TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Nắm được những kiến thức chung nhất tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam và quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
- Nắm vững hệ thống vấn đề về:
+ Thể loại của văn học Việt Nam
+ Con người trong văn học Việt Nam
Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn hóa được học. Từ đó, có lòng say mê với văn học Việt Nam.
2. Kĩ năng:
- Hệ thống hoá kiến thức văn học theo thơi gian lịch sử
3. Thái độ: GDHS Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn hóa được học. Từ đó, có lòng say mê với văn học Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên:
- Sách gáo khoa,sách giáo viên.
- Chuẩn bị sơ đồ các bộ phận hợp thành của văn học việt nam.
- Sách giáo khoa Ngữ văn 10 – tập 1. Sách giáo viên Ngữ văn 10 – tập 1.Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 – tập 1.Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 – tập 1.Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10 – tập 1.Bài tập Ngữ văn 10 – tập 1.
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Hoạt động 1:(5phút)
1. Kiểm tra bài cũ:(Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh)
2. Nội dung bài mới:
Vào bài: Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em nhận thức những nết lớn về văn học nước nhà,chúng ta cùng tìm hểu tổng quan văn học việt nam.
Bài học đầu tiên ở lớp 10 là một bài văn học sử (lịch sử văn học): Tổng quan văn học Việt Nam có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt. Một mặt nó giúp các em có một cái nhìn khái quát nhất, hệ thống nhất về nền văn học nước ta từ xưa tới nay, mặt khác nó giúp các em ôn tập tất cả những gì đã học ở chương trình ngữ văn THCS đồng thời sẽ định hướng cho chúng ta học tiếp toàn bộ chương trình Ngữ văn THPT.
TIẾT 1
Hoạt động của GV
|
Hoạt động của HS
|
Nội dung ghi bảng
|
Hoạt động 2:(15phút)
Giúp HS hiểu về cụm từ “tổng quan”.
GV: Em hiểu thế nào về hai từ “tổng quan”?
GV: Chốt lại: Tống quan: cách nhìn nhận, đánh giá một cách bao quát nhất về những nét lớn của nền văn học Việt Nam.
GV: Yêu cầu HS đọc đoạn mở đầu trong bài học.
|
HS: phát biểu.
HS: đọc 3 dòng đầu SGK " Trải qua………… tinh thần ấy".
|
|
GV : nhấn mạnh lại ý chính
à Văn học Việt Nam là minh chứng cho giá trị tinh thần ấy. Tìm hiểu nền văn học là khám phá giá trị tinh thần của dân tộc.
|
|
|
Hoạt động 2:
GV: Yêu cầu HS đọc phần 1 SGK.
- Thao tác 1:
GV: Văn học Việt Nam bao gồm mấy bộ phận lớn?
GV: Em hiểu thế nào là văn học dân gian?
GV: Nêu ví dụ
“Thân em như cá giữa dòng,
Ra sông mắc lưới, vào đìa mắc câu”
(Ca dao)
|
HS : Trả lời theo SGK
HS: Đọc phần 1 văn học dân gian
"Là những sáng tác tập thể của nhân dân lao động, được truyền miệng từ đời này sang đời khác và thể hiện tiếng nói tình cảm chung của cộng đồng".
|
I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam:
1. Văn học dân gian:
- Khái niệm: Là những sáng tác tập thể của nhân dân lao động, ... của cộng đồng.
|
GV: Em hãy kể những thể lọai của văn học dân gian và dẫn chứng mỗi lọai một tác phẩm.
GV bổ sung.
|
HS: Ba nhóm:
+ Truyện cổ dân gian;
+ Thơ ca dân gian;
+ Sân khấu dân gian
|
- Thể loại: SGK
|
GV: Theo em, văn học dân gian có những đặc trưng là gì?
GV: Giải thích đặc trưng thứ ba.
|
HS thảo luận và trả lời.
+ Tính tập thể,
+ Tính truyền miệng
+ Tính thực hành: gắn bó với các sinh họat khác nhau trong đời sống cộng đồng.
|
- Đặc trưng: Ba đặc trưng:
|
Để tham khảo nội dung còn lại của giáo án Tổng quan văn học Việt Nam, và các giáo án tiếp theo, quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Để quá trình soạn bài giảng cho bài 1 thuận tiện hơn, quý thầy cô có thể tham khảo thêm Bài giảng: Tổng quan văn học Việt Nam và Bài soạn: Tổng quan văn học Việt Nam. Ngoài ra để chuẩn bị cho giáo án tiếp theo đươc tốt hơn, quý thầy cô có thể tham khảo thêm Bài giảng Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.