intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngữ văn lớp 10: Soạn bài Thái sư Trần Thủ Độ

Chia sẻ: Nhi Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

316
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh tham khảo bài soạn văn truyện cười "Thái sư Trần Thủ Độ" trước khi học trên lớp để thấy rõ sự nêu cao lòng tự hào về con người Việt Nam nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngữ văn lớp 10: Soạn bài Thái sư Trần Thủ Độ

  1. Soạn bài: "Thái sư Trần Thủ Độ"
  2. I. YÊU CẦU CƠ BẢN Phương pháp viết sử, đặc biệt là sử biên niên của Đại Việt sử kí toàn thư là kết hợp giữa biên niên với tự sự, lấy thời gian làm trục chính, trên cơ sở đó, các sự kiện lịch sử được trình bày theo trình tự: năm, mùa, tháng, ngày... Tính chất văn trong tác phẩm lịch sử có những đặc điểm riêng. Đại Việt sử kí toàn thư nói chung và phần bài viết về Thái sư Trần Thủ Độ nói riêng đã đạt tới trình độ một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo. Tác giả chọn lọc sự kiện, tạo tình huống và cách giải quyết tình huống kịch tính, gây bất ngờ, hồi hộp cho người đọc. Qua tác phẩm sử kí Thái sư Trần Thủ Độ, tác giả ngợi ca nhân cách chính trực, giữ vững phép nước, chí công vô tư của nhân vật lịch sử nổi tiếng Trần Thủ Độ. Từ đây, bài sử kí nêu cao lòng tự hào về con người Việt Nam. II. ĐỌC - HIỂU
  3. 1. Giải thích một số từ ngữ, lập dàn ý cho đoạn trích. Quốc mẫu: từ gọi tắt của "Linh từ quốc mẫu", ở đây chỉ người vợ của Trần Thủ Độ. Công chúa: Nguyên là Hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông, khi nhà Lý mất, bà bị giáng làm công chúa rồi lấy Trần Thủ Độ. Vậy: Quốc mẫu hay công chúa đều chỉ vợ của Trần Thủ Độ. + Dàn ý của đoạn trích có 3 phần: - Phần mở đầu: Thông báo hai sự kiện: Thái sư Trần Thủ Độ mất và danh hiệu ông được truy tặng. - Phần chính: Kể về bốn sự kiện, mỗi sự kiện bộc lộ một khía cạnh nhân cách của Trần Thủ Độ.
  4. + Đối với người “hặc” tội mình. + Đối với người lính giữ thềm cấm. + Đối với kể cậy nhờ xin chức tước. + Đối với thói gia đình trị, kéo bè kết đảng. - Phần cuối: Lời đánh giá của tác giả về Trần Thủ Độ. 2. Phân tích nhân cách, phẩm chất con người Trần Thủ Độ qua bốn sự kiện? + Kể về cuộc đời Trần Thủ Độ, sử gia Ngô Sĩ Liên đã chọn bốn sự kiện, mỗi sự kiện bộc lộ một khía cạnh về nhân cách Trần Thủ Độ: - Sự kiện thứ nhất: Trần Thủ Độ với người hặc.
  5. Thông thường, người ta ghét kẻ vạch tội lỗi hoặc khuyết điểm của mình. Trần Thủ Độ không như vậy. Ông nhận "đúng như lời người ấy nói" và thật bất ngờ, ông "lấy tiền lụa thưởng cho anh ta". Sự kiện này cho thấy Trần Thủ Độ không chỉ thẳng thắn, nghiêm khắc đối với bản thân mà còn khích lệ người trung thực, dũng cảm vạch tội lỗi, sai lầm của người khác cho dù người đó ở ngôi vị cao. - Sự kiện thứ hai: Trần Thủ Độ với người lính giữ thềm cấm. Nghe vợ nói, Thủ Độ giận, sai bắt người về nhưng sau khi vặn hỏi Thủ Độ không những không trách tội mà còn thưởng. Như vậy, ông đã khích lệ mọi người giữ nghiêm phép nước cho dù họ có làm ảnh hưởng đến gia đình riêng của mình. - Sự kiện thứ ba: Trần Thủ Độ với người xin làm "câu đương" Quốc mẫu trực tiếp xin Trần Thủ Độ cho người nọ nên ông đã có cách ứng xử rất tế nhị:
  6. đồng ý với vợ, ghi tên họ nhưng gọi lên và ra điều kiện (chặt một ngón chân). Như vậy Trần Thủ Độ vừa không làm mất lòng Quốc mẫu (vợ) vừa răn đe những kẻ ỷ thế, cậy quen biết để xin xỏ chức tước khi không đủ tư cách đảm nhiệm. - Sự kiện thứ tư: Trần Thủ Độ với việc làm tướng của người anh trai. Lẽ thường, khi anh mình được vua ban chức tước, người em phải mừng và nhận nhưng Thủ Độ đã kiên quyết từ chối. Đây là việc làm thể hiện thái độ chống lại thói gia đình trị, kéo bè kết đảng, sử dụng những người không có thực lực. Qua bốn sự kiện trên, tác giả đã khắc hoạ thành công chân dung Thái sư Trần Thủ Độ. Đó là người biết lắng nghe sự phê bình của người khác, biết khích lệ những người ngay thẳng, dũng cảm, giữ nghiêm phép nước, chống lại những thói xấu: ỷ quyền thế, dựa quen biết, anh em để kéo bè đảng, xin chức tước, mưu cầu quyền lợi cá nhân, gia đình... Đó là một nhân cách lớn, là tấm gương sáng cho muôn đời, muôn người đặc biệt là những người có chức, có quyền. 3. Phân tích lối viết sử bất ngờ, kịch tính nhưng kiệm lời của tác giả.
  7. Để làm nổi bật chân dung nhân cách Trần Thủ Độ, tác giả đã có lối viết sử hấp dẫn, tạo những yếu tố bất ngờ, kịch tính nhưng lại rất kiệm lời. Qua mỗi sự kiện, người đọc đều thấy rõ điều đó. Kết quả các sự kiện luôn ngược với dự đoán của người đọc. Trước người hặc tội mình, ta tưởng Trần Thủ Độ sẽ nổi giận rồi trừng phạt nhưng ngược lại, thật bất ngờ khi ông trả lời: "Đúng như lời người ấy nói" và bất ngờ hơn nữa, thưởng tiền lụa cho người ấy. Tác giả đưa người đọc đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, bất ngờ sau lớn hơn bất ngờ trước. Với người lính canh thềm cấm, ban đầu Thủ Độ "giận", "sai đi bắt" nhưng thật bất ngờ khi ông nói: "Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còn trách gì nữa?" rồi ban thưởng anh ta. Sự kiện với người xin chức câu đương còn bất ngờ và thú vị hơn. Cái gật đầu và việc ghi tên họ, quê quán của người nọ cho thấy Thủ Độ hoàn toàn đồng ý. Ngay cả việc gọi người ấy lên cũng cho thấy ông không quên. Song thật bất ngờ khi ông đòi chặt một ngón chân anh ta khiến anh ta phải cầu xin. Với người ngoài thì như vậy còn với anh mình thì thế nào? Trong lúc ta tưởng Trần Thủ Độ sẽ nhận và tạ ơn vua thì ông đã buông một câu nói đầy cương quyết và chặt chẽ để từ chối. Thái sư Trần Thủ Độ là một tác phẩm sử kí có giá trị văn học nghệ thuật lớn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2