Ngữ văn lớp 10: Soạn bài Đám tang lão Gô - ri - ô
lượt xem 7
download
Tiểu thuyết Lão Gô-ri-ô được nhà văn xếp vào Những cảnh đời tư thuộc phần Khảo luận phong tục. Đó là câu chuyện về một người cha, một tư sản với những mối quan hệ của ông ta trong xã hội. Mời các bạn học sinh tham khảo bài soạn văn "Đám tang lão Gô - ri - ô" trước khi học trên lớp để cảm nhận tác phẩm sâu sắc hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ngữ văn lớp 10: Soạn bài Đám tang lão Gô - ri - ô
- Soạn bài: "Đám tang lão Gô - ri - ô"
- A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Nắm được những thao tác nghệ thuật cụ thể mà Ban-dắc sử dụng trong bài văn này để khắc họa một đám tang. - Cảm nhận dụng ý nghệ thuật sâu xa của nhà văn muốn phê phán thói đời đen bạc qua các nhân vật trong một xã hội coi đồng tiền cao hơn tình nghĩa. B. Phương pháp và hình thức tiến hành tổ chức dạy học: - GV chỉ tập trung vào một đoạn trích ngắn trong tiểu thuyết Lão Gô-ri-ô của Ban-dắc. - Phần lớn thời gian phải dành cho bài Đám tang lão Gô-ri-ô. GV chỉ nên chọn vài chi tiết coi như để dẫn vào bài. C. Tiến trình tổ chức dạy học: * Tổ chức kiểm tra bài cũ: - Anh ( chị ) hãy nêu mục đích và yêu cầu tóm tắt văn bản nghị luận ? - Anh ( chị ) hãy trình bày phương pháp tóm tắt văn bản nghị luận ? * Tiến trình bài mới: I. Tiểu dẫn: 1. Tác giả: - Ban-dắc là nhà tiểu thuyết Pháp, một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực. - Ông viết gần 100 tác phẩm tập hợp lại thành bộ Tấn trò đời mà phần lớn là tiểu thuyết, sáng tác từ năm 1829 đến trước khi ông mất. Bộ Tấn trò đời gồm khoảng 2500 nhân vật, trong đó với hơn 400 nhân vật trở đi trở lại những truyện khác nhau, đã cho ta thấy những mảnh đời khác nhau trong mối liên hệ với quy luật nghiệt ngã của cuộc đời.
- - Nghệ thuật kể chuyện của Ban-dắc: ông thường tạo ra một môi trường, một cái nền để nhân vật chính xuất hiện, cái nền ấy có thể rộng, từ những chi tiết về xã hội, lịch sử đương thời đến khung cảnh của một thành phố, thị trấn; hẹp hơn, có thể một ngôi nhà, một quán trọ. - Những tác phẩm chính: Miếng da lừa ( 1831 ), Lão Gô-ri-ô ( 1834 ), Ảo mộng tiêu tan ( 1837 - 1843 ),... 2. Tác phẩm: - Tiểu thuyết Lão Gô-ri-ô xuất bản năm 1834. - Nhân vật trung tâm của tiểu thuyết là người cha già khốn khổ - lão Gô-ri-ô. Ngoài ra, còn có các nhân vật chính như hai cô con gái Đen -phin và A-na-xta-di, chàng thanh niên Ra-xti-nhắc. - Chủ đề: Tiểu thuyết đã phê phán xã hội tư sản, với sức mạnh của đồng tiền đã làm tha hóa nhân tính, tình người. - Tóm tắt tác phẩm: sgk trang 132. 3. Đoạn trích: a. Vị trí đoạn trích: Đoạn trích Đám tang lão Gô-ri-ô được trích từ phần cuối của tiểu thuyết Lão Gô-ri-ô. b. Chủ đề đoạn trích: Đoạn trích đã miêu tả và phê phán con người và xã hội tư sản Pháp nửa đầu thế kỉ XX mà tiêu điểm là đồng tiền và danh vọng giả dối đã tha hóa con người như một sức mạnh ma quái và khủng khiếp.
