intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Người nghiện rượu dùng thuốc chữa bệnh cần biết

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

74
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, ngày càng có nhiều người lạm dụng bia rượu. Ở nhiều nơi, số người nghiện rượu đang ngày một tăng. Hệ quả tất yếu là những "sâu rượu" gây rối trật tự an toàn xã hội có xu hướng nhiều lên, thậm chí suy đồi đạo lý và gây án mạng. Hiện nay, ngày càng có nhiều người lạm dụng bia rượu. Ở nhiều nơi, số người nghiện rượu đang ngày một tăng. Hệ quả tất yếu là những "sâu rượu" gây rối trật tự an toàn xã hội có xu hướng nhiều lên, thậm chí suy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Người nghiện rượu dùng thuốc chữa bệnh cần biết

  1. Người nghiện rượu dùng thuốc chữa bệnh cần biết Hiện nay, ngày càng có nhiều người lạm dụng bia rượu. Ở nhiều nơi, số người nghiện rượu đang ngày một tăng. Hệ quả tất yếu là những "sâu rượu" gây rối trật tự an toàn xã hội có xu hướng nhiều lên, thậm chí suy đồi đạo lý và gây án mạng. Hiện nay, ngày càng có nhiều người lạm dụng bia rượu. Ở nhiều nơi, số người nghiện rượu đang ngày một tăng. Hệ quả tất yếu là những "sâu rượu" gây rối trật tự an toàn xã hội có xu hướng nhiều lên, thậm chí suy đồi đạo lý và gây án mạng. Nhưng khi người nghiện rượu mắc bệnh phải dùng đến thuốc chữa trị, điều gì sẽ xảy ra thì còn ít người biết. Rượu sau khi uống vào cơ thể bị ôxy hóa thành acetaldehyd ở gan nhờ men alcol dehydrogenase. Acetaldehyd lại chuyển hóa tiếp để cuối cùng
  2. thành khí CO2 và nước. Người ta đã nhận thấy rượu có ảnh hưởng lớn đến tác dụng của nhiều loại thuốc chữa bệnh. Khi đang uống các loại thuốc an thần như diazepam (các bd: seduxen, valium, dizepin...) và meprobamat... thuốc sẽ tăng hấp thu vì tăng hòa tan trong rượu, và vì lưu lượng máu ở ruột tăng lên sau khi uống rượu. Rượu làm tăng ức chế thần kinh trung ương của diazepam... làm cho người bệnh ngủ mê mệt. Nhưng trước đó các tác dụng phụ của thuốc cũng tăng mạnh như rối loạn thăng bằng, mất tự chủ về tư thế, giảm trương lực cơ, thậm chí có thể gây rối loạn tâm thần do tăng độc tính. Một số thuốc loại này (flurazepam, nitrazepam, temazepam...) uống vào ban đêm, nhưng hôm sau vẫn còn một lượng đáng kể trong máu vì vậy vẫn có thể tương tác với rượu nếu người nghiện uống rượu vào. Rượu và thuốc ngủ clorat hydrat (bd: dormal, chloradorm, noctec...), barbiturat (bd: gardenal, luminal, phenobarbiton...) đều là những chất ức chế hệ thần kinh trung ương, chúng có tác dụng cộng hợp. Khi đồng hành trong cơ thể, nó có thể gây phản ứng mạnh dưới dạng giãn mạch, đánh trống ngực, hạ huyết áp đột ngột (thường gặp ở bệnh nhân có bệnh tim mạch). R ượu có thể còn tiếp tục tương tác đến ngày hôm sau. Người bệnh nghiện rượu cần ý
  3. thức điều này khi phải hoạt động cần nhiều đến sự tỉnh táo (vận hành máy móc, lái xe...). Với thuốc chống viêm hạ nhiệt giảm đau aspirin và salicylat nếu gặp rượu trong dạ dày người nghiện rượu cũng gây tác hại lớn. Bản thân rượu không gây chảy máu đường tiêu hóa, nhưng aspirin và rượu tác dụng cộng hợp sẽ gây tổn hại cho niêm mạc dạ dày. Khi đó sẽ xảy ra phản ứng ôxy hóa aspirin tăng cường phân hủy rượu ngay tại dạ dày (do vậy có thể uống nhiều rượu không say) tăng tác dụng kích ứng niêm mạc. Bởi vậy rượu kéo dài thời gian chảy máu dạ dày do aspirin, ibuprofen, indomethacin... Ngoài ra, ở người nghiện rượu, rượu có thể cảm ứng tăng các men chuyển paracetamol thành chất chuyển hóa độc với gan là N-acetyl benzoguinoneimin. Paracetamol là thuốc hạ nhiệt giảm đau, và nó cũng thường có trong các biệt dược phối hợp 2-3 thuốc chữa cảm cúm... với các tên khác nhau. Thuốc lợi niệu furosemid (bd: lasix, afsamid, franyl...) cũng thường được dùng trong điều trị bệnh tăng huyết áp, nó thải nhiều các ion natri, kali ra ngoài cơ thể. Rượu cũng có tác dụng tương tự, vì vậy nếu chúng đồng thời có trong cơ thể người bệnh nghiện rượu, có thể gây nên các biến chứng như nôn, tiêu chảy, giảm huyết áp, suy tim cấp... do mất nhiều kali.
  4. Với thuốc metronidazol (bd: flagyl, klion, vagimid...) dùng điều trị lỵ amýp, hoặc trùng roi âm đạo, nếu cùng uống với rượu, nó ức chế aldehyd dehydrogenase và gây tích tụ acetaldehyd trong cơ thể gây ra những khó chịu như: đỏ bừng mặt, nhức đầu, hạ huyết áp, tim đập nhanh, buồn nôn, lú lẫn... Phản ứng càng nặng nếu liều metronidazol và lượng rượu người nghiện uống vào càng cao. Thậm chí có trường hợp (tuy hiếm gặp) tương tác đã xảy ra ở phụ nữ đặt metronidazol âm đạo, đồng thời uống rượu. Người nghiện không được uống rượu trong khi đang dùng metronidazol, và cả 48 giờ sau khi ngừng thuốc này. Phản ứng giống như vậy cũng xảy ra khi người nghiện rượu dùng thuốc kháng sinh cephalosporin, tiêm cephamandol (nhưng với các cephalosporin khác thì không xảy ra), bởi vậy người nghiện cần dứt khoát kiêng cữ rượu khi dùng thuốc cephamandol. Có tài liệu còn cho rằng với các thuốc cloramphenicol, phenylbutazol, propranolol... nếu uống cùng với rượu cũng có thể gặp một số triệu chứng khó chịu tương tự. Người nghiện rượu mà mắc bệnh lao, điều trị cũng có nhiều rắc rối. Rượu ức chế chuyển hóa thuốc qua gan, làm tăng độc tính của các thuốc chống lao. Nếu uống isoniazid (INH) mà người nghiện vẫn uống rượu là một điều rất nguy hiểm.
  5. Ngay một số vitamin cũng khó "chung sống" với rượu. Các công trình nghiên cứu của Judith Halfrisch (công tác tại Trung tâm nghiên cứu thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) cho thấy rõ là rượu đã trực tiếp phá hủy trong gan các enzym cần thiết cho việc sử dụng các loại vitamin B. Ngoài ra, một số thuốc (thí dụ haloperidol...) lại làm chậm chuyển hóa alcol etylic trong cơ thể, do đó làm tăng nồng độ cồn trong máu tăng độc tính và tác dụng của rượu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2