KHÁI QUÁT VHVN TỪ TK X ĐẾN HẾT TK XIX
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Nắm vững các thành phần chủ yếu và các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
- Nắm vững một số đặc điểm lớn về nội dung và hình thức của văn học trung đại Việt Nam trong quá trình phát triển.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp, phát hiện và chứng minh các luận điểm văn học sử một cách hệ thống, kĩ năng sử dụng SGK kết hợp với lời giải thích, phân tích của giáo viên.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng yêu mến, trân trọng giữ gìn và phát huy di sản văn học dân tộc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. GV: SGK + SGV + TLTK + GA.
2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK.
3. Phương pháp: Hệ thống, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Hoạt động 1 (5phút)
1.Kiểm tra bài cũ:
* Câu hỏi: Ca dao là gì? Phân biệt giữa ca dao và dân ca? Các bài ca dao đã học được phân chia theo chủ đề nào?
* Đáp án: Ca dao là lời, dân ca là nhạc và lời được diễn xướng trong đời sống cộng đồng, trong lễ hội dân gian.
- Phân loại ca dao theo đề tài
- chủ đề có:
+ Ca dao than thân.
+ Ca dao yêu thương tình nghĩa.
+ Ca dao hài hước
* Tên HS trả lời:
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới:
(1). Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc. Từ đây đất nước Đại Việt bắt tay xây dựng chế độ phong kiến độc lập tự chủ. Văn học bằng chữ viết bắt đầu hình thành từ đó. Bên cạnh dòng văn học dân gian, văn học viết phát triển qua các triều đại: Lý, Trần, Lê với thành tựu của nó đã đóng góp vào văn học trung đại Việt Nam cho đến hết thế kỉ XIX. Để thấy rõ diện mạo của nền văn học ấy, chúng ta đọc - hiểu bài "Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX".
HĐ CỦA GV
|
HĐ CỦA HS
|
NỘI DUNG GHI BẢNG
|
Hoạt động 1(15phỳt)
GV: Văn học viết Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX là nền văn học tồn tại và phát triển trong xó hội phong kiến mười thế kỉ văn học này gọi là văn học trung đại.
? Em cũn nhớ trong chương trình Ngữ văn THCS văn học trung đại Việt Nam có các bộ phận văn học nào?
? Em hiểu thế nào là văn học chữ Hán? Nêu tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu được học ở THCS?.
|
HS đọc và trả lời:
- Văn học Việt Nam trung đại gồm 2 thành phần chủ yếu là:
+ Văn học chữ Hán.
+ Văn học chữ Nôm.
HS đọc và trả lời:
- Khái niệm: Là các sáng tác văn học của người Việt bằng chữ Hán; ra đời và tồn tại, phát triển cùng với quá trình phát triển của văn học trung đại.
- Thể loại: Gồm chiếu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật.
…
|
I. Các thành phần của văn học từ thế kỷ X đến thế hết thế kỷ XIX.
1. Văn học chữ Hán:
- Khái niệm:
- Thể loại: Gồm chiếu, hịch, cáo, truyện...
VD: Bình Ngô Đại Cáo, Hịch Tướng Sĩ, Truyền kì mạn lục, Hoàng lê nhất thống chí, Qua đèo ngang...
+ Có nhiều thành tựu nghệ thuật to lớn (Viết chữ Hán nhưng đọc theo phiên âm Việt gọi là Hán Việt).
|
Trên đây, Tài liệu.vn đã trích dẫn một phân giáo án bài Khái quát văn học dân gian việt nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, để tham khảo toàn bộ giáo án, quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải toàn bộ giáo án về máy cùng với nhiều tài liệu khác có liên quan. Đồng thời, quý thầy cô có thể tham khảo thêm một số tài liệu dưới đây:
Ngoài ra, quý thầy cô có thể tham khảo thêm một số tài liệu dưới đây để chuẩn bị cho giáo án tiếp theo được tốt hơn như:
Chúc quý thầy cô có thêm những tài liệu hay và những giáo án sáng tạo.