Tuyn tp Hi ngh Khoa hc thường niên năm 2024. ISBN: 978-604-82-8175-5
371
NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
Bùi Thị Thu Huế
Trường Đại hc Thy li, email: huebtt@tlu.edu.vn
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Hiện nay, sinh viên (SV) các trường đại học
(ĐH) nói chung, SV Trường Đại học Thủy lợi
(ĐHTL) nói riêng phải đối mặt với nhiều áp
lực trong học tập, thi cử trong cuộc sống
gây nên những khó khăn tâm như căng
thẳng, lo âu, trầm cảm, thậm chí gây rối nhiễu
hành vi (chán học, bỏ học, gây gổ với bạn, tự
t). Các em rt cn đưc tham vn và tr giúp
tâm lý kịp thời để tự tin, giải quyết được những
khó khăn tâm lý. Nghiên cứu của các tác giả
Phạm Thanh Bình (2005) Trường ĐHSP
Nội, Bùi Thị Xuân Mai (2006) Trường ĐH
Lao động - hội, Triệu Thị Hương (2016)
Học viện Cảnh sát,… về nhu cầu tham vấn tâm
lý (TVTL) ca hc sinh, SV đã ch ra thc
trạng nhu cầu TVTL, mong muốn thành lập
phòng TVTL, các vấn đề hình thức TVTL,
các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu TVTL của
HS, SV một số trường học. Chưa tác giả
nào nghiên cứu nhu cầu TVTL của SV các
khóa, các ngành học Trường ĐHTL. vậy,
việc tìm hiểu nhu cầu TVTL của SV Trường
ĐHTL là rt cn thiết giúp CBQL, GV và các
nhà tham vấn biết được nhu cầu TVTL của
SV. Từ đó đưa ra các phương pháp (PP), cách
thức giúp hoạt động TVTL của Nhà trường đạt
hiệu quả cao hơn, hỗ trợ SV cân bằng, ổn định
tâm lý, tự tin học tập tốt hơn. Với những
do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài:
Nhu cu tham vn tâm lý ca sinh viên
Trường Đại hc Thy li.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PP nghiên cứu văn bản, tài liệu. PP điều tra
bằng bảng hỏi: Bảng hỏi được xây dựng
gửi đến SV qua google form để thu thập dữ
liệu. Sau khi loại bỏ những phiếu trả lời không
hợp lệ, tác giả đã thu thập được 461 phiếu trả
lời của SV từ năm thứ nhất đến năm thứ tư,
các khối ngành Kinh tế, Kỹ thuật, Khoa học
xã hi Trưng ĐHTL. Đây là mt s lưng
quan sát đủ để đảm bảo độ tin cậy của nghiên
cứu. Thang đo nhu cầu TVTL của SV là thang
đo Likert gồm 5 mc độ: 1 = Rất không mong
muốn, 2 = Không mong muốn, 3 = Bình
thường, 4 = Mong muốn, 5 = Rất mong muốn.
PP phỏng vấn sâu: Phỏng vấn ngẫu nhiên một
số SV các khóa học, các ngành học với các
câu hỏi tập trung vào các nội dung như: những
khó khăn SV gặp phải cách ng phó; các
vấn đề hình thức TVTL SV mong muốn;
nhận thức của SV về TVTL, sự cần thiết của
việc thành lập phòng tham vấn; các yếu tố ảnh
hưởng đến nhu cầu TVTL. PP thống toán
học: sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 22.0
để xử số liệu, trong đó sử dụng các phép
tính thống để kiểm tra mối quan hệ xu
hướng, sau đó diễn giải kết quả dựa trên các
chỉ số như trung bình độ lệch chuẩn. Kiểm
định độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) được sử
dụng để đo lường mức độ nhất quán nội tại
của một thang đo, giá trị Alpha càng gần 1 thì
thang đo càng tin cậy.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nhu cầu thành lập phòng tham vấn
tâm lý của sinh viên
Hình 1. Nhu cu thành lp phòng TVTL
ca SV Trường ĐHTL
Tuyn tp Hi ngh Khoa hc thường niên năm 2024. ISBN: 978-604-82-8175-5
372
Kết quả cho thấy, 26.9% SV cho rằng
việc thành lập phòng TVTL là “rất cần thiết”,
52.3% cho rằng “cần thiết”, 18.2% cho rằng
“có hay không cũng được”, 2.6% cho rằng
“không cần thiết”. Không SV nào chọn
mức “rất không cần thiết. Phần lớn SV mong
muốn một không gian riêng để dễ dàng
chia sẻ những khó khăn tâm lý. Chỉ số ít
SV cho rằng “không cần thiết” do tâm e
ngại, sợ bị đánh giá khi tìm đến phòng TVTL
và người trợ giúp.
3.2. Những vấn đtham vấn sinh viên
mong muốn
Bảng 1. Những vấn đề tham vấn SV
Trường ĐHTL mong muốn
TT Nội dung ĐTB
1 Các PP học tập và thi cử (lý thuyết,
thực hành) 3,02
2 Cách tìm kiếm và đọc tài liệu 3,28
3 Kỹ năng ứng phó với những căng
thẳng trước, trong và sau các kỳ thi 3,54
4
Các biện pháp tăng cường sự tập
trung chú ý, trí nhớ, khả năng tư
duy trong học tập
3,28
5 Kỹ năng thích ứng với môi trường
học tập 3,55
6
Các thông tin liên quan đến nghề
nghiệp (yêu cầu, tính chất công
việc, vị trí công tác, cơ sở tuyển
dụng…) khi bắt đầu năm học mới
3,07
7
Tư vấn định hướng chuyên ngành,
lĩnh vực và nơi làm việc sau khi
ra trường
3,59
8
Các khóa tập huấn, bồi dưỡng hình
thành và phát triển những năng lực,
phẩm chất nhân cách của SV đáp
ứng với yêu cầu của nghề nghiệp
sau này
3,04
9
Kỹ năng cơ bản: lắng nghe, đồng
cảm, thuyết trình, thuyết phục, ra
quyết định, hợp tác, làm việc nhóm,...
3,41
10
Kỹ năng giao tiếp ứng xử, giải
quyết các vấn đề khó khăn, xung
đột trong các mối quan hệ với GV,
gia đình, bạn bè
2,85
11 Kỹ năng ứng phó với căng thẳng,
stress, khủng hoảng 3,13
Kết quả trên cho thấy SV nhu cầu tham
vấn về nhiều vấn đề. SV mong muốn được
tham vấn nhiều nhất về “Định hướng chuyên
ngành, lĩnh vực nơi làm việc sau khi ra
trường” (ĐTB = 3,59). SV rất cần được
vấn chuyên sâu về ngành học từ sớm để nâng
cao hiểu biết về ngành học. Từ đó, SV gắn
hơn với ngành học; định hướng tốt hơn việc
học tập; nắm được mục tiêu cần đạt để trau
dồi kiến thức, kỹ năng, tự tin ứng tuyển vào
các vị trí đúng chuyên môn; phát huy được lợi
thế; gia tăng hội việc làm; giảm đáng kể
tình trạng làm trái ngành sau khi ra trường.
Mong muốn được tham vấn về “Kỹ năng
thích ứng với môi trường học tập” ĐTB
cao th 2 (ĐTB = 3,55). Vi SV năm nht
thưng b ng trưc môi trưng hc tp, PP
học tập các mối quan hệ mới. Nếu không
kỹ ng thích ng, SV dễ bị choán ngợp,
chán nản, xa rời mục tiêu hiệu quả học tập
không cao. Mong muốn được tham vấn về
“Kỹ ng ứng phó với những căng thẳng
trước, trong sau các kỳ thi” cũng ĐTB
cao (ĐTB = 3.54). SV phải trải qua nhiều kỳ
thi, cưng đ hc tp cao, áp lc thi gian,
điều kiện học tập, sinh hoạt ảnh hưởng đến
sức khỏe, tinh thần kết quả học tập nên rất
cn s chia s, tr giúp v tâm lý trưc, trong
sau các k thi. Vấn đề SV mong muốn
được tham vấn ít nhất “Kỹ năng giao tiếp
ứng xử, giải quyết các vấn đề khó khăn, xung
đột trong các mối quan hệ với GV, gia đình,
bạn bè” (ĐTB = 2,85) do SV đã được trang bị
các kỹ năng giao tiếp ứng xử qua môn học
“Kỹ năng mềm tinh thần khởi nghiệp” nên
cơ bản đã biết cách giao tiếp ứng xử.
3.3. Nhu cầu về hình thức TVTL của SV
Bảng 2. Hình thức TVTL mong muốn
của SV Trường ĐHTL
TT Nội dung ĐTB
1 Tham vấn qua t 3,0
2 Tham vấn qua điện thoại 3,11
3 Tham vấn qua email 2,73
4 Tham vấn thông qua các buổi học
trên lớp 3,55
5 Tham vấn trực tiếp tại phòng tham
vấn tâm lý 2,62
Tuyn tp Hi ngh Khoa hc thường niên năm 2024. ISBN: 978-604-82-8175-5
373
Khảo sát cho thấy SV ĐHTL mong muốn
được tham vấn với nhiều hình thức khác
nhau. Trong đó, SV muốn được “Tham vấn
thông qua các buổi học trên lớp” chiếm nhiều
nhất (ĐTB = 3,55). Phần lớn SV đều quan
tâm đến các vấn đề như: PP dạy học, các
thông tin liên quan đến ngành nghề,… nên
muốn được tham vấn trực tiếp trên lớp sẽ
thông tin nhanh chóng hiệu quả hơn. Hình
thức “Tham vấn trực tiếp tại phòng TVTL”
(ĐTB = 2,62) được lựa chọn ít nhất SV
thường e ngại, sợ mọi người dị nghị khi đến
phòng tham vấn.
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu
tham vấn tâm lý của sinh viên
Bảng 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu
TVTL qua đánh giá của SV Trường ĐHTL
TT Nội dung ĐTB
1 Khó khăn tâm lý của SV trong
quá trình đào tạo tại trường 2,59
2 Sự hiểu biết của SV về TVTL 3,11
3 Thông tin về dịch vụ trợ giúp TVTL
trong nhà trường 2,90
4 Niềm tin của SV đối với hiệu quả
của hoạt động TVTL 3,46
5 Các mối quan hệ, giao tiếp của SV 3,42
6 Sự phát triển mạnh mẽ của các
phương tiện truyền thông 3,01
7 Môi trường sư phạm tại cơ sở đào tạo 2,84
8 Năng lực tham vấn của đội ngũ GV,
cán bộ quản lý SV 3,29
Theo đánh giá của SV, “Niềm tin của SV
đối với hiệu quả của hoạt động TVTL” là yếu
tố ảnh hưởng mạnh nhất đến nhu cầu
TVTL (ĐTB = 3,46). Tiếp đến “Các mối
quan hệ, giao tiếp của SV” (ĐTB = 3,42),
“Năng lực tham vấn của đội ngũ GV, cán bộ
quản SV” (ĐTB = 3,29) ảnh hưởng lớn
đến nhu cầu tham vấn của SV. “Khó khăn
tâm lý ca SV trong quá trình đào to ti
trường” (ĐTB = 2,59) ảnh hưởng ít nhất.
3.4. Một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu
cầu TVTL của SV Trường ĐHTL
V phía nhà trường: Làm tốt công tác
truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho
các cán bộ, GV các tổ chức đoàn thể về
vai trò, sự cần thiết của TVTL trong trường
ĐH. Thành lập phòng TVTL với các trang
thiết bị cần thiết để SV không gian kín
đáo, thuận tiện trao đổi riêng với các nhà
tham vấn nhất những vấn đề tế nhị. Phân
công, điều động nguồn nhân lực làm tham
vấn chế độ hợp lý. Xây dựng fanpage
“Phòng TVTL Trường ĐHTL” làm kênh
truyền thông. Tạo điều kiện hỗ trợ các SV
đang khó khăn tâm giúp các em giải
quyết các vấn đề gặp phải và ổn định tâm lý.
V phía GV: Nâng cao nhận thức về TVTL.
Đổi mới vận dụng linh hoạt các hình thức
tham vấn để tăng hiệu quả hoạt động. Tích
cực tham gia các chương trình tập huấn, bồi
dưỡng chuyên sâu về TVTL nhằm nâng cao
kiến thức, kỹ năng tham vấn, đáp ứng được
yêu cầu trong TVTL. Quan tâm tìm hiểu các
đặc điểm tâm sinh SV để PP giảng dạy
phù hợp, gây hứng thú cho người học.
V phía SV: Thay đổi cách nhìn về TVTL,
niềm tin vào hiệu quả của hoạt động
TVTL, năng lực của các nhà tham vấn. Đặc
biệt cần chủ động tìm người trợ giúp tâm
khi cần.
4. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu, hầu hết SV ĐHTL đều
nhu cầu mong muốn được TVTL giải tỏa
áp lực, ổn định tâm để học tập tốt hơn. Đa
số SV mong muốn thành lập phòng TVTL
trong trường để thuận tiện cho các hoạt động
tham vấn. Nhà trường, CBQL GV cần
quan tâm đến hoạt động TVTL, thực hiện
đồng bộ các giải pháp để hoạt động này thực
sự có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo của Nhà trường.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phạm Thanh Bình (2005), Nhu cầu tham
vấn tâm lý của học sinh một số trường trung
học trên địa bàn Nội, Luận văn Thạc
Trường ĐHSP Hà Nội.
[2] Triệu Thị Hương (2016), Nhu cầu tham vấn
tâm của sinh viên trường Học viện Cảnh
sát, Luận văn Thạc sĩ Trường ĐHSP Hà Nội.