Ngữ văn lớp 10: Soạn văn Sử thi Ra ma y a na
lượt xem 6
download
Sử thi Ra ma y a na đề cao vai trò quan trọng trong cuộc sống cũng như trong tinh thần của con người. Mời các bạn tham khảo bài soạn văn để cùng tìm hiểu tác phẩm nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ngữ văn lớp 10: Soạn văn Sử thi Ra ma y a na
- Sử thi 'Ra ma y a na"
- Tư liệu tham khảo: Mỗi nền văn học trên thế giới đều có những đặc sắc riêng và chúng ta đều biết rằng nó có một vị trí và vai trò quan trọng trong cuộc sống cũng như trong tinh thần của con người. Chính vì vậy đã từ rất lâu văn học đã đi sâu vào mỗi đất nước mỗi dân tộc, nó phát triển rộng khắp trên thế giới và ở mỗi đất nước, mỗi dân tộc sản sinh ra những nền văn hóa hết sức đặc sắc. Nhưng khi đi vào tìm hiểu các nền văn hóa ấy thì chúng ta chỉ tập trung vào những nền văn hóa lớn, nền văn hóa của các nước phương Tây. Và cũng quên đi rằng ở phương Đông chúng ta cũng có một nền văn học rất phát triển, có những tác phẩm, những nhân vật đi sâu vào đời sống cũng như tâm hồn của người đọc. Và sau đây chúng em xin giới thiệu về hai nhân vật trong đoạn trích “Rama buộc tội” của bộ sử thi Ramayana nổi tiếng của Ấn Độ, đây là một trong những bộ sử thi nổi tiếng của phương Đông để thông qua đó chúng ta có thể hiểu rằng các nhân vật đã đi vào đời sống của con người như thế nào? đã tác động vào lòng người bằng những cách nào ?. PHẦN I: MỞ ĐẦU Cũng giống như Hy Lạp, Ấn Độ là một trong những chiếc nôi sản sinh ra nền văn hóa Ấn và sau thần thoại xưa nhất của nền văn hóa Ấn Độ thì sử thi Ấn được xem là ánh hào quang còn lại của nền văn học cổ đại Ấn.
- Sử thi là một bức tranh sinh động phản ánh đời sống tư tưởng của nhân dân Ấn Độ qua những cuộc xung đột vũ trang của các vương quốc, giữa những chủng tộc sống trên đất Ấn Độ. Sử thi còn là bài ca vĩ đại ca ngợi những chiến công hiển hách, khí phách hào hùng của các anh hùng lí tưởng mà nhân dân Ấn Độ cổ xưa ngưỡng mộ và tôn thờ. Các dân tộc Ấn Độ để lại kho tàng văn học Ấn Độ nhiều bản anh hùng ca viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trong đó Mahabharata và Ramayana được viết bằng tiếng Sanskrit mang tầm cỡ được gọi là sử thi cổ điển đích thực (Itihasa), còn Ramayana là sử thi văn chương (Kavia). Hai bộ sử thi này đã mở ra thời đại hoàng kim trong văn học Ấn Độ. Cũng như Mahabharata hoặc các tác phẩm khác thời cổ đại, Ramayana cũng khó xác định thời gian cụ thể. Theo phỏng đoán của nhiều nhà nghiên cứu văn học Ấn Độ, sử thi Ramayana được truyền tụng từ thế kỉ thứ III-II Trước công nguyên. Trong khoảng thời gian gần nghìn năm, đã có biết bao thi sĩ vô danh ghi chép, gọt giũa, thêm bớt làm cho tác phẩm trở thành kiệt tác. Valmiki, được người Ấn Độ coi là nhà thơ đầu tiên trong văn học Ấn Độ soạn tác phẩm này lại thành thơ sớm nhất. Vanmiki sống vào khoảng thế kỉ V trước công nguyên, xuất thân trong gia đình đẳng cấp
- Bàlamôn, bị cha mẹ ruồng bỏ, phải trốn vào rừng sâu làm nghề trộm cướp. Trong lúc sa vào con đường tội lỗi thì gặp thần Narada đến khuyên răn cải tà quy chính và bày vẽ cho ông phép tu hành. Valmiki vâng lời làm theo. Ngày ngày ông ngồi trong rừng sâu tu luyện. Sau một thời gian đắc đạo ông được tôn làm đạo sĩ. Vanmiki vốn là người thông minh, có trí nhớ kì lạ, ăn nói lưu loát, xuất khẩu thành thơ. Nhờ biệt tài đó mà thần Narada kể về kì tích của hoang tử Rama. Sau khi đã nhập tâm câu chuyện, ông đem kể lại các môn đệ của ông nghe bằng những vần thơ tuyệt diệu của mình. Từ đó những nghệ nhân hát rong đem truyện thơ của Vanmiki đi để kể khắp làng xóm, phố phường ở Ấn Độ. Vanmiki(Ấn Độ) Ramayana đi vào tiềm thức của nhân dân Ấn Độ, như một học giả phương Tây đã từng nói: “Tác phẩm ấy (Ramayana) cho đến nay vẫn còn được truyền tụng sâu rộng đến mức độ không thể tưởng tượng được. Những người lao động sau một ngày làm việc mệt nhọc vẫn có thể thức thâu đêm quây quanh ngọn lửa để chăm chú nghe một câu chuyện đã hàng ngàn năm qua. Ở các làng mạc, sau ngày mùa, nông dân có thể bỏ ra một phần thu hoạch của mình để trả công cho những nghệ nhân mỗi đêm đọc, ngâm vịnh và bình giảng anh hùng ca này cho họ nghe kéo dài trong vòng ba đến sáu tháng liền” Ramayana đã đi vào lòng nhân dân Ấn Độ như vậy đó. Nó còn là đề tài và nguồn cảm hứng vô tận của các nhà văn, nhà thơ ở các thời đại sau.
- Không chỉ thế, Misơlê đã từng sung sướng gieo lên : “Năm nay mãi mãi là thanh khiết và phúc lành của tôi, đây là lần đầu tiên tôi được đọc bài thơ lớn thiêng liêng của Ấn Độ, sử thi Ramayana thật tuyệt vời. Ai đó trái tim đã khô héo cạn niềm tin đón nhận Ramayana. Hãy từ chiếc cốc sâu thẳm đó húp lấy một hơi dài, sức sống, tuổi trẻ và niềm tin”. Sử thi Ramayana (Ấn Độ) Ramayana còn vượt biên giới Ấn Độ đến tận châu Á, châu Âu, đặc biệt ở các nước Đông Nam Á. Nhiều nước ở vùng Đông Nam Á đã mượn cốt chuyện Ramayana để sáng tác nhiều trường ca bất hủ mang màu sắc độc đáo của dân tộc mình như Ramakiên ở Thái Lan, SeriRama ở Indônêxia, kịch Rama ở Mianma, trường ca Riêmkê ở Campuchia, trường ca Phralac Phralam và Xinxay ở Lào, Ramayana của dân tộc chăm ở Việt Nam, Dạ Thoa Vương ở Việt Nam,… Ramayana nó không thăng trầm như Mahabharata nhưng nó có một lực hấp dẫn tạo nên một sự phổ biến, hấp dẫn, anh hùng rộng lớn hơn Mahabharata. Tác phẩm được triển khai trên hai trục lý tưởng anh hùng và tình yêu. Anh hùng thì ai cũng dễ nhận ra nhất là trên phương diện chiến công còn tình yêu là cái không phải ai cũng thể hiện được và cũng
- không phải ai cũng dễ nhận ra. Vậy nếu Mahabharata là một quốc ca bi tráng mà rất đỗi hào hùng thì Ramayana lại là một hòa âm êm dịu hơn. Ramayana gồm 24000 câu thơ đôi, tức 48000 dòng thơ, chưa bằng ¼ khối lượng dòng thơ của bộ Mahabharata nhưng bố cục chặt chẽ hơn. Chủ đề của tác phẩm là câu chuyện tình duyên giữa hoàng tử Rama và người vợ chung thủy Sita. Xưa kia ở vương quốc Kosala có ông vua già yếu tên là Dasaratha, có 4 người con trai do bà vợ sinh ra. Con cả Rama hơn hẳn các em về tài đức, vua có ý định nhường ngôi cho chàng, nhưng vì bị trói buộc bởi lời hứa với bà vợ thứ hai Kaikeiy xinh đẹp cho nên đã đầy Rama vào rừng 14 năm và trao ngôi cho Bharata- con của Kaikeiy. Vợ Rama, nàng Sita cùng em trai Laskvana tình nguyện theo Rama vào rừng sống ẩn, luyện tập võ nghệ, ăn quả rừng, uống nước suối, chịu đựng cuộc đời khổ hạnh. Qủy vương Ravana ở đảo LanKa lập mưu cướp nàng Sita đem về làm vợ. Hắn dụ dỗ và ép buộc nàng nhưng nàng kịch liệt chống cự. Mất Sita, Rama đau buồn khôn xiết, chàng quyết tâm cứu bằng được vợ trở về. Trên đường đi Rama gặp sự giúp đỡ của vua khỉ Xu- Gri-va, sau đó chàng được tướng khỉ Hanuman cùng đàn quân khỉ giúp. Cuối cùng Rama cũng cứu được Sita. Nhưng sau chiến thắng vẻ vang đó, Rama nghi ngờ tiết hạnh của Sita, nổi cơn ghen dữ dội, không muốn nhận lại nàng làm vợ. Để Rama tin vào lòng thủy chung của mình Sita đã bước vào lửa. Thần lửa Anhi biết được nàng trong sạch đã cứu nàng. Biết được sự thật, biết được sự chung thủy và một lòng vì mình của Sita, Rama đã vô cùng sung sướng, dang tay đón nàng. Cả hai người đưa nhau trở về trong cảnh chào
- đón nồng nhiệt của dân chúng. Rama và Sita là một chủ đề của thiên sử thi đầy mê hoặc này. Có tình yêu nào mà được đưa lên đỉnh cao tuyệt mĩ và cũng chịu bao trầm luân trong hố thẳm của hận sầu thiên thu. Tên của nàng Sita có nghĩa là luống cày – con của nữ thần mẹ đất, nàng từ đất đi ra và qua cuộc thử lửa rạng ngời như mặt trời mặt trăng, đó là khát khao của lý tưởng nhưng trong thẳm sâu đó là nỗi đau đáu nàng về lại với đất. PHẦN II: SỰ LỰA CHỌN GIỮA: DANH DỰ VÀ TÌNH YÊU- SỐNG VÀ CHẾT- CÒN VÀ MẤT- CHUNG VÀ RIÊNG- ĐÚNG VÀ SAI- LÀM VÀ KHÔNG NÊN LÀM…TRONG ĐOẠN TRÍCH RAMA BUỘC TỘI. Đoạn trích Rama buộc tội nằm ở khúc ca thứ sáu chương 79 và được chia làm hai đoạn. Đoạn một nói lên cơn giận giữ và diễn biến tâm trạng của Rama và đoạn còn lại là diễn biến tâm trạng của Sita muốn tự khẳng định bản thân mình trong sạch khi bước lên giàn hỏa thiêu. “Rama buộc tội” là tình tiết áp chót của sử thi, nơi mà các nhân vật phải vượt qua thử thách cuối cùng, thử thách lần này không phải là do những trở ngại từ các thế lực bên ngoài và chủ yếu do những đòi hỏi tinh thần bên trong của chính nhân vật. Rama buộc tội có tính chất là sự lựa chọn đạo đức tâm linh và ta hiểu đạt đến cái đích đặc biệt là trong tình yêu người ta dễ vượt qua những thử thách bên ngoài, nhưng thật khó vượt qua và đối diện với chính mính, cho nên vì sao khi yêu nhau thì rất đẹp nhưng thuộc về nhau đạt đến hôn nhân thì rạn nứt.
- Rama và Sita đều là những cặp sánh đôi tri kỉ. Quan hệ hai nhân vật này là quan hệ phụ thuộc, trong đó Sita là nhân vật trung tâm, Rama là nhân vật tạo tình huống. Đồng thời hai nhân vật Rama và Sita chạy song đôi , bổ sung hoàn thiện cho nhau, sự sơ xuất, khiếm khuyết của nhân vật này là tiền đề để bộc lộ, hoàn chỉnh thêm vẻ đẹp lý tưởng của nhân vật kia. Từ tình huống bị Rama nghi ngờ lòng thủy chung, Sita mới có điều kiện bộc lộ phẩm chất lý tưởng của mình. Đây là một đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật tạo tình huống của tác phẩm. Chẳng hạn, ở chương 18 ( khúc ca thứ 3), Sita nhẹ dạ, cả tin trước ảo tưởng của nai vàng và để cho quỷ vương Ravana vào vườn trong khi Rama và Laskamana đi vắng, nàng bị quỷ vương bắt đầy đến đảo Lanka. Đây là tình huống mới để dẫn tới cuộc chiến quyết liệt giữa Rama và Ravana sau đó. Như vậy, chính sự sơ xuất của Sita là cái cớ, là điều kiện để Rama bộc lộ lòng dũng cảm trong danh dự và tình yêu mãnh liệt đối với Sita. Trong trích đoạn“Rama buộc tội” cơn gen của Rama là tình huống mới, trở thành cái cớ để Sita bộc lộ hoàn thiện phẩm chất ý tưởng trước sự trứng kiến của cộng đồng. Vì vẻ đẹp lý tưởng của Sita chưa được bộc lộ hoàn chỉnh. Cho nên mới có một kết thúc đoàn tụ kỳ lạ như vậy , diệt xong kẻ thù rồi lại là sự đối đầu của chính mình và đây chính là điểm nút của bản anh hùng và lý tưởng tình yêu. Điểm nút này chính là giao thoa của hai tuyến lý tưởng anh hùng và lý tưởng tình yêu: cuộc chiến tranh oanh liệt diệt Ravana và cuộc tình duyên đầy bất trắc của Rama và Sita là hai tuyến tình tiết quyện vào nhau bổ sung nhau và thúc đẩy nhau phát triển, cuối cùng chiến thắng Ravana giúp Rama rửa được nhục, trả được thù nhưng lại làm dạn nứt, tan vỡ tình cảm với Sita.
- Sử thi Ramayana( Ấn Độ) Trước tiên ta phải nói đến Thái độ của Rama khi gặp Sita đó là một thái độ lạnh lùng, dửng dưng, xa cách. Đây là một thái độ không bình thường lẽ thường, sau một thời gian xa cách, gặp lại vợ Rama phải vui mừng hạnh phúc như trước đó Rama đã bất trắc gian khổ, băng rừng vượt suối để tìm Sita.Thái độ đó khác so với khi Sita bị quỷ vương Ravana bắt. Rama từng nói với Laskamana về khát vọng tình yêu: “ Laskamana ơi, anh không thể sống thêm nữa một khi mà không có người đẹp”, “ giá bây giờ, anh tìm ra Sita rồi cùng nhau ở trên bờ hồ Pamba thì thôi, anh chẳng khao khát gì Ayodhia hoặc cõi trời…Anh sẽ chỉ sung sướng nếu tìm ra được Sita. Chỉ lúc đó anh mới muốn sống thôi em ạ’’. “đối với anh, cảm thấy được sống với Gianaki trên cõi trần thế này như thế là đủ, chẳng cần gì hơn”. Rama (Sử thi Ramayana) Cơn ghen của Rama bắt nguồn từ tình yêu mãnh liệt đối với Sita “ thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Rama đau như cắt”…Khi Sita chuẩn bị bước lên giàn hỏa thiêu, mặt Rama “ khủng khiếp như thần chết” chàng “dán mắt xuống đất” không dám nhìn Sita.
- Quả thật, cái khác thường ở chỗ, cơn ghen của chàng gắn liền với danh dự, bổn phận của một quý tộc “ Để trả thù sự lăng nhục, ta đã làm những gì mà con người phải làm…phải biết chắc điều này, chẳng phải là vì nàng mà ta đã đạt tới chỗ kết thúc chiến tranh…ta làm như thế là vì nhân phẩm của ta, để xóa bỏ vết ô nhục vì uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của mình”. Như vậy đặc sắc của nghệ thuật thể hiện tâm trạng nhân vật là ở chỗ, tác giả đã đặt nhân vật vào một tình thế đầy mâu thuẫn- mâu thuẫn giữa tình yêu cá nhân và bổn phận, danh dự một quý tộc. Rama đã đặt danh dự của một quý tộc lên trên tình yêu, đặt cái chung lên trên cái riêng. Mọi hành động của chàng đều vì bổn phận “ Ta đã làm tròn lời hứa, và bây giờ ta không còn vướng mắc với chính mình”- Rama tự hào, kiêu hãnh khi danh dự của một quý tộc được bảo toàn. Điều này góp phần lý giải niềm vui, hạnh phúc của Rama khi đứng trước cộng đồng. Rama (Sử thi Ramayana) Như vậy, coi trọng danh dự, hành động vì danh dự là một phẩm chất nổi bật của Rama. Và đó cũng là phẩm chất lý tưởng của người anh hùng trong sử thi vĩ đại. Rama được xem là khuôn vàng thước ngọc, đạo đức hoàn thiện, sáng bóng, có thể nói toàn bộ ý chí,
- tình cảm, tài năng và sức mạnh chiến thắng của nhân dân được khái quát thành hình tượng nhân vật này. Đây là sản phẩm của trí tưởng tượng và ước mơ cao đẹp của người Ấn Độ. Đến đây ta có thể trả lời cho câu hỏi vì sao mà Rama lại có những hành động như vậy chẳng phải vì tình yêu của chàng với Sita bị phai mờ đi mà bởi vì danh dự và bổn phận của chàng đối với cộng đồng, với gia đình và với danh dự bản thân của một đức vua như chàng. Diễn biến tâm trạng thứ hai là diễn biến tâm trạng của Sita: Trước những lời buộc tội của Rama, Sita mở tròn đôi mắt đầm đìa giọt lệ….đau dớn đến nghẹt thở, như bị giây leo bị vòi voi quật nát. Sita xấu hổ cho số của nàng và nàng muốn tự tử chôn vùi cả hình hài của mình. Những lời của Rama xuyên vào trái tim nàng như một mũi tên, nước mắt nàng đổ ra như suối..Vì Rama buộc tội nàng trước đám đông, Sita bị đẩy vào một tình huống, bi kịch tuyệt vọng (Trước đây trong những ngày bị quỷ vương Ravana bắt, bị dụ dỗ, hăm dọa…Sita vẫn một mực chống cự, không hề tuyệt vọng. Bởi nàng còn có điểm tựa về tinh thần là tình yêu của Rama. Điều đó giúp nàng vượt qua thử thách. Sita đã kiêu hãnh nói với Ravana: “Ta chỉ thuộc về một người, như ánh sáng thuộc về một trời vậy, người đó là Rama!” nhưng giờ đây chính Rama lại nghi ngờ lòng chung thủy của nàng. Niềm tin bị đổ vỡ, danh dự bị xúc phạm ). Trước những lời buộc tội của Rama, Sita tìm cách thuyết phục, giãi bày nỗi niềm, hy vọng Rama sẽ hiểu cho mình. Sita nói trong nước mắt “Thiếp đâu phải là…”. Đó là
- những lời giải bày gan ruột vừa có lý vừa có tình. Nhưng những lời giải bày của Sita không làm Rama thay đổi. Sita rơi vào tình thế tuyệt vọng. Trong hoàn cảnh đó Sita đã chọn cái chết để chứng minh sự trong sáng thủy chung của mình. Nàng nói với Laskmana: “Hỡi Laskmana, em hãy chuẩn bị cho chị một giàn hỏa thiêu. Với nông nỗi đáng buồn hiện nay, đó là phương thức duy nhất cho chị. Chị không muốn sống sau những lời tố cáo lầm lạc như vậy. Chồng chị không hài lòng về chị, chàng đã ruồng bỏ chị trước mặt mọi người. Giờ thì chị sẽ từ bỏ tấm thân này cho ngọn lửa”. Sita (Sử thiRamayana) Lựa chọn của Sita là lựa chọn dũng cảm, bắt nguồn vào niềm tin vào phẩm hạnh của mình. Đó là sự lựa chọn giữa sống và chết, còn và mất, giữa danh dự và nhân phẩm của một người phụ nữ trước sự chứng kiến của cộng đồng. Những lời nàng nói với thần lửa Anhi như được cất lên từ sự đớn đau, tuyệt vọng và một niềm tin vào lẽ phải( Thần lửa Anhi trong quan niệm Ấn Độ là vị thần gần gũi, biểu tượng của công lý. Vì thế trước khi bước vào ngọn lửa Sita xin thần lửa Anhi chứng dám cho tấm lòng trinh bạch của mình : “Nếu con trước một lòng một dạ với Rama thì cúi đầu xin thần tìm cách bảo vệ con. Rama đã coi một phụ nữ trinh tiết như một kẻ gian dối, nhưng nếu con trong trắng xin thần Anhi phù hộ con”. Và cuối cùng tấm lòng trong sáng, thủy chung đã được thần lửa và cộng đồng chứng dám. Danh dự và nhân phẩm được bảo toàn. Nàng không chỉ hiện lên như một vẻ đẹp tuyệt vời của đóa hoa trắng trong mà còn là mẫu người lý tưởng của
- phụ nữ Ấn Độ: người con gái hiền từ nhân hậu mà dũng cảm cao thượng, người vợ thủy chung tiết hạnh. Vẻ đẹp của Rama được tỏa sáng qua ánh hào quang của chiến công thì vẻ đẹp của Sita được chiếu sáng bởi một phẩm chất cao cả của chữ tình yêu. Một tình yêu quên mình hiến dâng, son sắc hy sinh. Mặc dù khoác cái áo huyền thoại là con của nữ thần đất mẹ nhưng nàng là người phụ nữ bình thường, bình thường ở tình yêu say đắm người xứng đáng, bình thường ở ý thức kiên trinh biết giữ gìn và bình thường ở cả nỗi đau oan khúc của đời nàng để trong khát vọng ngọn lử Anhi trả nàng lại sáng như mặt trời mới mọc ban mai. Vẻ đẹp lý tưởng của Sita đã dược hoàn thiện. Sita không chỉ có một tình yêu trong sáng thủy chung mà còn có một lòng dũng cảm để bảo vệ tình yêu. Vẻ đẹp lý tưởng của Sita chứa đựng một triết lý nhân sinh sâu sắc( người Ấn cho rằng, cuộc đời khổng phải là một sự phẳng lặng, yên ả mà luôn ẩn những bất trắc. Chỉ có lòng dũng cảm mới giúp con người ta vượt qua được thử thách. Họ cho rằng trong mọi chiến thắng thì chiến thắng chính mình là quan trọng nhất). Đây chính là phẩm chất nổi bật của hình tượng nhân vật Sita trong đoạn trích và cũng là chất lý tưởng phẩm chất của người phụ nữ Ấn Độ cổ xưa. Cố nhiên, đây là vẻ đẹp lý tưởng theo quan niệm cộng đồng, do vậy phải được cộng đồng chứng dám và thừa nhận. Điều này cắt nghĩa vì sao Sita bước lên giàn hỏa thiêu có đủ các loại thần linh trên trời, dưới đất bè bạn, dân chúng chứng kiến.
- Sita là một nhân vật hoàn hảo xứng đáng với lời ca ngợi của Rômetut: “ Trí tưởng tưởng và sáng tạo của con người Hindu không hình dung nhân vật nào cao nhã hơn và thiêng liêng hơn nàng Sita, văn chương nhân loại chưa từng sản sinh ra một lý tưởng nào cao hơn tình yêu nữ tính, sự thật nữ tính và lòng tận tâm nữ tính”. Còn một nhà văn Ấn Độ lại nói: “ Nhìn thấy Sita đẹp và thiêng như bản thân cuộc sống, Sita thiêng liêng, toàn bộ cuộc đời của người thật là thiêng liêng…Người chính là đất đai. Người là ngọn nguồn cuộc sống, Người là bản thân cuộc sống và cũng như bản thân cuộc sống Người thật vô biên”. Sáng tạo ra một nhân vật như thế Ramayana là một tác phẩm thiên tài- tràn ngập của người phụ nữ, cái đẹp ấy được xem như hệ quy chiếu. Trong mọi yếu tố mọi nhân vật khác, trong mọi tác phẩm. Vẻ đẹp ấy hòa lẫn trong cái đẹp thiên nhiên thấm đượm các tác phẩm “ mỗi bông hoa như một bình minh đỏ thắm, một thiên nhiên tràn đầy sức sống, đầy tình yêu và nồng nàn nhục cảm”. Sita là hiện thân của cái đẹp, một cái đẹp bị lưu đầy, tuy nàng được giả thoát khỏi bàn tay của ác ma nhưng vẫn không sống được với ác tâm của người đời. Ngọn lửa thần Anhi đón nàng hay là nàng đã về với Mẹ đất. Rama với những giằng buộc của thế gian đã để mất nàng vĩnh viễn. Chính vì vậy mà sự im lặng vĩnh cửu của nàng luôn luôn tỏa sáng không cần một cuộc thử lửa nào, một cuộc thử lửa mà Rama và cộng đồng bắt nàng phải chịu.
- PHẦN III: KẾT LUẬN Ramayana (Sử thi Ấn Độ) Như vậy đoạn trích Rama buộc tội là một đoạn trích mà qua đó ta có thể cảm nhận và nhìn thấy được đỉnh cao trong đoạn trích là những xung đột, những đắn đo và những quyết định mà cả hai nhân vật trọng tâm là Rama và Sita phải trải qua. Những quyết định kho khăn, những dằn vặt nội tâm làm cho hai nhân vật phải chiến đấu và phải bảo vệ một cách quyết liệt. Tính cách của Rama đó chính là trọng danh dự, Rama vào sinh ra tử để cứu Sita nhưng vẫn sẵn sàng hy sinh cả tình yêu để bảo vệ danh dự và bổn phận của một đức vua mẫu mực còn Sita nàng đã chứng minh danh tiết, đức hạnh của một người phụ nữ lý tưởng, khẳng định tấm lòng thủy chung nên cũng đã hy sinh tình yêu. Cả hai đều hy sinh tình yêu của mình để bảo vệ danh dự và nhân phẩm. Và cuối cùng sự lựa chọn giữa Danh dự và tình yêu- giữa sống và chết- giữa còn và mất- giữa chung và riêng- giữa đúng và sai- giữa làm và không nên làm… trong đoạn trích là gì thì chúng ta cũng thấy rõ. Cái nào đã chiến thắng, cái nào đã ngự trị và chiếm lĩnh trong suy nghĩ cũng như từng hành động của mỗi nhân vật. Sự lựa chọn và kết thúc là gì? Thật đơn giản đó chính là niềm tin, một niềm tin về thần linh, một niềm tin về cuộc sống và một niềm tin về chính bản thân mình…
- Như vậy qua đoạn trích “Rama buộc tội” chúng ta có thể thấy rằng Ramayana xứng đáng là một trong những bộ sử thi nổi tiếng. Nó sẽ mãi là bản anh hùng ca vang mãi cho các thế hệ về sau.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án ngữ văn lớp 10 tuần 23: Thái sư Trần Thủ Độ - Ngô Sĩ Liên
14 p | 443 | 27
-
Ngữ văn lớp 10: Tìm hiểu truyện "Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày"
7 p | 246 | 14
-
Ngữ văn lớp 10: Đọc - hiểu bài "Tựa Trích diễm thi tập"
7 p | 376 | 12
-
Ngữ văn lớp 10: Soạn bài Hồi trống Cổ Thành
12 p | 427 | 12
-
Ngữ văn lớp 10: Hiểu biết về tác phẩm "Uy-lít-xơ trở về"
8 p | 193 | 11
-
Ngữ văn lớp 10: Soạn bài Thái sư Trần Thủ Độ
7 p | 315 | 11
-
Ngữ văn lớp 10: Soạn bài "Thư dụ Vương Thông lần nữa"
7 p | 403 | 9
-
Ngữ văn lớp 10: Soạn bài Đám tang lão Gô - ri - ô
12 p | 184 | 8
-
Ngữ văn lớp 10: Soạn bài Ra - ma buộc tội
7 p | 289 | 8
-
Ngữ văn lớp 10: Soạn bài: Uy - lit - xơ
10 p | 177 | 8
-
Ngữ văn lớp 10: Soạn bài "Tam đại con gà"
10 p | 241 | 7
-
Ngữ văn lớp 10: Soạn bài Tư duy hệ thống - nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy của Phan Đình Diệu
11 p | 147 | 7
-
Ngữ văn lớp 10: Soạn bài Thái phó Tô Hiến Thành
8 p | 228 | 7
-
Giáo án Ngữ văn lớp 10 (Học kì 1)
435 p | 25 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Trường THPT Bình Chánh
13 p | 13 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 10 cấp trường năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lưu Hoàng, Hà Nội
4 p | 91 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết - Trường THPT Bình Chánh
24 p | 21 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn