Giáo án Ngữ văn 10 tuần 9: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
lượt xem 67
download
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 10 tuần 9: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Ngữ văn 10 tuần 9: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Ngữ văn 10 tuần 9: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Phân biệt đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Nhận rõ đặc điểm các mặt thuận lợi, hạn chế của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để diễn đạt tốt khi giao tiếp.
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng sử dụng có hiệu quả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
3. Thái độ: - Giáo dục các em biết giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. GV: SGK + SGV + TLTK + GA.
2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK.
3. Phương pháp: Gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Hoạt động 1(5 phút)
1.Kiểm tra bài cũ:
* Câu hỏi: Tự sự là gi? Sự việc là gi ? sự việc tiêu biểu là gì?
* Đáp án:
- Là kể chuyện. Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, từ sự việc này đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa
- Cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác…. động của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác. Người viết chọn một số sự việc tiêu biểu để câu chuyện hấp dẫn.
- Sự việc tiêu biểu là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện. Mỗi sự việc có thể có nhiều chi tiết.
2. Nội dung bài mới:
Vào bài: (1phút).
Thủa loài người mới sinh ra trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ hành động. Dẫn đến tiếng nói hình thành họ trao đổi từ tư tưởng tình cảm bằng ngôn ngữ nói. Sau này tìm ra chữ viết, con người dùng chữ viết bên cạnh là tiếng nói để thông tin cho nhau. Nói và viết là biểu hiện sự phát triển trong lịch sử văn minh nhân loại.
HĐ CỦA GV |
HĐ CỦA HS |
NỘI DUNG GHI BẢNG |
|||||||||
Hoạt động2(20 phỳt) Gv hướng dẫn, gợi mở cho hs bằng các câu hỏi để lập bảng đối sánh ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trên các mặt: (khái niệm, các đặc đểm).
GV: Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trong các loại văn bản nào? ? Mục đích của các văn bản đó? ? Đặc điểm của ngôn ngữ nói ở các văn bản đó có gì khác với ngôn ngữ nói thông thường?
GV: Ngôn ngữ viết trong văn bản được trình bày lại bằng lời nói miệng khi nào? Đặc điểm của nó?
GV khỏi quỏt gọi hs đọc ghi nhớ Sgk/88
Hoạt động 3(18 phỳt)
Hs đọc đề bài và làm các bài luyện tập. |
HS đọc và trả lời Khái niệm.
Đặc điểm. a.Phương tiện(chất liệu).
Hoàn cảnh sử dụng.
Mặt bên kia của hệ thống ngôn ngữ:
HS đọc ghi nhớ Sgk/88
HS lên bảng làm bài tập.
HS lên bảng làm bài tập.
HS lên bảng làm bài tập.
|
I. Khái niệm, đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:
* Chú ý: - Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trong các văn bản: + Truyện có lời thoại của các nhân vật. + Các bài báo ghi lại các cuộc phỏng vấn, tọa đàm, các cuộc nói chuyện. + Biên bản các cuộc họp, hội thảo khoa học,... được công bố. "Mục đích: thể hiện ngôn ngữ nói. " Đặc điểm:+ Khai thác đặc điểm của ngôn ngữ nói. + Thường đã được sửa chữa, gọt giũa gần văn phong của ngôn ngữ viết gần văn phong của ngôn ngữ viết. - Ngôn ngữ viết được trình bày lại bằng lời nói miệng trong các trường hợp: + Thuyết trình trước hội nghị bằng 1 báo cáo đã viết sẵn. + Nói trước công chúng theo một văn bản... " Đặc điểm: + Tận dụng ưu thế của ngôn ngữ viết (có suy nghĩ, lựa chọn, sắp xếp ý,...) + Có sự phối hợp của các yếu tố hỗ trợ trong ngôn ngữ nói (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ngữ điệu,...)
* Ghi nhớ: ( SGK/88).
II. Luyện tập: Bài 1: - Đặc điểm của ngôn ngữ viết biểu hiện: + Chữ viết: đúng chuẩn chính tả. +Từ ngữ: Sử dụng lớp từ thuật ngữ của phong cách ngôn ngữ chính luận (vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, phong cách, thể văn, văn nghệ, chính trị, khoa học, kĩ thuật). Các từ ngữ chỉ thứ tự trình bày (1 là, 2 là, 3 là) " đánh dấu luận điểm rõ ràng, mạch lạc. Sự lựa chọn và thay thế các từ: “tiếng ta” thay cho “ngữ pháp”" quá trình suy nghĩ, nghiền ngẫm của người viết. + Câu: các dấu câu (dấu phẩy tách vế, dấu chấm ngắt câu, dấu ba chấm biểu thị ý nghĩa liệt kê còn có thể tiếp tục) được sử dụng phù hợp. 2. Bài 2: - Từ ngữ: + Các từ hô gọi: kìa, này...ơi, nhỉ. + Khẩu ngữ: cô ả, nhà tôi, mấy , nói khoác, có khối, sợ gì, đằng ấy. + Từ tình thái: có khối...đấy, đấy, thật đấy. - Câu: Sử dụng kết cấu trong ngôn ngữ nói: Có...thì, Đã ...thì... - Sự phối hợp giữa lời nói và cử chỉ: Cười như nắc nẻ, con cớn, liếc mắt,... Bài 3: a. Các lỗi: - Ko phân biệt thành phần TN- CN. - Dùng các từ thuộc ngôn ngữ nói: thì, đã, hết ý. " Sửa lại: Thơ ca Việt Nam đã thể hiện nhiều bức tranh mùa thu đặc sắc. b. Các lỗi: - Dùng từ khẩu ngữ: vống lên, đến mức vô tội vạ. - Từ thừa: như. " Sửa lại: Còn máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì ko được kiểm soát, họ sẵn sàng khai quá mức thực tế một cách tuỳ tiện. c. Lỗi sai: - Câu tối nghĩa, lủng củng. - Từ khẩu ngữ: sất(hết). - Từ thừa: thì. " Sửa lại: Chúng tiêu diệt ko thương tiếc các loài sống ở dưới nước như cá, rùa, ba ba, ếch, nhái, tôm, cua, ốc,... và ngay cả các loài chim quen kiếm ăn trên sông nước như cò, vạc, vịt, ngỗng,... chúng cũng chẳng buông tha! |
Trên đây là trích dẫn một phần giáo án bài Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thuộc chương trình Ngữ văn 10, để tham khảo toàn bộ giáo án, quý thầy cô vui lòng đăng nhập và tải về máy. Đồng thời, để có thêm tư liệu tham khảo, quý thầy cô có thểm tham khảo thêm một số tài liệu dưới đây
Ngoài ra, quý thầy cô có thể tham khảo thêm bài giảng Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa để chuẩn bị cho bài học tiếp theo. Chúc quý thầy cô xây dựng được nhiều giáo án hay và ý nghĩa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 4: Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy
16 p | 1354 | 74
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 12: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
9 p | 796 | 62
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 10: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
17 p | 1067 | 61
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 3: Chiến thắng Mtao Mxây
14 p | 1427 | 57
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 1: Tổng quan văn học Việt Nam
17 p | 866 | 55
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 5: Uy Lít Xơ trở về
20 p | 827 | 52
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 10: Đọc thêm Lời tiễn dặn
10 p | 385 | 49
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 10: Ca dao hài hước
13 p | 630 | 47
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 4: Lập dàn ý bài văn tự sự
9 p | 621 | 36
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 14: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tt)
9 p | 640 | 33
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 10: Luyện tập viết đoạn văn tự sự
8 p | 487 | 31
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 2: Khái quát văn học dân gian việt nam
43 p | 864 | 30
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 2: Viết bài làm văn số 1
6 p | 373 | 29
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 2: Văn bản
11 p | 783 | 29
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 2: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)
9 p | 727 | 24
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 10: Trả bài làm văn số 2, ra đề bài số 3
9 p | 298 | 19
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 3: Văn bản (tt)
7 p | 287 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn