YOMEDIA
ADSENSE
Phép xem mạch
76
lượt xem 8
download
lượt xem 8
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu Phép xem mạch sau đây giúp cho các bạn biết rõ hơn về 4 phép xem mạch trong Đông y đó là vọng, văn, vấn, thiết. Bên cạnh đó, tài liệu còn giới thiệu về các vị trí có động mạch thường dùng, sơ lược cách xem mạch, phân loại mạch theo truyền thống, các yếu tố định tên mạch, ghép tên mạch trong chẩn đoán, xem mạch tứ tông.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phép xem mạch
- PHÉP XEM MẠCH Đông Y có 4 phép xem bệnh gọi là Tứ Chẩn : Vọng : Phép xem bệnh bằng mắt, nhìn sắc mặt, xem lưỡi, mắt, các khớp, hình dáng v.v… Văn : Phép xem bệnh bằng tai nghe, nghe tiếng nói, tiếng thở, tiếng ho, cười, khóc, rên rỉ, tiếng sôi bụng, v.v… Các vị thầy tài giỏi (thượng công) thường dùng 2 phép trên. Sử sách còn ghi lại các truyền thuyết về Biển Thước, Hoa Đà với các y án Vọng, Văn thần kỳ. Vấn : Phép hỏi tìm chứng bệnh. Người thầy thuốc tùy đối tượng và hướng định bệnh. Hỏi bệnh nhân để thu thập như hỏi : Ăn ngủ, đại tiểu tiện, ưa ghét, v.v… Thiết : Phép xem bệnh bằng tiếp xúc. Sờ nắn các bộ phận, day ấn các huyệt vị, xem xét các động mạch v.v… Các thầy thuốc vừa và kém (trung công, hạ công) đều dùng 2 phép Vấn, Thiết làm phương tiện chẩn đoán ; Chẳng những thiếu xót mà còn có các thầy bá Đạo khoe tài, hù dọa người bệnh nói rằng chỉ cần xem mạch là đoán được bệnh khiến cho mạch pháp mỗi ngày một phai mờ mà Cụ Việt Nhân Lưu Thủy đã ưu tư bày tỏ nơi các bài Mạch Pháp của sách Á Đông Thương Hàn Giáo Khoa. Đông Y truyền thống xem mạch là dùng phép Thiết của Tứ Chẩn, góp phần tìm ra mạch và chứng của bệnh để kết luận Lý Pháp Phương Dược trong điều trị. Mạch và Chứng là 2 yếu tố cần và đủ trong định bệnh. Tiên sanh Việt Nhân Lưu Thủy nói : “Thiên luận mạch hoặc Thiên luận chứng đều là phi pháp” bởi vì mạch chứng đều là biểu hiện của Âm Dương, nhưng mạch có trước chứng. Đồng là mạch Phù khẩn có khi biểu hiện bệnh của Thái Dương [Hàn], có khi biểu hiện bệnh của Thiếu Âm [Nhiệt], nếu không xét thêm chứng Hàn hoặc Nhiệt thì làm sao chẩn đoán phân biệt ? Trong phạm vi này chỉ sơ lược vị trí các động mạch, cách xem và trình bày những yếu tố định tên mạch. 1. CÁC VỊ TRÍ CÓ ĐỘNG MẠCH THƯỜNG DÙNG : a. Vùng cổ : Động mạch nơi huyệt Nhân Nghênh (kinh Túc Dương Minh) để xem Vỵ khí. b. Vùng bàn chân : Động mạch nơi huyệt Thái Xung (kinh Túc Khuyết Âm) để xem Can khí. Động mạch nơi huyệt Xung Dương (kinh Túc Dương Minh) để xem Vỵ khí. Động mạch nơi huyệt Thái Khê (kinh Túc Thiếu Âm) để xem Thận khí. 1