- II. Bố cục văn bản: Đoạn trích có thể chia làm 4 phần: - Đoạn 1 ( từ đầu từng làm điều gì nên tội ): từ quán trọ bà Vô-ke đến nhà thờ Thánh- Ê-chiên-đuy-Mông. - Đoạn 2 ( tiếp theo đã năm giờ rưỡi rồi ): cuộc hành lễ ở nhà thờ. - Đoạn 3 ( tiếp theo Cri-xtô-phơ bèn bỏ đi ): từ nhà thờ Thánh-Ê-chiên-đuy-Mông đến nghĩa trang Cha-La-se-dơ và việc chôn cất. - Đoạn 4 ( còn lại ): tâm trạng và ý nghĩ của Ra-xti-nhắc khi còn lại một mình sau khi chôn cất xong. III. Đọc hiểu văn bản: 1. Bi kịch của lão Gô-ri-ô: Trong đoạn trích, trực tiếp và rõ nhất là lời của Cri-xtô-phơ với Ra-xti-nhắc về người đã khuất: - Ông cụ là người tử tế và đứng đắn, chưa bao giờ to tiếng, không hề làm hại ai và chưa từng làm điều gì nên tội. Đây là lời nhận xét chính xác, khi cái quan định luận, của một người sống một thời gian dài với lão Gô-ri-ô - Ông là một người cha đặc biệt, hết lòng thương yêu, chiều chuộng đến sùng kính các con gái của mình từ khi chúng sinh ra cho đến khi chúng trưởng thành, lập gia đình riêng và trở thành những phu nhân, bá tước phu nhân, quý tộc, quyền quý. Lão vui lòng và tự nguyện hi sinh tất cả vì con cái, đến bán cả nhà cửa, phải thuê quán trọ để ở ; bị con gái
- bòn rút đến những đồng cuối cùng,… Nhưng lão vận không oán giận, trách móc chúng một lời. Đến lúc hấp hối, lão vẫn chỉ mong được thấy mặt các con. Lão đã ra đi vĩnh viễn trong niềm ân hận khôn nguôi ấy. - Ông là một người cha bất hạnh, tự nguyện làm nô lệ mù quáng cho những đứa con bất hiếu của mình. Bi kịch của người cha già đáng thương ấy còn thể hiện gián tiếp ngay trong đám tang điêu tàn của lão. - Đám tang của lão không có một người thân ( dù lão vẫn có hai con gái và hai co rể ở ngay trong thành phố ). Hơn nữa, đây còn là một đám tang sơ sài, vội vã, qua quýt do một thanh niên ở trọ lo liệu. * Tóm lại, lão Gô-ri-ô vừa là nạn nhân của đồng tiền, vừa là nạn nhân của chính mình. Hậu quả của lão thật đáng thương, đáng buồn mà tất cả la do con gái, con rể lão gây ra. Nhưng xét đến cùng, tự lão cũng gây ra một phần không nhỏ trong bi kịch của chính mình. 2. Cảnh đám tang lão Gô-ri-ô: - Đám tang lão Gô-ri-ô được đặt vào thời gian và không gian xác định: + Về thời gian, nhà văn chú ý đến sự chính xác từng phút. Ba lần yếu tố giờ giấc được nhắc đến: nghi lễ cử hành ở nhà thờ hết hai mươi phút theo lời người kể chuyện, ngay sau đó vị linh mục nói là đã năm giờ rưỡi, rồi người kể chuyện lại cho biết đến sáu giờ xác ông cụ Gô-ri-ô được hạ huyệt. Quãng thời gian từ khi xuất phát ở nhà trọ của bà Vô-ke đến lúc hành lễ ở nhà thờ tuy nhà văn không nói rõ nhưng ta vẫn cảm nhận được qua chi tiết nhà thờ không cách xa phố Mới-Nữ-thánh-Giơ-nơ-vi-e mấy tí, song phải chờ hai vị linh mục, chú bé hát lễ và
- người bõ nhà thờ. Chắc cũng chỉ kéo dài khoảng vài chục phút như quãng thời gian từ khi hạ huyệt đến lúc Ra-xti-nhắc rời nghĩa trang Cha-La-se-dơ. + Về không gian, những địa điểm chính xác được nhắc đến trong đoạn văn càng góp phần tô đậm thêm ấn tượng như thật, nhất là đối với những người dân đã từng sống ở Pa- ri. Tuy chỉ là hư cấu nghệ thuật, nhưng quán trọ của bà Vô-ke có địa chỉ, nó được đặt vào phố Mới-Nữ-thánh-Giơ-nơ-vi-e-vơ ở ngoại ô Pa-ri vào thập niên thứ hai của thế kỉ XIX. Ngày nay thuộc vùng ngoại ô ấy thuộc nội thành, ở quận 5 có một phố mang tên gần giống như thế: phố Nữ-thánh- Giơ-nơ-vi-e-vơ. Nhà thờ Thánh-Ê-chiên-đuy-Mông là ngôi nhà thờ có thật xây dựng từ thế kỉ thứ XIII ở quảng trường Păng-tê-ông, nghĩa là rất gần với phố nơi nhà văn chọn làm địa điểm cho quán trọ. Nhà thờ này là nơi đặt thánh tích nữ thánh Giơ-nơ-vi-e-vơ, vị nữ thánh bảo trợ kinh thành Pa-ri. Nghĩa trang Cha-La-se-dơ cũng là một nghĩa trang có thật, ở xa hơn về phía Đông Bắc, lập ra năm 1804, trước khi xảy ra câu chuyện trong tiểu thuyết này không lâu. - Lão Gô-ri-ô bấy giờ đã chết, nằm trong quan tài, những vẫn cứ là nhân vật trung tâm của đoạn trích, cũng như lão là nhân vật trung tâm của tiểu thuyết. Nhà văn dùng nhiều biện pháp nghệ thuật cụ thể nhằm khắc họa đậm nét số phận bi đát của lão: + Khung cảnh đám tang là diễn ra ở một vùng ô buồn tẻ ( ngày nay cả khu vực ấy, từ dãy phố, nhà thờ Thánh-Ê-chiên-đuy-Mông đến nghĩa trang Cha-Le-se-dơ, đều thuộc nội thành Pa-ri náo nhiệt ). + Ông chọn thời gian vào lúc ngày tàn. Ánh sáng lờ mờ của giáo đường đã nhỏ lại thấp và tối, rồi đến quang cảnh ngày tàn với một buổi hoàng hôn ẩm ướt là thứ ánh sáng và
- màu sắc ấy càng trở nên ảm đạm hơn, đáng buồn hơn khi cuối cùng xa xa về phía trung tâm thành phố đã lên đèn. Đám tang nào mà chẳng buồn, nhưng khung cảnh không gian, thời gian này rõ ràng làm tăng thêm tính chất bi đát của đám tang lão Gô-ri-ô. - Ánh đèn rực rỡ và cả âm thanh ( cái tổ ong rào rào ) là ở chỗ xa xa kia, còn nơi đây lặng lẽ đến rợn người: không có tiếng xe ngựa, không nghe tiếng cuốc xẻng, không nghe âm vang những lời cầu kinh vì chúng chỉ được nhắc thoáng qua trong lời kể. Chỉ có ba lần lời nói trực tiếp vang lên, ba câu ngắn ngủi, ba lời đối thoại, nhưng là đối thoại một chiều, một lời của Cri-xtô-phơ, một của vị linh mục và một của Ra-xti-nhắc. - Cri-xtô-phơ nói với Ra-xti-nhắc: Đúng thế đấy, cậu Ơ-gien ạ [...] ông cụ là người tử tế và đứng đắn, chưa bao giờ to tiếng, không hề làm hại ai và chưa từng làm điều gì nên tội. Câu nói này đã làm gợi lên nghịch cảnh tâm lí: người chết càng tốt bụng, hiền lành bao nhiêu thì đám tang càng có vẻ xót xa, trớ trêu bấy nhiêu. - Vị linh mục nói với Ra-xti-nhắc: Không có người đưa đám. Chẳng có ai thân thích đi đưa ma mà chỉ đúng một đám người dưng đếm được trên đầu ngón tay, trong đó có Cri- xtô-phơ và Ra-xti-nhắc. Đi theo chiếc xe chở người xấu số từ quán trọ đến nhà thờ Thánh-Ê-chiên-đuy-Mông chỉ có bốn người nữa là hai vị linh mục, chú bé hát lễ và người bõ nhà thờ. Khi xe chuyển bánh đến nghĩa trang, có thêm hai gia nhân trên chiếc xe ngựa không có người ngồi của bá tước Đơ Re-xtô và của nam tước Đơ Nuy-xin-ghen, nhưng lại bớt đi người bõ nhà thờ và một vị linh mục. Tới nơi, có thêm hai gã đào huyệt, nhưng hai gia nhân chắc là quay về ngay theo với xe tang chứ chẳng đợi chôn cất xong ( tuy không thấy người kể chuyện nhắc đến ).
- Nhà văn đã khéo léo bố trí để số người đã ít ỏi kia cứ vơi dần đi: mới đầu là bọn gia nhân của hai cô con gái cùng với vị linh mục và chú bé hát lễ sau khi đọc xong bài kinh ngắn ngủi, rồi đến lượt hai gã đào huyệt lúc vùi xong nấm mộ, cuối cùng Cri-xtô-phơ cũng bỏ đi nốt, để lại một mình Ra-xti-nhắc, chàng sinh viên cũng không đứng ở bên mộ mà nhà văn để chàng đi về phía đầu nghĩa địa. 3. Tình người của những nhân vật bị đồng tiền chi phối: - Lão Gô-ri-ô là nạn nhân đau khổ nhất của thói đời đen bạc, các nhân vật ( trừ lão Gô-ri- ô ) thì ít nhiều đều bị biến chất đi trong xã hội đồng tiền: các vị nhà đạo tiến hành nghi lễ xứng đáng với giá tiền bảy mươi quan, Cri-xtô-phơ gắn việc làm của mình với mấy món tiền đãi công kha khá, bài kinh ngắn ngủi cầu cho lão ở nghĩa trang do chàng sinh viên trả tiền, hai gã đào huyệt mới hất được vài xẻng đất thì đã đòi tiền đãi công khiến Ra-xti- nhắc móc túi không còn đồng nào nên đành vay Cri-xtô-phơ hai mươi xu,... Một đoạn văn không dài, nhưng nhà văn đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần đến tiền nhằm để nói mục đích thật sự của những người đưa đám ( trừ hai người vì lòng tốt, lòng thương hại ông lão là Cri-xtô-phơ và Ra-xti-nhắc ). - Hai người con gái của lão Gô-ri-ô không được nhà văn cho xuất hiện ở mấy trang cuối cùng của tiểu thuyết này, nhưng ta lại không thể không nói đến: + Khi thi hài của người quá cố sắp được chuyển đến nhà thờ, người kể chuyện nhắc đến cái hình ảnh thuộc về một thời mà nhà Đen-phin và A-na-xta-di còn bé bỏng, đồng trinh và trong trắng,... + Ở trong nhà thờ, chàng sinh viên đã hoài công tìm hai cô gái. + Khi xe tang sắp chuyển bánh đến nghĩa trang thì xuất hiện hai chiếc xe có treo huy hiệu
- nhưng không có người ngồi, một của bá tước Đơ Re-xtô và một của nam tước Đơ Nuy- xin-ghen. Bằng những chi tiết trên, nhà văn cho ta thấy được quá trình diễn biến của những đứa con ấy, mà nguyên nhân sâu xa là sự nhào nặn của xã hội thượng lưu. Chồng của cô chị là một nhà quý tộc, chồng cô em là một chủ ngân hàng. Địa vị phu nhân của bá tước và vợ của chủ ngân hàng đã giết chết A-na-xta-di và Đen-phin trong tâm hồn họ. Thật bi đát cho số phận người cha Gô-ri-ô có những đứa con như vậy. Ở cùng một thành phố mà lánh mặt cha lúc cha còn sống, xấu hổ vì cha nghèo, lúc cha ốm đau không đến thăm vì còn mải thú vui riêng, khi cha qua đời, không có mặt và đến bây giờ không đưa cha về nơi an nghỉ cuối cùng. Mà đấy là người cha thương con rất mực và chưa từng làm điều gì nên tội. - Chi tiết hai chiếc xe có treo huy hiệu nhưng không có người ngồi là hình ảnh rất đạt mà nhà văn đã đưa vào đám tang. Nó vừa là sự có mặt, vừa là sự vắng mặt của hai vợ chồng Đơ Re-xtô và Đơ Nuy-xin-ghen, nhưng chủ yếu là hai bà vợ. Vắng mặt thật và có mặt giả. Điều này làm gợi nhớ cho những ai quên là lão Gô-ri-ô có hai cô con gái. Nó tăng thêm tính chất bi đát cho số phận và đám tang của người cha bất hạnh. Nếu không có hai chiếc xe ấy, chắc linh hồn người xấu số nằm trong chiếc quan tài kia đỡ đau buồn hơn nếu linh hồn tồn tại. Và những người chứng kiến đám tang cũng đỡ đau buồn hơn. 4. Nhân vật Ra-xti-nhắc: - Ra-xti-nhắc là một thanh niên nghèo ở nông thôn, quyết chí lên Pa-ri lập nghiệp, đang định học Luật.
- - Thái độ, tình cảm và hành động của Ra-xti-nhắc trong những ngày sống ở quán trọ bà Vô-ke, cạnh phòng lão Gô-ri-ô, nhất là trong đám tang lão Gô-ri-ô chứng tỏ rằng anh vẫn là chàng trai tốt bụng, giàu tình cảm, biết thương người. Bàn tay nắm chặt tay Cri-xtô- phơ trong phút hạ huyệt và những giọt nước mắt của Ra-xti-nhắc là chân thành xúc động trong trắng và thiêng liêng. Anh ta cũng nghèo nhưng đã tự nguyện đứng ra lo liệu đám tang người quá cố bằng những đồng tiền cuối cùng của mình. - Chúng ta xúc động trước tấm lòng của Ra-xti-nhắc với lão Gô-ri-ô và cái nghẹn ngào của chàng xiết chặt bàn tay Cri-xtô-phơ mà không nói nên lời, về giọt nước mắt của chàng như được thăng hoa qua lời bình của người kể chuyện: giọt nước mắt trào ra vì những mối xúc động thiêng liêng của một trái tim trong trắng, cái thứ nước mắt rơi xuống mặt đất rồi từ đó lại vút lên đến tận trời cao. Nhưng đấy lại là giọt nước mắt cuối cùng của người trai trẻ. Nhà văn muốn xây dựng Ra-xti-nhắc thành một nhân vật cũng bị biến chất đi trong xã hội tôn thờ tiền tài và danh vọng. Giọt nước mắt đánh dấu bước ngoặt quá trình phát triển tính cách chàng, trở thành cái mốc phân chia hai giai đoạn của đời chàng. Những điều chứng kiến đau lòng về thói đời đen bạc không làm cho chàng rút ra được những bài học đúng đắn về cách xử thế, mà lại là bài học tiêu cực vứt bỏ bản chất tốt đẹp của mình. - Mầm mống của sự chuyển biến tính cách này thực ra đã có từ lâu, nhưng bây giờ mới là thời điểm quyết định. Vẫn đôi mắt ấy thôi, nhưng lúc nãy là giọt nước mắt trào ra, còn bây giờ là cái nhìn gần như thèm thuồng vào cái nơi tập trung của xã hội thượng lưu, cái nhìn như hút trước nước mật của nó. Ngôn từ của người kể chuyện bắt đầu chuyển sang giọng phê phán.
- - Dưới ngòi bút của Ban-dắc, cái khoảng thành phố Pa-ri giữa cột đồng trụ của quảng trường Văng-đôm và đỉnh mái tròn điện Anh-va-lít vừa là khung cảnh hiện thực, nơi sinh hoạt của những kẻ giàu sang thời đó, vừa mang ý nghĩa tượng trưng cho xã hội thượng lưu nói chung. Ra-xti-nhắc nhân cách hóa nó, hình dung nó như một đô vật mà chẳng phải chiến thắng. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn viết hoa từ Xã Hội ở câu cuối. - Ra-xti-nhắc thách thức với Xã Hội: Giờ đây còn mày với ta, nhưng thực ra lời thách thức ấy báo hiệu sự đầu hàng. Từ nay chàng sẽ sống theo quy luật của xã hội thượng lưu kia và chàng chấp nhận lối sống đó, một lối sống giả dối, không tình người của nó. Chàng sẽ làm tất cả để được giàu sang và danh giá. - Đám tang lão Gô-ri-ô kết thúc tiểu thuyết này, khép lại cuộc đời của lão Gô-ri-ô, nhưng lại mở ra cuộc đời của Ra-xti-nhắc. Chàng sẽ giàu có, sẽ leo cao trên bậc thang danh vọng và quyền thế, nhưng càng giàu sang thì chàng càng mất dần tâm hồn và tính cách của chàng sinh viên nghèo Ra-xti-nhắc thuở xưa ngụ tại quán trọ bà Vô-ke. IV. Ghi nhớ: - Nội dung: Đoạn trích đã nói lên cảnh đám tang của lão Gô-ri-ô - một đám tang thiếu vắng tính người. Đồng thời qua đó, nhà văn còn muốn phê phán thói đời đen bạc qua các nhân vật trong một xã hội coi đồng tiền cao hơn tình nghĩa. - Nghệ thuật: Nhà văn chỉ kể, chứ tránh không tả, mà kể cũng rất lướt, không dừng lại ở một cảnh nào cả ( nên ta không hình dung được nghi lễ cử hành ở nhà thờ và việc chôn cất ở nghĩa trang ).
- V. Bài tập nâng cao: - Kể và tả là hai thao tác chủ yếu của người kể chuyện trong các tác phẩm tự sự: + Kể gắn với diễn biến của các sự kiện trong thời gian. + Tả gắn với không gian với không gian bên trong, ngoài, trên, dưới,… với trang phục, diện mạo của các nhân vật. + Mối quan hệ giữa kể và tả: khi kết hợp với tả tỉ mỉ, chi tiết sẽ gây ấn tượng cho người đọc về sự kiện kéo dài. Khi kể kết hợp với tả sơ sài gây ấn tượng cho người đọc về sự kiện chưa đủ. Không tả mà chỉ kể lướt qua gây cảm giác về sự kiện sơ sài. - Đám tang lão Gô-ri-ô ( trích Lão Gô-ri-ô ) không hề tả mà chỉ kể, cũng chỉ kể lướt qua nhưng tác giả đã gây ấn tượng về tình người bạc bẽo. Đám tang xảy ra nhanh chóng bao nhiêu thì tình người càng bạc bẽo bấy nhiêu. Nghĩa tử là nghĩa tận, người ta đối với nhau như thế đấy. Mọi việc làm diễn ra qua quýt và mục đích cũng chỉ vì tiền.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Uy-lít-xơ trở về (Trích Ô-đi-xê - Sử thi Hi Lạp)
10 p | 306 | 12
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10 bài: Bình ngô Đại cáo - Nguyễn Trãi
9 p | 71 | 8
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Bài thơ Tỏ lòng - Trường THPT Bình Chánh
27 p | 16 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Trường THPT Bình Chánh
13 p | 13 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Bài thơ Nhàn - Trường THPT Bình Chánh
25 p | 9 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Trình bày một vấn đề - Trường THPT Bình Chánh
13 p | 14 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Bài thơ Cảm xúc mùa thu - Trường THPT Bình Chánh
23 p | 16 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Tìm hiểu về nhà văn Nguyễn Trãi
6 p | 32 | 4
-
Giáo án Ngữ văn lớp 10 (Học kì 1)
435 p | 25 | 4
-
Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
33 p | 9 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Tổng quan văn học Việt Nam - Trường THPT Bình Chánh
14 p | 9 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Tóm tắt văn bản tự sự - Trường THPT Bình Chánh
18 p | 8 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Phú Bài
5 p | 57 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Thượng Cát
2 p | 31 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Bài thơ Cảnh ngày hè - Trường THPT Bình Chánh
18 p | 17 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết - Trường THPT Bình Chánh
24 p | 21 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Ôn tập phần đọc hiểu - Trường THPT Bình Chánh
34 p | 10 | 2
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa - Trường THPT Bình Chánh
30 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn