách của bản thân được sinh viên đánh giá có độ ảnh hưởng ít nhất. Bảng 2. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới động cơ học tập của sinh viên. TT Các yếu tố Ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hưởng TB nhiều bình ít thường SL % SL % SL % 1 Sự quan tâm, chăm sóc của 26 22,9 54 47 35 30,1 10 cha mẹ 2 Định hướng nghề nghiệp của 29 25,9 50 43,2 36 30,9 9 gia đình 3 Sự trách phạt của cha mẹ 23 19,5 46 40,2 46 40,2 11 4 Truyền thống học tập của gia 31 27,7 46 39,8 38 32,5 7 đình, dòng họ 5 Cơ sở vật chất, kỹ thuật của 19 16,9 68 59 28 24,1 12 nhà trường 6 Uy tín của khoa, ngành, 51 44,6 47 41 17 14,4 6 trường đào tạo 7 Phong trào NCKH, hỗ trợ 30 26,5 50 43,4 35 30,1 8 việc làm, tổ chức Đoàn – Hội SV 8 Trình độ, năng lực của giảng 79 68,7 30 26,5 6 4,8 2 viên 9 Đạo đức, uy tín, tác phong 79 68,7 30 26,5 6 4,8 2 của giảng viên 10 Sự động viên, giúp đỡ của bạn 60 51,8 45 39,8 10 8,4 5 bè 11 Sự cạnh tranh của các cá nhân 63 54,9 42 36,6 10 8,5 4 trong lớp 12 Sự đòi hỏi của xã hội về trình 91 79,5 24 20,5 0 1 độ, năng lực kỹ năng … đáp ứng yêu cầu công việc (Chú thích: - SL: Số lượng; - TB: Thứ bậc) Bảng 2 cho thấy các yếu tố tâm lý khách quan cũng có tác động ảnh hưởng nhiều đến động cơ học tập của sinh viên. Cụ thể như sau: -860-
  7. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Yếu tố sự đòi hỏi của xã hội về trình độ, năng lực kỹ năng … đáp ứng yêu cầu công việc là yếu tố khách quan có tác động mạnh nhất tới động cơ học tập của sinh viên với 79,5% và 20,5% sinh viên cho là có ảnh hưởng nhiều và ảnh hưởng bình thường. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường trong xã hội hiện nay đã và đang đặt ra những cơ hội và thách thức đối với sinh viên. Kết quả cho thấy sinh viên đã ý thức được những đòi hỏi, yêu cầu mới của xã hội về nguồn nhân lực. Để có được việc làm đúng chuyên ngành, lương cao là mong muốn của sinh viên và nó cũng là động lực để sinh viên cố gắng phấn đấu. Vì vậy, yếu tố này được sinh viên đánh giá là có mức độ ảnh hưởng nhiều nhất đến động cơ học tập của họ. Nhóm các yếu tố từ nhà trường (Trình độ, năng lực của giảng viên, Đạo đức, uy tín, tác phong của giảng viên, Uy tín của khoa, ngành, trường đào tạo, Phong trào NCKH, hỗ trợ việc làm, tổ chức Đoàn – Hội SV, Cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà trường) cũng có ảnh hưởng nhiều tới động cơ học tập của sinh viên bởi nhà trường chính là môi trường gần gũi với sinh viên nhất trong quá trình học tập. Phần lớn thời gian và hoạt động của sinh viên diễn ra ở đây. Trong nhóm này có hai yếu tố là: Trình độ, năng lực của giảng viên, Đạo đức, uy tín, tác phong của giảng viên được sinh viên đánh giá ở mức ảnh hưởng nhiều nhất và mức ảnh hưởng ngang bằng nhau với 68,7% sinh viên đánh giá ảnh hưởng nhiều. Các yếu tố còn lại ở mức bình thường hoặc ít. Nhóm các yếu tố từ gia đình bao gồm: Sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ, Định hướng nghề nghiệp của gia đình, Sự trách phạt của cha mẹ, Truyền thống học tập của gia đình, dòng họ. Mặc dù gia đình được coi là môi trường giáo dục đầu tiên và suốt đời của mỗi con người, nhưng đối với sinh viên (thường học xa nhà, có sự độc lập nhất định) thì sự ảnh hưởng của gia đình đối với động cơ học tập của họ lại không được đánh giá cao, chỉ ở mức bình thường hoặc ít. Yếu tố ảnh hưởng từ bạn bè là: Sự cạnh tranh của các cá nhân trong lớp, Sự động viên, giúp đỡ của bạn bè có ảnh hưởng nhiều tới động cơ học tập của sinh viên với lần lượt là 54,9% và 51,8% cho rằng có ảnh hưởng nhiều. Kết quả này cho thấy đối với sinh viên bạn bè và bạn học có vai trò quan trọng đối với động cơ học tập. Như vậy có thể thấy, động cơ học tập của sinh viên trường ĐH GTVT chịu tác động bởi nhiều yếu tố tâm lý chủ quan và khách quan. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý này là không giống nhau. 3.4.2. Kết quả thu được từ cuộc phỏng vấn Khi được hỏi các sinh viên đã chia sẻ và bày tỏ tâm tư nguyện vọng của các em như sau: 100% sinh viên mong muốn được các thầy cô truyền cảm hứng để có động lực cũng như động cơ học tập thông qua các bài giảng hay, cuốn hút, dễ hiểu ở trên lớp cũng như được thầy cô động viên, chia sẻ và kiên nhẫn với sinh viên hơn nữa. Các em mong muốn được các thầy cô truyền cho sự tự tin, sự lạc quan vào cuộc sống vào ngành nghề mà các em đang theo đuổi thay vì những tiêu cực, sự chán nản, mất niềm tin. 100% sinh viên được phỏng vấn đều có mong muốn có cơ hội được tiếp xúc với các doanh nghiệp, công ty để các em nắm bắt được sự đòi hỏi về trình độ chuyên môn cũng -861-
  8. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải như các kỹ năng cần thiết đủ để đáp ứng công việc sau này. Các em rất mong muốn các khoa chuyên môn tổ chức nhiều hơn nữa các buổi trao đổi, giao lưu gặp gỡ với một số doanh nghiệp, công ty để các em được học hỏi. Các em sinh viên được hỏi rất hài lòng về cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập của nhà trường như: máy chiếu, máy điều hòa, bảng thông minh, phòng học và thư viện. Môi trường học tập của các em được đảm bảo nên các em hoàn toàn yên tâm học tập. Tuy nhiên phần lớn các em đều mong muốn nguồn tài liệu tham khảo, giáo trình của nhà trường được phong phú và đầy đủ hơn đặc biệt là nguồn tài liệu trực tuyến. 3.5. Kiến nghị Với những kết quả đã được phân tích ở trên, để nhà trường có thể giúp sinh viên có động cơ học tập tốt hơn, chúng tôi xin đề xuất một vài gợi ý như sau: * Đối với giảng viên: Giảng viên là những người trực tiếp truyền “ngọn lửa” đam mê khoa học và sáng tạo, truyền cảm hứng về những ước mơ cao đẹp cũng như định hướng trong tương lai để sinh viên xác định mục tiêu của mình, để có động cơ học tập đúng đắn, để biết cách rèn luyện và không ngừng phấn đấu hoàn thiện mình. Do đó, giảng viên phải là người gương mẫu trong mọi hoạt động giảng dạy; cụ thể giảng viên phải có đạo đức và trình độ chuyên môn. Ở khía cạnh đạo đức, người giáo viên cần làm việc bằng cái tâm của một con người đối với con người, đối với nghề. Sự rộng lượng, bao dung, tận tình chỉ dẫn để sinh viên tiếp cận kiến thức, và hoàn thiện nhân cách, đạo đức là yếu tố quan trọng để giáo viên hun đúc khả năng, tiềm năng của người học. Có như vậy thì giáo viên mới làm tròn vai trò giáo dục và đào tạo mà xã hội kỳ vọng vào mình. Do đó, mỗi giảng viên trước hết cần phải tự chấn chỉnh, rèn luyện và thể hiện chuẩn mực đạo đức, gương mẫu trong công tác của mình. Từ trước đến nay, giáo viên thường chỉ tập trung làm việc theo giáo án của môn học mà chưa quan tâm đến việc định hình nhân cách và quan điểm sống của người học. Quan điểm sống tích cực và định hướng đạo đức, hành vi chuẩn mực của một con người hữu ích trong xã hội cần được giảng viên chia sẻ để kịp thời uốn nắn, và bồi dưỡng tâm hồn của người học. Điều này cần được giáo viên chú trọng hơn do nó có tác động đến động cơ bên trong và động cơ học tập chung của người học. Hơn nữa, giáo viên cần phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực mà mình giảng dạy. Việc tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn hoặc các buổi tập huấn trong ngành là điều kiện cần thiết để giáo viên nắm bắt những thay đổi trong lĩnh vực của mình. Giáo viên nên liên tục cập nhật nội dung tài liệu giảng dạy sao cho ngày càng sinh động và cuốn hút sinh viên. Đồng thời giáo viên nên nắm bắt mặt bằng trình độ của sinh viên trong lớp để sử dụng các phương pháp và nội dung giảng dạy phù hợp. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường sự chủ động học tập của sinh viên cũng cần được quan tâm để kích thích khả năng tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu cũng như kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong cuộc sống bởi vì sự hứng thú trong học tập luôn có tác động tích cực đến động cơ học tập của người học. -862-
  9. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Như đã trình bày ở trên, sự bất công trong xã hội có tác động tiêu cực đến động cơ và động lực học tập của sinh viên. Tuy nhiên, giáo viên cần phải giúp sinh viên nhận thức được rằng bên cạnh mặt trái đó thì xã hội còn rất nhiều điều tốt đẹp hơn để phấn đấu; và nếu họ cố gắng và kiên trì với một động cơ học tập tích cực thì họ sẽ có nhiều thành công trong tương lai. Việc khai thông nhận thức này để giúp sinh viên có động cơ học tập đúng đắn cũng làm một vai trò không thể thiếu của người thầy. Do đó, để làm tốt vai trò này, người thầy cần phải có kinh nghiệm sống phong phú và sự am hiểu sâu sắc về các mặt phải, mặt trái của xã hội, tránh được sự thiên lệch, phiến diện, để có sự chuẩn bị tốt hơn và tích cực hơn cho hành trang vào đời của họ. * Đối với Nhà trường Cơ sở vật chất phục vụ tốt nhu cầu học tập của sinh viên có ảnh hưởng đến động cơ học tập của họ; do đó, việc tăng số lượng và nâng cao chất lượng các trang thiết bị, cơ sở vật chất cần được nhà trường quan tâm. Cốt lõi nhất là nguồn tài liệu tham khảo mà sinh viên có thể tiếp cận được, và các trang thiết bị dùng trong các môn học như dụng cụ, vật liệu thí nghiệm, máy chiếu, máy tính nối mạng, mạng wifi miễn phí, v.v… Để có nguồn tài liệu tham khảo phong phú cho sinh viên, ngoài việc nhà trường thường xuyên bổ sung các đầu sách mới trong thư viện, nhà trường cần có liên kết cơ sở dữ liệu giữa các trường với nhau để có thể chia sẻ và sử dụng nguồn học liệu điện tử của nhau, tăng hiệu quả đầu tư giữa các trường. Ngoài ra, việc nghiên cứu để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội là nhiệm vụ quan trọng mà nhà trường cần phải quan tâm. Chương trình đào tạo của một ngành phải có sự gắn kết định hướng nghề nghiệp mà ngành đó đào tạo; điều này sẽ giúp cho người học có động lực học tập đúng đắn trong việc trang bị những kỹ năng và kiến thức trong quá trình học tập trước khi tốt nghiệp. Nếu nhà trường và các khoa chuyên môn trong trường có thể tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, giao lưu giữa các doanh nghiệp, giảng viên và sinh viên của khoa, thì động cơ học tập của sinh viên chắc chắn được cải thiện đáng kể, bởi vì họ biết được xu hướng phát triển của ngành nghề mà họ đang theo đuổi, biết được những kỹ năng và trình độ cần thiết để họ đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, v.v… Nhà trường cũng nên có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ đội ngũ giảng viên tích cực học tập, nâng cao trình độ để đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường. Do đó, việc thường xuyên nhận các phản hồi, đánh giá của sinh viên về chất lượng giảng dạy của giảng viên là một kênh thông tin quan trọng để nhà trường có những kế hoạch cải thiện chất lượng đội ngũ giảng viên cho phù hợp. 4. KẾT LUẬN Việc xác định rõ động cơ học tập của sinh viên giúp cho nhà trường và giáo viên có những cách thức tiếp cận phù hợp trong việc cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sinh viên đáp ứng nhu cầu xã hội. Do đó xác định được vai trò, thực trạng động cơ học tập, các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên trường ĐH GTVT, vấn đề giáo dục động cơ học tập cho sinh viên là việc làm vô cùng quan trọng. Bài viết này cho thấy có sáu nhân tố tác động chính đến động cơ học tập của sinh viên, bao gồm: (1) Yếu tố xã hội; (2) Môi trường học tập; (3) Gia đình & Bạn bè; (4) Nhận thức của bản thân sinh viên; (5) Ý chí của sinh viên; (6) Tính cách của sinh viên. Từ đó một số gợi ý -863-
  10. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải được đề xuất với giáo viên, và nhà trường để sinh viên có động lực học tập tốt hơn. Theo chúng tôi, ba biện pháp chính để giáo dục động cơ học tập cho sinh viên trường ĐH GTVT cần được quan tâm là: giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu ngành học, ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và nhà trường; nâng cao năng lực chuyên môn, đa dạng hóa các phương pháp giảng dạy của giảng viên; hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [2]. R.C, Gardner. Social psychology and Second Language Learning. London: Edward Arnoid Ltd, 1985 [3].R, Clement, Z, Dornyei, K.A, Noels. (1994). Motivation, Self-confidence and Group cohesion in the Foreign Language Classroom. Language Learning, 1994, pp. 44, pp. 417- 448. [4].J.M, Djigunovie, Are language learning strategies motivation-specific? Orbis Linguarum, 2001, pp.18, pp.125-138. [5]. E. L. Deci, R.M, Ryan. Intrinsic motivation and Self-determination in Human Behavior. New York: Plenum, 1985 [6]. J, Harmer. The Practice of English Language Teaching. New York: Longman, 1994 [7]. Nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên tại các trường đại học Việt nam http://m.tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/nghien-cuu-ve-dong-co-hoc-tap-cua- sinh-vien-tai-cac-truong-dai-hoc-viet-nam-302680.html, truy cập ngày 16/09/2020. [8]. Nguyễn Trọng Nhân & Trương Thị Kim Thủy, Những nhân tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên ngành Việt Nam học, Trường Đại học Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 33, pp.106-113, 2014. [9]. Nguyễn Thị Bình Giang & Dư Thống Nhất, Động cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Bình Dương, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 34, pp. 46-55, 2014. -864-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0