Giáo án Ngữ văn 10 tuần 4: Lập dàn ý bài văn tự sự
lượt xem 36
download
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 10 tuần 4: Lập dàn ý bài văn tự sự để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Ngữ văn 10 tuần 4: Lập dàn ý bài văn tự sự được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Ngữ văn 10 tuần 4: Lập dàn ý bài văn tự sự
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS: - Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự.
2. Kĩ năng: - Nắm được kết cấu và biết cách lập dàn ý cho bài văn tự sự.
3. Thái độ: - Rèn thói quen lập dàn ý trước khi viết bài văn tự sự nói riêng và các bài văn khác nói chung.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: - Sách gáo khoa,sách giáo viên và một số tài liệu tham khảo khảo. Giáo án.
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Hoạt động 1: (5phút)
1. Kiểm tra bài cũ: (5phút)
Câu hỏi: Em đánh giá như thế nào về nhân vật Mị Châu và Trọng Thủy?
Đáp án: Có phần đáng thương, đáng cảm thông
- Các chi tiết hư cấu:
+ máu Mị Châu → ngọc trai.
+ xác Mị Châu → ngọc thạch.→ Sự an ủi, chứng thực cho lời khấn nguyện của Mị Châu trước khi bị cha chém.
* Bài học:
+ Cần đặt cái chung lên trên cái riêng, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên quyền lợi của cá nhân, gia đình.
+ Biết cảm xúc bằng lí trí, suy nghĩ bằng trái tim- giải quyết mối quan hệ giữa lí trí và tình cảm đúng mực.
Bài cũ.
Tên học sinh trả lời:
2. Nội dung bài mới:
Vào bài: Qua những câu tục ngữ “Ăn có nhai, nói có nghĩ”, “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, cha ông ta đã răn dạy chúng ta phải cân nhắc kĩ lưỡng mọi điều trước khi nói. Quá trình làm một bài văn cũng vậy. Muốn viết được một bài văn hay, chúng ta cần phải có dàn ý, có sự sắp xếp các ý, các sự kiện hoàn chỉnh, lôgíc. Để hiểu rõ hơn về vai trò, cách lập dàn ý, chúng ta cùng tìm hiểu bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự.
Hoạt động của gv |
Hoạt động của hs |
Nội dung ghi bảng |
Hoạt động 2:(7phút) GV: Yêu cầu hs đọc sgk và trả lời các câu hỏi: - Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về điều gì?
GV: - Qua lời kể của nhà văn Nguyên Ngọc, anh (chị) học tập được điều gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự?
Hoạt động 3:(32phút) Gv hướng dẫn hs chia tổ thảo luận, hình thành các dàn ý. ?- Yêu cầu hs đặt nhan đề cho mỗi câu chuyện?
Nhóm 1 tổ 3,4: - Em dự kiến nêu nội dung gì trong các phần của câu chuyện chị Dậu trở thành người dẫn đầu đoàn nông dân khởi nghĩa trong cách mạng tháng Tám-1945? Gv gợi mở: Sau khi băng ra khỏi nhà lão quan Cụ trong khi trời tối đen như mực, chị Dậu sẽ chạy về đâu? (Về làng mình? Về một nơi có quần chúng nhân dân đã giác ngộ cách mạng?...)
GV: Nhóm 2: Tổ 1,2: - Dự kiến nội dung cho câu chuyện: chị Dậu - người đậy nắp hầm bem cho cán bộ cơ sở?
Hoạt động 4:(4phút) GV: Yêu cầu hs đọc và học phần ghi nhớ. GV: Yêu cầu hs lập dàn ý cho bài văn tự sự (có đặt tên truyện cụ thể): Cốt truyện: Một hs tốt phạm phải sai lầm trong phút yếu mềm nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ, chiến thắng bản hân, vươn lên trong học tập.
GV: Yêu cầu hs làm bài tập 2 ở nhà. |
HS đọc và trả lời: Nội dung văn bản: Nhà văn Nguyên Ngọc kể về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu. + Bắt đầu hình thành ý tưởng từ một sự việc có thật, một nguyên mẫu có thật: cuộc khởi nghĩa của anh Đề. + Đặt tên nhân vật cho có “không khí” của rừng núi Tây Nguyên: Tnú. + Dự kiến cốt truyện:- Bắt đầu... - Kết thúc... + Hư cấu các nhân vật: Dít, Mai, Cụ Mết, bé Heng. + Xây dựng tình huống đặc biệt, điển hình: mỗi nhân vật phải có một nỗi riêng bức bách dữ dội. + Xây dựng chi tiết điển hình: Đứa con bị đánh chết tàn bạo, Mai gục xuống ngay trước mắt Tnú.
HS suy nghĩ và trả lời: Để viết được một văn bản tự sự, cần phải: + Hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện (mở đầu và kết thúc). + Suy nghĩ, tưởng tượng, hư cấu một số nhân vật, sự việc và mối quan hệ giữa chúng. + Xây dựng tình huống, các chi tiết đặc biệt, tiêu biểu để câu chuyện phát triển một cách lôgíc, giàu kịch tính. + Lập dàn ý cụ thể, chi tiết.
HS thảo luận và trả lời: Người dẫn đầu đoàn nông dân khởi nghĩa trong cách mạng tháng Tám- 1945: - MB: + Chị Dậu hớt hải chạy về hướng làng mình trong đêm tối. + Về đến nhà, trời đã khuya, chị thấy một người lạ đang nói chuyện với chồng mình. + Vợ chồng chị Dậu gặp nhau mừng mừng tủi tủi. - TB: + Hỏi ra chị Dậu mới biết người khách lạ là cán bộ Việt Minh tìm đến hỏi thăm tình cảnh gia đình anh chị. + Anh ấy từng bước giảng giải cho vợ chồng chị nghe vì sao dân mình khổ, muốn hết khổ thì phải làm gì, nhân dân các vùng xung quanh đã làm được gì. + Anh thỉnh thoảng lại ghé thăm gia đình chị Dậu, mang tin mới về cách mạng, khuyến khích chị hoạt động. + Chị Dậu đã vận động được nhiều bà con giác ngộ cách mạng. + Chị dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo, giải quyết nạn đói. - KB: + Chị Dậu đón cái Tí trở về. + Chị Dậu và bà con làng xóm náo nức đón đợi ngày độc lập.
HS thảo luận và trả lời: - MB: + Chị Dậu trốn chạy được về nhà. + Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra, làng Đông Xá bị địch chiếm. + Hai cán bộ cách mạng bí mật được cử về đây hoạt động. - TB: + Quân Pháp càn quét truy lùng cán bộ gắt gao khiến ko khí làng Đông Xá ngột ngạt, căng thẳng. + Được 2 cán bộ tuyên truyền, giác ngộ, chị Dậu thấu hiểu về lợi ích của cách mạng. + Chị đào hầm bí mật che chở cho họ. +Chị đem những hiểu biết về cách mạng đã học được dần dần vận động bà con xung quanh. + Một đêm, địch bất ngờ ập đến khám xét nhà chị nhưng chị đã che giấu cán bộ an toàn. - KB: Chị Dậu tin tưởng, hình dung ra ko khí của ngày Tổng khởi nghĩa, tương lai độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.
HS đọc Ghi nhớ: Sgk III. Luyện tập: Bài 1: - Tên truyện: Sau một lần lầm lỗi,... - Xác định đề tài: Một hs tốt, nhất thời phạm lỗi lầm nhưng kịp thời tỉnh ngộ. - Dự kiến cốt truyện: + Sự việc 1: Nguyệt- 1 hs khá, đạo đức tốt đang phải chịu một hình phạt nghiêm khắc do lỗi lầm, sa ngã nhất thời. + Sự việc 2: Tình huống Nguyệt bị ngộ nhận, sa ngã, lầm lạc. + Sự việc 3: Các tác động tích cực của thầy cô, bố mẹ giúp Nguyệt kịp thời tỉnh ngộ, sửa chữa. - Lập dàn ý: *MB: Giới thiệu Nguyệt- 1 hs khá, đạo đức tốt đang ngồi một mình ở nhà vì bị đình chỉ học tập. *TB: - Nguyệt nghĩ lại các việc làm sai lầm của mình: + Buồn bực vì bị mẹ mắng giận, Nguyệt nghe lời rủ rê của Nam (một hs cá biệt) bỏ học đi chơi game. + Biết rồi ham, Nguyệt đã trốn tiết nhiều hôm sau đó. Nguyệt nói dối bố mẹ để xin tiền chơi điện tử. + Giờ sinh hoạt, cô chủ nhiệm phê bình, Nguyệt quanh co trối cãi. Cô đưa ra bằng cớ mà ban quản sinh thu thập được và nghiêm khắc đọc quyết định của ban giám hiệu nhà trường đình chỉ hai bạn một tuần học. - Sửa lỗi, tiến bộ: + Sự nghiêm khắc, ân cần của cô chủ nhiệm và bố mẹ khiến Nguyệt hiểu rõ sai lầm của mình. + Nguyệt cố gắng học tập, khuyên nhủ, giúp đỡ Nam cùng tiến bộ. + Kết quả cuối năm hai bạn đạt hs tiên tiến. * KB: Suy nghĩ của Nguyệt sau lễ phát thưởng. Bài 2: (BTVN) |
I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện: 1. Tìm hiểu ngữ liệu: Nội dung văn bản: Nhà văn Nguyên Ngọc kể về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu. + Bắt đầu hình thành ý tưởng. + Đặt tên nhân vật + Dự kiến cốt truyện:
2. Bài học: Để viết được một văn bản tự sự, cần phải trải qua 4 thao tác: + Hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện... + Suy nghĩ, tưởng tượng, hư cấu một số nhân vật, sự việc + Xây dựng tình huống, các chi tiết đặc biệt, tiêu b... + Lập dàn ý cụ thể, chi tiết.
II. Lập dàn ý: 1. Câu chuyện về “hậu thân” của chị Dậu: a. Người dẫn đầu đoàn nông dân khởi nghĩa trong cách mạng tháng Tám- 1945: - MB: + Chị Dậu hớt hải chạy về hướng làng mình trong đêm tối. + Về đến nhà, trời đã khuya, chị thấy một người lạ đang nói chuyện với chồng mình. + Vợ chồng chị Dậu gặp nhau mừng mừng tủi tủi - TB: + Hỏi ra chị Dậu mới biết người khách lạ là cán bộ Việt Minh + Anh ấy từng bước giảng giải cho vợ chồng chị nghe vì sao dân mình khổ, ... + Anh thỉnh thoảng lại ghé thăm gia đình chị Dậu, + Chị Dậu đã vận động được nhiều bà con giác ngộ cách mạng. + Chị dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền ... - KB: + Chị Dậu đón cái Tí trở về. + Chị Dậu và bà con làng xóm náo nức đón đợi ngày độc lập.
2. Câu chuyện về người đậy nắp hầm bem cho cán bộ cơ sở: - MB: + Chị Dậu trốn chạy được về nhà. + Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra, làng Đông Xá bị địch chiếm. + Hai cán bộ cách mạng bí mật được cử về đây hoạt động. - TB: + Quân Pháp càn quét truy lùng cán bộ gắt gao khiến ko khí làng Đông Xá ngột ngạt, căng thẳng. + Được 2 cán bộ tuyên truyền, giác ngộ, chị Dậu thấu hiểu về lợi ích của cách mạng. + Chị đào hầm bí mật che chở cho họ. +Chị đem những hiểu biết về cách mạng đã học được dần dần vận động bà con xung quanh. + Một đêm, địch bất ngờ ập đến khám xét nhà chị nhưng chị đã che giấu cán bộ an toàn. - KB: Chị Dậu tin tưởng, hình dung ra ko khí của ngày Tổng khởi nghĩa, tương lai độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.
* Ghi nhớ: Sgk
III. Luyện tập: Bài 1: - Xác định đề tài: Một hs tốt, nhất thời phạm lỗi lầm nhưng kịp thời tỉnh ngộ. - Dự kiến cốt truyện: + Sự việc 1: + Sự việc 2: + Sự việc 3: - Lập dàn ý: *MB: *TB: * KB:
Bài 2: (BTVN) |
Vừa rồi là một phần giáo án Lập dàn ý bài văn tự sự. Để xem toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy. Ngoài ra, quý thầy cô có thể xem thêm bài giảng Ngữ văn 10 tuần 4: Lập dàn ý bài văn tự sự và bài soạn Lập dàn ý bài văn tự sự để tham khảo và xây dựng giáo án được tốt hơn. Quý thầy cô có thể tham khảo thêm bài giảng Ngữ văn 10 tuần 5: Uy Lít Xơ trở về để chuẩn bị cho bài học tiếp theo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 4: Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy
16 p | 1349 | 74
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 9: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
8 p | 658 | 67
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 12: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
9 p | 796 | 62
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 10: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
17 p | 1062 | 61
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 3: Chiến thắng Mtao Mxây
14 p | 1415 | 57
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 1: Tổng quan văn học Việt Nam
17 p | 859 | 55
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 5: Uy Lít Xơ trở về
20 p | 825 | 52
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 10: Đọc thêm Lời tiễn dặn
10 p | 385 | 49
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 10: Ca dao hài hước
13 p | 625 | 47
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 14: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tt)
9 p | 638 | 33
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 10: Luyện tập viết đoạn văn tự sự
8 p | 477 | 31
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 2: Khái quát văn học dân gian việt nam
43 p | 860 | 30
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 2: Viết bài làm văn số 1
6 p | 371 | 29
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 2: Văn bản
11 p | 778 | 29
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 2: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)
9 p | 726 | 24
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 10: Trả bài làm văn số 2, ra đề bài số 3
9 p | 295 | 19
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 3: Văn bản (tt)
7 p | 287 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn