intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án ngữ văn lớp 10 tuần 23: Thái sư Trần Thủ Độ - Ngô Sĩ Liên

Chia sẻ: Ho Thi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

440
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài được biên soạn nhằm giới thiệu nhân vật lịch sử Trần Thủ Độ, tác phẩm "Đại Việt sử kí toàn thư" của Ngô Sĩ Liên và khắc sâu thể loại sử trong dòng văn học trung đại. Đây là tác phẩm sử thứ hai được biên soạn, đặt ngay sau đoạn trích "Thái phó Tô Hiến Thành"(trích "Đại Việt sử lược").

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án ngữ văn lớp 10 tuần 23: Thái sư Trần Thủ Độ - Ngô Sĩ Liên

  1. GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 10 THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ NGÔ SĨ LIÊN A- VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BÀI HỌC - Bài được biên soạn nhằm giới thiệu nhân vật lịch sử Trần Thủ Độ, tác phẩm "Đại Việt sử kí toàn thư" của Ngô Sĩ Liên và khắc sâu thể loại sử trong dòng văn học trung đại. Đây là tác phẩm sử thứ hai được biên soạn, đặt ngay sau đoạn trích "Thái phó Tô Hiến Thành"(trích "Đại Việt sử lược"). - Phần tiểu dẫn và chú thích nhằm làm sáng tỏ ngôn ngữ và phương thức văn học cổ, được trình bày khá chính xác, mạch lạc, khoa học. Nội dung tri thức đọc- hiểumang lại dân chững cụ thể về tầm quan trọng không thể thay thế và tác dụng không phải bàn cãi của sách sử. Câu hỏi hướng dẫn bài học được xây dựng tương đối hợp lý, làm sáng rõ cả về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của tác phẩm. B- ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ I. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Giáo viên: Nghiên cứu SGK, chuẩn bị giáo án, câu hỏi tìm hiểu bài cho học sinh - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo câu hỏi hướng dẫn có trong bài học II. Xác định mục đích, yêu cầu bài học - Về tri thức: giúp HS nắm vững được 1
  2. + Cuộc đời và nhân cách của con người thái sư Trần Thủ Độ. Đồng thời hình dung được những nét khái quát cơ bản về " Đại Việt sử kí toàn thư"- tác phẩm lịch sử có quy mô đồ sộ và độ xác thực đáng tin cậy vào bậc nhất của nước ta. - Về kĩ năng: Củng cố, rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, phân tích tác phẩm; cụ thể là đối với thể loại sử biên niên. - Về giáo dưỡng: Bồi đắp cho HS sự tôn trọng, quý trọng, tự hào về lịch sử nước nhà; đồng thời nhắc nhở và khơi dậy ý thức học tập, gìn giữ và phát huy truyền thống lịch sử anh hùng của dân tộc. III. Phương tiện thực hiện - SGK Ngữ văn 10 Nâng cao- Tập 2 - Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 10 Nâng cao - SGV Ngữ văn 10 Cơ bản - SGV Ngữ văn 10 Nâng cao- Tập 2 - Thiết kế bài học IV. Cách thức tiến hành Dạy học theo phương pháp đọc sáng tạo, tái hiện, kết hợp gợi tìm và đặt câu hỏi. V. Các bước lên lớp TIẾT 1 *Bước 1: Ổn định tổ chức lớp(5') + Điểm danh, kiểm tra vở soạn và nội dung chuẩn bị bài ở nhà của HS 2
  3. + Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: 1. Em hãy nêu các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh? 2. Em hãy xác định hình thức kết cấu cho bài văn thuyết minh về một tac gia văn học Đáp án: 1.Các hình thức kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh: - Kết cấu theo thời gian - Kết cấu theo không gian - Kết cấu theo logic 2. Một bài văn thuyết minh về tac gia văn học thường được tổ chức như sau: - Giới thiệu về thời đại, tiểu sử, con người - Những giai đoạn sáng tác chính, quan điểm sáng tác (nếu có) - Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của các sáng tác văn học - Đánh gía vị trí, đóng góp của tác gia trong lịch sử văn học dân tộc. *Bước 2: Giới thiệu bài mới, tạo tâm thế(5') Một nhà sử học người Ôxtrâylia đã dùng khái niệm "sự chuyên chế của những khoảng cách" để nói về đặc thù không gian của thiên nhiên trên một đất nước, đồng thời cũng là một lục địa: Ôxtrâylia. Và có thể dùng chính khái niệm này để biểu đạt cho tính chất khó khăn của việc đưa những tác phẩm văn học quá khứ, đặc biệt là di sản văn học viết của mười thế kỉ xây dựng quốc gia phong kiến độc lập(thế kỉ X- thế kỉ XIX) đến với thế hệ trẻ trên ghế nhà trường phổ thông. Những "uy quyền của khoảng cách" mà chúng ta phải vượt qua là gì? Trước hết là khoảng cách về không 3
  4. gian và thời gian lịch sử. Tiếp đó là khoảng cách của tâm lý tiếp nhận. Và một khoảng cách cơ bản nữa cần được nói đến, đó là sự khác biệt trong phong cách nghệ thuật, nhất là ngôn ngữ văn học giữa hiện đại và quá khứ. Chính vì vậy, khi tìm hiểu, nghiên cứu và học tập tác phẩm văn học cổ điển đòi hỏi tái hiện được khung cảnh (không gian, thời gian) lịch sử, gây dựng lại được không khí lịch sử và có những hiểu biết nhất định về lịch sử. Đây chính là lý do quan trọng giải thích cho việc nhiều tác phẩm sử, có xu hướng lịch sử được đưa vào trong chương trình SGK những năm gần đây; là lý do dẫn tới hệ quả của việc sắp xếp bài học tiếp sau "Thái phó Tô Hiến Thành" chính là "Thái sư Trần Thủ Độ" mà chúng ta cùng nhau tìm hiểu hôm nay. *Bước 3: Tổ chức dạy học các đơn vị kiến thức(35') HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Ho¹t ®éng 1:Tæ chøc cho HS ®äc- tiÕp xóc víi v¨n b¶n I. Vµi nÐt vÒ t¸c gi¶,t¸c phÈm. Mêi HS ®äc phÇn tiÓu dÉn vµ 1. T¸c gi¶ Ng« SÜ Liªn(?-?) tãm l­îc nh÷ng néi dung c¬ b¶n - Quª qu¸n: lµng Chóc LÝ, huyÖn Ch­¬ng cÇn giíi thiÖu vÒ t¸c gi¶ Ng« SÜ MÜ, nay thuéc tØnh Hµ T©y. Liªn, t¸c phÈm "§¹i ViÖt sö kÝ toµn th­" vµ ®o¹n trÝch "Th¸i s­ - §ç tiÕn sÜ n¨m 1442 TrÇn Thñ §é". - GÜ­ vai trß quan träng trong viÖc h×nh HS ®äc bµi vµ tr¶ lêi c©u hái thµnh bé "§¹i ViÖt sö kÝ toµn th­." GV yªu cÇu HS nh¾c l¹i kiÕn thøc 2. T¸c phÈm vÒ thÓ sö biªn niªn, kØ sù vµ x¸c a. XuÊt xø ®Þnh thÓ lo¹i cho "§¹i ViÖt sö kÝ - "Th¸i s­ TrÇn Thñ §é" ®­îc trÝch tõ "§¹i toµn th­" ViÖt sö kÝ toµn th­", quyÓn V, phÇn B¶n (Sö x­a cã hai thÓ: biªn niªn vµ kØ 4
  5. sù. Biªn niªn lµ lèi viÕt sö theo kØ. tr×nh tù thêi gian; kØ sù lµ lèi viÕt - "§¹i ViÖt sö kÝ toµn th­" lµ bé s¸ch lÞch sö sö theo c¸c sù kiÖn hoÆc tõng sù cã quy m« ®å sé vµ ®é x¸c thùc ®¸ng tin viÖc nh©n vËt lÞch sö. "§¹i ViÖt cËy vµo bËc nhÊt cña n­íc ta. Bao gåm hai sö kÝ toµn th­" cña Ng« SÜ Liªn phÇn: ®­îc viÕt theo lèi biªn niªn.) +Ngo¹i kØ: viÕt vÒ lÞch sö n­íc ta tõ thêi Hång Bµng ®Õn thÕ kØ X. +B¶n kØ: viÕt tiÕp tõ thêi §inh Tiªn Hoµng tíi thêi HËu Lª. "§¹i ViÖt sö kÝ toµn th­" ®­îc hoµn thµnh n¨m 1479 trªn c¬ së "§¹i ViÖt sö kÝ " cña Lª V¨n H­u vµ "Sö kÝ tôc biªn" cña Phan Phu GV: Theo dâi ®o¹n trÝch "Th¸i s­ Tiªn. Ban ®Çu cã 15 quyÓn, sau nhãm tg t¸c TrÇn Thñ §é", em h·y cho biÕt v¨n gi¶ Ph¹m C«ng Trø viÕt tiÕp 5 quyÓn nªn cã b¶n nµy ®­îc tæ chøc theo bè côc tÊt c¶ 20 quyÓn. nh­ thÕ nµo? Em cã nhËn xÐt g× b. Bè côc vÒ c¸ch tæ chøc bè côc nh­ vËy? Bè côc ®o¹n trÝch "Th¸i s­ TrÇn Thñ §é" HS tr¶ lêi gåm cã ba phÇn: GV nhËn xÐt vµ rót ra bè côc ®o¹n + PhÇn ®Çu (tõ ®Çu...®Õn Trung Vò §¹i trÝch cÇn t×m hiÓu. V­¬ng): ghi chÐp vÒ thêi gian qua ®êi vµ t­íc hiÖu ®­îc phong tÆng cña TrÇn Thñ §é. + PhÇn thø hai (tiÕp theo...®Õn vua bÌn th«i): kÓ l¹i cuéc ®êi, sù nghiÖp TrÇn Thñ §é th«ng qua nh÷ng sù kiÖn tiªu biÓu. + PhÇn ba (®o¹n cßn l¹i): nhËn ®Þnh, ®¸nh 5
  6. gi¸ cña sö gia vÒ nh©n vËt Th¸i s­ TrÇn Thñ §é. -> bè côc chÆt chÏ, tu©n theo nguyªn t¾c cña lèi viÕt sö biªn niªn vµ bót ph¸p "c¸i quan ®Þnh luËn"(®ãng n¾p quan tµi råi míi cã nh÷ng nhËn ®Þnh ch¾c ch¾n nh»m kh¼ng Ho¹t ®éng 2: H­íng dÉn HS ®äc- ®Þnh nh©n c¸ch nh©n vËt lÞch sö) hiÓu v¨n b¶n GV: Mêi HS ®äc v¨n b¶n II. §äc- hiÓu v¨n b¶n HS ®äc bµi 1.TrÇn Thñ §é- bËc "khai quèc c«ng thÇn" GV nhËn xÐt vµ nªu c©u hái: cña triÒu TrÇn ®o¹n trÝch ®· tËp trung kh¾c ho¹ - TrÇn Thñ §é gi÷ chøc Th¸i s­, lµ chøc quan ch©n dung mét nh©n vËt lÞch sö. cao nhÊt trong triÒu lóc bÊy giê. §ã lµ ai? Em h·y nªu nh÷ng hiÓu -> kh¼ng ®Þnh vÞ trÝ vµ c«ng lao to lín biÕt cña m×nh vÒ nh©n vËt ®ã? cña TrÇn Thñ §é víi triÒu ®×nh. GV so s¸nh, liªn hÖ: ë bµi tr­íc, bËc hiÒn tµi ®­îc t×m hiÓu lµ T« HiÕn Thµnh gi÷ chøc Th¸i phã ®êi Lý; ë bµi nµy, nh©n vËt lÞch sö ®­îc giíi thiÖu lµ TrÇn Thñ §é gi÷ chøc Th¸i s­ triÒu TrÇn. Cã thÓ thÊy, ®©y ®Òu lµ nh÷ng con ng­êi cã vai trß quan träng, lµ trô cét cña triÒu ®×nh vµ liªn quan thiÕt yÕu tíi vËn mÖnh cña triÒu 6
  7. ®¹i. Th«ng qua hai nh©n vËt nµy, chóng ta còng cã thÓ h×nh dung kh¸i qu¸t vÒ tiÕn tr×nh lÞch sö d©n téc, chuyÓn m×nh tõ thêi Lý sang triÒu TrÇn. GV: Nh­ vËy, c¸c em ®· x¸c ®Þnh ®­îc bè côc cña ®o¹n trÝch, cã ®­îc c¸i nh×n kh¸i qu¸t vÒ c¸ch s¾p xÕp vµ triÓn khai ý cña t¸c gi¶. Cßn cô thÓ, chi tiÕt th× sao? B©y giê chóng ta sÏ cïng nhau ph©n tÝch kÜ néi dung ®o¹n trÝch. 7
  8. TIẾT 2 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV nêu câu hỏi: Em hãy cho biết, - Phẩm chất, nhân cách của con người Trần trong đoạn trích trên, tác giả đã khắc Thủ Độ : được bộc lộ qua bốn sự kiện tiêu hoạ Thái sư Trần Thủ Độ qua mấy sự biểu kiện tiêu biểu? Em hãy tóm tắt các sự + Đối với người hặc tội chuyên quyền của kiện và đặt tên cho nó. Trần Thủ Độ với nhà vua: Trần Thủ Độ HS trả lời công nhận lời nói phải và ban thưởng cho GV tổ chức cho HS hoạt động theo người dũng cảm vì dám vạch tội mình 8
  9. nhóm (bốn tổ- bốn sự kiện). Mỗi tổ -> Trần Thủ Độ là người biết phục thiện, sẽ trao đổi và thông báo kết quả tìm công minh, độ lượng và có bản lĩnh. hiểu một sự kiện trên cơ sở hệ thống + Đối với người quân hiễu giữ thềm cấm, câu hỏi gợi ý sau: không cho Linh Từ Quốc Mẫu đi qua: Trần ở mỗi sự kiện, tác giả đã đặt Trần Thủ Độ không bênh vợ mà tìm hiểu rõ sự Thủ Độ trong mối quan hệ với ai? việc rồi khen thưởng kẻ biết giữ đúng pháp Với sự việc gì? Trần Thủ Độ đã giải luật quyết ra sao? Qua đó thấy được phẩm -> Trần Thủ Độ là người chí công vô tư, chất nào của con người Trần Thủ tôn trọng phép nước, không vị tình thân. Độ? + Đối với kẻ cậy nhờ xin chức tước: Trần (mở rộng với sự kiện thứ hai, chú ý Thủ Độ đã đưa ra yêu cầu, muốn làm chức tời nhân vật Linh Từ Quốc Mẫu- vợ quan ấy phải chịu bị chặt một ngón chân để của Trần Thủ Độ: Năm 1226, triều Lí phân biệt với những người khác do xứng sụp đổ, Lí Huệ Tông bị bức tử. đáng mà được cử-> lối ứng xử khéo léo, Hoàng hậu của ông bị giáng làm vừa răn đe kẻ hay ỷ thế cậy nhờ nơi cửa Thiên Cực cong chúa và bị ép gả cho quyền, vừa nhắc nhở vợ không được dựa Trần Thủ Độ. Tuy vậy, Thái Tông vào quyền lực của chồng mà làm bậy. Trần Cảnh thấy bà vốn là hoàng hậu -> Trần Thủ Độ là người đề cao công bằng cũ của Lí Huệ Tông, cũng đồng thời phép nước, bài trừ tệ nạn chạy chọt, đút lót, là mẹ vợ của mình nên không nỡ gọi dựa dẫm thân thích. là công chúa mà phong bà là Linh Từ + Đối với việc vua định đưa anh em, họ Quốc Mẫu) hàng Trần Thủ Độ cùng nắm chức vụ quan trọng trong triều đình: Trần Thủ Độ thẳng thắn trình bày quan điểm, chỉ nên chọn người giỏi nhất hoặc là mình, hoặc là anh mình, không nên hậu đãi cả hai sẽ làm rối 9
  10. ren việc triều chính. -> Trần Thủ Độ là người luôn đặt việc công lên trên, không tư lợi, sẵn sàng chống lại việc gây bè kéo cánh. Tiểu kết: Những tình tiết trên đã góp phần làm nổi bật bản lĩnh và nhân cách Trần Thủ Độ: thẳng thắn, cầu thị, độ lượng, nghiêm GV: bốn sự kiện là bốn tình huống để minh, chí công vô tư, luôn đặt việc nước thông qua đó bộc lộ những phẩm chất lên trên, không mảy may tư lợi cho bản con người Trần Thủ Độ. Với kết quả thân và gia đình. phân tích cụ thể trên, em hãy nêu một đánh giá khái quát về con người Trần Thủ Độ GV dẫn giải, khắc sâu: Trần Thủ Độ vốn là một nhân vật lịch sử khá đặc biệt, được đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau. "Người khen, khen rất mực. Người chê, chê hết lời". Ông đã từng bị xem là một nhà chính trị mưu mô, thủ đoạn, thậm chí có lúc khá tàn nhẫn, nhất là trong việc dàn xếp để đoạt ngôi nhà Lí về tay nhà Trần, dẫn tới việc bức tử Lí Huệ Tông và sát hại tôn thất họ Lí để trừ hậu hoạ. Tuy nhiên, xét một cách khách quan, có thể thấy sự chuyển đổi triều đại từ Lí 10
  11. sang Trần vào thế kỉ XIII là một nhu cầu tất yếu của lịch sử mà Trần Thủ Độ chỉ đóng vai trò là tác nhân thúc đẩy quá trình. Xét về phía nhà Trần, Trần Thủ Độ lại là người có công lớn trong việc khai sáng, phò trợ. Ông đã đem hết lòng trung thành tận tuỵ, tài năng và mưu trí của mình để giúp vua Trần giữ gìn cơ nghiệp, bảo vệ đất nước, chống ngoại xâm. Ngày nay, nhìn lại nhân vật này, cần có sự công bằng hơn để đánh giá đúng những mặt tốt, cần khẳng định, đề cao nhất là phẩm chất chí công vô tư, nghiêm minh của một vị quan đầu triều. GV so sánh, liên hệ: Như vậy, nếu Thái phó Tô Hiến Thành đã dũng cảm, khí phách, không vì đảo điên, loạn lạc của thời cuộc mà ngã mình khuất phục trước những âm mưu thâm độc, tổn hại đên đất nước; thì Thái sư Trần Thủ Độ cũng cương trực, thẳng thắn, không dùng sức mạnh của quyền lực để tư lợi , tham ô, luôn đặt việc công lên trên hết. 11
  12. Đây quả thực là những bậc "trung thần nghĩa sĩ" một lòng "ái quốc trung quân". Và đây cũng chính là những tấm gương sáng cho quan chức, những người giữ trọng trách, có quyền lực cao trong xã hội ngày nay. GV: Ngôn ngữ là đơn vị trực tiếp cấu tạo nên văn bản, tác phẩm. Một tác phẩm văn học được coi là hay, trước hết phải có một thứ ngôn ngữ độc đáo, một nghệ thuật sử dụng ngôn từ đặc sắc. Vì vậy, sở dĩ đoạn trích này có thể tái hiện sinh động chân dung 2. Nghệ thuật viết sử Thái sư Trần Thủ Độ, trước hết là do có nghệ thuật viết sử giàu tsức sáng Kết hợp hài hoà nghệ thuật kể chuyện tạo và tính biểu cảm. Em hãy nêu và khắc hoạ nhân vật nhận xét hay những phát hiện của bản + Xây dựng tình huống kịch tính: đẩy tới thân về nghệ thuật viết sử trong đoạn xung đột cao trào và mở nút bằng cách giải trích này. quyết đầy bất ngờ, ngược lại những dự HS trả lời đoán và logic thông thường, gây thú vị lôi cuốn người đọc. GV nhận xét và tổng hợp. + Lựa chọn những chi tiết đắt giá + Kiệm lời, không miêu tả, phân tích tâm lý mà thông qua hành động của nhân vật Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tự bộclộ tính cách. 12
  13. tổng kết, đánh giá + Thể hiện thái độ khên chê rõ ràng của GV: Dựa vào phần phân tích trên, các người cầm bút. em hãy về nhà tự rút ra tổng kết, đánh giá chung nhất về giá trị nội III. Tổng kết dung cùng nét đặc sắc nghệ thuật của 1. Nội dung tác phẩm - Đoạn trích đề cao nhân cách chính trực, chí công vô tư, giữ nghiêm phép nước của Trần Thủ Độ- bậc "khai quốc công thần của triều Trần. - Thái độ ngợi ca và đồng tình của tác giả đối với nhân vật lịch sử có nhiều công lao đóng góp cho đất nước. 2. Nghệ thuật Nét đặc sắc, giá trị của yếu tố tự sự Hoạt động 4: Hướng dẫn HS củng trong sử biên niên, kết hợp hài hoà nghệ cố, vận dụng thuật kể chuyện và ngòi bút khắc hoạ nhân GV gợi ý giúp HS hoàn thành phần vật. bài tập nâng cao IV. Bài tập nâng cao Qua một chuỗi bài học liên tiếp về tác phẩm lịch sử, có xu hướng lịch sử như "Phẩm bình nhân vật lịch sử"(trích "Đại Việt sử kí"- Lê Văn Hưu ), "Thái phó Tô Hiến Thành"(trích "Đại Việt sử lược"), "Thái sư Trần Thủ Độ"(trích "Đại Việt sử kí toàn thư" -Ngô Sĩ Liên) đã cung cấp và 13
  14. củng cố nèn tảng tri thức và hiểu biết của các em về lịch sử nước nhà. Đồng thời, thông qua đó, khẳng định tài năng, phẩm chất và nhân cách của các sử gia- những con người có tài năng, có học vấn, dũng cảm, cương trực, trung thành với sự thật lịch sử, có thái độ khen chê rõ ràng: mến chuộng, ngợi ca khí phách của bậc hiền tài, anh hùng nghĩa sĩ; phê phán, lên án kẻ gian thần, âm mưu tổn hại đất nước. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2