intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân biệt giữa PhD, D.Eg and D.Sc

Chia sẻ: Ziwan Ziwan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

109
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với các quốc gia nói tiếng Anh (Mỹ, Anh, Úc, Ấnđộ) thì 3 học vị trên là như nhau. Chỉ khác đôi chút la Ph.D in Technical Science nghiêng về lý thuyết, D.Eg thì nghiêng về thực nghiệm, mặc dù cả hai đều về kỹ thuật cả. D.Sc thì là học vị ngang với Ph.D nhưng là học vị riêng của một số ngành khoa học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân biệt giữa PhD, D.Eg and D.Sc

  1. Phân biệt giữa PhD, D.Eg and D.Sc Đối với các quốc gia nói tiếng Anh (Mỹ, Anh, Úc, Ấnđộ) thì 3 học vị trên là như nhau. Chỉ khác đôi chút la Ph.D in Technical Science nghiêng về lý thuyết, D.Eg thì nghiêng về thực nghiệm, mặc dù cả hai đều về kỹ thuật cả. D.Sc thì là học vị ngang với Ph.D nhưng là học vị riêng của một số ngành khoa học. Vấn đề chỉ nảy sinh khi D.Sc được dịch từ học vị của một số quốc gia không nói tiếng Anh  sang tiếng Anh. Ở các quốc gia này không có học vị Ph.D mà họ gọi là Doctor khoa học  ngành nào đó hết. Đúng ra khi dich sang tiếng Anh những học vị này nên ghi là Ph.D thì  sẽ dễ hiểu hơn.   Bây giờ đến Việt nam chúng ta có 2 bậc TS là TS và TSKH. Đây là mô hình theo kiểu Liên  xô cũ và Nga bây giờ. TS (Ph.D) là Kanđiat nauk, TSKH là Doctor nauk. Hệ thống 2 cấp  TS của Liên xô cũ cũng chỉ có từ năm 1934. Bản chất từ Kanđiat trong tiếng Nga cũng  như từ Candidate trong tiếng Anh nghĩa là ứng cử viên, dự tuyển viên, dự bị. Vì vậy mới  dịch ra tiếng Việt là PTS. Từ thời Liên xô cũ hay Liên Bang Nga bây giờ Kanđiat nauk vẫn  được coi tương đương và dịch ra tiếng Anh là Ph.D. Bản thân bằng Kanđiat nếu nhận bản  tiếng Anh vẫn đề là Ph.D. Còn Doctor nauk thì dịch là D.Sc hay Sc.Dr đều không đúng vì  không phản ánh được tầm và mức độ khoa học của học vị này. Hiện nay, bằng Doctor  nauk vẫn chỉ được Uỷ ban học vị học hàm Liên bang Nga cấp dưới dạng tiếng Nga. Còn  bằng Kandidat nauk thì có cả bản tiếng Anh ghi là Ph.D.
  2. Vấn đề là ở chỗ đào tạo SĐH ở LXcũ và Nga hiện nay vẫn xem nặng Luận án hơn thi cử  và các khoá học. Đây là hệ quả của mục tiêu đào tạo chuyên ngành quá hẹp của LX cũ.  Luận án Doctor nauk phải giải quyết một vấn đề có tính cách mạng, gần như mở ra một  hướng mới hoàn toàn trong khoa học và phải có tính khái quát cao. Còn luận án Kanđiat  chỉ cần có một cái "mới" nho nhỏ trong cái hướng lớn đã có sẵn. Vấn đề "mới", "không  giống ai", ''chưa ai làm" rất được coi trọng trong luận án của Nga. Có thể "mới mà không  hay" vẫn bảo vệ được chứ " hay mà không mới " thì chưa chắc bảo vệ được. Cũng có lý, vì  để sau này mọi người đừng lặp lại cách tiếp cận như thế vào một vấn đề như thế cũng cần  phải chứng minh một cách khoa học để ra được một kết luận có tính khoa học. Các NCS  nước ngoài thường chọn đề tài và bài toán từ nước mình để cho dễ bảo vệ là vì thế ( thoả  mãn cái " mới, chưa ai làm" , ít nhất là tại các nước tiên tiến). Tất nhiên là cũng có "điều ra  tiếng vào" về những luận án dạng này nhưng cũng không thể không cho phép được vì tinh  thần "quốc tế vô sản" thời LX cũ hay định hướng "mở rộng thị trường đào tạo ra quốc tế"  hiện nay của Liên bang Nga. Tất nhiên các trường lớn và GS uy tín thì không đời nào chịu  nhận NCS nước ngoài muốn bảo vệ như vậy. Ngoài ra, người muốn có học vị Doctor nauk  không có giáo viên hướng dẫn (Rukovodichel hay Supevisor), phải tự "mở lối" cho mình.  Có thể bảo vệ Doctor nauk bằng luận án (kèm theo các bài báo) hoặc bằng sách do mình  viết. Nói chung là khó và yêu cầu cao vì có phải ai cũng nghĩ ra được 1 công thức mới hay  một định lý mới, một học thuyết mới (đối với lý thuyết) hoặc một công nghệ mới có tính  cách mạng ( đối với thực nghiệm).Và tất cả đều có kiểm chứng từ thực tế, có nơi thử  nghiệm, có biên bản đánh giá. Nói chung luận án Doctor nauk thường nghiêng về lý thuyết  hàn lâm hơn. Nhiều người bảo vệ xong thì già hết hơi chả còn cống hiến gì cho xã hội  được nữa . Có người vừa nhận bằng xong thì lăn đùng ra chết. Cũng như học sinh VN ta  học phổ thông quá sức để chả còn lực nào nữa mà hoc tiếp hơn nên càng lên cao càng  học đuối dần đi.
  3. Chính vì khó khăn như vậy mà họ (cả Nga và một số TSKH Việt nam ) không muốn nhập  2 học vị vào làm một. Tốt nhất là như ở Pháp bỏ luôn cái Doctor Quốc gia đi. (Xin lỗi là  không biết tiếng Pháp để ghi nguyên bản). Nhưng mà Nga vốn bảo thủ nên cũng còn lâu.  Mỗi năm vẫn có khoảng 4000 Doctor nauk được Uỷ ban học vị học hàm Liên bang Nga  cấp bằng . Các trường ĐH công lập của LB Nga chỉ được cấp đến Kanđiat nauk (Ph.D) và  mỗi năm cấp khoảng 23000 bằng Ph.D. Quy định này mới có từ 2002 chứ trước đó Uỷ ban  Học vị Học hàm còn kiêm luôn cấp cả bằng Ph.D. Như kiểu Bộ GD&ĐT Việt nam bây giờ  cho phép các trường cấp bằng Cao học, chỉ giữ lại TS thôi. Vì thế chắc còn lâu mới bỏ  được như Pháp. Nhưng mà học vị chỉ để chứng minh là kết thúc một quá trình đào tạo hàn lâm chứ đi làm  việc họ chỉ hỏi những công trình công bố gần đây nhất (đối với các tổ chức làm khoa học)  và khả năng ứng dụng vào thực hành (đối với các hãng) chứ học vị cũng chỉ là điều kiện  cần thôi.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2