
115
PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI SỐ
CHO GIÁO DỤC MỞ VÀ ĐÀO TẠO TỪ XA TRỰC TUYẾN Ở
VIỆT NAM:
KHUNG TIẾP CẬN DỰA TRÊN PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
TOÀN DIỆN
ThS. Nguyễn Minh Đỗi
Trường Đại học Mở TP. HCM
Tóm tắt:
Cùng với quá trình số hoá mạnh mẽ hoạt động giáo dục và đào tạo trong cuộc
cách mạng 4.0, E-learning đã và đang phát triển với tốc độ nhanh chóng trong các loại
hình giáo dục, đào tạo khác nhau với sự mở rộng tham gia của nhiều bên liên quan. Tuy
nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề trong quá trình áp dụng và phát triển các phương thức e-
learning cho giáo dục mở và đào tào tạo từ xa ở Việt Nam cần được xác định và đánh giá
một cách đầy đủ. Một trong những vấn đề chính là sự phức tạp trong việc xác định các
thành phần của hệ thống và các mối quan hệ giữa các thành phần này với nhau để có thể
ứng dụng phương thức học trực tuyến thành công. Tham luận này nhằm mục đích xây
dựng một khung phân tích để phát triển hệ sinh thái số cho giáo dục mở và đào tạo từ xa.
Dựa vào lý thuyết hệ sinh thái, tác giả tập trung phân tích ba nhóm thành phần gồm các
đơn vị “sinh học”, các đơn vị “phi sinh học” và môi trường của hệ sinh thái. Khung
phân tích này sẽ đóng góp cho việc hướng dẫn các nghiên cứu, hoạch định chiến lược,
chính sách và định hướng phát triển cho E-learning ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô.
Từ khoá: E-learning, giáo dục mở, MOOC, đào tạo từ xa, khung e-Learning
1. Giới thiệu
Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0, phương thức học tập, đào
tạo dựa trên công nghệ thông tin (E-learning) không chỉ đã và đang được ứng dụng mạnh
mẽ trong loại hình giáo dục học trực tiếp truyền thống (face-to-face teaching), mà còn
đặc biệt thích ứng với loại hình giáo dục mở (open education) và từ xa (long distance
learning). Trong hai thập kỷ qua, chúng ta chứng kiến sự xuất hiện nhiều phương thức
đào tạo mới, đã giúp cho triết lý về xã hội học tập và học tập suốt đời trở nên cụ thể cũng
như gần gũi hơn bao giờ hết khi mà việc học có thể thực hiện ở bất kỳ nơi đâu và bất kỳ
ai cũng có cơ hội được học tập thông qua Internet (García-Peñalvo & José, 2008; Bonk &
ctg, 2015).
Quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa, hội nhập và cạnh tranh quốc tế trong bối cảnh
cách mạng 4.0 cũng đã và đang mở ra những cơ hội mới cho giáo dục Việt Nam. Với tỉ lệ
ngân sách và chi tiêu của người dân là dành cho giáo dục rất lớn, và có hơn 67% người
dân sử dụng Internet (WB, 2005; VNNIC, 2017) là những thông số cho thấy tiềm năng to
lớn trong việc phát triển E-learning về mặt giáo dục công lập lẫn các nhà đầu tư tư nhân ở
một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng thị trường giáo dục trực tuyến lớn nhất
với 46%, vượt qua Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc ( dkins, 2014). Tuy nhiên, chúng ta
đồng thời phải đối mặt với nhiều thách thức từ một hệ thống giáo dục thiếu tính mở và