- c. Vùng bụng quanh rún : Bình thường quanh rún không thấy rõ động mạch, chỉ khi các Tạng bị bệnh quanh rún mới có, người xưa gọi là động khí : Tâm bệnh : Động khí trên rún. Phế bệnh : Động khí bên phải rún. Can bệnh : Động khí bên trái rún. Thận bệnh : Động khí dưới rún. Tỳ bệnh : Động khí quanh rún. Có động khí quanh rún là bệnh khó chữa. Cứu huyệt Chương Môn (kinh Túc khuyết Âm, Tạng hội) động khí sẽ hết. d. Vùng cổ tay : Động mạch nơi huyệt Thần Môn (kinh Thủ Thiếu Âm) để xem Tâm khí. Đoạn động mạch dọc theo kinh Thủ Thái Âm Phế là nơi Đông y thường dùng để xem mạch gọi là Thốn Khẩu. Sở dĩ động mạch này được dùng xem mạch vì các lý do : Trong Nhân Thân Khí Hóa. Phế là tạng triều hội bách mạch. Khí huyết sau khi tuần hoàn nuôi dưỡng khắp châu thân, đỏ trở thành đen được tĩnh mạch đưa về Tim để đưa lên Phế thanh lọc, đen trở lại đỏ rồi về Tim tiếp tục vòng tuần hoàn. Mười hai Kinh Lạc thuộc 12 tạng phủ đều triều hội ở Cách, rồi từ Cách hội ở kinh Thủ Thái âm Phế, nơi động mạch cổ tay có huyệt Liệt Khuyết hội với Mạch Nhâm. Cho nên chỉ cần xem tại Thốn khẩu, biết đầy đủ khí thịnh suy của 12 Phủ Tạng. 2. SƠ LƯỢC CÁCH XEM MẠCH : a. Chia 3 bộ : Từ lằn chỉ khớp bàn cổ tay dọc theo kinh Phế đến huyệt Xích Trạch chia thành 12 thốn. Cách huyệt Xích Trạch 10 thốn. Đặt ngón tay áp út gọi là bộ Xích. Trên huyệt Thái Uyên đặt ngón tay trỏ gọi là bộ Thốn. Giữa 2 bộ Xích và bộ Thốn là bộ Quan ngón tay giữa. Đoạn động mạch 2 thốn trên kinh Phế được phân thành 3 bộ : Thốn, Quan, Xích dùng đặt 3 ngón tay để xem mạch. Động mạch dẫn huyết từ trong ra cho nên bộ Xích là gốc, bộ Quan là thân, bộ Thốn là ngọn. . 2
- Mỗi tay phải trái đều có 3 bộ phối hợp Tạng Phủ để xem xét như sau : TAY TRÁI TAY PHẢI TÂM THỐN THỐN PHẾ TIỂU TRƯỜNG ĐẠI TRƯỜNG CAN QUAN QUAN TỲ ĐỞM VỴ THẬN THỦY XÍCH XÍCH THẬN HỎA BÀNG QUANG TAM TIÊU b. Ba cách ấn ngón tay : Động mạch thường ở 3 vị thế nổi nơi da, ở giữa thịt, chìm sát xương, cho nên tại mỗi bộ phải ấn ngón tay để dò xét. Ấn nhẹ : (thí dụ nặng bằng 3 hạt đậu) để xem mạch nổi (Phù). Ấn vừa : (thí dụ nặng bằng 6 hạt đậu) để xem mạch không nổi, không chìm (Trung). Ấn nặng : (thí dụ nặng bằng 9 hạt đậu) để xem mạch chìm (Trầm). Có 3 bộ mỗi bộ có 3 cách ấn, suy ra 3x3 = 9 cách xem. Người xưa gọi là “Tam Bộ Cửu Hậu”. 3. PHÂN LOẠI MẠCH THEO TRUYỀN THỐNG : Đến đời Tống mới có sách Mạch Pháp của Vương Thức Hòa. Trước đó Mạch được phân loại theo truyền thống. Động Mạch biểu hiện khí huyết từ trong ra, bộ Xích là gốc, bộ Thốn là ngọn. Mạch tại bộ Xích chìm, tại bộ Thốn nổi là hướng đi lên (Thượng). Mạch tại bộ Xích nổi, tại bộ Thốn chìm là hướng đi xuống (Hạ). Một Động của Mạch gồm một đến gọi là Lai và một đi gọi là Khứ. Mạch có Động gọi là Chí, mạch ngưng không động gọi là Chỉ. DƯƠNG THƯỢNG LAI CHÍ ÂM HẠ KHỨ CHỈ . 3
- 4. CÁC YẾU TỐ ĐỊNH TÊN MẠCH : Tên mạch Đông Y thường chỉ định nghĩa chữ, có mô tả thì cũng không theo một hình thái khoa học ; là rất khó khăn cho người dạy và người học. Phân tích yếu tố định tên Mạch là một ý kiến cá nhân có thể có sai sót xin người đọc thận trọng tham khảo. a. Vị thế : Động mạch dẫn khí huyết từ trong ra ngoài có các vị thế : Lên xuống : Lên : bộ Xích chìm, bộ Thốn nổi mạch có hướng đi lên (Thượng). Xuống : bộ Xích nổi, bộ Thốn chìm mạch có hướng đi xuống (Hạ). Nổi chìm : Xem xét loại mạch này cần áp dụng phép Ấn ngón tay và hình dung tại bộ vị có 3 phần : dưới da, giữa thịt, sát trên xương : Nổi : Mạch nổi dưới da, tên PHÙ chủ bệnh tại Biểu. Không nổi không chìm : Mạch hiện giữa thịt, tên TRUNG chủ Vị khí. Chìm : Mạch chìm trên xương, tên TRẦM chủ bệnh tại Lý. MẠCH PHÙ TRUNG TRẦM THỰC PHÙ TRẦM 3 TẦNG THÁI QUÁ THÁI QUÁ Dưới Da Giữa Thịt Sát trên Xương CẦN LƯU Ý : Người xưa thí dụ sức nặng các hột đậu là nói tỷ lệ sức ấn ngón tay. Thực tế người thầy thuốc khi gặp người bệnh hoặc mập hoặc ốm, mạch động hoặc thực hoặc hư mà có sức ấn thích hợp cho 3 phép nhẹ, vừa, nặng. Thấy mạch có hình trạng và tính động rõ ràng nhất ở độ ấn nào, thì theo đó định tên mạch. Khi không bệnh có mạch TRUNG là Vỵ khí đầy đủ. Khi có mạch Phù Trầm vẫn còn tại ngôi Trung là bệnh nhẹ. Khi mạch Phù thái quá mất ngôi trung như tên mạch PHỦ PHÍ (canh sôi) hoặc Trầm thái quá mất ngôi trung như tên mạch ĐAN THẠCH (viên đá) là bệnh nặng, bệnh nguy. 4
- Trường hợp gặp mạch THỰC hoặc đặt tay đã thấy, không vội cho là Phù ; ấn nặng tay đến sát trên xương vẫn còn, không bảo là Trầm ; vì hình thể và tính động của nó rõ ràng nhất khi ấn vừa tại Trung. b. Số động : Số động của mạch tính theo đơn vị thời gian là một Tức (1 hô hấp). Không mau không chậm : số động = 4. Tên mạch HOÃN chủ không bịnh, mạch của Tỳ Vỵ khí. Chậm : số động < 4, tên mạch TRÌ chủ bệnh Hàn. Mau : số động > 4, tên mạch SÁC chủ bệnh Nhiệt. CẦN PHÂN BIỆT : Mạch TRÌ, SÁC xét theo số động khác với mạch HOẠT, SÁP xét theo tính động. Mạch Trì vô lực là Tâm huyết hư thiếu. Mạch SÁC vô lực là Tâm khí hư thiếu. c. Hình trạng : Dài ngắn : Dài : mạch từng bộ vị dài, ngoài ngang ngón tay, tên mạch TRƯỜNG chủ Khí Huyết thịnh. Ngắn : mạch từng bộ vị ngắn, trong ngang ngón tay, tên mạch ĐOẢN chủ Khí Huyết suy. Dùn thẳng : Dùn : như dây buông thả, không rõ tên mạch, hình như Huyết áp Thấp. Thẳng : căng như dây cung, tên Mạch HUYỀN, chủ bệnh Cao Huyết áp. To nhỏ : To : mạch to như cọng đũa, tên mạch ĐẠI chủ Dương thịnh. Nhỏ : mạch nhỏ như sợi chỉ, tên mạch TẾ chủ Âm suy. Cứng mềm : Cứng: mạch cứng như đặt tay trên dây kim loại, tên mạch CƯƠNG chủ bệnh do Táo. Mềm : mạch mềm như đặt tay lên sợi bông, tên mạch NHU chủ bệnh do Thấp. . 5
- Đặc rỗng : Đặc : mạch có ruột dày đặc, tên mạch THỰC chủ Huyết vượng. Rỗng: mạch rỗng ruột như cọng hành,tên mạch HƯ,KHÂU chủ Huyết kém, thoát. Cần biết thêm mạch có vỏ cứng ruột rỗng, tên CÁCH chủ bệnh lậu tinh, băng huyết. d. Tính động : Một động của mạch gồm 1 nửa đến gọi là Lai, 1 nửa đi gọi là Khứ. Xét tính động của mạch tức là xét tính Lai Khứ của mạch. LAI ________________ KHỨ Lai khứ mau chậm : Lai mau : tên mạch KHẨN chủ Hàn làm bệnh. Khứ mau : tên mạch ĐỢI chủ Chánh bị thua. Lai khứ đều mau : tên mạch HOẠT chủ bệnh nhiều đàm huyết loãng, trơn và đi lại nhanh. Lai khứ đều chậm : tên mạch SÁP chủ bệnh huyết khô, rít, đi lại chậm. Lai khứ mạnh yếu : Lai mạnh : hiện sức từ trong ra, tên mạch XÚC chủ Chính chống Tà. Khứ mạnh : hiện sức từ ngoài vào, tên mạch ĐỢI chủ Tà nhập Lý. Lai khứ đều mạnh : sức đi lại mạnh, tên mạch THỰC, CƯỜNG chủ Tà thịnh. Lai khứ đều yếu : sức đi lại yếu, tên mạch HƯ, NHƯỢC chủ Chính suy. Lai khứ cao thấp : Lai khứ đều cao : biên độ rộng (dầy) tên mạch THỰC chủ Tâm khí thịnh. Lai khứ đều thấp : biên độ hẹp (mỏng), tên mạch HƯ, VI chủ Tâm khí suy. Lai khứ không rõ : lúc lắc qua lại, tên mạch ĐỘNG chủ bệnh nặng. CẦN PHÂN BIỆT : Mạch TẾ [nhỏ] xét theo hình trạng khác với mạch VI [mỏng], xét theo tính động. Mạch SÁC [nhanh] xét theo số động khác với mạch KHẨN [gấp] và mạch HOẠT xét theo tính động. 6
- 5. GHÉP TÊN MẠCH TRONG CHẨN ĐOÁN : Kể trên là những tên Mạch đơn lẻ được định theo từng yếu tố. Trong thực tế chẩn đoán một tên bệnh hoặc một hội chứng là tập hợp nhiều yếu tố cho nên tên Mạch cũng được ghép phù hợp với bệnh chứng. Ví dụ trong chứng bệnh Hàn Tà tại Biểu : Biểu mạch PHÙ. Hàn mạch KHẨN. Tà mạch THỰC, có lực. Tên mạch ghép có tên là Phù Khẩn có lực. Từ đó suy ra các trường hợp tương tự. 6. XEM MẠCH TỨ TÔNG : Đông Y tuy bao la nhưng Lý Pháp không ra ngoài Bát Cương được trình bày nơi bảng tóm tắt phía sau. Âm Dương bao quát là Tiên Thiên, Khí Huyết cụ thể là Hậu Thiên, các cặp Hư Thực là hiện chứng của Âm Dương, Hàn Nhiệt, Biểu Lý, Khí Huyết nơi người bệnh : DƯƠNG NHIỆT BIỂU THỰC KHÍ ÂM HÀN LÝ HƯ HUYẾT Xem mạch cũng có phép giản lược, chỉ dùng Tứ Tông là 4 mạch : PHÙ, TRẦM, TRÌ, SÁC và thêm nhận xét có lực hay không lực (có lực là Tà Thực, không lực là Chính Hư) là đủ định bệnh theo Bát Cương. PHÙ : có lực là bệnh tại Biểu - không lực là Âm hư. TRẦM : có lực là bệnh tại Lý - không lực là Dương hư. TRÌ : có lực là thực Hàn – không lực là Khí hư. SÁC : có lực là thực Nhiệt – không lực là Huyết hư. . 7
- Có thể minh họa như sau : NHIỆT ÂM ÂM HÀN HƯ THỰC NHIỆT DƯƠNG DƯƠNG HÀN NHIỆT BIỂU BIỂU HÀN THỰC HƯ NHIỆT LÝ LÝ HÀN NHIỆT KHÍ KHÍ HÀN HƯ THỰC NHIỆT HUYẾT HUYẾT HÀN 7. NHẬN ĐỊNH : Phép xem Mạch theo Đông Y truyền thống không khó, rất khoa học vì nó phù hợp với luận Âm Dương Hàn Nhiệt và luận Tam Tài trong Tự nhiên. Dựa theo phân tích các yếu tố đặt tên mạch đã nêu, các nhà khoa học có thể chế tạo máy móc đo đạc. Khéo kết hợp Khoa học với Đạo học, kỹ thuật hiện đại sẽ thay được những kiến thức thần diệu cổ truyền, sẽ khắc phục được các giới hạn của năng khiếu và óc tập trung của loài người. 8
- Phép xem Mạch của Đông Y ngày nay có khó chăng là tùy thuộc vào trình độ học tập, tinh thần và kỹ năng của người thầy thuốc (óc nhận xét, tài biện luận, sức tập trung, độ nhạy cảm). Bằng chứng là có những lương y suốt đời tự giới hạn và chỉ xem mạch Tứ Tông. 9
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn